Theo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, những đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn trong giai đoạn vừa qua không chỉ phản ánh qua những con số về kết quả doanh thu, lợi nhuận mà còn thể hiện rõ nét trong nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục giữ vị trí, vai trò nòng cốt trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng; bảo đảm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, các cân đối lớn cho nền kinh tế.

Cụ thể, các tập đoàn, tổng công ty chiếm giữ thị phần, tổng sản lượng so với cả nước khoảng 87% điện năng, 50% xăng dầu bán lẻ, 100% khí khô, 70% khí hóa lỏng, 70% phân bón, 45% thuê bao di động, 41% băng rộng cố định mặt đất. Trong lĩnh vực vận tải, các tập đoàn, tổng công ty nắm giữ 49% sản lượng vận tải hành khách hàng không nội địa, quản lý 21/22 cảng hàng không dân dụng, 16% hàng hóa vận tải biển, 100% điều hành và vận tải giao thông đường sắt.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, các tập đoàn, tổng công ty đã đẩy mạnh đầu tư phát triển, trong đó, nhiều dự án lớn, quan trọng có tính kết nối, lan tỏa, tạo tiền đề và động lực cho phát triển các ngành, lĩnh vực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của cả nước; đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, viễn thông, công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

ĐẨY MẠNH VAI TRÒ NÒNG CỐT TRONG NHIỀU NGÀNH, LĨNH VỰC KINH TẾ

Tình hình sản xuất kinh doanh của Vinachem những tháng đầu năm 2023 gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế thế giới. Đó là Trung Quốc mở cửa toàn diện trở lại, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng phân bón, hóa chất đã tạo áp lực cạnh tranh lên các mặt hàng của Việt Nam vì Trung Quốc có lợi thế sản xuất quy mô lớn.

Bên cạnh đó, những bất cập trong chính sách thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm phân bón sản xuất trong nước vẫn chưa được các cấp có thẩm quyền giải quyết, khiến doanh nghiệp phát sinh chi phí, tăng giá vốn hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vinachem làm chủ công nghệ sản xuất hiện đại.

Vinachem làm chủ công nghệ sản xuất hiện đại.

Hơn nữa, việc không gia hạn áp dụng thuế tự vệ đối với phân bón DAP tiếp tục tạo ra sự cạnh tranh và gây bất lợi cho các đơn vị sản xuất phân bón trong nước so với phân bón nhập khẩu.

Nguyên liệu đầu vào cũng là yếu tố gây khó khăn cho các đơn vị thuộc Tập đoàn, do vẫn còn tình trạng thiếu hụt nguồn cung các loại than cho sản xuất phân bón với giá chưa được điều chỉnh giảm ở mức phù hợp.

Trong bối cảnh đó, Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã nỗ lực, cố gắng phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, với doanh thu 7 tháng năm 2023 ước đạt 31.700 tỷ đồng, đạt 65% kế hoạch năm; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 28,300 tỷ đồng; chỉ tiêu lợi nhuận cơ bản đang bám sát mục tiêu đề ra.

Bình quân hằng năm, Tập đoàn và các đơn vị thành viên sản xuất và cung ứng cho thị trường gần 4 triệu tấn phân bón các loại (đạm, DAP, lân nung chảy, supe lân và NPK tổng hợp), đáp ứng nhu cầu cho sản xuất trong nước, góp phần bảo đảm an toàn và an ninh lương thực quốc gia.

Tuy còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng kết quả đó là cơ sở để Vinachem tiếp tục nỗ lực, cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra cho cả năm 2023: Phấn đấu doanh thu đạt hơn 57.100 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 54.5 tỷ đồng; bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động Tập đoàn.

Sau khi chuyển giao về Ủy ban, dưới sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Ủy ban và sự hỗ trợ của các vụ chức năng, SCIC đạt được kết quả khá toàn diện trên các mặt hoạt động.

Một số chỉ tiêu kinh doanh giai đoạn 2019-2022: Tổng doanh thu đạt 32.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 25.660 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt 30.000 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân đạt 11%/năm.

