
Cơn bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua đã quét qua vùng biển đông bắc, để lại thiệt hại nặng nề trong nhiều lĩnh vực cho nhiều tỉnh, thành phố trong đó có Hải Phòng. Thành phố đang từng bước khắc phục hậu quả bão lũ và khôi phục lại hạ tầng cơ sở và kinh tế địa phương. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Phòng về nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác khắc phục hậu quả sau bão Yagi.

Cắt giảm hơn 1.200 tỷ đồng để khắc phục hậu quả sau bão
Phóng viên: Xin đồng chí đánh giá vai trò của cấp ủy cơ sở trong việc phòng chống và khắc phục hậu quả của bão số 3?
Đồng chí Lê Tiến Châu: Siêu bão số 3 là cơn bão rất mạnh trong nhiều năm qua, có sức tàn phá và gây thiệt hại nặng nề. Với thành phố Hải Phòng, ngoài gây thiệt hại về người, bão gây thiệt hại lớn về tài sản, kinh tế với số tiền trên 13.000 tỷ đồng.
Thiệt hại do bão số 3 đã kéo giảm tốc độ tăng trưởng GRDP thành phố 9 tháng đầu năm 2024 xuống còn 9,77%, tạo ra thách thức về mục tiêu đạt thành tích 10 năm liên tiếp tăng trưởng 2 con số của thành phố. Thay vì đầu tư phát triển, thành phố phải cắt giảm hơn 1.200 tỷ đồng để khắc phục hậu quả sau bão.
Thiệt hại do bão số 3 đã kéo giảm tốc độ tăng trưởng GRDP thành phố Hải Phòng 9 tháng đầu năm 2024 xuống còn 9,77%, tạo ra thách thức về mục tiêu đạt thành tích 10 năm liên tiếp tăng trưởng 2 con số của thành phố. Thay vì đầu tư phát triển, thành phố phải cắt giảm hơn 1.200 tỷ đồng để khắc phục hậu quả sau bão.
(Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu)
Tuy nhiên, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; sự chủ động vào cuộc chuẩn bị từ sớm, từ xa của cả hệ thống chính trị thành phố, nhất là sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, sự đồng hành của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân, thành phố đã hạn chế được tối đa thiệt hại, khẩn trương khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra, sớm khôi phục tình hình sản xuất, kinh doanh.
Quá trình phòng, chống và khắc phục hậu quả của bão, đã ghi dấu ấn, khẳng định rất rõ bản lĩnh, vai trò của cấp ủy cơ sở trong lãnh đạo chỉ đạo và vận động nhân dân ứng phó trước thiên tai, bão lụt.
Trước và trong khi bão đổ bộ, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, các cấp ủy chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã có những thông báo, khuyến cáo kịp thời về diễn biến, nguy cơ của bão và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp ứng phó an toàn.
Trên cơ sở đó, cả hệ thống chính trị từ Thành phố cho tới các thôn, tổ dân phố, nòng cốt là đảng viên trước hết là các đồng chí bí thư… đã vào cuộc quyết liệt ngay từ sớm, huy động toàn dân, toàn quân chung sức triển khai quyết liệt các giải pháp phòng chống bão bất kể ngày đêm; triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn về con người và tài sản, di chuyển người dân vùng nguy hiểm về nơi an toàn, được chăm lo về cả vật chất và tinh thần (thậm chí có trường hợp phải cưỡng chế di dời).
Sự phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, chính quyền địa phương, cùng với sự hợp tác của người dân đã đóng vai trò then chốt trong việc hạn chế thiệt hại và nhanh chóng khắc phục hậu quả.
Ngay sau bão tan, căn cứ tình hình thực tế, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã kịp thời ban hành Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 8/10/2024 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, động đất, tai nạn lao động trên địa bàn thành phố, đồng thời giao Ban cán sự đảng UBND thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Công an thành phố, các quận, huyện, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… chỉ đạo triển khai nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả các giải pháp đã xác định.
Nói một cách cụ thể về vai trò của các cấp ủy phải kể đến công tác chăm lo sức khỏe, tính mạng của nhân dân trong bão.
