Hòa Bình bảo đảm giao thông
thông suốt phục vụ
chiến dịch Điện Biên Phủ

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã góp sức người, sức của với tinh thần “tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”; bảo đảm các tuyến giao thông được thông suốt để vận tải khí tài, lương thực, thực phẩm góp phần không nhỏ vào thắng lợi to lớn của quân và dân ta tại chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đầu tháng 12/1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu. Hòa Bình là địa bàn tiếp nhận, tập kết nguồn chi viện sức của, sức người từ đồng bằng Liên khu III, Liên khu IV rồi từ đây tổ chức vận chuyển qua Sơn La lên mặt trận. Vì vậy, công tác phục vụ chiến trường càng khẩn trương và khối lượng công việc ngày càng nhiều. Lúc này, địch cũng ngày càng tăng cường uy hiếp, phá hoại, quấy rối Hòa Bình, đặc biệt là dùng máy bay bắn phá ác liệt các tuyến đường giao thông vận tải nhằn gây mất ổn định hậu phương, chặt đứt con đường vận chuyển của ta lên chiến trường Tây Bắc-Điện Biên Phủ.

Trong Hội nghị từ ngày 29/11 đến 3/12/1953, bàn về nhiệm vụ năm 1953, Tỉnh ủy Hòa Bình đã xác định phục vụ chiến trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, yêu cầu các cấp, các ngành “cần có kế hoạch giáo dục, nâng cao tính thần phục vụ nhân dân... Hội đồng cung cấp tỉnh và bộ phận phụ trách cung cấp ở các huyện cần sẵn sàng công tác chuẩn bị thời gian để nâng cao tỉnh thần trách nhiệm cho cán bộ sẵn sàng phục vụ...”

Nhiệm vụ cụ thể là bảo đảm thông suốt các tuyến vận tải qua Hòa Bình; huy động nhân lực, mọi phương tiện để tiếp nhận, vận chuyển lương thực, đạn dược ra mặt trận; vận chuyển, chăm sóc thương binh, xay giã thóc gạo, cung cấp thực phẩm cho mặt trận; đón, giúp đỡ dân công từ Liên khu II, Liên khu IV qua Hòa Bình lên Tây Bắc. Từ cấp tỉnh đến cấp huyện thành lập Ban bảo đảm giao thông lên Tây Bắc.

Lực lượng vũ trang Hòa Bình chuẩn bị cho chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình)

Lực lượng vũ trang Hòa Bình chuẩn bị cho chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình)

Đồng thời với nhiệm vụ trung tâm nói trên, Tỉnh ủy Hoà Bình đã chỉ đạo triển khai hàng loạt công tác cần kíp khác nhằm bảo vệ, xây dựng hậu phương một cách vững chắc, bảo đảm đời sống nhân dân, động viên sức người sức của đến mức cao nhất phục vụ chiến trường. Một bộ phận của Trung đoàn 12 (Đại đội 57) cùng bộ đội Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Thủy và dân quân du kích các xã giáp dọc đường 2l, đường 6 (thuộc đoạn Lương Sơn, Kỳ Sơn), được giao nhiệm vụ bám đánh địch không cho chúng thâm nhập vào nội địa. Các đơn vị còn lại làm nhiệm vụ bảo vệ nội địa, phục vụ công tác vận chuyển.

Bước vào chiến dịch đông xuân 1953-1954, nhất là từ khi khẩn trương chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ, khắp các địa bàn trong tỉnh, dọc các đường giao thông số 6, 12, 24 đến các vùng cao, vùng sâu đều sôi động một khí thế "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Nhân dân các dân tộc hăng hái đi dân công, xây dựng kho tàng, dựng lán trại, đón tiếp giúp đỡ các đoàn dân công, các đơn vị bộ đội hành quân ra mặt trận, giúp đỡ vượt sông, qua suối...

