Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ ...

Là Đội trưởng của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, Thiếu tướng Hoàng Sâm đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần tô thắm, vun đắp tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu Việt - Lào. Với hơn 40 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Hoàng Sâm luôn tập trung tinh thần, trí tuệ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân giao phó, lập nên nhiều chiến công, thành tích vẻ vang và được coi là Chapaev Việt Nam.

Đồng chí Hoàng Sâm, tên thật là Trần Văn Kỳ, sinh năm 1915, quê ở xã Lệ Sơn (nay là xã Văn Hóa), huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Năm 1927, đồng chí Hoàng Sâm theo bố mẹ sang Xiêm (Thái Lan ngày nay) sinh sống và sớm giác ngộ, tham gia cách mạng. Từ tháng 7/1928 đến cuối năm 1929, Trần Văn Kỳ được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn làm liên lạc khi Người đang hoạt động cách mạng ở đây. Năm 1933, người thanh niên Trần Văn Kỳ được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản, sau đó được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Năm 1934, Trần Văn Kỳ bị mật thám bắt giam, rồi trục xuất khỏi Thái Lan, Trần Văn Kỳ sang Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc) bắt liên lạc với cơ sở cách mạng. Đầu năm 1937, Trần Văn Kỳ trở về hoạt động ở Cao Bằng, phụ trách cơ quan in ấn của Tỉnh ủy. Sau khi bị thực dân Pháp bắt giam 6 tháng, năm 1938, đồng chí được trả tự do và cùng với một số chiến sĩ cách mạng ở Cao Bằng sang Trung Quốc tham gia đội du kích kháng Nhật của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Biên khu Điền Kiềm Quế, dọc biên giới Việt - Trung.

Mùa thu năm 1940, Trần Văn Kỳ sang Tĩnh Tây (Trung Quốc) bắt liên lạc với cấp trên. Tại đây, Trần Văn Kỳ gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và được Người đặt cho bí danh là Hoàng Sâm. Vào cuối năm 1941, đội du kích đầu tiên của Cao Bằng được thành lập ở Pác Bó, Hoàng Sâm được cử làm Đội phó, đến giữa năm 1942, được cử làm Đội trưởng. Từ giữa năm 1943, các tổ xung phong Nam tiến được thành lập, đồng chí Hoàng Sâm được giao nhiệm vụ tổ chức Đội bảo vệ xung phong Nam tiến.

Ngày 22/12/1944, Đội trưởng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thành lập, Hoàng Sâm được lãnh tụ Hồ Chí Minh tin tưởng cử làm Đội trưởng. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Đội trưởng Hoàng Sâm đã chỉ huy Đội đánh thắng hai trận Phai Khắt và Nà Ngần, mở đầu truyền thống đã ra quân là đánh thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí Hoàng Sâm đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng như: Khu trưởng Chiến khu 2, Chỉ huy trưởng Mặt trận Tây Tiến, Tư lệnh Liên khu 3. Trong đợt phong quân hàm cấp tướng đợt đầu tiên (năm 1948), đồng chí vinh dự được phong Thiếu tướng. Năm 1951, đồng chí Hoàng Sâm làm phái viên Bộ Tổng Tư lệnh, tham gia chiến dịch với các Đại đoàn 312 và 304, khi Liên khu 3 tách thành Liên khu 3 và Khu Tả Ngạn (tháng 5/1952), đồng chí Hoàng Sâm được cử làm Tư lệnh Liên khu 3. Từ năm 1953 đến năm 1954, đồng chí Hoàng Sâm giữ chức Đại đoàn trưởng Đại đoàn 304, Chỉ huy trưởng Mặt trận Trung Lào, Tư lệnh Chiến dịch Trung - Hạ Lào. Sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 được ký kết, đồng chí Hoàng Sâm chỉ huy tiếp quản Sơn Tây, Hà Đông, làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn 320, chỉ huy tiếp quản Hải Phòng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng chí Hoàng Sâm tiếp tục đảm nhiệm các cương vị như: Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn, Quân khu 3, Quân khu Hữu Ngạn, Quân khu Trị - Thiên. Những năm 1961-1962, đồng chí được cử làm Phó Đoàn trưởng Đoàn Chuyên gia quân sự 959 tại Lào và thực hiện hiệu quả tư tưởng “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”. Tháng 5 năm 1968 là Tư lệnh Mặt trận Trị - Thiên. Khi tài năng quân sự đang ở độ chín, hứa hẹn nhiều chiến tích, đầu năm 1969, đồng chí Hoàng Sâm đã anh dũng hy sinh tại chiến trường Trị - Thiên.

