Debabrata Biswas
Tổng Bí thư Đảng Khối Tiến lên Toàn Ấn (AIFB), Ấn Độ
Bài đăng trong sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng" | Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia Sự thật | Năm xuất bản: 2021
Chúng tôi rất vui mừng khi được biết Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ xuất bản một cuốn sách về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dựa trên bài viết mẫu mực của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuộc hành trình của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cuộc chiến đấu chống lại mọi kẻ xâm lược là những chương đầy cảm hứng và thú vị cho thế giới đương đại và hậu thế. Việt Nam có vinh quang đánh bại tất cả các thế lực đế quốc trên toàn cầu. Việt Nam có di sản lý luận của đồng chí Hồ Chí Minh vĩ đại là một trong những ví dụ điển hình cho việc chủ nghĩa xã hội có thể được thực hiện trong một trật tự thế giới cạnh tranh cao và làm thế nào để bảo vệ lợi ích của nhân dân và quốc gia.
Việt Nam có di sản lý luận của đồng chí Hồ Chí Minh vĩ đại là một trong những ví dụ điển hình cho việc chủ nghĩa xã hội có thể được thực hiện trong một trật tự thế giới cạnh tranh cao và làm thế nào để bảo vệ lợi ích của nhân dân và quốc gia.
Cuộc thảo luận về chủ nghĩa xã hội trong thời đại toàn cầu hóa này là bằng chứng rõ ràng rằng nó vẫn chưa mất đi tính phù hợp. Hơn thế nữa, những người thất vọng với cơ chế của tư bản chủ nghĩa đang sôi nổi nghiên cứu các cách thức và triển vọng của chủ nghĩa xã hội. Cũng có một thực tế là bất cứ khi nào nền kinh tế thế giới đối mặt với bất kỳ xu hướng đi xuống hoặc thị trường xuống dốc, các nhà tư bản ngay lập tức bắt đầu tìm hiểu về chủ nghĩa xã hội. Khi chủ nghĩa xã hội hình thành một trật tự thế giới không bị bóc lột, phân phối bình đẳng của cải và quốc hữu hóa tư liệu sản xuất, bộ phận tiến bộ của xã hội luôn tuyên truyền các khía cạnh giải phóng của chủ nghĩa xã hội. Nhưng khi bàn về chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI, chúng ta có thể nhận thấy nhiều khiếm khuyết trong quá trình thực hiện chủ nghĩa xã hội.
Bốn năm trước, chúng ta đã kỷ niệm một trăm năm Cách mạng Tháng Mười Nga lịch sử. Việc Đảng Bônsêvích lật đổ chính quyền tư bản và chuyên quyền cũng như chinh phục quyền lực chính trị của Đảng Bônsêvích ở Nga là sự kiện có sức tác động mạnh mẽ nhất của thế kỷ XX. “10 ngày làm rung chuyển thế giới” đã tạo ra một lịch sử mới về việc thành lập nhà nước công nhân xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Nga. Nhiều quốc gia và tổ chức đã lấy cảm hứng từ bước ngoặt lịch sử được coi là đã thay đổi toàn bộ chính sách và tuyên ngôn chính trị của nhiều nước. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được bước tiến vượt bậc trong các phong trào tự do của họ và nâng cao lòng tin để tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm thiết lập một chính phủ của chuyên chính vô sản. Nó cũng làm nâng cao ý thức của giai cấp công nhân và quần chúng bị áp bức và bị gạt ra bên lề xã hội trên toàn thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ vào giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất đã cho thấy khả năng về một thế giới mới không bị bóc lột và chiến tranh.
Nếu chúng ta nhìn lại các sự kiện của năm 1917, một bức tranh sống động về những thay đổi hỗn loạn trong hệ thống, khái niệm và thực tiễn sẽ được nhìn thấy với nhiều khía cạnh khác nhau. Sự tan rã của Liên bang Xôviết sau 7 thập kỷ đã tạo cơ hội cho nhiều người viết “mộ chí’ cho chủ nghĩa xã hội và “công tích” của chủ nghĩa tư bản. Giống như năm 1917, 3 thập kỷ qua kể từ khi Liên Xô sụp đổ cũng ảnh hưởng đến phong trào giai cấp công nhân quốc tế và sự tiến bộ của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn này đã buộc thế giới phải suy nghĩ lại về tính khả thi của chủ nghĩa xã hội theo diễn biến thực tế và cách tiếp cận đối với tư bản tài chính.