Từ tháng 1/1954, trước yêu cầu khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Hòa Bình được giao nhiệm vụ tham gia sửa gấp đoạn đường 70km từ Mai Châu (Hòa Bình) lên Mộc Châu (Sơn La). Đại đội 55, 3 đại đội Thanh niên xung phong, 3.000 dân công được huy động tham gia cùng với lực lượng các tỉnh bạn ngày đêm tu sửa tôn cao, cạp rộng hơn 70km đường kịp thời phục vụ bộ đội, dân công và các đoàn xe thồ, xe ô-tô ra mặt trận.

Toàn tỉnh đã huy động 381.292 lượt dân công, 905 xe đạp thồ, vận chuyển 4.900 tấn hàng từ Hòa Bình lên Yên Mao, 170.000 người ở hậu phương xay giã 545 tấn thóc cho bộ đội. Cùng với sức người, nhân dân các dân tộc trong tỉnh cung cấp cho mặt trận 39.517kg bò, 1.840m gỗ,...

Ngày13/3/1954, bộ đội ta bắt đầu nổ súng tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Trên bầu trời Hòa Bình máy bay địch ngày ngày quần đảo, thả bom, bắn phá các kho tàng, cầu phà... đường 12, 24, đường 6 là mục tiêu bắn phá hằng ngày của máy bay địch. Bến phà Chợ Bờ, Suối Rút là những trọng điểm bị đánh phá ác liệt. Để bảo đảm giao thông thông suốt, nhiều biện pháp phòng, chống máy bay địch được thực hiện như ngụy trang các kho tầng, cầu phà, vận chuyển, đào hầm phòng tránh trên các tuyến đường, tổ chức vận chuyển về ban đêm, lực lượng công binh, thanh niên xung phong ngày đêm thường trực sẵn sàng gỡ phá bom nổ chậm, sửa chữa cầu phà, cung đường bị địch phá hỏng.

Nhân dân các dân tộc đi dân công phục vụ chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình)

Nhân dân các dân tộc đi dân công phục vụ chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình)

Ngoài lực lượng bộ đội làm nhiệm vụ phá bom, còn cấp tốc tổ chức huấn luyện cho hơn 70 thanh niên xung phong, dân quân du kích kỹ thuật tháo gỡ bom. Tại các xã Hòa Bình, Thịnh Lang, Yên Mông mỗi xã thành lập một đơn vị làm nhiệm vụ dự bị bảo vệ, sửa chữa cầu đường khi cần thiết sẽ huy động nhằm bảo đảm giao thông thông suốt trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

56 ngày đêm bộ đội ta chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, giành thắng lợi giòn giã tại Điện Biên Phủ cũng là những ngày Đảng bộ, quân dân Hòa Bình phát huy cao độ tinh thần vượt khó khăn, gian khổ, hy sinh bảo đảm giao thông vận chuyển thông suốt trong mọi tình huống, đóng góp sức người, sức của mức cao nhất cho chiến thắng ngoài mặt trận.

Trong chiến cuộc đông xuân 1953-1954, các đơn vị bộ đội từ tỉnh đến huyện, các đơn vị thanh niên xung phong, hàng nghìn dân công ngày đêm bám đường, bám cầu phà dưới bom đạn giặc bảo đảm giao thông liên tục. Hàng chục nghìn dân công, thanh niên xung phong và cả bộ đội vận chuyển hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, súng đạn ra tiền tuyến, đón và chăm sóc hàng trăm thương binh từ mặt trận trở về... phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Toàn tỉnh đã huy động 381.292 lượt dân công, 905 xe đạp thồ, vận chuyển 4.900 tấn hàng từ Hòa Bình lên Yên Mao, 170.000 người ở hậu phương xay giã 545 tấn thóc cho bộ đội. Cùng với sức người, nhân dân các dân tộc trong tỉnh cung cấp cho mặt trận 39.517kg bò, 1.840m gỗ,...

56 ngày đêm bộ đội ta chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, giành thắng lợi giòn giã tại Điện Biên Phủ cũng là những ngày Đảng bộ, quân dân Hòa Bình phát huy cao độ tinh thần vượt khó khăn, gian khổ, hy sinh bảo đảm giao thông vận chuyển thông suốt trong mọi tình huống, đóng góp sức người, sức của mức cao nhất cho chiến thắng ngoài mặt trận.