Về công tác tiếp nhận doanh nghiệp, đến nay, SCIC đã tiếp nhận được 25 doanh nghiệp, với số vốn nhà nước là 15.900 tỷ đồng (chiếm 52% vốn tiếp nhận từ khi thành lập). Trong đó có một số doanh nghiệp quy mô lớn như Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam-CTCP, Tổng Công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty Vật liệu Xây dựng số 1-CTCP, Tổng công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam-CTCP, Tổng công ty Sông Đà-CTCP.

SCIC đạt được kết quả khá toàn diện trên các mặt hoạt động.

SCIC đạt được kết quả khá toàn diện trên các mặt hoạt động.

Thông qua vai trò cổ đông nhà nước, SCIC thực hiện tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động, xử lý tồn tại phát sinh tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty có quy mô vốn lớn.

Ủy ban đã đồng hành cùng SCIC và Tổng công ty Thép để kiến nghị với cấp có thẩm quyền, đề xuất phương án xử lý tồn tại kéo dài tại dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (Tisco 2) và Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM).

SCIC đã nỗ lực bán vốn thành công tại 52 doanh nghiệp, thu về 4.500 tỷ đồng, gấp 3 lần so với giá vốn (1.479 tỷ đồng). Trong giai đoạn này, SCIC đã giải ngân đầu tư 10.696 tỷ đồng, trong đó đã đầu tư gần 7.000 tỷ đồng theo chỉ định của Chính phủ thực hiện nhiệm vụ chính trị-xã hội vào Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Bên cạnh hoạt động tự tìm kiếm, nghiên cứu cơ hội đầu tư trên thị trường bên ngoài, SCIC cũng chú trọng việc hợp tác tìm kiếm, triển khai cơ hội đầu tư với các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Ủy ban.

Một số cơ hội đang triển khai như: Hợp tác với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đầu tư dự án cảng Cái Mép hạ, hợp tác với PVN nghiên cứu một số dự án lọc dầu, với VEC về dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, với ACV về dự án Hệ thống cung cấp nhiên liệu tàu bay bên trong Cảng Hàng không quốc tế Long Thành…

Lễ khởi công thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách - Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay - Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Lễ khởi công thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách - Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay - Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Đối với nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế: Ngoài việc hoàn thiện các quy chế, quy định nội bộ theo quy định pháp luật, trong giai đoạn 2019-2023, SCIC tập trung đẩy mạnh hoàn thiện Chiến lược phát triển và Đề án cơ cấu lại.

Sau nhiều lần thẩm định của các Bộ, ngành Trung ương, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của các bộ và lãnh đạo Chính phủ, hiện nay Chiến lược phát triển và Đề án cơ cấu lại của SCIC đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Có thể nói sau hơn 17 năm hoạt động, Chiến lược phát triển của SCIC đã dần hoàn thiện và sắp được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để đẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh vốn, nâng cao vai trò là nhà đầu tư của Chính phủ trong thời gian tới.

Trải qua chặng đường 19 năm xây dựng, không ngừng phấn đấu và trưởng thành của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), VEC đã từng bước khắc phục khó khăn và gặt hái nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo tiền đề hoàn thành tái cơ cấu doanh nghiệp thành công.

Hiện nay, VEC đang trong quá trình tái cơ cấu tổng thể để sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hành trình trưởng thành và phát triển của VEC, không thể không nhắc tới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Bộ Giao thông vận tải và đặc biệt là Ủy ban đã hỗ trợ, đồng hành và sát cánh cùng VEC nhiệm kỳ 5 năm qua.

Nhiệm kỳ đầu tiên đặt nền móng phát triển của Ủy ban cũng là giai đoạn vô cùng khó khăn, thử thách đối với toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động VEC.

Sai phạm tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác chỉ đạo, điều hành cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Khó khăn nội tại cùng với việc thay đổi nhân sự cấp cao là thách thức rất lớn đối với những người đứng đầu, chèo lái con tàu VEC đi qua giông bão.

Năm 2022, các tuyến cao tốc của VEC đã phục vụ an toàn khoảng 53,2 triệu lượt phương tiện.

Năm 2022, các tuyến cao tốc của VEC đã phục vụ an toàn khoảng 53,2 triệu lượt phương tiện.