Một quyết định quan trọng của thành phố là di dời 5.400 hộ dân ở các khu chung cư cũ, nhà nguy hiểm đến nơi an toàn để tránh bão số 3 trong thời gian 6 giờ (12 giờ-18 giờ ngày 5/9).
Theo đó, khoảng 4.600 hộ dân tại các quận Ngô Quyền (3.800), Hồng Bàng (400) và Lê Chân (400) được di dời trước khi bão đổ bộ.
Một quyết định quan trọng của thành phố là di dời 5.400 hộ dân ở các khu chung cư cũ, nhà nguy hiểm đến nơi an toàn để tránh bão số 3 trong thời gian 6 giờ (12 giờ-18 giờ ngày 5/9). Theo đó, khoảng 4.600 hộ dân tại các quận Ngô Quyền (3.800), Hồng Bàng (400) và Lê Chân (400) được di dời trước khi bão đổ bộ.
(Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu)
Với quyết định trên, cấp ủy từ thành phố đến cơ sở đã quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động, giúp đỡ nhân dân.
Ngay khi bão qua đi, Ban Thường vụ Thành ủy và Lãnh đạo UBND Thành phố đã thảo luận, quyết định chọn phương án khó thực hiện hơn và vất vả hơn để nhân dân có cuộc sống an toàn hơn, ổn định hơn và bền vững hơn đó là di dời người dân khỏi các chung cư cũ, nát có nguy cơ sụp đổ bất kỳ khi nào đến các khu tạm lánh, nhà ở xã hội.
Đồng chí Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng chủ trì cuộc họp về công tác thống kê thiệt hại và giải pháp khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3. (Ảnh: dangcongsan.vn)
Đồng chí Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng chủ trì cuộc họp về công tác thống kê thiệt hại và giải pháp khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3. (Ảnh: dangcongsan.vn)
Trong nhiều câu chuyện cụ thể, đáng biểu dương đó phải kể đến sự vào cuộc của các cấp ủy thuộc quận ủy Ngô Quyền. Quận có nhiều khu chung cư cũ, nguy hiểm, có số hộ dân phải di dời tạm lánh rất lớn.
Ngay sau những chỉ đạo của thành phố, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”, quận đã chủ động huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ, đội ngũ giáo viên các trường học, cán bộ các phòng, ban, đơn vị, địa phương khẩn trương giải quyết những nhiệm vụ khó, đòi hỏi tiến độ gấp, chất lượng cao, chưa có trong tiền lệ để ứng phó với cơn bão số 3 bảo đảm tối đa quyền lợi, tuyệt đối an toàn cho nhân dân.
Quận đã tổ chức di dời khẩn cấp 3.675 hộ dân với 10.548 nhân khẩu tại các khu vực xung yếu đến nơi tạm lánh an toàn sớm hơn 2 ngày so với kế hoạch của thành phố, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men thiết yếu với số kinh phí trên một tỷ đồng; nhanh chóng triển khai ứng phó với các công trình xung yếu có nguy cơ đổ, sập trên địa bàn, đặc biệt là di chuyển người và tài sản của 303 hộ dân ra khỏi chung cư A7, A8 Vạn Mỹ bảo đảm tuyệt đối an toàn.
Cấp ủy chính quyền quận đã phát động 2 đợt cao điểm, huy động sự tham gia vào cuộc của 2.600 lượt người và nhiều phương tiện tham gia dọn dẹp, bảo đảm vệ sinh môi trường sau bão, tiếp nhận tiền và nhiều lương thực, thực phẩm; ủng hộ, hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng và thiệt hại do bão gây ra…
Tại hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bão lụt vừa qua, thành phố đã biểu dương 111 tập thể và 82 cá nhân có thành tích xuất sắc, có nhiều cống hiến, sáng kiến trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3 và đợt lũ khẩn cấp vừa qua.

