10 năm Dân ca Ví, Giặm được UNESCO vinh danh:

NỖ LỰC BẢO TỒN VÀ TRAO TRUYỀN DI SẢN

Sau 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, hai địa phương Nghệ An và Hà Tĩnh đã và đang nỗ lực bảo tồn, phát huy những giá trị của di sản, cũng như tích cực quảng bá, giới thiệu những giá trị đặc sắc, tinh hoa, độc đáo của loại hình nghệ thuật này đến với công chúng trong nước và quốc tế.

Sức sống của một di sản

Dân ca Ví, Giặm ra đời trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt của người dân xứ Nghệ, cũng như tồn tại, phát triển trong cộng đồng người Việt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Dân ca Ví, Giặm ra đời trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt của người dân xứ Nghệ. (Ảnh: Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An)

Dân ca Ví, Giặm ra đời trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt của người dân xứ Nghệ. (Ảnh: Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An)

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, Trần Xuân Lương, nguyên khởi, Dân ca Ví, Giặm được ứng diễn trong các hoạt động lao động sản xuất, những dịp hội hè, những sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của quần chúng nhân dân lao động. Không gian diễn xướng của Dân ca Ví, Giặm là sân đình, cây đa, bến nước, hay chính trên đồng ruộng, sân bãi…

Không gian diễn xướng của Dân ca Ví, Giặm là sân đình, cây đa, bến nước, hay chính trên đồng ruộng, sân bãi… (Ảnh: Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài)

Không gian diễn xướng của Dân ca Ví, Giặm là sân đình, cây đa, bến nước, hay chính trên đồng ruộng, sân bãi… (Ảnh: Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài)

Về sau, khi cuộc sống thay đổi, bộ mặt nông thôn, thành thị biến chuyển theo hướng hiện đại hóa thì Dân ca Ví, Giặm cũng dần thích ứng, biến đổi theo. Dân ca Ví, Giặm thường được thể hiện trên sân khấu, thông qua các cuộc liên hoan, hội thi, các sinh hoạt văn nghệ từ cơ sở cho đến cấp tỉnh, các cuộc thi do Trung ương tổ chức.

Ngoài ra Dân ca Ví, Giặm còn được sử dụng trong các trò chơi dân gian của thiếu nhi, các em học sinh trong trường học. Không chỉ được thực hành tại các địa phương Nghệ An-Hà Tĩnh mà Dân ca Ví, Giặm còn được thực hành cả trong cộng đồng “người Nghệ” xa quê.

Những làn điệu Ví, Giặm giản dị, mộc mạc nhưng sâu lắng, thiết tha đã tạo nên một loại ngôn ngữ riêng, phản ánh nội tâm phong phú, đa dạng và nhiều cung bậc của người dân xứ Nghệ. (Ảnh: TTXVN)

Những làn điệu Ví, Giặm giản dị, mộc mạc nhưng sâu lắng, thiết tha đã tạo nên một loại ngôn ngữ riêng, phản ánh nội tâm phong phú, đa dạng và nhiều cung bậc của người dân xứ Nghệ. (Ảnh: TTXVN)

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là sự kết tinh khả năng sáng tạo lời ca và giai điệu của các cộng đồng người Nghệ Tĩnh. Giá trị của Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh nằm ở sự tôn trọng đối với sự tự do thể hiện tư tưởng, tình cảm bằng lời ca tiếng hát, bằng phương ngữ Nghệ Tĩnh. Tham gia các cuộc hát Ví, Giặm, nghệ nhân dễ dàng ứng tác, đặt lời mới, góp phần làm cho kho tàng Dân ca thêm đa dạng, phong phú.

Sự vinh danh của UNESCO nâng cao vị thế của Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ở trong nước và quốc tế, qua đó khẳng định và khuyến khích sự ứng tác, sáng tạo các biểu đạt truyền khẩu và nghệ thuật diễn xướng bằng phương ngữ, bảo đảm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa của nhân loại.

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là sự kết tinh khả năng sáng tạo lời ca và giai điệu của các cộng đồng người Nghệ Tĩnh. Giá trị của Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh nằm ở sự tôn trọng đối với sự tự do thể hiện tư tưởng, tình cảm bằng lời ca tiếng hát, bằng phương ngữ Nghệ Tĩnh. Tham gia các cuộc hát Ví, Giặm, nghệ nhân dễ dàng ứng tác, đặt lời mới, góp phần làm cho kho tàng Dân ca thêm đa dạng, phong phú.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, Trần Xuân Lương. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)

Nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị của di sản

Việc bảo vệ và phát huy Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh không chỉ là nhiệm vụ của cộng đồng người dân xứ Nghệ mà còn là nhiệm vụ của quốc gia, dân tộc nhằm bảo vệ một sáng tạo mang tầm nhân loại. Trong suốt 10 năm qua, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã triển khai rất nhiều biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của Dân ca Ví, Giặm.