Cùng với đó là những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, suy thoái kinh tế trên toàn thế giới khiến giai đoạn 2018-2023 là một nhiệm kỳ đầy thử thách đối với VEC.

Tuy nhiên với sự sâu sát của Ủy ban, sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Tổng công ty, sự đoàn kết, đồng lòng của toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động, VEC đã quán triệt thực hiện phương châm của Chính phủ, từng bước khắc phục khó khăn kép, gặt hái được những kết quả đáng khích lệ, là tiền đề cho hoạt động tái cơ cấu tổng thể doanh nghiệp trong thời gian tới.

Năm 2022, các tuyến cao tốc của VEC đã phục vụ an toàn khoảng 53,2 triệu lượt phương tiện, tăng 41,1% so với năm 2021. Tổng doanh thu thu phí đạt hơn 4.400 tỷ đồng, tăng 36,1% so với năm 2021. Doanh thu của Tổng công ty đạt hơn 5.360 tỷ đồng, trong đó Công ty mẹ đạt 5.015 tỷ đồng, hoàn thành 123,6% kế hoạch năm 2022.

Hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC) hoạt động ổn định, hiệu quả.

Hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC) hoạt động ổn định, hiệu quả.

Phát huy những kết quả tích cực đó, 6 tháng đầu năm 2023, VEC đã bám sát mục tiêu, tập trung triển khai quyết liệt và cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch đề ra.

Theo đó, công tác quản lý, vận hành khai thác 4 tuyến cao tốc tiếp tục bảo đảm an toàn, thông suốt; hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC) hoạt động ổn định, hiệu quả. Các tuyến cao tốc của VEC đã phục vụ an toàn gần 30 triệu lượt phương tiện, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2022.

Doanh thu Công ty mẹ (bao gồm chênh lệch tỷ giá) đạt hơn 2.490 tỷ đồng, hoàn thành 50% kế hoạch năm 2023; lợi nhuận trước thuế và nộp ngân sách nhà nước lần lượt đạt 51% và 52% kế hoạch năm 2023. Doanh thu năm 2023 của Công ty mẹ ước đạt hơn 4.900 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành 100% kế hoạch cả năm.

Tuyến cao tốc Bến Lức-Long Thành sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Tuyến cao tốc Bến Lức-Long Thành sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Một trong những nội dung đáng quan tâm trong hoạt động của VEC hiện nay là giải quyết các vướng mắc, khó khăn tại Dự án đường cao tốc Bến Lức-Long Thành.

Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức-Long Thành với tổng chiều dài 57,8km là công trình trọng điểm quốc gia thuộc trục cao tốc bắc-nam, do VEC làm chủ đầu tư. Sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác, tuyến cao tốc Bến Lức-Long Thành sẽ kết nối giao thông Miền Tây và vùng Đông Nam Bộ, giảm áp lực đáng kể cho giao thông trong vùng, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ.

Khởi công năm 2014 và dự kiến hoàn thành năm 2020, tuy nhiên Dự án phải dừng thi công năm 2019 do thay đổi về cơ chế, chính sách dẫn đến một số gói thầu không được bố trí vốn thực hiện.

Đến nay, các vướng mắc, khó khăn trên đã cơ bản được giải quyết. Sau điều chỉnh chủ trương đầu tư VEC đã khẩn trương hoàn tất các bước cuối cùng để Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 961/QĐ- BGTVT ngày 4/8/2023 phê duyệt điều chỉnh Dự án. Đây là cơ sở quan trọng để VEC tái khởi động toàn bộ dự án, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

CÁC NHÓM NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

Đánh giá chung về vị trí, vai trò của 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban, Chính phủ ghi nhận các doanh nghiệp tiếp tục giữ vai trò nòng cốt trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước, góp phần bảo đảm các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, tạo tiền đề và động lực quan trọng cho phát triển các ngành, lĩnh vực và nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, thực hiện an sinh xã hội và quốc phòng an ninh.