Đồ Sơn tan hoang sau cơn bão. (Ảnh: TTXVN)
Đồ Sơn tan hoang sau cơn bão. (Ảnh: TTXVN)
Cảnh tan hoang ở khắp nơi sau khi cơn bão số 3 quét qua. (Ảnh: TTXVN)
Cảnh tan hoang ở khắp nơi sau khi cơn bão số 3 quét qua. (Ảnh: TTXVN)
Đường Võ Nguyên Giáp, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân ngập lụt cục bộ. (Ảnh: TTXVN)
Đường Võ Nguyên Giáp, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân ngập lụt cục bộ. (Ảnh: TTXVN)
Mưa gây ngập lụt tại Đồ Sơn, Hải Phòng. (Ảnh: TTXVN)
Mưa gây ngập lụt tại Đồ Sơn, Hải Phòng. (Ảnh: TTXVN)
Phóng viên: Địa phương đã có giải pháp cấp bách gì để giải quyết khó khăn ban đầu cho người dân bị ảnh hưởng bão lũ?
Đồng chí Lê Tiến Châu: Ngay sau khi bão số 3 đi qua, Ban Thường vụ Thành ủy đã tổ chức họp khẩn cấp nhằm đưa ra giải pháp cấp bách khắc phục hậu quả và thống kê thiệt hại sau bão số 3, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp ủy, chính quyền, địa phương, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ thống kê và kiểm tra công tác thống kê bảo đảm hệ thống dữ liệu thống nhất, không trùng lặp, đúng thời hạn quy định. Trong đó, cần phân loại rõ đối tượng bị thiệt hại (người dân, doanh nghiệp, trụ sở các cơ quan trung ương và địa phương…).
Công tác thống kê phải bảo đảm tính pháp lý, nghiêm cấm trục lợi chính sách, nếu phát hiện phải xử lý nghiêm khắc.
Các đơn vị tập trung huy động mọi nguồn lực, đồng thời tiếp tục rà soát, cắt giảm, giãn hoãn các nhiệm vụ chưa thực sự cấp thiết để tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3 như hội nghị, hội thảo, đi nước ngoài; chương trình, dự án chưa thực sự cấp bách, chưa tạo ra giá trị mới, thủ tục còn khó khăn...
Khẩn trương phân bổ kinh phí để các cơ quan hành chính, bệnh viện, trường học sửa chữa, khắc phục hậu quả.
Để nhanh chóng tạo nguồn kinh phí khắc phục hậu quả bão số 3, thành phố đã điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2024, cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, tạo nguồn kinh phí hơn 1.200 tỷ đồng giành cho công tác hỗ trợ và khắc phục hậu quả sau bão.
Khẩn trương xác định công trình cần thực hiện ngay theo lệnh khẩn cấp và hướng dẫn triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng, thanh quyết toán theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm đồng bộ, thống nhất tại các địa phương, cơ quan, đơn vị.
Thành phố nhanh chóng triển khai các giải pháp hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp bị thiệt hại trong sản xuất, nông nghiệp sau bão.
Trước mắt, tăng nguồn vốn ủy thác 150 tỷ đồng cho Ngân hàng chính sách xã hội để cho các doanh nghiệp, hộ dân vay kịp thời phục hồi sản xuất, tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo mức lãi suất thấp nhất có thể; xem xét khoanh nợ, gia hạn nợ, xóa nợ, cho vay tiếp đối với các đối tượng vay bị thiệt hại sau bão số 3; Thường trực Thành ủy đã chỉ đạo giành một phần vốn hỗ trợ từ Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố để hỗ trợ cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp, thủy sản bị thiệt hại.
Nghiên cứu tham mưu về cơ chế chính sách và nguồn kinh phí hỗ trợ hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà sập hoặc tốc mái. Tổ chức di dời nhân dân sơ tán khỏi các chung cư cũ, không bảo đảm an toàn sau bão số 3, bố trí nơi tạm lánh và công tác hậu cần chu đáo cho Nhân dân.
Đến nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã hỗ trợ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn hơn 80 tỷ đồng để xây nhà với mức hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ.
Hải Phòng thúc đẩy nhanh việc hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vay vốn ngân hàng bị ảnh hưởng của bão; có cơ chế ưu đãi về thuế, tiền điện, nước; tháo gỡ khó khăn về chính sách chi trả tiền lương, Bảo hiểm xã hội cho người lao động tại các doanh nghiệp bị thiệt hại phải ngừng hoạt động sau bão; đề nghị các Công ty bảo hiểm đẩy nhanh quá trình thẩm định và bồi thường bảo hiểm đối với các doanh nghiệp bị thiệt hại sau bão; bảo đảm bình ổn giá và nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng cho nhân dân thành phố.
(Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu)
Thành phố thúc đẩy nhanh việc hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vay vốn ngân hàng bị ảnh hưởng của bão; có cơ chế ưu đãi về thuế, tiền điện, nước; tháo gỡ khó khăn về chính sách chi trả tiền lương, Bảo hiểm xã hội cho người lao động tại các doanh nghiệp bị thiệt hại phải ngừng hoạt động sau bão; đề nghị các Công ty bảo hiểm đẩy nhanh quá trình thẩm định và bồi thường bảo hiểm đối với các doanh nghiệp bị thiệt hại sau bão; bảo đảm bình ổn giá và nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng cho nhân dân thành phố.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã có Kế hoạch phân bổ, hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, đúng nơi.
Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy viên Thành ủy, các đồng chí Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố, các sở, ngành, địa phương phát huy tinh thần đoàn kết, chung tay kêu gọi, vận động doanh nghiệp, người dân có điều kiện hỗ trợ trong khả năng có thể, giúp nhân dân khắc phục hậu quả sau bão số 3.
Phóng viên: Bên cạnh những giải pháp cấp bách, Thành ủy Hải Phòng có những chiến lược, giải pháp căn cơ nào để tái thiết cuộc sống tại các vùng bị ảnh hưởng bão lũ?
Đồng chí Lê Tiến Châu: Đúc rút các kinh nghiệm, nhìn nhận các tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống thiên tai sau bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã kịp thời ban hành Chỉ thị số 33-CT/TU, ngày 8/10/2024 chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, địa phương thực hiện các giải pháp căn cơ nhằm tái thiết cuộc sống tại các vùng bị ảnh hưởng bão lũ.
Theo đó, Hải Phòng rà soát, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai, động đất tại các khu, cụm công nghiệp; các công trình phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; khu dân cư, nhà ở riêng lẻ.
Thành phố rà soát, kiểm tra, đánh giá chất lượng, khả năng chống chịu với động đất, thiên tai của các chung cư cũ trên địa bàn thành phố; rà soát tồn tại, chấn chỉnh việc trồng, cắt tỉa cây xanh trên địa bàn thành phố bảo đảm kỹ thuật và an toàn phòng chống bão; hệ thống hạ tầng cung cấp cấp nước sạch; hệ thống hạ tầng thông tin liên lạc, viễn thông, hệ thống truyền tải điện bảo đảm thông suốt khi xảy ra sự cố, thiên tai, động đất. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng đi kiểm tra đôn đốc công tác phòng chống bão số 3. (Ảnh: NGÔ QUANG DŨNG)
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng đi kiểm tra đôn đốc công tác phòng chống bão số 3. (Ảnh: NGÔ QUANG DŨNG)
Thành ủy Hải Phòng chỉ đạo triển khai công tác bảo đảm an toàn, bố trí kinh phí cải tạo, nâng cấp hệ thống đê điều, công trình thủy lợi, các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, ngập nước, nhất là các vị trí đê điều, cống dưới đê xung yếu, hồ đập thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp; xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm, vi phạm quy định về bảo vệ đê điều, khai thác khoáng sản, vật liệu trái phép; bảo đảm an toàn cho tàu thuyền khai thác thủy sản; bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Kiểm tra, nạo vét, duy tu hệ thống thoát nước đô thị để tránh ngập lụt khi có mưa lớn, triều cường.
Thành phố yêu cầu các đơn vị tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động theo dõi, thường xuyên cập nhật tình hình, diễn biến thiên tai; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai công tác phòng chống thiên tai; tổng hợp, kịp thời đề xuất các nội dung cần chỉ đạo; tăng cường kiểm tra, rà soát, bảo đảm bình ổn giá cả thị trường, không để xảy ra tình trạng lợi dụng tình hình thiên tai để đầu cơ, tích trữ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm để trục lợi; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bên cạnh đó, khẩn trương chỉ đạo rà soát, xác định các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực sườn dốc có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, khu dân cư ngoài đê, khu vực bị ngập sâu ven sông, kênh để chủ động tổ chức di dời người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm, đối với những nơi chưa có điều kiện để di dời ngay phải có phương án chủ động sơ tán khi có tình huống thiên tai bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, đồng thời bố trí đủ nơi tạm lánh an toàn phục vụ việc di dời người dân và tài sản ra khỏi nơi, khu vực nguy hiểm.
Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu cùng các cấp, các ngành thăm hỏi, động viên người dân phải di dời khỏi các khu nhà nguy hiểm để tránh bão số 3. (Ảnh: NGÔ QUANG DŨNG)
Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu cùng các cấp, các ngành thăm hỏi, động viên người dân phải di dời khỏi các khu nhà nguy hiểm để tránh bão số 3. (Ảnh: NGÔ QUANG DŨNG)
Chủ động bố trí, tiếp nhận, sử dụng ngân sách đã phân cấp hoặc các nguồn vốn, vật chất hợp pháp khác để triển khai công tác phòng chống, kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định với phương châm tuyệt đối không để người dân nào thiếu chỗ ở, thiếu đói hoặc các vật dụng thiết yếu khác; không để xảy ra dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sau bão, mưa lũ, ngập lụt; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng chống thiên tai. Kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Đối với những vùng ảnh hưởng của bão, lũ, căn cứ Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố đang triển khai hoàn thiện phương án phòng, chống lũ, phương án phát triển hệ thống đê điều bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về đê điều.
Đồng chí Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu kiểm tra công tác khắc phục sự cố điện tại khu vực Trạm E2.4, Cột 28-29, Lộ 371, 376 và tặng quà cho công nhân tại đây. (Ảnh: haiphong.gov.vn)
Đồng chí Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu kiểm tra công tác khắc phục sự cố điện tại khu vực Trạm E2.4, Cột 28-29, Lộ 371, 376 và tặng quà cho công nhân tại đây. (Ảnh: haiphong.gov.vn)
Đồng chí Lê Tiến Châu thăm hỏi các nạn nhân bị thương do ảnh hưởng của cơn bão số 3. (Ảnh: baohaiphong.vn)
Đồng chí Lê Tiến Châu thăm hỏi các nạn nhân bị thương do ảnh hưởng của cơn bão số 3. (Ảnh: baohaiphong.vn)
Đồng chí Lê Tiến Châu cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố tặng quà tập thể giáo viên Trường tiểu học thị trấn An Lão. (Ảnh: Báo Hải Phòng)
Đồng chí Lê Tiến Châu cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố tặng quà tập thể giáo viên Trường tiểu học thị trấn An Lão. (Ảnh: Báo Hải Phòng)
Cán bộ, đảng viên nêu gương “dám nghĩ, biết làm, dám chịu trách nhiệm, có sự đột phá vì lợi ích chung”
Phóng viên: Đại hội XIII của Đảng đã bổ sung thêm 3 yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, trong đó có yêu cầu “dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”. Trong cơn bão số 3 vừa qua, vai trò “dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung” đã được các cán bộ, Đảng viên cũng như các cấp ủy tại địa phương thể hiện như thế nào?
Đồng chí Lê Tiến Châu: Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên “dám nghĩ, biết làm, dám chịu trách nhiệm, có sự đột phá vì lợi ích chung” luôn là nhiệm vụ rất quan trọng trong mọi giai đoạn cách mang. Cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã kịp thời ban hành Chỉ thị số 28-CT/TU, ngày 21/12/2023 về khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Trong cơn bão số 3 vừa qua, vai trò “dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung” đã được cán bộ, đảng viên cũng như các cấp ủy tại địa phương thể hiện rất rõ nét.
Từ kết quả trong công tác phòng, chống bão số 3 vừa qua cho thấy các cấp ủy đảng đóng vai trò rất quan trọng trong chỉ đạo, điều hành, cùng nhân dân chống bão, đặc biệt là những cán bộ, đảng viên trực tiếp làm việc trong bão vì dân, cứu dân, tránh được những tổn thất về người và tài sản cho dân, thực sự là điểm tựa của người dân.