Đồng chí Hoàng Sâm là Đại biểu Quốc hội khóa II, III

Với những công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thiếu tướng Hoàng Sâm được tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh (truy tặng 1999), Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì, hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Năm 1934, Trần Văn Kỳ bị mật thám bắt giam, rồi trục xuất khỏi Thái Lan, Trần Văn Kỳ sang Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc) bắt liên lạc với cơ sở cách mạng. Đầu năm 1937, Trần Văn Kỳ trở về hoạt động ở Cao Bằng, phụ trách cơ quan in ấn của Tỉnh ủy. Sau khi bị thực dân Pháp bắt giam 6 tháng, năm 1938, đồng chí được trả tự do và cùng với một số chiến sĩ cách mạng ở Cao Bằng sang Trung Quốc tham gia đội du kích kháng Nhật của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Biên khu Điền Kiềm Quế, dọc biên giới Việt - Trung.

Mùa thu năm 1940, Trần Văn Kỳ sang Tĩnh Tây (Trung Quốc) bắt liên lạc với cấp trên. Tại đây, Trần Văn Kỳ gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và được Người đặt cho bí danh là Hoàng Sâm. Vào cuối năm 1941, đội du kích đầu tiên của Cao Bằng được thành lập ở Pác Bó, Hoàng Sâm được cử làm Đội phó, đến giữa năm 1942, được cử làm Đội trưởng. Từ giữa năm 1943, các tổ xung phong Nam tiến được thành lập, đồng chí Hoàng Sâm được giao nhiệm vụ tổ chức Đội bảo vệ xung phong Nam tiến.

Ngày 22/12/1944, Đội trưởng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thành lập, Hoàng Sâm được lãnh tụ Hồ Chí Minh tin tưởng cử làm Đội trưởng. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Đội trưởng Hoàng Sâm đã chỉ huy Đội đánh thắng hai trận Phai Khắt và Nà Ngần, mở đầu truyền thống đã ra quân là đánh thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí Hoàng Sâm đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng như: Khu trưởng Chiến khu 2, Chỉ huy trưởng Mặt trận Tây Tiến, Tư lệnh Liên khu 3. Trong đợt phong quân hàm cấp tướng đợt đầu tiên (năm 1948), đồng chí vinh dự được phong Thiếu tướng. Năm 1951, đồng chí Hoàng Sâm làm phái viên Bộ Tổng Tư lệnh, tham gia chiến dịch với các Đại đoàn 312 và 304, khi Liên khu 3 tách thành Liên khu 3 và Khu Tả Ngạn (tháng 5/1952), đồng chí Hoàng Sâm được cử làm Tư lệnh Liên khu 3. Từ năm 1953 đến năm 1954, đồng chí Hoàng Sâm giữ chức Đại đoàn trưởng Đại đoàn 304, Chỉ huy trưởng Mặt trận Trung Lào, Tư lệnh Chiến dịch Trung - Hạ Lào. Sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 được ký kết, đồng chí Hoàng Sâm chỉ huy tiếp quản Sơn Tây, Hà Đông, làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn 320, chỉ huy tiếp quản Hải Phòng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng chí Hoàng Sâm tiếp tục đảm nhiệm các cương vị như: Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn, Quân khu 3, Quân khu Hữu Ngạn, Quân khu Trị - Thiên. Những năm 1961-1962, đồng chí được cử làm Phó Đoàn trưởng Đoàn Chuyên gia quân sự 959 tại Lào và thực hiện hiệu quả tư tưởng “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”. Tháng 5 năm 1968 là Tư lệnh Mặt trận Trị - Thiên. Khi tài năng quân sự đang ở độ chín, hứa hẹn nhiều chiến tích, đầu năm 1969, đồng chí Hoàng Sâm đã anh dũng hy sinh tại chiến trường Trị - Thiên.

Đồng chí Hoàng Sâm là Đại biểu Quốc hội khóa II, III

Với những công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thiếu tướng Hoàng Sâm được tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh (truy tặng 1999), Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì, hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã được tiến hành. Đội gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị, Đội xây dựng kế hoạch tổ chức một trận đánh để “gây tin tưởng cho các chiến sĩ và gây truyền thống hành động tích cực, nhanh chóng cho bộ đội”.

Do tầm quan trọng của trận đánh đầu tiên, dưới sự chủ trì của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Ban Chỉ huy Đội đã bắt tay vào nghiên cứu hàng loạt vấn đề, mà quan trọng nhất là đánh vào đâu và đánh như thế nào để với một lực lượng nhỏ lại có thể giành được thắng lợi to lớn về chính trị và quân sự mà ta ít bị tổn thất về người và vũ khí. Nếu trận đánh giành thắng lợi sẽ tác động rất lớn đến tinh thần các đội viên, thúc đẩy phong trào cách mạng trong vùng tiến lên. Còn nếu bị thất bại, ảnh hưởng tiêu cực sẽ là khôn lường về nhiều mặt. Vì Đội vừa thành lập chưa lâu, chưa trải qua huấn luyện nhiều, vũ khí thô sơ, cũ kỹ, cơ số đạn lại ít, cho nên trận đánh đầu tiên còn phải bảo đảm yêu cầu thu được càng nhiều vũ khí càng tốt và hạn chế tổn thất.

Với sự nhạy cảm chính trị, tư duy quân sự sắc sảo, Đội trưởng Hoàng Sâm đã đóng góp nhiều ý kiến cho đồng chí Võ Nguyên Giáp và Ban chỉ huy Đội, góp phần lựa chọn mục tiêu chính xác và sử dụng chiến thuật phù hợp để bảo đảm giành thắng lợi trong trận đánh mở đầu vào hai đồn Phai Khắt (25/12/1944), Nà Ngần (26/12/1944).

Item 1 of 2

Đồng chí Hoàng Sâm (bên trái) và đồng chí Văn Tiến Dũng tại chiến khu Việt Bắc năm 1947

Đồng chí Hoàng Sâm (bên trái) và đồng chí Văn Tiến Dũng tại chiến khu Việt Bắc năm 1947

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân năm 1944

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân năm 1944

Dưới sự chỉ huy của Đội trưởng Hoàng Sâm, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã vận dụng linh hoạt chiến thuật hoá trang kỳ tập (tập kích), một cách đánh không đòi hỏi nhiều về lực lượng và vũ khí vốn là những điểm yếu của Đội khi mới được thành lập, song hiệu quả chiến đấu lại rất cao. Với hai trận đánh đầu tiên vào đồn Phai Khắt và Nà Ngần giành thắng lợi, ngoài việc tiêu diệt và bắt toàn bộ quân địch trong đồn, Đội còn thu được nhiều vũ khí, quân trang. Thành công vang dội của hai trận đánh đều có dấu ấn của Đội trưởng Hoàng Sâm trong chỉ đạo tác chiến - Người đã thực hiện thành công chiến thuật được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đó là “Vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay Đông mai Tây, lai vô ảnh, khứ vô tung”.

Trong trận đánh Đồng Mu (ngày 4-5/2/1945), Đội chưa thực hiện được mục đích tiêu diệt toàn bộ quân địch như kế hoạch đề ra và lần đầu tiên có đồng đội hy sinh. Trên cương vị là người chỉ huy, Đội trưởng Hoàng Sâm nghiêm túc nhận trách nhiệm về mình đồng thời nhấn mạnh: “Trong cuộc chiến đấu dài lâu, tất nhiên phải có lúc thành, lúc bại, qua trận đánh này chúng ta đã rút được nhiều kinh nghiệm để sau này chiến thắng lớn hơn”.

Từ “đốm lửa nhỏ” ở khu rừng Trần Hưng Đạo, dưới sự chỉ huy của Đội trưởng Hoàng Sâm, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã phát triển nhanh chóng thành những đơn vị Giải phóng quân hùng mạnh, đóng vai trò hỗ trợ, bảo vệ, là chỗ dựa vững chắc cho lực lượng chính trị quần chúng nổi dậy giành chính quyền trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, kiến lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, tạo bước ngoặt vĩ đại, đưa dân tộc Việt Nam vào thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.

Để đối phó với Kế hoạch Navarre, trong Đông Xuân 1953-1954, ta và bạn chủ trương sử dụng một bộ phận quân chủ lực Việt Nam phối hợp với bộ đội Lào Ítxala và quân tình nguyện Việt Nam ở Lào, mở cuộc tiến công ở Trung, Hạ Lào. Để thống nhất sự lãnh đạo, chỉ huy, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ Chỉ huy tối cao quân đội Lào Ítxala quyết định thành lập Bộ Chỉ huy Chiến dịch Trung - Hạ Lào (21/12/1953 - 5/1954) mang mật danh “Mặt trận D”. Thiếu tướng Hoàng Sâm - Đại đoàn trưởng Đại đoàn 304, Chỉ huy trưởng Mặt trận Trung Lào làm Tư lệnh chiến dịch.

Dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Hoàng Sâm, từ ngày 21/12/1953, Trung đoàn 66 Đại đoàn 304 phối hợp với Trung đoàn 18 Đại đoàn 325 và bộ đội Lào Ítxala nổ súng tiến công địch trên hướng Trung Lào. Trước sức tiến công mãnh liệt của liên quân Lào - Việt, hai binh đoàn cơ động Pháp trên tuyến phòng thủ đường số 12 và đường số 8 bị thiệt hại nặng. Chúng không còn đủ sức để thực hiện kế hoạch “cố thủ Thà Khẹc” đã tháo chạy về căn cứ Sê Nô. Sau khi được tăng cường lực lượng, địch mở rộng hoạt động ở bắc Sê Nô, tiến lên Ma Hả Xay, Hồng Mương, chuẩn bị chiếm lại thị xã Thà Khẹc, tạo thế uy hiếp tuyến cung cấp và vùng mới giải phóng ở Lào.