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm khai thác trên nhiều bình diện. Có hàng trăm cuốn sách, bài viết, nghiên cứu khoa học về dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đăng trên các tạp chí chuyên ngành.

Các công trình nghiên cứu tập trung phản ánh các nội dung sau: Sự hình thành và phát triển của Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; Công tác nghiên cứu, sưu tầm; Công tác đào tạo, giáo dục; Các tác phẩm sáng tác dựa vào chất liệu dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và nhiều bài nghiên cứu về dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh xuất bản trong các tạp chí khoa học chuyên ngành.

Hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cũng đã tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu và tuyển tập, biên tập cuốn sách Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; tổ chức toạ đàm “Tương lai nào cho Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”, hội thảo “Đưa dân ca Ví, Giặm vào trường học”, hội thảo “Kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh-xu thế hội nhập và phát triển”...

Kể từ Liên hoan Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ lần thứ nhất vào năm 2012, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã tổ chức thêm 5 kỳ Liên hoan, Festival vào các năm 2014, 2016 và 2018 và năm 2023 và kỳ Festival thứ 5 đang diễn ra tại thành phố Hà Tĩnh. Trước khi diễn ra Liên hoan cấp tỉnh, cấp liên tỉnh và Festival, đã diễn ra Liên hoan ở cấp cụm, với sự tham gia của các câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm ở các địa phương.

Đây là một hoạt động quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị vốn có và giá trị tiêu biểu của các thể hát và trò diễn xướng; tạo cơ hội để các câu lạc bộ gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; tiếp tục đẩy mạnh phong trào hát Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong các ngành, tổ chức, đoàn thể, địa phương.

Item 1 of 4

Dân ca Ví, Dặm hình thành, phát triển sâu rộng trong đời sống, sản xuất hàng ngày của người dân xứ Nghệ. (Ảnh: ĐẬU HÀ)

Dân ca Ví, Dặm hình thành, phát triển sâu rộng trong đời sống, sản xuất hàng ngày của người dân xứ Nghệ. (Ảnh: ĐẬU HÀ)

Một buổi sinh hoạt câu lạc bộ Dân ca Ví, Dặm ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. (Ảnh: ĐẬU HÀ)

Một buổi sinh hoạt câu lạc bộ Dân ca Ví, Dặm ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. (Ảnh: ĐẬU HÀ)

Một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Dân ca Ví Giặm phường Vinh Tân (Thành phố Vinh). (Ảnh: THÀNH CHÂU-MINH QUÂN)

Một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Dân ca Ví Giặm phường Vinh Tân (Thành phố Vinh). (Ảnh: THÀNH CHÂU-MINH QUÂN)

Biểu diễn Dân ca Ví, Giặm ở Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, Nghệ An. (Ảnh: THÀNH CHÂU-MINH QUÂN)

Biểu diễn Dân ca Ví, Giặm ở Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, Nghệ An. (Ảnh: THÀNH CHÂU-MINH QUÂN)

Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Nghệ An Trần Thị Mỹ Hạnh cho biết: Từ năm 2014, khi dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh đến nay, tỉnh Nghệ An luôn quan tâm triển khai các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm, nhất là ở cơ sở và trong cộng đồng.

Đó là công tác truyền dạy di sản được triển khai thường xuyên bằng nhiều hình thức: Sinh hoạt trong gia đình, cộng đồng và câu lạc bộ; tổ chức dạy học trong trường phổ thông; đào tạo trong Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật; dạy hát trên sóng phát thanh truyền hình; tập huấn cho giáo viên và các câu lạc bộ tại các huyện, thành, thị…

Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Nghệ An Trần Thị Mỹ Hạnh. (Ảnh: TTXVN)

Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Nghệ An Trần Thị Mỹ Hạnh. (Ảnh: TTXVN)

10 năm qua, hai địa phương Nghệ An và Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều cuộc liên hoan dân ca Ví, Giặm cấp liên tỉnh và Festival dân ca Ví, Giặm; Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, viết tin, bài về dân ca này trên các trang website, phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp xây dựng phóng sự, phim tài liệu, phát hành đĩa CD, VCD về dân ca Ví, Giặm; Tham gia giao lưu, biểu diễn dân ca Ví, Giặm tại các liên hoan, ngày hội, festival của các tỉnh, thành trong cả nước và các nước EU, Đông Nam Á…

Ngành Văn hóa cũng đẩy mạnh hoạt động sân khấu hóa dân ca Ví, Giặm trên sân khấu kịch hát Nghệ Tĩnh, đưa kịch hát dân ca đến gần hơn với quần chúng. Nhiều vở diễn, chương trình đạt giải cao trong các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc và đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của quần chúng nhân dân…

Thông qua các hoạt động này của ngành Văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, Ví, Giặm đang ngày càng gắn bó trực tiếp với cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân xứ Nghệ, tạo nên sức sống và sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Đặc biệt, vai trò của cộng đồng trong bảo vệ, phát huy các giá trị của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ngày càng được phát huy.

* Trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện có 349 câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm trải đều trên khắp các huyện, thành, thị với gần 6.000 hội viên đủ các ngành nghề và độ tuổi khác nhau cùng tham gia sinh hoạt.
Các Câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm được 110 nghệ nhân dân gian, 4 Nghệ nhân nhân dân và 70 nghệ nhân ưu tú truyền dạy, đồng hành và hỗ trợ phương pháp sáng tác, biên soạn, dàn dựng tiết mục, chương trình; kỹ năng gieo vần, lồng điệu, soạn lời…
Thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh giai đoạn 2021-2025, địa phương đã ban hành một số chính sách khuyến khích thành lập mới câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm, đãi ngộ các nghệ nhân...
Cùng với đó, các đơn vị chuyên môn của ngành văn hóa hai tỉnh đã hỗ trợ các trường học xây dựng kế hoạch để gắn kết dạy hát dân ca với chương trình học của nhà trường, đồng thời tổ chức thành công Hội thi “Hát dân ca trong trường học” thường niên.

Câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm Trường Tiểu học Tô Hiến Thành, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh tập luyện tiết mục mới. (Ảnh: baohatinh.vn)

Câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm Trường Tiểu học Tô Hiến Thành, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh tập luyện tiết mục mới. (Ảnh: baohatinh.vn)

Trường Tiểu học Nam Hà (thành phố Hà Tĩnh) xây dựng không gian Dân ca Ví, Giặm cho học sinh tham quan, tìm hiểu. (Ảnh: baohatinh.vn)

Trường Tiểu học Nam Hà (thành phố Hà Tĩnh) xây dựng không gian Dân ca Ví, Giặm cho học sinh tham quan, tìm hiểu. (Ảnh: baohatinh.vn)

Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản Dân ca xứ Nghệ hướng dẫn các em học sinh hát dân ca. (Ảnh: baonghean.vn)

Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản Dân ca xứ Nghệ hướng dẫn các em học sinh hát dân ca. (Ảnh: baonghean.vn)

Để Ví, Giặm trường tồn và tỏa sáng

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc bảo tồn di sản văn hóa Dân ca Ví, Giặm đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

Hiện nay, các làn điệu dân ca cổ (nguyên gốc) cũng như cách thức trình diễn của dân ca Ví, Giặm dần bị mai một trong cộng đồng. Lực lượng nghệ nhân dân gian nắm giữ, thực hành các bài bản cổ ngày càng ít, do tuổi cao, không đủ sức để thực hành và truyền dạy.

Bên cạnh đó, lớp trẻ lại ít người hào hứng với loại hình di sản này nên sự kế thừa chưa nhiều. Môi trường và không gian diễn xướng thay đổi, không còn điều kiện để thực hành những bài bản cổ. Việc cải biên hoặc “sáng tác” không nắm vững những bài bản cổ đã làm thay đổi, thậm chí làm sai lệch di sản.

"Hiện nay, các làn điệu dân ca cổ (nguyên gốc) cũng như cách thức trình diễn của Dân ca Ví, Giặm dần bị mai một, ít người nhớ đến; tính sáng tạo trong Dân ca Ví, Giặm đã bị hạn chế, không còn sự đối đáp ngẫu hứng mà phụ thuộc phần nhiều vào bài bản, lớp diễn. Lực lượng Nghệ nhân dân gian nhân nắm giữ, thực hành các bài bản cổ ngày càng ít do tuổi cao, không đủ sức để thực hành và truyền dạy. Môi trường và không gian diễn xướng thay đổi, không còn điều kiện để thực hành những bài bản cổ. Việc cải biên hoặc “sáng tác” không nắm vững những bài bản cổ đã làm thay đổi, thậm chí làm sai lệch di sản. Đáng chú ý, quá trình huy động kinh phí xã hội hóa các hoạt động văn hóa văn nghệ nói chung, với Dân ca Ví, Giặm nói riêng còn hạn chế, chủ yếu phụ thuộc từ ngân sách nhà nước…".

(Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, Trần Xuân Lương)

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá dân ca Ví, Giặm trên các nền tảng mạng xã hội và thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa ở trong, ngoài tỉnh và ở nước ngoài còn hạn chế. Chưa huy động được nhiều nguồn kinh phí xã hội hóa phục vụ cho hoạt động văn hóa văn nghệ, trong đó có dân ca Ví, Giặm…

Để giải quyết những khó khăn này, ngành văn hóa sẽ tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước, tăng cường đầu tư các nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có di sản dân ca Ví, Giặm.