Toàn tỉnh phát triển thêm được 245 du kích. Xã Liên Cộng, huyện Lạc Sơn là xã phát triển nhiều nhất, được 60 du kích. Tổng số du kích toàn tỉnh đến tháng 4/1954 có 3.336 đội viên, trong đó có 326 du kích nữ, 65 thiếu niên. Nhiều đội du kích hào hứng cùng tham gia chiến đấu với bộ đội. Du kích các xã Yên Quang, Yên Trạch, Liên Sơn, Cao Phong... tích cực phối hợp cùng bộ đội phục kích, đánh địa lôi, vây bắt biệt kích...

Một số đội du kích đã có khả năng tự động, chủ động đánh địch như du kích Hợp Thanh đánh 2 trận mìn trên đường 21, diệt 3 địch. Du kích Liên Cộng, Kim Bôi chủ động vây bắt được biệt kích… Phong trào du kích đã tiến bộ cả bể rộng và chất lượng.

Ngày 7/5/1954, giặc Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đầu hàng. Thắng lợi to lớn, vang đội của quân dân ta tại Điện Biên Phủ là đòn quyết định đập tan kế hoạch Na-va. Thắng lợi đó cổ vũ mạnh mẽ quân dân ta thừa thắng xốc tới, đẩy thực dân Pháp lâm vào thế thất bại không gì cứu vãn nỗi trên chiến trường Đông Dương.

Là hậu phương trực tiếp của chiến trường Điện Biên Phủ, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hòa Bình vô cùng phấn khởi, lại hăng hái bắt tay vào nhiệm vụ phục vụ giúp bộ đội sau chiến thắng: chăm sóc, giúp đỡ thương, bệnh binh, vận chuyển chiến lợi phẩm, canh giữ bảo vệ tù, hàng binh v.v..

Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nếu tính từ 15/4/1947 khi thực dân Pháp bắt đầu đánh chiến Hòa Bình, đến đầu tháng 7/1954, khi chúng rút chạy không còn bóng một tên xâm lược nào trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là 2.600 ngày đêm. Đó là thời gian mà Đảng bộ, quân dân Hòa Bình đã liên tục chiến đấu gian khổ nhưng cũng rất oanh liệt để giành thắng lợi vẻ vang.

Trung đội quyết tử quân huyện Kỳ Sơn, tham gia chiến đấu bảo vệ đường Quốc lộ 6. (Ảnh: Tư liệu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình)

Trung đội quyết tử quân huyện Kỳ Sơn, tham gia chiến đấu bảo vệ đường Quốc lộ 6. (Ảnh: Tư liệu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình)

Trên lĩnh vực chiến đấu, với thế trận chiến tranh nhân dân, quân dân tỉnh Hòa Bình đã đánh 1.831 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 2.370 tên xâm lược; phá hủy 18 khẩu trọng pháo, trung đại liên, 56 xe vận tải, 3 kho quân trang, quân dụng; thu 529 súng các loại, trong đó có 40 trung đại liên, 120.000 viên đạn các loại...

Nhiều đơn vị, cá nhân đã chiến đấu xuất sắc như: Đại đội Quyết chiến, các đội du kích Toản Sơn, Yên Lương-Phú Lẫm, Yên Mông, Mông Hóa; những tấm gương chiến sĩ du kích tiêu biểu như: Triệu Phúc Lịch (xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc), Nguyễn Thị Vuông, Nguyễn Thị Mia (xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn; Nguyễn Văn Bốc (xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn; Quách Bình (xã Cộng Hòa, huyện Lạc Sơn)...

Cùng với thắng lợi về quân sự, Đảng bộ, quân dân trong tỉnh Hòa Bình còn giành được những thắng lợi to lớn trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, trong hoàn cảnh chiến tranh diễn ra vô cùng quyết liệt nhưng nhân dân các dân tộc trong tỉnh Hòa Bình vẫn vừa chiến đấu, vừa xây dựng, phát triển nền kinh tế.