Trước tình hình đó, Tư lệnh Hoàng Sâm cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch chủ trương “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”, không cố thủ Thà Khẹc và Ma Hả Xay mà tập trung lực lượng đánh địch ở Đường 9, phát triển xuống phía nam, nơi địch sơ hở để tiêu diệt. Liên tiếp trong 3 ngày (ngày 24 - 26/1/1954), liên quân Việt - Lào tiến công tiêu diệt các vị trí địch ở Pha Lan, Phu Xa Lát, Xê Ta Mốc trên Đường 9 cùng các vị trí địch ở Mường Phìn, cô lập Sê Nô, chiến trường Đông Dương hầu như bị cắt làm đôi, quân địch ở Trung Lào lâm vào tình thế hết sức bất lợi. Trên hướng Hạ Lào, liên quân Việt - Lào đẩy mạnh tiến công địch, giải phóng vùng Đông Bắc Campuchia, gây cho địch nhiều tổn thất.   

Kết quả chung toàn chiến dịch, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 9.500 tên địch, thu nhiều vũ khí, xóa sổ nhiều căn cứ và giải phóng 16 nghìn km2 với 600 nghìn dân. Thắng lợi này góp phần làm phá sản kế hoạch tập trung quân của Navarre, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó với ta trên nhiều chiến trường, tạo điều kiện cho quân và dân Việt Nam giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp tại Mặt trận Điện Biên Phủ.  

Thiếu tướng Hoàng Sâm (bên phải) tại Chiến khu Việt Bắc năm 1949

Thiếu tướng Hoàng Sâm (bên phải) tại Chiến khu Việt Bắc năm 1949

Bộ đội Việt Nam và Pa-thét Lào sau chiến thắng chiến dịch Trung - Hạ Lào tháng 5-1954

Bộ đội Việt Nam và Pa-thét Lào sau chiến thắng chiến dịch Trung - Hạ Lào tháng 5-1954

Tiếp tục thực hiện phương châm “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”, những năm 1961-1962, trên cương vị là Phó Đoàn trưởng Đoàn Chuyên gia quân sự 959 tại Lào, Thiếu tướng Hoàng Sâm đã sát cánh cùng cách mạng Lào trong các hoạt động xây dựng căn cứ địa, phát triển lực lượng vũ trang, tổ chức các đợt hoạt động quân sự nhằm tiêu diệt sinh lực địch, chặn đứng âm mưu lấn chiếm của địch và củng cố vùng giải phóng. Trong đó nổi bật là, hoạt động phối hợp của liên quân Việt - Lào đánh bại cuộc tiến công của quân ngụy Lào vào các vùng giải phóng từ Bắc Lào đến Nam Lào (1961), tiến lên giành thắng lợi trong chiến dịch giải phóng Nậm Thà (1962), tạo thuận lợi cho việc ký kết Hiệp định Giơnenơ năm 1962 về Lào.

Trong suốt những năm tháng sát cánh cùng cách mạng Lào, Thiếu tướng Hoàng Sâm đã phát huy tài năng quân sự, kinh nghiệm chỉ huy chiến đấu, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng lãnh đạo và quân dân nước bạn Lào, góp phần tô thắm, vun đắp tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu Việt - Lào.

Hoàng Sâm thoát ly gia đình từ nhỏ tham gia hoạt động cách mạng đã qua Xiêm La, Trung Quốc rồi lại trở về nước hoạt động. Qua nhiều năm bị Đế quốc truy nã, Anh vẫn lăn lộn trong đồng bào Kinh, Thổ, Mán, Nùng… nhiều lần vũ trang chiến đấu đánh vào các đội quân tuần tiễu của Pháp, làm cho bọn thổ phỉ cũng phải kinh sợ.

Một cán bộ chính trị, quân sự song toàn, có đạo đức, có tài năng, một đảng viên ưu tú của Đảng Lao động Việt Nam, một cán bộ chỉ huy giỏi của Quân đội ta.

Ngày xuất bản: 19/12/2024
Nội dung: Thiếu tá, ThS Lê Minh Nam, Viện Lịch sử Quân sự
Ảnh: QĐND; TTXVN
Tranh chân dung nhân vật: Họa sĩ Đỗ Hoàng Tường
Trình bày: Tạ Lư