Một Việt Nam trách nhiệm, chân thành, đối tác tin cậy của
cộng đồng quốc tế

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Thụy Sĩ và Liên bang Nga. Là chuyến thăm chính thức châu Âu đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị mới, chuyến thăm đã truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một đất nước Việt Nam có trách nhiệm, là bạn bè và là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế.

Chuyến công du của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc diễn ra trong bối cảnh hết sức ý nghĩa. Đó là Việt Nam và Liên bang Nga vừa kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2020; hai nước cũng kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nga (2001-2021). Với Thụy Sĩ, năm 2021 đánh dấu mốc kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Sĩ.

Với lịch trình hoạt động sôi nổi và dày đặc, chuyến công tác của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thực chất, khẳng định mạnh mẽ quyết tâm của Việt Nam đưa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga và quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Thụy Sĩ lên tầm cao mới, mở ra những triển vọng hợp tác đầy tươi sáng cho quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác. Thông qua chuyến công du, hình ảnh về một đất nước Việt Nam năng động, ấm áp, chân thành, luôn tích cực và chủ động đóng góp trong các thể chế đa phương cũng đã được khắc họa rõ nét trong mắt bạn bè quốc tế.

Việt Nam-Thụy Sĩ: Tuy xa mà gần

Khoảng cách xa xôi về địa lý không thể ngăn cản sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Thụy Sĩ trong suốt chặng đường nửa thế kỷ qua. Tình cảm gắn bó, chân thành này đã được thể hiện qua sự đón tiếp chu đáo và trọng thị mà bạn bè Thụy Sĩ dành cho Đoàn Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Liên bang Thụy Sỹ Guy Parmelin.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Liên bang Thụy Sỹ Guy Parmelin.

Trong buổi hội đàm với Tổng thống Thụy Sĩ Guy Parmelin, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cách đây đúng 50 năm, vào năm 1971, khi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đang ở giai đoạn cam go nhất, Thụy Sĩ là một trong những nước phương Tây đầu tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đặt những viên gạch đầu tiên trong tiến trình vun đắp nhịp cầu hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. 

Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ và trân trọng sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của Thụy Sĩ dành cho Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và xây dựng đất nước ngày nay. 
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định

Nhìn lại chặng đường hợp tác trong suốt 50 năm qua, hai bên vui mừng nhận thấy, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Trên tinh thần xây dựng, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, hai bên đã thảo luận sâu rộng, toàn diện, thực chất và đạt được sự nhất trí chung về nhiều biện pháp cụ thể để thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Thụy Sĩ phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế hai nước. 

Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc diễn ra trọng thể sáng 26/11 tại Phủ Tổng thống Lohn Manor, Bern.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Guy Parmelin.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Liên bang Thụy Sĩ Andreas Aebi.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Schneider Ammann, cựu Tổng thống Thụy Sĩ, Bộ trưởng Kinh tế Thụy Sĩ

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Hội đồng bang Geneva Serge Dal Busco.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng chân dung Bác Hồ cho Lãnh sự danh dự Việt Nam ở Torino.

Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc diễn ra trọng thể sáng 26/11 tại Phủ Tổng thống Lohn Manor, Bern.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Guy Parmelin đồng chủ trì họp báo.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Liên bang Thụy Sĩ Andreas Aebi.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Schneider Ammann, cựu Tổng thống Thụy Sĩ, Bộ trưởng Kinh tế Thụy Sĩ

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ lưu niệm sau cuộc gặp Chủ tịch Hội đồng bang Geneva Serge Dal Busco.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng chân dung Bác Hồ cho Lãnh sự danh dự Việt Nam ở Torino.

Hợp tác thương mại là điểm sáng nổi bật của quan hệ song phương. Trong buổi tiếp xúc giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các lãnh đạo Thụy Sĩ, hai bên nhất trí nỗ lực sớm kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), mà Thụy Sĩ là nước dẫn đầu, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại song phương phát triển mạnh mẽ. Hai nước coi đây là nhiệm vụ ưu tiên cần tập trung thúc đẩy theo hướng linh hoạt, cân bằng lợi ích, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp hai nước yên tâm hợp tác lâu dài, trong đó có bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.  

Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp hàng đầu của Thụy Sĩ ở các lĩnh vực hạ tầng, công nghiệp nặng, công nghệ cao, điện, dược phẩm, Chủ tịch nước đề nghị Chính phủ Thụy Sĩ quan tâm hỗ trợ tài chính để khuyến khích các doanh nghiệp Thụy Sĩ tìm kiếm cơ hội đầu tư lâu dài tại Việt Nam, từ đó mở ra cơ hội thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Sĩ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Sĩ.

Tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn và cần những khuôn khổ hợp tác mới để thúc đẩy doanh nghiệp Thụy Sĩ đầu tư vào Việt Nam.
Tổng thống Thụy Sĩ Guy Parmelin nhận định

Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên cũng đạt được kết quả hợp tác đáng mừng về khoa học-công nghệ. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục-đào tạo, hướng tới thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác về đổi mới sáng tạo. Phía Thụy Sĩ sẽ đón các đoàn Việt Nam sang trao đổi hợp tác cụ thể, bao gồm hợp tác giữa 5 trường đại học hàng đầu của Thụy Sĩ và các trường đại học của Việt Nam. Kết quả hợp tác này thật sự có ý nghĩa khi Việt Nam đang triển khai Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 với khoa học-công nghệ đóng vai trò then chốt, trong khi lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là một thế mạnh của Thụy Sĩ.

Năm 2021 đánh dấu kỷ niệm 30 năm Chương trình hợp tác phát triển (ODA) của Thụy Sĩ ở Việt Nam. Nguồn ODA quý báu mà Chính phủ Thụy Sĩ cung cấp cho Việt Nam đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đô thị, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, qua đó đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế-xã hội. Tổng thống Thụy Sĩ cho biết, Việt Nam là một đối tác sử dụng ODA hiệu quả và Chính phủ Thụy Sĩ đã quyết định tiếp tục ưu tiên cung cấp 70 triệu franc Thụy Sĩ (hơn 75,6 triệu USD) vốn ODA cho Việt Nam trong giai đoạn 2021-2024, tập trung cho các lĩnh vực bảo vệ môi trường và cải cách kinh tế. 

Trong chặng đường gần một phần hai thế kỷ hợp tác, Việt Nam và Thụy Sĩ đã cùng đoàn kết bên nhau vượt qua nhiều thử thách. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, tinh thần đáng quý đó càng được thể hiện rõ nét. Mới đây nhất, vào tháng 8 vừa qua, Chính phủ Thụy Sĩ đã hỗ trợ nhiều trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Trong buổi hội đàm với Tổng thống Guy Parmelin, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên thúc đẩy việc các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu hai nước hợp tác phát triển, sản xuất và phân phối vaccine và thuốc điều trị Covid-19.

Gặp gỡ đại diện các hội, đoàn, tổ chức hữu nghị và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nhiều bang trên đất nước Thụy Sĩ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước là tình cảm, tài sản hết sức đáng quý, cần được gìn giữ và phát huy trong tương lai.

Buổi gặp gỡ cũng trở nên sôi nổi, giàu cảm xúc khi bà con kiều bào nêu những ý kiến đầy tâm huyết với quê hương đất nước, trong đó bày tỏ vui mừng khi Đảng, Nhà nước xác định rất đúng hướng việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở trong nước, coi đây là động lực phát triển của quốc gia. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Hữu nghị cho Hội hữu nghị Thụy Sĩ-Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Hữu nghị cho Hội hữu nghị Thụy Sĩ-Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam ở Thụy Sĩ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam ở Thụy Sĩ.