Xác định bão số 3 là cơn bão có cường độ rất mạnh, sức tàn phá rất lớn, diễn biến rất phức tạp, công tác chuẩn bị đối phó với cơn bão được các cấp ủy thường xuyên họp bàn và chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ với tốc độ nhanh.
Bên cạnh việc cấp ủy, chính quyền các cấp từ thành phố đến cơ sở tăng cường chỉ đạo và thường xuyên đưa tin về diễn biến của cơn bão và các biện pháp phòng chống bão, các đồng chí cán bộ lãnh đạo các cấp và đội ngũ đảng viên đến trực tiếp từng phường, xã, khu dân cư, thôn tổ dân phố và đến tận nhà những trường hợp đặc biệt để tuyên truyền, vận động, thậm chí là di dời người dân rời khỏi khu vực nguy hiểm (những nơi có địa bàn xung yếu; những hộ dân sinh sống tại các khu dân cư cũ nát, không an toàn; những người dân sinh sống ngoài đê, sát mép sông, những xóm thuyền chài…) để đưa về những nơi tạm trú an toàn.
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng kiểm tra sau bão số 3 tại quận Đồ Sơn. (Ảnh: dangcongsan.vn)
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng kiểm tra sau bão số 3 tại quận Đồ Sơn. (Ảnh: dangcongsan.vn)
Việc chuẩn bị các điều kiện về nơi tạm trú, lương thực, thực phẩm, thuốc và các điều kiện y tế, vệ sinh… được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ giúp nhân dân ổn định sinh hoạt trong khoảng thời gian tránh bão.
Việc di dời người dân khỏi khu vực nguy hiểm đã thể hiện tinh thần, trách nhiệm, quyết tâm cao của các cấp ủy, của đội ngũ cán bộ đảng viên; qua đó cũng thể hiện tấm lòng của người cán bộ, đảng viên thực sự quan tâm đến sức khỏe và bảo đảm an toàn tính mạng của người dân.
Ngoài việc di dời người dân, Hải Phòng còn xây dựng những biện pháp bảo vệ giúp người dân bảo đảm an toàn tài sản, nơi ở ở mức độ cao nhất có thể.
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn với đông đảo cán bộ, đảng viên thường xuyên tuần tra, canh gác, phát hiện và xử lý kịp thời ngay từ giờ đầu những hư hỏng của đê, kè, cống… đồng thời bảo đảm thông tin liên lạc và báo cáo kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Lực lượng Công an, Quân sự, Dân quân tự vệ, cán bộ, đảng viên và nhiều người dân tại các xã, phường, thị trấn sẵn sàng, tình nguyên trực 24/24 giờ để ứng phó thiên tai, bảo đảm an ninh trật tự trước, trong và khắc phục hậu quả sau bão…
Lực lượng Công an thành phố Hải Phòng thu dọn cây xanh sau bão. (Ảnh: dangcongsan.vn)
Lực lượng Công an thành phố Hải Phòng thu dọn cây xanh sau bão. (Ảnh: dangcongsan.vn)
Trong các hoạt động phòng, chống bão số 3 nêu trên đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, nhiều điểm sáng cùng tập trung lại sẵn sàng và “dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung” góp phần tiếp thêm sức mạnh của niềm tin trong nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Đoàn thanh niên toàn thành phố Hải Phòng ra quân vệ sinh môi trường tại các địa bàn. (Ảnh: haiphonggov.vn)
Đoàn thanh niên toàn thành phố Hải Phòng ra quân vệ sinh môi trường tại các địa bàn. (Ảnh: haiphonggov.vn)
Tuy nhiên, qua công tác phòng, chống cơn bão số 3 vừa, cũng còn có một số điểm cần khắc phục như kỹ năng ứng phó, xử lý các sự cố do thiên tai của người dân và doanh nghiệp còn hạn chế, dẫn đến một số thiệt hại gãy đổ cây, tốc mái...; các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác ứng phó sự cố, thiên tai, cứu hộ cứu nạn còn thiếu, chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu đặt ra.
Một số cơ sở hạ tầng thiết yếu được thiết kế và xây dựng chưa bảo đảm sức chống chịu với siêu bão: Hệ thống cấp điện, cấp nước, viễn thông bị thiệt hại nặng; hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông bị gián đoạn, chưa có phương án dự phòng, bảo đảm liên lạc thông suốt khi xảy ra sự cố, thiên tai.