Cùng với đó, vốn chủ sở hữu và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp được bảo toàn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được duy trì, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thời gian qua, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn chưa chủ động phát huy hết hiệu quả nguồn lực vốn, tài sản Nhà nước giao, đặc biệt là trong việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư lớn, quan trọng, hầu như không có dự án nào được khởi công mới trong các giai đoạn vừa qua.

Những tồn tại, hạn chế xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan thuộc trách nhiệm của nhiều chủ thể liên quan: Chính phủ, các bộ ngành, Ủy ban và các doanh nghiệp,... trong đó có những nguyên nhân chính như: Vướng mắc lớn về pháp lý; sự phối hợp với các bộ, ngành còn chưa chặt chẽ, hiệu quả; cần sự cố gắng, nỗ lực và chủ động hơn nữa của Ủy ban và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Sáng 9/9, tại TP Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh), Công ty Tuyển than Cửa Ông thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức Lễ gắn biển công trình “Hệ thống thu hồi than tại Phân xưởng Tuyển than 1 và Phân xưởng Tuyển than 2” chào mừng 5 năm thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ triển khai thi công xây dựng công trình Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I, ngày 13/12/2021.

Khai trương “Trục liên thông văn bản Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp”

Sáng 9/9, tại TP Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh), Công ty Tuyển than Cửa Ông thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức Lễ gắn biển công trình “Hệ thống thu hồi than tại Phân xưởng Tuyển than 1 và Phân xưởng Tuyển than 2” chào mừng 5 năm thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ triển khai thi công xây dựng công trình Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I, ngày 13/12/2021.

Khai trương “Trục liên thông văn bản Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp”

Để phát huy vai trò của các tập đoàn, tổng công ty trong phát triển kinh tế-xã hội, Ủy ban đề ra 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho các tập đoàn, tổng công ty trong thời gian tới. Đó là:

1Xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển gắn với phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế-kỹ thuật của các tập đoàn, tổng công ty và quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; khẩn trương trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt để sớm triển khai thực hiện.

2Hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; các tập đoàn, tổng công ty có thế mạnh, điều kiện thuận lợi phải phấn đấu vượt kế hoạch được giao để góp phần đạt kết quả cao nhất;
Trước hết, cần hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 đề ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước (năm 2023 ít nhất là 160.549 tỷ đồng) và giải quyết việc làm cho khoảng 722.000 lao động.

3Chủ động đầu tư theo chiến lược, kế hoạch và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ, bảo đảm hiệu quả tổng thể, phát triển bền vững, phù hợp cơ chế thị trường. Nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư theo kế hoạch được giao hằng năm, bảo đảm hiệu quả, đúng quy định và phát triển bền vững. Phấn đấu đẩy nhanh tiến độ để đưa các dự án đầu tư mới vào hoạt động theo đúng tiến độ đề ra.

4Đẩy mạnh đổi mới, hiện đại hóa quản trị doanh nghiệp theo cơ chế thị trường và các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế; thiết lập hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ có hiệu lực, hiệu quả; nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, sử dụng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.

5Nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua đẩy mạnh tiết kiệm trong các khâu sản xuất; nghiên cứu phương án kỹ thuật, công tác cải tiến sử dụng nguyên phụ liệu thay thế phù hợp vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ và đảm bảo hạ giá thành. Tăng cường quản lý và thu hồi công nợ, đảm bảo tình hình tài chính và dòng tiền cho hoạt động của doanh nghiệp lành mạnh.

6Tiếp cận có hiệu quả hơn các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để bảo đảm nguồn vốn đầu tư dài hạn, có chi phí thấp.

7Nâng cao chất lượng công tác dự báo, phân tích, cảnh báo, phòng ngừa rủi ro.

8Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh phương thức kinh doanh trực tuyến phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ nhằm giảm bớt sự tham gia trực tiếp của nhân công, duy trì và gia tăng nguồn thu cho doanh nghiệp; nâng cao năng lực, hiệu quả, sức cạnh tranh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.

9Phát huy vai trò của tổ chức Đảng tại doanh nghiệp; vai trò của Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương.

Ngày xuất bản: 01/10/2023
Tổ chức: Ngọc Thanh-Việt Anh
Thực hiện: Tô Hà - Khánh Giang
Trình bày: Phương Nam