Mới đây, phát biểu tại Lễ kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2014-2024) tổ chức tại thành phố Vinh, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhấn mạnh: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa là góp phần gìn giữ hồn cốt của dân tộc. Bảo tồn, phát huy giá trị di sản được UNESCO ghi danh vừa là niềm vinh dự, tự hào nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm, là cam kết không chỉ của hai tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh mà là của quốc gia với UNESCO trong việc thực hiện Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003.

Về phía tỉnh Nghệ An, theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Nghệ An Trần Thị Mỹ Hạnh, để tạo sự lan tỏa, phát triển cho di sản văn hóa Ví, Giặm, thời gian tới, tỉnh Nghệ An sẽ đánh giá việc thực hiện Đề án “Bảo vệ và Phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025” và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo vệ và Phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2026-2030”, qua đó nhằm huy động các nguồn lực như kinh phí, cơ sở vật chất, nhân lực... cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có di sản dân ca Ví, Giặm.

"Nghệ An sẽ tập trung triển khai có hiệu quả các chính sách, quy hoạch về bảo tồn, phát huy giá trị dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, như: Hoàn thiện và đưa vào sử dụng Nhà hát dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân và câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm; đưa quy hoạch bảo tồn và phát huy dân ca Nghệ Tĩnh vào trong quy hoạch kinh tế-xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch gắn với dân ca Ví, Giặm; tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về các giá trị của dân ca Nghệ Tĩnh và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo tồn, phát huy di sản này".

(Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Nghệ An Trần Thị Mỹ Hạnh)

Kế đến, Nghệ An sẽ tập trung triển khai có hiệu quả các chính sách, quy hoạch về bảo tồn, phát huy giá trị dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, như: Hoàn thiện và đưa vào sử dụng Nhà hát dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân và câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm; đưa quy hoạch bảo tồn và phát huy dân ca Nghệ Tĩnh vào trong quy hoạch kinh tế-xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch gắn với dân ca Ví, Giặm; tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về các giá trị của dân ca Nghệ Tĩnh và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo tồn, phát huy di sản này.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa là góp phần gìn giữ hồn cốt của dân tộc. Bảo tồn, phát huy giá trị di sản được UNESCO ghi danh vừa là niềm vinh dự, tự hào nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm, là cam kết không chỉ của hai tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh mà là của quốc gia với UNESCO trong việc thực hiện Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003.

-Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông-

Hai địa phương Nghệ An và Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm xuống từng thôn, xóm; duy trì tổ chức liên hoan, thi hát dân ca Ví, Giặm hàng năm; triển khai có hiệu quả các hoạt động truyền dạy dân ca Ví, Giặm trong cộng đồng.

Chú trọng phục dựng không gian diễn xướng của dân ca Ví, Giặm, ưu tiên phục hồi, lưu truyền các bài hát và hình thức diễn xướng truyền thống đã bị mai một, đồng thời khuyến khích các tác phẩm tự biên. Xây dựng các vở diễn, các chương trình biểu diễn giới thiệu và quảng bá dân ca Nghệ Tĩnh trong, ngoài tỉnh và quốc tế.

Một giải pháp quan trọng khác là xây dựng dân ca Ví, Giặm thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Nghệ với nhiều hình thức: Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh thông qua hệ thống mạng xã hội, trên các nền tảng YouTube, website, fanpage… để quảng bá. Phát triển mạng lưới, cung cấp các dịch vụ, sản phẩm văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tại các khu, điểm du lịch; lựa chọn, đầu tư xây dựng thương hiệu cho Ví, Giặm và thương hiệu du lịch địa phương gắn với Ví, Giặm…

Để dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh thực sự lan tỏa và trường tồn, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị chính quyền tỉnh Nghệ An chủ động, tích cực, phối hợp tốt hơn nữa với tỉnh Hà Tĩnh và các Ban, Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan hữu quan, các cộng đồng là chủ thể của di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và nhân dân cả nước, với tất cả tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, tình yêu với di sản văn hóa truyền thống dân tộc để thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động quốc gia nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể này.

“Trong đó cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, đồng thời, tăng cường đầu tư các nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có di sản dân ca Ví, Giặm, để làm sao xây dựng dân ca Ví, Giặm thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Nghệ”, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhấn mạnh.

Ngày xuất bản: 27/11/2024
Tổ chức sản xuất: HỒNG MINH
Nội dung: THÀNH CHÂU, NGÔ TUẤN, MINH QUÂN
Biên tập và trình bày: BIỆN DIỆU


Trở về nhandan.vn