Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (tháng 7/1954), vĩ tuyến 17 trở thành giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt 2 miền đất nước, Vĩnh Linh trở thành tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương trực tiếp của cách mạng miền Nam.

Hòng ngăn chặn sức người, sức của chi viện cho chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân gây ra sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” ngày 5/8/1964, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Chúng đánh phá ác liệt văn hóa, đường giao thông, các thành phố lớn, kể cả khu vực dân cư, hòng uy hiếp tinh thần nhân dân miền Bắc từ bỏ nghĩa vụ thiêng liêng của mình đối với cách mạng miền Nam. Mặt khác làm cho nền kinh tế miền Bắc suy sụp, ngăn chặn sự chi viện to lớn về mọi mặt của miền Bắc, để dễ bề đàn áp cách mạng miền Nam và tiến công miền Bắc khi có điều kiện. Vì vậy, Vĩnh Linh trở thành mục tiêu hủy diệt của địch.

Từ giữa năm 1966 trở đi, mật độ bom đạn quân Mỹ rải xuống Vĩnh Linh dày đặc, địa bàn khu vực lại quá hẹp, kế hoạch “3 tuyến sơ tán” để đảm bảo “3 bám” không phù hợp nữa, vì không thể giúp tránh khỏi thương vong. Lúc này, mọi sinh hoạt của nhân dân đều phải chuyển vào lòng đất - một số địa đạo ở xã Vĩnh Giang, Vĩnh Quang, Vĩnh Thạch, Vĩnh Hòa bị bom Mỹ đánh sập làm hàng trăm người chết, trong đó có nhiều em nhỏ là học sinh.

Đứng trước sự ác liệt của cuộc chiến tranh như vậy, Trung ương Đảng đã nghĩ đến việc giảm mật độ dân cư trong khu vực chiến sự. Lực lượng ở lại bám trụ sản xuất và chiến đấu là người lớn, người khỏe, còn trẻ nhỏ, người già yếu, mất sức phải có kế hoạch di chuyển ra các tỉnh phía Bắc, ở những nơi an toàn đề phòng cuộc chiến tranh kéo dài. Đảng ủy Khu vực đã đề nghị lên Trung ương và được Trung ương đồng ý cho Vĩnh Linh và nam Quảng Bình thực hiện kế hoạch K8.

K8 là kế hoạch sơ tán nhằm di dân ra khỏi vùng ác liệt của chiến tranh hủy diệt, giảm mật độ dân số ở tuyến lửa Vĩnh Linh. Đây là một chiến lược trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại, nó không những bảo đảm được nguồn lực tương lai cho quê hương, đất nước mà đồng thời còn tạo điều kiện triển khai tác chiến vững chắc ở giới tuyến nếu kẻ địch điên cuồng, liều lĩnh đổ bộ đánh chiếm Vĩnh Linh bằng đường bộ.

K8 là kế hoạch sơ tán 3 vạn cháu nhỏ (từ 7 đến 15 tuổi) ra các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Nam Hà, Thanh Hóa.

Hầm trú ẩn còn được làm ngay bên đồng ruộng để phòng tránh bom đạn trong quá trình sản xuất. Ảnh: Trưng bày ở Khu bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc.

Hầm trú ẩn còn được làm ngay bên đồng ruộng để phòng tránh bom đạn trong quá trình sản xuất. Ảnh: Trưng bày ở Khu bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc.

Lực lượng vũ trang đào các hệ thống giao thông hào để chiến đấu. Ảnh: Trưng bày ở Khu bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc.

Lực lượng vũ trang đào các hệ thống giao thông hào để chiến đấu. Ảnh: Trưng bày ở Khu bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc.

Xưởng rèn chế tạo các loại công cụ phục vụ cho việc đào địa đạo cũng được thiết kế theo kiểu hầm bán âm. Ảnh: Trưng bày ở Khu bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc.

Xưởng rèn chế tạo các loại công cụ phục vụ cho việc đào địa đạo cũng được thiết kế theo kiểu hầm bán âm. Ảnh: Trưng bày ở Khu bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc.

Triển khai chiến dịch do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hữu Dực làm Trưởng ban, Bộ Nội vụ thành lập vụ 8 (do Thứ trưởng Lê Tất Đắc điều hành), Bộ Giáo dục, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan cùng tham gia. Ngày 25/7/1966, Phó Thủ tướng Trần Hữu Dực vào Vĩnh Linh phố biến chủ trương của Trung ương về kế hoạch K8.

Để thực hiện kế hoạch chu đáo, Ủy ban hành chính khu vực Vĩnh Linh thành lập “Ban K8” do đồng chí Trần Đức Hạnh (ủy viên Thư ký Ủy ban hành chính) làm Trưởng ban, đồng chí Nguyễn Văn Tu (Phó Trưởng ty Giáo dục) làm phó ban, và các ngành Giao thông vận tải, Y tế, Tài chính, Lương thực... cũng được huy động chịu trách nhiệm theo chức năng của mình. Theo kế hoạch, tất cả các địa phương lập danh sách tập trung các em về khu vực, Ty Giao thông vận tải tổ chức đưa các em đi từng chuyến.

Kế hoạch K8 được tổ chức thành hai đợt.

Đợt 1: Thực hiện vào tháng 8/1966. Số học sinh đi đợt này phần lớn là con em các gia đình chính sách, các em mồ côi không nơi nương tựa, các em có cha, mẹ đang tham gia kháng chiến. Nhờ sự triển khai chặt chẽ, nghiêm túc của các cấp ủy Đảng, ủy ban hành chính các xã nên chuyến đi đợt 1 khá thuận lợi, đảm bảo bí mật an toàn, đã đưa được 2.446 em đến hai trường Võ Thị Sáu và Nguyễn Bá Ngọc (thuộc Thọ Xuân và Yên Định-Thanh Hóa)

Đợt 2: Được thực hiện bắt đầu từ chiều ngày 19/6/1967. Rút kinh nghiệm di chuyển đợt 1, ngày 17/6/1967 Ủy ban hành chính khu vực gồm các đồng chí: Lê Thanh Liêm, Trần Thị Mễ, Trần Đức Hạnh cùng các ngành công an, giáo dục, giao thông vận tải họp bàn kế hoạch di chuyển đợt 2, thống nhất phương châm “Nơi nào ác liệt ưu tiên di chuyển trước” theo thứ tự: Vĩnh Giang, Vĩnh Quang, Vĩnh Tân, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thành, Vĩnh Thái, Vĩnh Lâm, Vĩnh Long, Vĩnh Chấp...   

Từ giữa năm 1967, đế quốc Mỹ nhận thấy không dễ gì phá hủy được miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nên chúng càng điên cuồng dội bom rải thảm xuống miền Bắc. Vì vậy, việc di chuyển đợt 2 gặp nhiều khó khăn hơn. Ác liệt nhất là quãng đường từ Vĩnh Linh ra Hà Tĩnh, địch đánh phá cả ngày lẫn đêm hết sức dữ dội, chia cắt, phân đoạn thành những bãi bom nổ chậm cực kỳ nguy hiểm. Đặc biệt là một số địa điểm như: Dốc Sỏi, Quán Hàu, sông Gianh (Quảng Bình), đường 22 qua ngã ba Kỳ Lâm, Chợ Tràng, Đồng Lộc (Hà Tĩnh). Theo như chỉ đạo của Chính phủ để vượt qua quãng đường bão táp này, Vĩnh Linh đã phối hợp với Quảng Bình tổ chức thành 3 cung, 4 trạm tiếp nhận và chuyển giao. Ở mỗi cung và trạm đều có hầm hào kiên cố cho các em trú ẩn an toàn.

Cung 1: Từ Vĩnh Linh ô tô chuyển các cháu ra trạm Võ Xá phía Nam Quán Hàu, sáng hôm sau đưa các cháu đi bộ men theo sông Nhật Lệ về Bảo Ninh ăn nghỉ ở trạm. Từ đây các cháu vượt sông Nhật Lệ qua bến đò Mẹ Suốt, qua Phú Hải vòng lên Cộn.

Cung 2: Ô tô đưa các cháu qua đường Ba Trại đến Mỹ Trạch ăn nghỉ, hôm sau vượt sông Gianh sang Minh Lệ. Từ đây đi bộ hơn 10km để lên Quảng Trung qua đò Quảng Trường.

Cung 3: Từ Quảng Trường bắc sông Gianh ô tô lại đón các cháu đi theo đường 22 ra Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Từ Kỳ Anh, xe của Ty Giao thông vận tải Hà Tĩnh chuyển tiếp ra cầu Bùng. Từ đây xe của Bộ Giao thông vận tải chuyển các cháu ra các tỉnh phía Bắc theo kế hoạch được Bộ Nội vụ phân công từ trước.

Từ năm 1964 đến 1972, Mỹ đã ném xuống Vĩnh Linh (Quảng Trị) hơn nửa triệu tấn bom. Tính bình quân, mỗi người dân ở khu vực này hứng chịu 7 tấn bom và 10 quả đại bác. Trong ảnh, là đôi bờ sông Hiền Lương, một bên là huyện Vĩnh Linh, bên kia là huyện Gio Linh bị bom đạn Mỹ hủy diệt. Ảnh: Trưng bày ở Khu bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc.

Từ năm 1964 đến 1972, Mỹ đã ném xuống Vĩnh Linh (Quảng Trị) hơn nửa triệu tấn bom. Tính bình quân, mỗi người dân ở khu vực này hứng chịu 7 tấn bom và 10 quả đại bác. Trong ảnh, là đôi bờ sông Hiền Lương, một bên là huyện Vĩnh Linh, bên kia là huyện Gio Linh bị bom đạn Mỹ hủy diệt. Ảnh: Trưng bày ở Khu bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc.

Bắt phi công Mỹ. Ảnh tư liệu

Bắt phi công Mỹ. Ảnh tư liệu

Bệnh viện Vĩnh Linh bị đánh phá. Ảnh tư liệu

Bệnh viện Vĩnh Linh bị đánh phá. Ảnh tư liệu

Cửa hàng mậu dịch thời chiến. Ảnh tư liệu

Cửa hàng mậu dịch thời chiến. Ảnh tư liệu

Đi dưới giao thông hào. Ảnh tư liệu

Đi dưới giao thông hào. Ảnh tư liệu

Trong vườn nhà của người dân ở huyện Vĩnh Linh, luôn có hầm trú ẩn bán âm và hầm chữ A để tránh bom Mỹ. Ảnh trưng bày ở Khu bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc.

Trong vườn nhà của người dân ở huyện Vĩnh Linh, luôn có hầm trú ẩn bán âm và hầm chữ A để tránh bom Mỹ. Ảnh trưng bày ở Khu bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc.

Trong chiến dịch K8, cùng với các lực lượng phục vụ khác, các đồng chí làm nhiệm vụ lái xe đã không quản ngại gian khổ, ác liệt, kể cả hy sinh để tìm mọi cách luồn lách dưới làn bom đạn của giặc đưa đón các cháu đến nơi an toàn. Tiêu biểu trong số đó có các đồng chí Trần Chí Thành - Xí nghiệp Ô tô Vĩnh Linh đã dùng chiến thuật nghi binh lừa địch cứu đoàn xe chở 400 cháu ra khỏi tọa độ phong tỏa của máy bay địch an toàn. (Với thành tích này, năm 1973, đồng chí được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lao động); đồng chí Hà Văn Hớn – Công ty ô-tô Quảng Bình chở 30 cháu qua khỏi khu vực địch thả bom lân tinh đêm 22/7/1967 và nhiều đồng chí khác.

Ngày 22/8/1967, học sinh cùng giáo viên trường cấp III Vĩnh Linh và 570 học sinh cấp I, cấp II còn lại được lệnh di chuyển. Đoàn tiền trạm gồm các thầy: Lê Văn Khinh, Trần Viết Lưu, Trần Văn Bổng, Nguyễn Sĩ Đạm, Vũ Hùng. Ban K8 giao cho trường cấp III tự tổ chức đoàn đi, sắp xếp đội ngũ sao cho an toàn tuyệt đối, không được chủ quan để chiến dịch thúc thắng lợi. Sau bao gian nan vất vả trên đường đi, ngày 20/11/1967, toàn bộ học sinh, giáo viên cấp III đã đến được huyện Tân Kỳ (Nghệ An), bắt đầu cuộc sống mới.

Kế hoạch K8 được thực hiện thành công là nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ, khoa học của Trung ương, các cấp ủy Đảng, Ủy ban hành chính và sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành.

Để đảm bảo bí mật, mọi vấn đề liên quan đến chuyến đi được biết trước một ngày. Để đề phòng rủi ro, kế hoạch không thực hiện đồng loạt một lúc mà tranh thủ những thời gian địch ngừng ném bom, tổ chức đi từng chuyến. Để đảm bảo an toàn trong mỗi chuyến đi, mỗi xe được bố trí một cán bộ hộ tống rút từ lực lượng dân quân, một y tá bảo mẫu, có từ 1 đến 2 giáo viên (bình quân mỗi xe chở 40 em học sinh và cán bộ, phải huy động khoảng 40 xe...)

Nhân dân Vĩnh Linh đón học sinh K8 trở lại quê nhà vào năm 1973. Ảnh tư liệu

Nhân dân Vĩnh Linh đón học sinh K8 trở lại quê nhà vào năm 1973. Ảnh tư liệu

Di chuyển học sinh đợt này phải xem như trồng cây, đưa chỗ đất này sang chỗ đất kia, phải làm sao cho cây tốt tươi hơn
Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong quá trình thực hiện chiến dịch K8, chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ, lòng tương thân tương ái rất lớn của các tỉnh bạn. Trên quãng đường từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh, mỗi ngã rẽ, mỗi địa phương lại có giao liên chỉ đường cho lái xe, các trạm trung chuyển được thiết kế hoàn chỉnh, an toàn. Những lúc gặp phải bom Mỹ rải thảm ác liệt, không di chuyển được phải trú lại đoàn K8 đã nhận được sự đón tiếp niềm nở, giúp đỡ tận tình, nhường cơm sẻ áo của bà con địa phương. Khi đến được đích an toàn, bà con đã sẵn sàng đón nhận, nuôi dưỡng, dạy dỗ các em như con đẻ của mình.

Các em được ăn, học trong môi trường khá an toàn, được chăm sóc chu đáo.

Thực hiện chiến dịch K8 là cả một sự gian khổ-hy sinh, là sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên và các em học sinh. Đoạn đường nào bom Mỹ oanh tạc gắt gao quá, các em phải đi bộ, phải men theo bờ sông, ngày đi đêm nghỉ. Có em mới 6,7 tuổi đã phải đi bộ qua các trảng cát nóng bỏng ven biển, phải đi bộ hàng 10 cây số. Các em còn tuổi thơ dại, phải xa bố mẹ, xa người thân làm cho các em lưu luyến, bịn rịn.

Mặc dù đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất lớn của Trung ương, của cán bộ và nhân dân các tỉnh bạn, sự nỗ lực của các đồng chí cán bộ dẫn đường... nhưng tổn thất, thương vong vẫn không thể nào tránh khỏi. Tại Mỹ Trung (Lệ Thủy, Quảng Bình), một xe chở 40 em học sinh của xã Vĩnh Hiền bị bom tọa độ dội trúng, chỉ còn sống sót 1 em nhỏ và một thầy giáo.

Việc tổ chức nơi ăn ở, học hành cho học sinh K8 được quán triệt theo tinh thần lời căn dặn của Bác Hồ, được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hữu Dực truyền đạt: “Di chuyển học sinh đợt này phải xem như trồng cây, đưa chỗ đất này sang chỗ đất kia, phải làm sao cho cây tốt tươi hơn”.

Trở về nơi sơ tán. Ảnh tư liệu

Trở về nơi sơ tán. Ảnh tư liệu

Vượt qua được chặng đường ác liệt đến nơi an toàn là một thắng lợi lớn, nhưng điều quan trọng là phải ổn định đời sống, tổ chức việc học hành cho các cháu như thế nào để đảm bảo nguồn lực cho tương lai. Vì vậy, về mặt tổ chức quản lý, Ty Giáo dục Vĩnh Linh được Bộ Giáo dục, Bộ Nội vụ trực tiếp chỉ đạo xây dựng hệ thống quản lý thống nhất từ trung ương đến các tỉnh, các huyện, các xã có học sinh K8. Hệ thống quản lý K8 thống nhất từ cơ sở đến Ban K8 ở Bộ hoạt động khá chặt chẽ nên việc đón tiếp, tổ chức nuôi dạy đạt yêu cầu, hơn cả sự mong đợi của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân Vĩnh Linh cũng như nhân dân các tỉnh bạn.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các tỉnh bạn xem việc nuôi dạy con em Vĩnh Linh - K8 là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đối với những em nhỏ sức khỏe yếu được các y, bác sĩ địa phương khám và chữa bệnh, có chế độ bồi dưỡng riêng. Đối với giáo viên Vĩnh Linh đi cùng học sinh K8 được Phòng Giáo dục phân vào các trường có học sinh K8, đồng thời được tạo mọi điều kiện ăn, ở, công tác.

Nhờ sự giúp đỡ tận tình như vậy, học sinh Vĩnh Linh nhanh chóng hòa nhập với bạn bè mới, thân thiện, quý trọng đối với các bậc phụ huynh, việc học cũng đi vào ổn định và tiến bộ nhanh chóng. Học sinh K8 ở Nam Hà, Thái Bình, Ninh Bình có khá đông các em học sinh giỏi tham gia thi tỉnh, thi miền Bắc đạt giải cao. Hơn 400 giáo viên cấp I, cấp II cũng đã phát huy được truyền thống quê hương Vĩnh Linh nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, học tập những kinh nghiệm quý đã được tổng kết về phong trào thi đua hai tốt” của các tỉnh bạn, nâng cao trình độ và nghiệp vụ, vươn lên trong các hoạt động sư phạm.

Giáo viên K8 không chỉ là người thầy tận tụy mà còn là người cha, người mẹ của các em khi xa nhà. Các thầy, cô đã chăm sóc, bảo ban các em thường xuyên đến các gia đình có học sinh K8 để thăm hỏi, động viên các em, cùng bà con dìu dắt các em. Đặc biệt là đối với những em nhỏ khi ốm đau, khi Tết đến xuân về, các em cần sự quan tâm đặc biệt. Nỗi nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhớ quê hương... của các em chỉ còn biết dựa vào thầy, cô để được an ủi. Bên cạnh đó, các thầy cô cũng luôn đề cao tinh thần trách nhiệm vươn lên trong giảng dạy và công tác, tạo mối liên hệ chặt chẽ với địa phương nên sau 6 năm sống ở các tỉnh miền Bắc đã có 43 thầy cô giáo được kết nạp vào Đảng, hàng trăm thầy cô giáo được các Ty Giáo dục công nhận là giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua, được học sinh và nhân dân tin yêu, quý trọng.

Suốt 2 năm thực hiện Kế hoạch K8, ngày đi bộ, đêm đi xe, len lỏi trong bom đạn, đến ngày 10/10/1967 đã đưa 3 vạn cháu con em của Vĩnh Linh và 2 huyện Gio Linh, Cam Lộ (sơ tán ra Vĩnh Linh trong trận càn của Mỹ tháng 5/1967) ra khỏi vùng ác liệt đến sinh sống, học tập ở các tỉnh phía Bắc trong sự cưu mang, đùm bọc, nuôi dạy của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trong 2 năm ấy, có 70 người con thân yêu của Vĩnh Linh đã vĩnh viễn nằm lại dưới làn bom đạn ác liệt của giặc Mỹ trong suốt chặng đường trên dưới 600km từ tuyến lửa Vĩnh Linh ra các tỉnh bạn (gồm 59 học sinh, 6 giáo viên, 2 cán bộ khu vực, 3 người hướng dẫn). Đặc biệt, trong khi phục vụ chiến dịch K8, ở Quảng Bình có 3 đồng chí hy sinh; Hà Tĩnh có 2 đồng chí bị thương nặng, trong đó có đồng chí Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh. Những nỗi đau của sự hy sinh mất mát ấy đã trở thành nỗi căm hờn, tạo nên sức mạnh vô song để Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Linh cùng đồng bào, chiến sĩ cả nước trút lửa lên đầu quân xâm lược đập tan cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc của đế quốc Mỹ, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc vào ngày 30/4/1975, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên “độc lập, tự do, đi lên chủ nghĩa xã hội”.

Kế hoạch K8 là một cuộc “thiên di” có một không hai trong lịch sử quê hương, đất nước, một chủ trương mang tính chiến lược của Đảng ta, có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trước đây cũng như nhiệm vụ xây dựng đất nước ngày nay.

Cầu Hiền Lương (phía bờ Bắc) sau ngày hòa bình lập lại năm 1954. Ảnh tư liệu

Cầu Hiền Lương (phía bờ Bắc) sau ngày hòa bình lập lại năm 1954. Ảnh tư liệu

Đắp kênh mương. Ảnh tư liệu

Đắp kênh mương. Ảnh tư liệu

Người dân san lấp hố bom. Ảnh tư liệu

Người dân san lấp hố bom. Ảnh tư liệu

Người dân làm muối. Ảnh tư liệu

Người dân làm muối. Ảnh tư liệu

Phát động phong trào 3 đảm đang. Ảnh tư liệu

Phát động phong trào 3 đảm đang. Ảnh tư liệu

San lấp hố bom, hàn gắn vết thương sau chiến tranh. Ảnh tư liệu

San lấp hố bom, hàn gắn vết thương sau chiến tranh. Ảnh tư liệu

Thư viện Vĩnh Linh bị đánh phá. Ảnh tư liệu

Thư viện Vĩnh Linh bị đánh phá. Ảnh tư liệu

Đôi bờ Hiền Lương. Ảnh tư liệu

Đôi bờ Hiền Lương. Ảnh tư liệu

Bắn rơi máy bay L19. Ảnh tư liệu

Bắn rơi máy bay L19. Ảnh tư liệu

Chuyển hàng ra đảo Cồn Cỏ. Ảnh tư liệu

Chuyển hàng ra đảo Cồn Cỏ. Ảnh tư liệu

Cụm loa thông tin bờ Bắc. Ảnh tư liệu

Cụm loa thông tin bờ Bắc. Ảnh tư liệu

Chiến tranh đã lùi xa và chiến dịch K8 đi vào lịch sử cách đây tròn 40 năm. Phần lớn các đồng chí cán bộ, nhân viên, thầy cô giáo tham gia chiến dịch bây giờ tuổi đã già, nghỉ hưu về với đời thường nhưng trong tâm khảm, ký ức của họ vẫn luôn nhớ về một kỷ niệm sâu sắc của một thời chiến tranh đạn bom khốc liệt. Hàng vạn học sinh K8 giờ đây đã trưởng thành, trở thành lực lượng đông đảo, nòng cốt ở nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực ở Vĩnh Linh, Quảng Trị; ở các tỉnh bạn và các Bộ, ngành Trung ương. Nhiều đồng chí đã trở thành lãnh đạo cấp cao trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, trở thành tướng lĩnh, nhà khoa học, nhà quản lý giỏi... nhiều người đang sinh sống, công tác trên mọi miền Tổ quốc và trong ký ức sâu thẳm của mình họ không thể nào quên tuổi ấu thơ trong một thời máu lửa.

Chiến tranh lùi xa, cuộc sống đương đại được tiếp nối theo mạch sống như lời Bác Hồ kính yêu:

“Còn non còn nước, còn người/ Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”...

Còn non còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay...
Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kế hoạch K8 là một cuộc “thiên di” có một không hai trong lịch sử quê hương, đất nước, một chủ trương mang tính chiến lược của Đảng ta, có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trước đây cũng như nhiệm vụ xây dựng đất nước ngày nay.

Nhân dân Vĩnh Linh đón học sinh K8 trở lại quê nhà vào năm 1973. Ảnh tư liệu

Nhân dân Vĩnh Linh đón học sinh K8 trở lại quê nhà vào năm 1973. Ảnh tư liệu

Ngày 1/1/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng cho Khu vực Vĩnh Linh. Ảnh tư liệu

Ngày 1/1/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng cho Khu vực Vĩnh Linh. Ảnh tư liệu

Cùng với cả nước, Vĩnh Linh chuyển mình trong sự phát triển, đổi mới theo định hướng mà các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc đã chỉ ra... Trong đó, việc tổ chức kỷ niệm “sự kiện K8 – K10" – sự kiện lịch sử không chỉ là dịp để tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, phát huy truyền thống anh hùng bất khuất của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh chống sự phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc trước đây, đồng thời còn là sự kích hoạt những sức mạnh tự tại của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, tiếp tục phát huy truyền thống quê hương, đoàn kết, thống nhất, cần cù, sáng tạo, ra sức phấn đấu xây dựng quê hương Vĩnh Linh ngày càng giàu đẹp. Đó cũng là cách mà quân và dân Vĩnh Linh thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với Trung ương Đảng, Chính phủ, Bác Hồ đã có một chủ trương, sách lược đúng đắn để bảo tồn và phát triển nguồn nhân lực cho Vĩnh Linh vào thời điểm cam go, ác liệt nhất của cuộc chiến tranh hủy diệt.

Với tình cảm của mình, đồng bào, chiến sĩ Vĩnh Linh qua sự tiếp tục phấn đấu vươn lên của mình để tri ân sâu sắc đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Hà, Ninh Bình... đã dành cho con em Vĩnh Linh sự cưu mang, đùm bọc, chở che, nuôi dưỡng bằng những tình cảm nghĩa tình, nhân hậu như mẹ cha ruột thịt một nhà. Những tình cảm cao quý, thiêng liêng đó, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh nguyện mãi khắc ghi và nhân lên gấp bội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước, quê hương hôm nay và mai sau.

Nội dung: NGUYỄN XUÂN MAI - Nguyên Ủy viên Thường vụ - Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Vĩnh Linh
Bài in trong sách: “Thép từ ngàn độ lửa”, nhiều tác giả, Lê Bá Dương chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2014
Trình bày: Hạnh Vũ