Một thực tế khác là 1/4 thế kỷ qua đã ghi dấu cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc. Bất bình đẳng xã hội, nghèo đói gia tăng, các mối quan hệ khăng khít và ngoại giao bị đè nặng bởi các lợi ích thương mại vốn trở thành trụ cột để thiết lập quan hệ, các cuộc chiến tranh xâm lược bất tận đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, các quyền dân chủ bị đè nén, sự làm giàu của một phần nhỏ dân số thế giới và sự gia tăng của những người nghèo khổ, bị gạt ra ngoài lề xã hội, sự xuất hiện của nền văn hóa tiêu dùng mới và tất cả những mâu thuẫn chưa được giải quyết trong thế kỷ qua đang nổi lên với sức mạnh bùng nổ trên bề mặt chính trị thế giới.
Giai đoạn mới này đã chứng kiến xu hướng thiết lập quyền bá chủ đối với các nguồn lực toàn cầu và thiết lập một trật tự kinh tế, tài chính toàn cầu mới của tư bản tài chính quốc tế. Sự gia tăng bất bình đẳng, thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có đã và đang làm gia tăng dấu hiệu cho thấy sự vô nhân tính của sách lược này. Các nghiên cứu gần đây đang chỉ ra rằng, bất bình đẳng tột độ đang nằm ngoài tầm kiểm soát và hàng trăm triệu người đang sống trong cảnh nghèo đói cùng cực với phần thưởng khổng lồ thuộc về những người ở tầng lớp cao nhất. Có nhiều tỷ phú hơn bao giờ hết và tài sản của họ đã tăng lên mức kỷ lục. Trong khi đó, những người nghèo lại càng nghèo hơn.
Theo thống kê của Oxfam vào năm 2020, 1% người giàu nhất thế giới có tài sản nhiều hơn gấp đôi so với 6,9 tỷ người; 26 người giàu nhất trên trái đất vào năm 2018 có giá trị tài sản tương đương với một nửa dân số nghèo nhất thế giới. Báo cáo cũng chỉ ra rằng 2.200 tỷ phú trên toàn thế giới đã chứng kiến tài sản của họ tăng 12% ngay cả khi nửa nghèo nhất chứng kiến tài sản của họ giảm 11%. Trật tự kinh tế, tài chính toàn cầu mới này đang làm trầm trọng thêm những thách thức về cuộc sống và sinh kế của người dân và thể hiện rõ ràng sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng với 1% dân số toàn cầu chiếm 53% của cải toàn cầu.
Những chính sách này ảnh hưởng nặng nề nhất đến người nghèo. Cái giá phải trả của con người là rất lớn, trong đó phụ nữ và trẻ em gái phải gánh chịu nhiều nhất. Bất chấp việc họ đóng góp to lớn cho xã hội khi gánh trách nhiệm chăm nom mọi thứ mà không được trả lương, họ vẫn là một trong những nhóm được hưởng lợi ít nhất từ hệ thống kinh tế ngày nay. Nhiều chính phủ đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng bất bình đẳng này. Họ đang đánh thuế ồ ạt vào các tập đoàn và các cá nhân giàu có, nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các dịch vụ công quan trọng như chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Có một thực tế là ở nhiều nước, một nền giáo dục tử tế hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng đã trở thành điều xa xỉ, chỉ những người giàu mới có thể mua được. Người ta tiết lộ rằng hằng ngày có 10.000 người chết vì họ không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng. Và mỗi năm, 100 triệu người phải rơi vào cảnh nghèo cùng cực do chi phí chăm sóc sức khỏe. Sự bất bình đẳng về kinh tế-xã hội cũng chiếm ưu thế bởi sự chênh lệch giới tính khi nam giới sở hữu nhiều hơn 50% của cải trên thế giới so với nữ giới.
Mối quan hệ ngày càng tăng của chủ nghĩa tư bản quốc tế và chủ nghĩa đế quốc đặt ra những mối đe dọa lớn đối với xã hội. Nhân danh trật tự thế giới mới, chủ nghĩa tư bản đã đánh tráo các giá trị dân chủ của xã hội bằng các giá trị thị trường, trong đó đặt ra rằng thị trường cạnh tranh tự quản là bảo đảm tốt nhất cho nền dân chủ thông qua gây nhầm lẫn logic của chủ nghĩa tư bản và mối quan hệ của nó với thị trường an toàn. Các chính sách tân tự do đã được khái quát hóa trong thời kỳ này không tương ứng với các yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển xã hội. Đó là những chính sách của các doanh nghiệp lớn, cụ thể là vốn tài trợ, tương ứng với lợi ích của chính doanh nghiệp đó và với những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong giai đoạn hiện nay. Chúng không dẫn đến tiến bộ xã hội, mà xâm hại nền văn minh với bản chất chống lao động, chống lại con người của các chính sách tân tự do, thoái trào xã hội, suy thoái dân chủ, hướng tới chủ nghĩa mù mờ văn hóa, gia tăng quân sự hóa, bóc lột tài nguyên thiên nhiên và khiến môi trường xuống cấp, sự can thiệp và hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc nhằm áp đặt một “trật tự thế giới mới”.
Nhân danh trật tự thế giới mới, chủ nghĩa tư bản đã đánh tráo các giá trị dân chủ của xã hội bằng các giá trị thị trường, trong đó đặt ra rằng thị trường cạnh tranh tự quản là bảo đảm tốt nhất cho nền dân chủ thông qua gây nhầm lẫn logic của chủ nghĩa tư bản và mối quan hệ của nó với thị trường an toàn.
Đảng của chúng tôi, Khối Tiến lên Toàn Ấn, được thành lập bởi người tiên phong củng cố cánh tả ở Ấn Độ, Netaji Subhas Chandra Bose có quan điểm kiên định rằng: sự cứu rỗi của thế giới phụ thuộc vào chủ nghĩa xã hội. Thực tế là cuộc khủng hoảng tư bản đang ngày càng lan rộng và gay gắt. Tuy nhiên, nó không dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng. Điều này không phải vì chủ nghĩa tư bản đã phát huy hết khả năng chèo lái hệ thống vốn có nhiều mâu thuẫn, mà do cuộc cách mạng công nghệ đang mở rộng trong hầu hết các lĩnh vực. Điều này một lần nữa có thể gây thiệt hại cho các nước thế giới thứ ba và tăng cường hơn nữa sự bóc lột trong nước của các nước tư bản. Sự thật là chủ nghĩa tư bản đã tồn tại từ lâu nhờ tập trung hóa vốn tài chính, các khối thương mại khu vực, nâng cấp công nghệ và hiện đại hóa. Không nghi ngờ gì nữa, chủ nghĩa tư bản đã có sức tồn tại lớn hơn, nhưng vẫn chưa thể giải quyết mâu thuẫn là chủ nghĩa tư bản tự do bởi vì nó tự đào hố chôn mình. Chủ nghĩa tư bản không thể không có mâu thuẫn và hiện tượng đấu tranh giai cấp sẽ tồn tại. Bên cạnh đó, bằng việc mở rộng mạnh mẽ thị trường ra nước ngoài, chủ nghĩa tư bản mới gây ra sự kiểm soát nhiều hơn đối với nguyên liệu thô, nguồn nhân lực có sức lao động rẻ và toàn bộ của cải.
Thành công của một cuộc cách mạng phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện khách quan thuận lợi trong nước. Người sáng lập Đảng của chúng tôi đã nêu một cách dứt khoát rằng: “Mỗi quốc gia nên vận dụng hình thức chủ nghĩa xã hội của riêng mình tùy theo hoàn cảnh, yêu cầu và cách thức và phương tiện của họ”. Các điều kiện chủ quan của mỗi quốc gia sẽ khác với quốc gia khác. Các giai cấp, quyền lợi dân tộc, chế độ thống trị của tầng lớp nông dân, ngôn ngữ, lịch sử và địa lý, lợi ích giai cấp và các nhân vật là khác nhau ở mỗi quốc gia. Do đó, mỗi quốc gia nên vận dụng hình thức và phương thức của chủ nghĩa xã hội tùy theo điều kiện của mình và phải chú trọng đến phúc lợi của người dân. Quá trình đổi mới của Việt Nam và chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là những ví dụ điển hình nhất cho mô hình xã hội chủ nghĩa không giáo điều như vậy.
Hiện vẫn có những thế lực phá hoại thành quả của các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bè lũ tư bản và các thế lực đế quốc đang không ngừng cố gắng hết sức để bóp nghẹt các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Các phong trào xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới có trách nhiệm bảo vệ các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và ngăn chặn mọi thao túng của các thế lực tư bản.