Những hạn chế trên đã được Thành ủy đánh giá cụ thể và có phương án để khắc phục trong thời gian tới.
Phóng viên: Xin đồng chí cho biết, quan điểm, chủ trương của Thành phố về phát triển, bồi dưỡng kiến thức, đạo đức các đảng viên để họ thực sự trở thành chỗ dựa của nhân dân trong thiên tai?
Đồng chí Lê Tiến Châu: Có thể nói, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân vừa là tiêu chuẩn đạo đức cách mạng, vừa là sứ mệnh của mỗi người cán bộ, đảng viên. Đối với cấp cơ sở thì phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên chính là hạt nhân của sự đoàn kết, gắn kết Nhân dân với Đảng.
Thực tiễn công tác phòng chống và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 vừa qua cho thấy trong hoàn cảnh khó khăn thì tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau được phát huy rất rõ nét.
Toàn thành phố, người người, nhà nhà cùng chung tay dọn dẹp đường phố, khắc phục sự cố công trình điện, hệ thống viễn thông, trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện; quan tâm, thăm hỏi người bị thương, gia đình có người thiệt mạng; người nghèo, gia đình khó khăn được hỗ trợ kinh phí nhanh chóng khắc phục thiệt hại về nhà cửa; người dân ở các chung cư nguy hiểm được hỗ trợ di dời đến nơi ở an toàn.
Hàng nghìn lượt đoàn viên, thanh niên, cựu chiến binh, phụ nữ… cùng với các chiến sĩ công an, quân đội đã xông pha vào nơi nguy hiểm nhất để chống bão, hỗ trợ nhân dân và kịp thời có mặt ở khắp các ngả đường để dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau bão. Tình đồng chí, nghĩa đồng bào sau bão lũ càng thấm thía.
Các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các ban, bộ, ngành Trung ương; các cấp lãnh đạo từ thành phố đến cơ sở; rất nhiều tỉnh thành bạn đã gửi lời thăm hỏi, chia sẻ, động viên và cử lực lượng tình nguyện, hỗ trợ về vật chất giúp thành phố sớm khắc phục hậu quả sau bão.
Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, học tập, tu dưỡng về đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên tại cơ sở để họ thực sự trở thành chỗ dựa của nhân dân trong thiên tai nói riêng và trong nhiều việc khác của đời sống xã hội nói chung không chỉ là trách nhiệm tự thân của cán bộ, đảng viên mà là yêu cầu của Đảng đối với mỗi tổ chức đảng.

Việc đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, học tập, tu dưỡng về đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên tại cơ sở để họ thực sự trở thành chỗ dựa của nhân dân trong thiên tai nói riêng và trong nhiều việc khác của đời sống xã hội nói chung không chỉ là trách nhiệm tự thân của cán bộ, đảng viên mà là yêu cầu của Đảng đối với mỗi tổ chức đảng.
(Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu)
Phóng viên: Đồng chí có đề xuất gì để Thành ủy Hải Phòng nhanh chóng khắc phục hậu quả bão lũ?
Đồng chí Lê Tiến Châu: Qua thực tiễn, chúng tôi đề xuất Chính phủ sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 03/2/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo hướng tăng mức hỗ trợ thiệt hại.
Đối với lĩnh vực viễn thông, điện lực, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Tập đoàn điện lực, viễn thông tăng cường đầu tư kinh phí để nâng cao sức chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng: điện, viễn thông,… bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ chỉ đạo ứng phó kịp thời với các tình huống thiên tai xảy ra trong tương lai.
Về việc thành lập, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự các cấp, để các quy định về cơ cấu tổ chức, bộ máy và hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự các cấp được áp dụng thống nhất, đề xuất Chính phủ sớm ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng thủ dân sự.
Xin cảm ơn đồng chí Lê Tiến Châu!

Nội dung: THẢO LÊ - THIÊN LAM
Biên tập, trình bày: BIỆN DIỆU
Ngày xuất bản: 22/1/2025