ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO KINH TẾ CÁC THÁNG CUỐI NĂM 2023

Sáu tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế Việt Nam thấp hơn kịch bản điều hành tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều yếu tố bất định, Báo Nhân Dân thực hiện chuyên đề "Đánh giá, dự báo kinh tế các tháng cuối năm 2023" nhằm nhận diện thánh thức, cơ hội, đồng thời gợi mở các giải pháp để Việt Nam vượt khó, bứt phá.

         Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã và đang trên đà tăng trở lại sau nhiều tháng suy giảm. Những dự án có quy mô lên đến hàng tỷ USD cũng đã xuất hiện. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục "rót" vốn mạnh, thể hiện niềm tin của nhà đầu tư vào môi trường đầu tư-kinh doanh của Việt Nam.

Đầu năm 2023, hơn 200 doanh nghiệp Hà Lan đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội kinh doanh thông qua 30 hội thảo xúc tiến đầu tư. Trung tuần tháng 6, trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc sang Việt Nam, hơn 200 doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc đã tiếp cận thị trường

Điểm nhấn tại thành phố Hải Phòng khi ghi nhận dự án LG Innotek của Hàn Quốc điều chỉnh bổ sung thêm 1 tỷ USD trong tháng 7, nâng tổng vốn đầu tư lên 2,051 tỷ USD.  Đồng thời, nhiều đơn vị đã trao từ 80 đến 90 cam kết để mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Hàng loạt biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước Việt Nam-Hàn Quốc đã được ký kết trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc, nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeo tới Việt Nam.

Với sự tham gia của 205 doanh nghiệp, trong đó có các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc như Samsung, LG, SK, Hyundai Motor, Lotte…, một tương lai rộng mở trong hợp tác đầu tư Việt-Hàn đang được thúc đẩy.

Ông Hoon Sung – Ceo Asong Invest.

Ông Hoon Sung – Ceo Asong Invest.

Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến cuối tháng 7, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 16,24 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022, tăng 8,8 điểm phần trăm so với 6 tháng đầu năm.

7 tháng năm 2023, vốn đầu tư mới các dự án FDI tăng 38,6%, vốn đăng ký mới tăng 4,5%, số dự án tăng 75,5%. Trong đó, Singapore và Hàn Quốc là hai nhà đầu tư FDI lớn nhất rót vốn vào Việt Nam 7 tháng qua. Vốn bổ sung của nhiều đơn vị được tiếp tục rót vào Việt Nam cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư lớn dành cho nước ta tiếp tục gia tăng.

Chúng tôi đã ký kết biên bản hợp tác với các đối tác Việt Nam trị giá 5 triệu USD, chúng tôi kỳ vọng sẽ được hỗ trợ nhiều hơn nữa từ chính phủ để có thể tiếp tục tiếp cận thị trường Việt Nam hiệu quả hơn.

Ông Mansoon Chang –
Ceo Công ty Korean Wild Ginseng Samdawon

Hàng loạt chuyến thăm cấp cao của nhiều lãnh đạo các quốc gia, tập đoàn quy mô quốc tế tới Việt Nam trong nửa đầu năm nay cũng động lực thôi thúc dòng vốn FDI những quý tiếp theo. Điểm qua đó là Boeing với văn phòng mới thành lập tại Hà Nội, tập đoàn Intel với chiến lược rót thêm hàng tỷ USD đang trong quá trình đàm phán hay P&G tiếp tục mở rộng nhà máy ở Bình Dương.

Những con số thống kê của 7 tháng năm 2023 cho thấy việc thu hút dòng vốn FDI đã khởi sắc trở lại, kỳ vọng bứt phá trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, tăng trở lại cũng là thách thức khi dòng đầu tư luôn có sự thay đổi, phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh như thế nào để sự tăng trưởng này là bền vững.

Đặc biệt trong bối cảnh việc thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là yêu cầu bắt buộc.

Số liệu của Tổng Cục Thống kê, tốc độ tăng số dự án mới (tăng 75,5%) lớn hơn tốc độ tăng tổng vốn đầu tư mới (tăng 38,6%) cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quy  mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam và đưa ra các quyết định đầu tư mới.

Trong khi các tập đoàn lớn hiện đang cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực từ năm 2024.

Vừa qua, trong hội nghị với các nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng cũng chia sẻ thông điệp rất rõ ràng đó là tiếp tục hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ hơn nữa để giải quyết những vướng mắc, khó khăn của các nhà đầu tư. Tiếp tục củng cố và tăng cường niềm tin của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư, kinh doanh, chính sách của chính phủ, đó chính là động lực cơ bản nhất để chúng ta thúc đẩy hơn nữa hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.

Ông NGUYỄN ANH TUẤN
Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trong bối cảnh Việt Nam đang hướng đến thu hút đầu tư có chọn lọc, đồng thời các nguồn vốn FDI từ các doanh nghiệp cũng hướng tới phát triển bền vững, một số lĩnh vực đầu tư liên quan đến kinh tế số, kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, năng lượng tái tạo được đẩy mạnh xúc tiến đầu tư.

Chính vì vậy, việc hoàn thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo năng lực của các đối tác trong nước và củng cố chuỗi cung ứng dài hạn, xây dựng chuỗi sản xuất giảm phát thải là những bài toán cấp bách được đặt ra. Đây chính là những yếu tố để hấp dẫn thêm nhiều doanh nghiệp từ các đối tác lớn của Việt Nam như Singapore, Hoa Kỳ, Hàn Quốc…

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chia sẻ về năng lực từ doanh nghiệp trong nước khi hướng đến đáp ứng nhu cầu và yêu cầu từ đối tác quốc tế, ông Nguyễn Văn Nghĩa – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty ANCL Group, đơn vị chuyên gia công linh kiện ứng dụng trong các ngành bán dẫn, ô-tô, y tế, dầu khí,… cho biết: Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã liên tục phải thay đổi, điều chỉnh để đáp ứng những yêu cầu từ quốc tế. Biết vị trí và xuất phát điểm của mình chưa cao, các doanh nghiệp của Việt Nam xác định việc học hỏi không ngừng với tinh thần cầu thị chính là một phần yếu tố trong bức tranh tổng thể để đồng hành và giữ chân các “đại bàng kinh tế” ở lại.

Cơ hội vẫn đang được mở ra, tuy vậy các nhà đầu tư luôn có nhiều lựa chọn, vì thế nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để Việt Nam giữ vững được sự hấp dẫn của mình đối với dòng vốn FDI.

Việc thu hút được các tập đoàn lớn tới đầu tư đã là một thành công, nhưng để giữ chân nguồn vốn FDI ở lại cũng là một áp lực rất lớn, đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục có những cải thiện về thể chế, môi trường kinh doanh, kết cấu hạ tầng và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực; thống nhất các quy định trước khi ban hành để tránh gây ra các quy định chồng chéo, dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình tuân thủ.

Ông Hoon Sung – Ceo Asong Invest

Ông Hoon Sung – Ceo Asong Invest

Ông Mansoon Chang – Ceo Công ty Korean Wild Ginseng Samdawon

Ông Mansoon Chang – Ceo Công ty Korean Wild Ginseng Samdawon

Ngày xuất bản: 21/8/2023
Chỉ đạo thực hiện: NGỌC THANH
Tổ chức thực hiện: HỒNG VÂN
Nội dung: KHÁNH GIANG, TRUNG HIẾU
Trình bày: NGỌC DIỆP
Ảnh và Video: TRUNG HIẾU