Nâng tầm đối ngoại đa phương, khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế


Một trong những dấu ấn đậm nét trong chuyến công tác châu Âu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lần này là các hoạt động đối ngoại đa phương. Chủ tịch nước đã dành nhiều thời gian trong lịch trình bận rộn tại Thụy Sĩ để tiếp các lãnh đạo các tổ chức đa phương có trụ sở tại quốc gia Trung Âu tươi đẹp này.

Hàng loạt cuộc làm việc với các nhà lãnh đạo của Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA)… đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam về sự coi trọng hợp tác với Liên hợp quốc, cũng như các tổ chức quốc tế. Đó cũng là sự khẳng định chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương, chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong các thể chế đa phương.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh kiểm soát và thích ứng linh hoạt với đại dịch Covid-19 là ưu tiên hàng đầu hiện nay của nước ta, các cuộc làm việc của Chủ tịch nước với các lãnh đạo các tổ chức đa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các nhà lãnh đạo đã gửi đến Chủ tịch nước những cam kết chắc chắn về việc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó hiệu quả đại dịch và phục hồi kinh tế thời kỳ hậu đại dịch.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch liên đoàn bóng đá quốc tế Gianni Infantino

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch liên đoàn bóng đá quốc tế Gianni Infantino

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ lưu niệm tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ lưu niệm tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Daren Tang và nhóm các nhà sáng chế trẻ mũ Vihelm (mũ chống Covid-19).

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Daren Tang và nhóm các nhà sáng chế trẻ mũ Vihelm (mũ chống Covid-19).

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Daren Tang.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Daren Tang.

Item 1 of 5

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch liên đoàn bóng đá quốc tế Gianni Infantino

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch liên đoàn bóng đá quốc tế Gianni Infantino

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ lưu niệm tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ lưu niệm tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Daren Tang và nhóm các nhà sáng chế trẻ mũ Vihelm (mũ chống Covid-19).

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Daren Tang và nhóm các nhà sáng chế trẻ mũ Vihelm (mũ chống Covid-19).

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Daren Tang.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Daren Tang.

44 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh, hai bên đã bước qua một hành trình dài ghi dấu những bước phát triển quan trọng trong lịch sử mối quan hệ hợp tác. Từ một nước nhận viện trợ của Liên hợp quốc để khắc phục hậu quả chiến tranh, đến nay, Việt Nam đã vươn lên tham gia sâu rộng và có nhiều đóng góp tích cực, trách nhiệm và toàn diện vào các hoạt động của Liên hợp quốc.

Tại cuộc gặp Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva Tatiana Valovaya, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, quan hệ hợp tác nhiều mặt hiệu quả giữa Việt Nam với Liên hợp quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam; Việt Nam mong muốn phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Liên hợp quốc, nhất là trong bối cảnh năm 2022 sẽ kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.

Cho rằng mối quan hệ hợp tác giữa Liên hợp quốc và Việt Nam đang tiếp tục tiến triển về nhiều mặt, bà Tatiana Valovaya đặc biệt đánh giá cao việc Việt Nam đã đảm nhận xuất sắc vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, với nhiều sáng kiến, đóng góp thiết thực cho các vấn đề toàn cầu.

Liên hợp quốc sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch, thông qua cơ chế COVAX cung cấp vaccine và thuốc điều trị cũng như hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch.
Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva Tatiana Valovaya

Việt Nam sẽ đóng góp tự nguyện thêm 500.000 USD cho COVAX, nâng tổng mức đóng góp tự nguyện của Việt Nam cho COVAX lên 1 triệu USD. Đây là tuyên bố của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi đến thăm trụ sở WHO tại Geneva và có buổi làm việc với Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Việt Nam là một trong số không nhiều nước đang phát triển có đóng góp tự nguyện cho COVAX. Đây là hành động ý nghĩa, thể hiện mạnh mẽ tình đoàn kết quốc tế và nỗ lực trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc WHO ủng hộ ý tưởng biến Việt Nam thành trung tâm khu vực về sản xuất vaccine và khẳng định sẽ trao đổi với bộ phận kỹ thuật về khả năng đưa vaccine do Việt Nam sản xuất tham gia chương trình thử nghiệm toàn cầu của WHO.

Giám đốc Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) Seth Berkley và Giám đốc Điều hành Chương trình COVAX Aurélia Nguyen khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ cung cấp vaccine cho Việt Nam nhiều nhất, nhanh nhất có thể.

Giai đoạn mới cho quan hệ đối tác
chiến lược toàn diện

Việt Nam-Liên bang Nga

Hơn mọi lời nói hoa mỹ, gần 72 năm vượt qua mọi thăng trầm của lịch sử để hợp tác gắn bó chính là minh chứng sống động nhất cho mối quan hệ bền vững Việt Nam-Liên bang Nga. Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là cơ hội để hai nước cùng nhìn lại những thành quả hợp tác đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời mở ra giai đoạn hợp tác mới, đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga với tầm nhìn đến năm 2030.

Trong không khí tin cậy, chân thành và cởi mở, đặc trưng cho quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Liên bang Nga, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nga V.Putin đã trao đổi, thống nhất nhiều phương hướng và biện pháp quan trọng nhằm mở ra giai đoạn hợp tác mới trong quan hệ hai nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga, mong muốn tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hợp tác trên tất cả lĩnh vực, vì lợi ích chung của hai đất nước.


Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đánh giá cao thành tựu Việt Nam đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao uy tín trên trường quốc tế; khẳng định, Liên bang Nga luôn coi Việt Nam là đối tác chiến lược hàng đầu tại khu vực.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống V.Putin đã ra Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam–Nga đến năm 2030, nhằm định hướng cho hợp tác tin cậy sâu sắc giữa hai nước trên tất cả lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, đáp ứng lợi ích lâu dài của hai quốc gia, dân tộc, góp phần vào hoà bình, an ninh và phát triển bền vững tại khu vực và trên thế giới.

Tuyên bố chung nhấn mạnh, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga dựa trên nền tảng hữu nghị truyền thống lâu đời và hợp tác cùng có lợi, được vun đắp bởi nhiều thế hệ đi trước, trải qua thử thách bởi thời gian, đứng vững trước các biến động và là hình mẫu cho hợp tác tôn trọng lẫn nhau, đáp ứng lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước. Kể từ khi hai nước ra Tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược năm 2001 và nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện năm 2012, quan hệ Việt Nam-Nga đã được tăng cường về nhiều mặt và rộng khắp trên các lĩnh vực.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin (Nguồn: Truyền hình Nhân Dân)

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin (Nguồn: Truyền hình Nhân Dân)

Nhằm phát huy những thành tựu đạt được, gìn giữ truyền thống hữu nghị tốt đẹp và tận dụng tiềm năng hợp tác sẵn có, hai bên khẳng định cùng nhau quyết tâm tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam và Nga tiếp tục phát triển đối thoại chính trị sâu rộng và thực chất ở cấp cao và cao nhất, coi việc củng cố tin cậy chiến lược là nền tảng cho việc mở rộng và tăng cường hơn nữa hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực, hoàn thiện hoạt động của các cơ chế hợp tác chung và trong trường hợp cần thiết, sẽ thiết lập các hình thức hợp tác mới nhằm tạo động lực và đột phá thực chất trong quan hệ song phương.

Với quyết tâm đưa hợp tác kinh tế trở thành trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam–Nga, hai nước sẽ nỗ lực mở rộng hơn nữa hợp tác trên cơ sở cùng có lợi, tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời tháo gỡ những vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác. Trong cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống V.Putin nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu, cũng như tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại và đầu tư song phương, nhằm tạo đột phá mạnh mẽ trên các lĩnh vực hợp tác quan trọng này.

Bên cạnh đó, hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực khác như quốc phòng, an ninh, năng lượng và dầu khí, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, văn hóa-du lịch, thông tin-truyền thông… cũng là những vấn đề mà hai nhà lãnh đạo quan tâm thúc đẩy.

Trong bối cảnh môi trường địa chính trị đầy biến động hiện nay, quan hệ Việt Nam-Nga được đánh giá là một trong những hình mẫu về sự tin cậy và phối hợp tốt trên trường quốc tế. Trên cơ sở gần gũi và tương đồng lập trường về nhiều vấn đề toàn cầu và khu vực, hai nước khẳng định tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế đa phương khác vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung, ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức quốc tế và các cơ quan chấp hành của các tổ chức đó.

Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi về việc phối hợp duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không tại châu Á–Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa doanh nghiệp 2 nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa doanh nghiệp 2 nước.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng gặp các nhà lãnh đạo Nga như Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Mishustin, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, Chủ tịch Đuma Quốc gia (Hạ viện) Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Volodin…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng rằng, với quyết tâm của lãnh đạo hai nước, nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành và địa phương, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam–Nga sẽ ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả theo đúng những định hướng mà nguyên thủ hai nước đã đề ra trong Tầm nhìn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam–Nga đến năm 2030.

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin khẳng định, Chính phủ Liên bang Nga rất coi trọng và mong muốn tăng cường mở rộng hợp tác với Việt Nam.

Các doanh nghiệp Nga và Việt Nam là những viên gạch quý đóng góp cho quan hệ hợp tác và tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Dự và phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam–Nga, với sự tham gia của 80 doanh nghiệp hai nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước kịp thời tháo gỡ khó khăn, thảo luận các biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều tăng 15 lần, đầu tư tăng 3 lần trong thời gian tới. Chủ tịch nước nhấn mạnh, thành công của các nhà đầu tư Nga cũng là mong mỏi, niềm tự hào của Việt Nam.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Sputnik V của Nga. Đây là điểm nhấn quan trọng của quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực y tế.

Theo đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T đã ký kết biên bản ghi nhớ với Quỹ Đầu tư trực tiếp Liên bang Nga (RDIF) và Tập đoàn Binnopharm về việc chuyển giao công nghệ sản xuất, thiết lập mới một cơ sở sản xuất “chu trình đầy đủ” vaccine Sputnik V ngừa Covid-19 tại Việt Nam; đồng thời chuyển giao công nghệ sản xuất, cùng thiết lập trung tâm nghiên cứu và cơ sở sản xuất “chu trình đầy đủ” tại Việt Nam để sản xuất các loại dược phẩm phòng chống Covid-19 và các loại dược phẩm khác. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến thể mới, “cái bắt tay” kịp thời giữa các doanh nghiệp hai nước có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ Việt Nam không chỉ chủ động về nguồn cung vaccine, mà còn chống lại những biến chủng mới liên tục của virus SARS-CoV-2.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Chiến sĩ Vô danh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Chiến sĩ Vô danh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Gennady Zyuganov.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Gennady Zyuganov.

Chủ tịch nước trao Huân chương Hữu nghị cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại và Trung tâm Đào tạo thuộc Cơ quan Tình báo đối ngoại LB Nga.

Chủ tịch nước trao Huân chương Hữu nghị cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại và Trung tâm Đào tạo thuộc Cơ quan Tình báo đối ngoại LB Nga.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga Kirill Dmitriev

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga Kirill Dmitriev

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phu nhân và cán bộ Đại sứ quán, đại diện các Cơ quan thường trú Việt Nam tại Liên bang Nga.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phu nhân và cán bộ Đại sứ quán, đại diện các Cơ quan thường trú Việt Nam tại Liên bang Nga.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ trao tặng ôtô của cộng đồng Việt Nam tại Liên bang Nga cho Cục cứu nạn cứu hộ-Bộ Quốc phòng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ trao tặng ôtô của cộng đồng Việt Nam tại Liên bang Nga cho Cục cứu nạn cứu hộ-Bộ Quốc phòng.

Item 1 of 7

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Chiến sĩ Vô danh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Chiến sĩ Vô danh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Gennady Zyuganov.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Gennady Zyuganov.

Chủ tịch nước trao Huân chương Hữu nghị cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại và Trung tâm Đào tạo thuộc Cơ quan Tình báo đối ngoại LB Nga.

Chủ tịch nước trao Huân chương Hữu nghị cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại và Trung tâm Đào tạo thuộc Cơ quan Tình báo đối ngoại LB Nga.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga Kirill Dmitriev

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga Kirill Dmitriev

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phu nhân và cán bộ Đại sứ quán, đại diện các Cơ quan thường trú Việt Nam tại Liên bang Nga.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phu nhân và cán bộ Đại sứ quán, đại diện các Cơ quan thường trú Việt Nam tại Liên bang Nga.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ trao tặng ôtô của cộng đồng Việt Nam tại Liên bang Nga cho Cục cứu nạn cứu hộ-Bộ Quốc phòng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ trao tặng ôtô của cộng đồng Việt Nam tại Liên bang Nga cho Cục cứu nạn cứu hộ-Bộ Quốc phòng.

Tình hữu nghị gắn bó, bền chặt Việt Nam-Nga là tài sản chung quý giá của nhân dân hai nước. Gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan thường trú Việt Nam tại Liên bang Nga, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và các cơ quan thường trú Việt Nam tại Nga thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao phó, đó là nỗ lực vun đắp cho mối quan hệ tốt đẹp này; đồng thời hỗ trợ đời sống cho bà con Việt kiều để ngày càng có nhiều hoạt động thiết thực của bà con hướng về quê hương, nguồn cội, đóng góp xây dựng đất nước giàu đẹp.

Theo TTXVN, các nhà ngoại giao, học giả, chuyên gia Việt Nam và Nga đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đối với triển vọng phát triển quan hệ hai nước.

Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi: Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quan hệ hai nước. Chuyến thăm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga trên tất cả các lĩnh vực và nâng tầm lên trong tình hình mới, đồng thời khẳng định quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga là quan hệ thủy chung, gắn bó chặt chẽ đặc biệt. Có thể nói đây là mối quan hệ hiếm có trên thế giới và cũng khẳng định hai nước chia sẻ nhiều quan điểm về tình hình thế giới và khu vực.

Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko: Chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là một trong những điểm nhấn quan trọng trong chương trình nghị sự song phương năm 2021, được kỳ vọng đem lại một xung lực mới thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt trên nhiều lĩnh vực, bảo đảm mối quan hệ này tiếp tục phát triển tốt đẹp trong tương lai.

Tiến sĩ, nhà Việt Nam học Alexander Sokolovsky, Chủ tịch Hội hữu nghị Nga-Việt tỉnh Primorye: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới Moskva là cần thiết… Mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước hiện rất vững chắc, có nhiều triển vọng và cần được duy trì liên lạc thường xuyên.

Tiến sĩ Chính trị Evgeny Vlasov, lãnh đạo trường Đại học Tổng hợp liên bang Viễn Đông (DVFU) phụ trách quan hệ quốc tế: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, việc Chủ tịch nước Việt Nam là một trong số ít các nhà lãnh đạo gặp trực tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin trong năm nay cho thấy sự gắn bó chặt chẽ giữa lãnh đạo hai nước.

Chuyến thăm chính thức Liên bang Thụy Sĩ và Liên bang Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã góp phần quan trọng thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Thụy Sĩ, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga. Chuyến thăm khẳng định đường lối đối ngoại của nước ta do Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra là độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ song phương đi vào chiều sâu, đồng thời góp phần nâng tầm đối ngoại đa phương.

(Theo Bộ Ngoại giao, TTXVN)


Ngày xuất bản: 3/12/2021
Chỉ đạo thực hiện: NGỌC THANH - BÍCH HẠNH
Nội dung: MINH HẰNG - NGUYỄN HÀ
Trình bày: NGUYỄN TRANG - ĐĂNG PHI - PHAN ANH
Ảnh: TTXVN, Bộ Ngoại Giao, Hội hữu nghị Việt-Nga, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam