Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá Thượng tướng Trần Văn Trà là một người cộng sản kiên trung, lúc gặp khó khăn càng tỏ rõ bản lĩnh vững vàng trung thành với Đảng, là một tướng lĩnh tài ba của quân đội ta. Cuộc đời hoạt động cách mạng và chiến đấu của đồng chí là một tấm gương cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ.
TIỂU SỬ
THƯỢNG TƯỚNG TRẦN VĂN TRÀ
Đồng chí Trần Văn Trà, tên thật là Nguyễn Chấn, bí danh Ba Trà, sinh năm 1919, tại xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Sớm giác ngộ cách mạng, những năm từ 1936 đến 1938, đồng chí gia nhập Đoàn Thanh niên Dân chủ Huế và tham gia phong trào học sinh yêu nước.
Năm 1938, đồng chí trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương ở tuổi 19. Từ năm 1938 đến năm 1945, đồng chí nhiều lần bị thực dân Pháp bắt, giam cầm và tra tấn dã man. Đến tháng 8/1945, Chính phủ Trần Trọng Kim quyết định thả tù chính trị, đồng chí mới được trả tự do. Sau đó, đồng chí tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn.
Khi thực dân Pháp nổ súng tái chiếm Nam Bộ, đồng chí Trần Văn Trà gia nhập du kích, chiến đấu ở các mặt trận: Cầu Bông, Bà Chiểu, Phú Nhuận. Khi mặt trận Sài Gòn bị vỡ, đồng chí bàn bạc với Xứ ủy và Tỉnh ủy Gia Định thành lập Giải phóng quân Liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa. Đây là đơn vị vũ trang đầu tiên ở Nam Bộ do Đảng trực tiếp tổ chức và lãnh đạo. Tháng 9/1946, đồng chí Trần Văn Trà được chỉ định là Khu bộ trưởng Khu 8, đồng chí xây dựng vùng Đồng Tháp Mười thành căn cứ hiểm yếu và vững chắc, về sau là nơi đứng chân lâu dài của nhiều cơ quan, đơn vị của Xứ ủy và Ủy ban kháng chiến – hành chính Nam Bộ, Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Năm 1949, đồng chí được bổ nhiệm Tư lệnh, kiêm Chính ủy Khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Từ năm 1950 đến năm 1951, đồng chí là Tư lệnh kiêm Chính ủy Khu 7. Từ năm 1951 đến năm 1954, đồng chí đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh phó Nam Bộ, kiêm Tư lệnh Phân Liên khu miền Đông Nam Bộ.
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, tháng 9/1954, đồng chí Trần Văn Trà nhận nhiệm vụ chỉ huy lực lượng tập kết ra miền Bắc. Những năm từ 1955 đến 1963, đồng chí trải qua các chức vụ Tổng Tham mưu phó Quân đội nhân dân Việt Nam, kiêm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn, Giám đốc Học viện Quân chính, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương.
Quay trở lại chiến trường miền Nam, đồng chí Trần Văn Trà được chỉ định làm Ủy viên Quân ủy Miền, Phó Bí thư Quân ủy Miền, Tư lệnh Bộ Chỉ huy quân sự Miền (tháng 10/1963 – tháng 11/1967), Phó Tư lệnh Bộ Chỉ huy Miền (Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam) (tháng 11/1967 – 1973), Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1974-1976), cùng đồng bào Nam Bộ trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, làm nên những chiến thắng vang dội ở Đất Cuốc, Phước Long, Bình Giã, Đồng Xoài, Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968…
Trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, dưới sự chỉ huy của đồng chí Trần Văn Trà, Chiến dịch Nguyễn Huệ giành được một số thắng lợi, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng vùng chiến lược rộng lớn nối với Đông Bắc Campuchia, Tây Nguyên và hậu phương miền Bắc.
Tại Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, đồng chí Trần Văn Trà làm Trưởng đoàn Đại biểu Quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tiến công giải phóng Sài Gòn-Gia Định, Chiến dịch mang tên Hồ Chí Minh, đồng chí Trần Văn Trà là Phó Tư lệnh Chiến dịch. Trong trận quyết chiến mở “cánh cửa thép” Xuân Lộc, quân ta gặp nhiều khó khăn, Phó Tư lệnh Trần Văn Trà đích thân vượt sông Đồng Nai, đến Sở chỉ huy Quân đoàn 4 ở La Ngà để nắm tình hình. Đồng chí quyết định thay đổi cách đánh: Chỉ kiềm chế trực diện và đánh mạnh phía sau, chia cắt cứ điểm Xuân Lộc khỏi hậu phương Biên Hòa, Bà Rịa, Vũng Tàu. Theo phương án đó, quân ta đã buộc địch phải tháo chạy hỗn loạn khỏi Xuân Lộc. Ngày 30/4/1975, các cánh quân của các quân đoàn và tương đương đồng loạt tiến công vào Sài Gòn. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
Sau ngày giải phóng, trên cương vị Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định, đồng chí Trần Văn Trà đã ổn định trật tự thành phố, tuyên bố trả quyền công dân cho toàn bộ viên chức của chính quyền Sài Gòn, giúp đăng ký học tập cải tạo và trả quyền công dân cho hàng chục vạn sĩ quan và binh lính quân đội Sài Gòn, kịp thời cứu đói cho dân nghèo, đưa hàng triệu đồng bào trở về quê làm ăn sinh sống.
Từ năm 1976 đến 1978, đồng chí Trần Văn Trà đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh, kiêm Chính ủy Quân khu 7. Tháng 5/1978, đồng chí được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương. Năm 1982, đồng chí được nghỉ hưu theo chế độ.
Ghi nhận những công lao to lớn của đồng chí Trần Văn Trà, Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: 2 Huân chương Hồ Chí Minh; 2 Huân chương Quân công hạng Nhất, Ba; Huân chương Chiến thắng hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Sớm giác ngộ cách mạng, những năm từ 1936 đến 1938, đồng chí gia nhập Đoàn Thanh niên Dân chủ Huế và tham gia phong trào học sinh yêu nước.
Năm 1938, đồng chí trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương ở tuổi 19. Từ năm 1938 đến năm 1945, đồng chí nhiều lần bị thực dân Pháp bắt, giam cầm và tra tấn dã man. Đến tháng 8/1945, Chính phủ Trần Trọng Kim quyết định thả tù chính trị, đồng chí mới được trả tự do. Sau đó, đồng chí tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn.
Khi thực dân Pháp nổ súng tái chiếm Nam Bộ, đồng chí Trần Văn Trà gia nhập du kích, chiến đấu ở các mặt trận: Cầu Bông, Bà Chiểu, Phú Nhuận. Khi mặt trận Sài Gòn bị vỡ, đồng chí bàn bạc với Xứ ủy và Tỉnh ủy Gia Định thành lập Giải phóng quân Liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa. Đây là đơn vị vũ trang đầu tiên ở Nam Bộ do Đảng trực tiếp tổ chức và lãnh đạo. Tháng 9/1946, đồng chí Trần Văn Trà được chỉ định là Khu bộ trưởng Khu 8, đồng chí xây dựng vùng Đồng Tháp Mười thành căn cứ hiểm yếu và vững chắc, về sau là nơi đứng chân lâu dài của nhiều cơ quan, đơn vị của Xứ ủy và Ủy ban kháng chiến – hành chính Nam Bộ, Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Năm 1949, đồng chí được bổ nhiệm Tư lệnh, kiêm Chính ủy Khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Từ năm 1950 đến năm 1951, đồng chí là Tư lệnh kiêm Chính ủy Khu 7. Từ năm 1951 đến năm 1954, đồng chí đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh phó Nam Bộ, kiêm Tư lệnh Phân Liên khu miền Đông Nam Bộ.
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, tháng 9/1954, đồng chí Trần Văn Trà nhận nhiệm vụ chỉ huy lực lượng tập kết ra miền Bắc. Những năm từ 1955 đến 1963, đồng chí trải qua các chức vụ Tổng Tham mưu phó Quân đội nhân dân Việt Nam, kiêm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn, Giám đốc Học viện Quân chính, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương.
Quay trở lại chiến trường miền Nam, đồng chí Trần Văn Trà được chỉ định làm Ủy viên Quân ủy Miền, Phó Bí thư Quân ủy Miền, Tư lệnh Bộ Chỉ huy quân sự Miền (tháng 10/1963 – tháng 11/1967), Phó Tư lệnh Bộ Chỉ huy Miền (Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam) (tháng 11/1967 – 1973), Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1974-1976), cùng đồng bào Nam Bộ trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, làm nên những chiến thắng vang dội ở Đất Cuốc, Phước Long, Bình Giã, Đồng Xoài, Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968…
Trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, dưới sự chỉ huy của đồng chí Trần Văn Trà, Chiến dịch Nguyễn Huệ giành được một số thắng lợi, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng vùng chiến lược rộng lớn nối với Đông Bắc Campuchia, Tây Nguyên và hậu phương miền Bắc.
Tại Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, đồng chí Trần Văn Trà làm Trưởng đoàn Đại biểu Quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tiến công giải phóng Sài Gòn-Gia Định, Chiến dịch mang tên Hồ Chí Minh, đồng chí Trần Văn Trà là Phó Tư lệnh Chiến dịch. Trong trận quyết chiến mở “cánh cửa thép” Xuân Lộc, quân ta gặp nhiều khó khăn, Phó Tư lệnh Trần Văn Trà đích thân vượt sông Đồng Nai, đến Sở chỉ huy Quân đoàn 4 ở La Ngà để nắm tình hình. Đồng chí quyết định thay đổi cách đánh: Chỉ kiềm chế trực diện và đánh mạnh phía sau, chia cắt cứ điểm Xuân Lộc khỏi hậu phương Biên Hòa, Bà Rịa, Vũng Tàu. Theo phương án đó, quân ta đã buộc địch phải tháo chạy hỗn loạn khỏi Xuân Lộc. Ngày 30/4/1975, các cánh quân của các quân đoàn và tương đương đồng loạt tiến công vào Sài Gòn. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
Sau ngày giải phóng, trên cương vị Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định, đồng chí Trần Văn Trà đã ổn định trật tự thành phố, tuyên bố trả quyền công dân cho toàn bộ viên chức của chính quyền Sài Gòn, giúp đăng ký học tập cải tạo và trả quyền công dân cho hàng chục vạn sĩ quan và binh lính quân đội Sài Gòn, kịp thời cứu đói cho dân nghèo, đưa hàng triệu đồng bào trở về quê làm ăn sinh sống.
Từ năm 1976 đến 1978, đồng chí Trần Văn Trà đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh, kiêm Chính ủy Quân khu 7. Tháng 5/1978, đồng chí được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương. Năm 1982, đồng chí được nghỉ hưu theo chế độ.
Ghi nhận những công lao to lớn của đồng chí Trần Văn Trà, Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: 2 Huân chương Hồ Chí Minh; 2 Huân chương Quân công hạng Nhất, Ba; Huân chương Chiến thắng hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác.
THƯỢNG TƯỚNG TRẦN VĂN TRÀ
NHỮNG CHIẾN CÔNG TIÊU BIỂU
NHÀ NGOẠI GIAO QUÂN SỰ
TRONG BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ "TRẠI ĐA-VÍT"
Tháng 1/1973, khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết, đồng chí Trần Văn Trà được cử làm Trưởng đoàn đại biểu quân sự của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liên hợp quân sự bốn bên ở Sài Gòn.
Theo lịch hẹn, ngày 28 tháng 1 năm 1973, Mỹ đón Phái đoàn quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tại Sở Chỉ huy, Bộ Tư lệnh Miền tổ chức ăn Tết trước để tiễn đồng chí Trần Văn Trà cùng phái đoàn lên đường vào thành phố Sài Gòn đấu tranh trực diện với Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đòi chúng thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Paris. Đồng thời, Bộ Tư lệnh Miền cử một tổ trinh sát bố trí ở Thiện Ngôn, nơi Mỹ đưa máy bay đến đón phái đoàn của ta. Theo quy định, cứ 15 phút thì tổ trinh sát ở Thiện Ngôn điện báo cáo về Bộ Tư lệnh một lần. Nhưng bất ngờ, một tốp máy bay phản lực đến đánh nhiều loạt bom ở điểm đón nhằm tiêu diệt phái đoàn của ta.
Sau khi bị Mỹ và chính quyền Sài Gòn phản trắc bằng cách ném bom vào điểm hẹn Thiện Ngôn, Phái đoàn quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hẹn lại ngày đón tại sân bay Lộc Ninh. Đúng hẹn, ngày 1/2/1973, phái đoàn Mỹ đưa máy bay trực thăng đến đúng giờ. Tại sân bay Lộc Ninh nhộn nhịp người, cờ hoa, mọi người vui vẻ pha lẫn niềm tự hào đã thực hiện được một phần quan trọng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “đánh cho Mỹ cút”. Một cuộc mít tinh diễn ra trước mặt các sĩ quan không quân Mỹ đến đón phái đoàn của chúng ta chuẩn bị bước vào cuộc đấu tranh mới đòi chính quyền Mỹ - quân đội Sài Gòn thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Pari và giám sát việc Mỹ rút quân về nước.
Tại Sài Gòn, Mỹ và chính quyền Sài Gòn bố trí 2 phái đoàn của chúng ta ở “Trại Đavít” nằm ngay trong sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là trại lính dã chiến của quân Mỹ trước kia nay sửa lại, nhà tôn rất nóng, không có điều hòa, cộng vào đó tiếng máy bay gầm rú suốt ngày đêm, song Mỹ có nhã ý bố trí cho 2 trưởng phái đoàn quân sự (Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam dân chủ cộng hòa) ở nhà khác, đầy đủ tiện nghi nhưng cả 2 trưởng phái đoàn là Trung tướng Trần Văn Trà và Thiếu tướng Lê Quang Hòa đều không nhận mà muốn ở chung với đồng đội.
Đêm giao thừa, các cán bộ, chiến sĩ của 2 phái đoàn cùng chuyện trò và đón giao thừa giữa lòng địch. Trung tướng Trần Văn Trà đã bàn với Thiếu tướng Lê Quang Hòa về biện pháp đấu tranh với địch phải hết sức khôn khéo, mềm dẻo. Trong 60 ngày, 2 phái đoàn quân sự của ta sống giữa lòng địch ở Sài Gòn, 2 trưởng đoàn Trần Văn Trà và Lê Quang Hòa đã kiên định đấu tranh đòi chúng thực hiện ngừng bắn theo Hiệp định, tiếp đến là giám sát Mỹ rút hết quân, gỡ phá bom, mìn các cửa biển và trao trả tù binh. Tuy nhiên, chúng cố tình vi phạm Hiệp định Pari và vu cáo ta, mỗi lần như vậy, Mỹ - Sài Gòn thường đuối lý và cuối cùng phải nhượng bộ ta. Trước lý lẽ khôn khéo, lập luận đanh thép của những vị tướng dạn dày trận mạc Trần Văn Trà, Lê Quang Hòa và các thành viên 2 phái đoàn quân sự của ta, phái đoàn Mỹ - chính quyền Sài Gòn đều bị khuất phục.
THAY ĐỔI CÁCH ĐÁNH, ĐẬP TAN "CÁNH CỬA THÉP XUÂN LỘC", MỞ ĐƯỜNG TIẾN VÀO SÀI GÒN
Đến cuối tháng 3/1975, cục diện chiến trường miền Nam có sự chuyển biến mau lẹ, phát triển với nhịp độ “một ngày bằng hai mươi năm” theo hướng có lợi cho cách mạng. Sau gần một tháng liên tục tiến công, nổi dậy mạnh mẽ, quân và dân ta đã tiêu diệt, làm tan rã toàn bộ lực lượng của hai trên tổng số bốn quân khu - quân đoàn địch; chiếm giữ một khối lượng lớn vật chất, phương tiện chiến tranh; giải phóng hơn nửa đất đai và gần nửa số dân toàn miền Nam. Về phía địch, do chịu thất bại nặng nề, chế độ Sài Gòn lâm vào tình thế khủng hoảng, khó khăn nghiêm trọng. Chúng buộc phải lùi về phòng thủ từ Thị xã Phan Rang (Ninh Thuận) trở vào Nam, đồng thời kêu gọi Mỹ viện trợ khẩn cấp. Trong đó, Xuân Lộc được coi là “cánh cửa thép”, Tổng thống chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố sẽ “tử thủ” Xuân Lộc bằng mọi giá.
Do tầm quan trọng của Xuân Lộc, Bộ Tư lệnh Chiến dịch và Bộ Tư lệnh Miền quyết định giao cho Quân đoàn 4 với lực lượng hiện có mở chiến dịch tiến công phá vỡ phòng tuyến Xuân Lộc. Đồng chí Trần Văn Trà cùng trực tiếp đến Sở Chỉ huy Quân khu 7 để giao nhiệm vụ cho Quân khu và Quân đoàn 4 thực hiện.
Sau quá trình nghiên cứu, chuẩn bị khẩn trương, 5 giờ 40 phút ngày 9/4/1975, Chiến dịch Xuân Lộc bắt đầu. Tại Xuân Lộc, qua 3 ngày tiến công đột phá liên tục, các đơn vị tham gia chiến dịch, đặc biệt là Sư đoàn 341 đã chiến đấu dũng cảm và chiếm được một số mục tiêu quan trọng. Tuy nhiên, những ngày sau đó, địch tăng cường lực lượng, chặn đánh quyết liệt các đợt tiến công của ta.
Từ ngày 11-14/4/1975, địch huy động thêm 3 lữ đoàn (2 lữ đoàn lính thủy, 1 lữ đoàn dù), 1 liên đoàn biệt động quân, 1 trung đoàn bộ binh, 8 tiểu đoàn pháo binh, 2 thiết đoàn tăng thiết giáp được tung vào Mặt trận Xuân Lộc. Ngoài ra, địch còn huy động lực lượng không quân từ các sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất chi viện hỏa lực tiến công tối đa, gây cho ta nhiều khó khăn tổn thất.
Trước lực lượng và phương tiện chiến tranh của địch hơn hẳn ta, chúng phản kích bằng bộ binh, xe tăng, pháo các loại, máy bay, nguy hiểm hơn là chúng dùng máy bay C-130 ném 2 quả bom CBU-55 làm ta bị thương vong nhiều. Từ chiều ngày 10/4/1975, địch lần lượt chiếm lại các vị trí đã mất. Tại Sở Chỉ huy tiền phương Miền lúc này có các đồng chí: Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ và Trần Văn Trà đang theo dõi trên bản đồ do cán bộ tham mưu vạch mũi tên đánh dấu các hướng tiến quân của ta, các ổ kháng cự mạnh của địch.
Cùng lúc ở mặt trận, các đơn vị liên tiếp điện về xin bổ sung đạn, phần lớn xin bổ sung quân số để bù vào số thương vong để bảo đảm sức chiến đấu. Trước tình hình căng thẳng, các đồng chí trong Sở Chỉ huy tiền phương đều lo lắng; có ý kiến cho rằng đánh thế này ta cũng sẽ tổn thất lớn nên bàn tính đến việc cho rút toàn bộ quân ra khỏi thị xã Xuân Lộc, sau đó tổ chức đánh diệt quân địch bên ngoài, tiêu diệt từng bộ phận.
Thượng tướng Trần Văn Trà đề nghị: “Cho tôi đến tận nơi, nắm rõ tình hình cụ thể tại chỗ và cùng với anh em nghiên cứu cách đánh thắng lợi”[1]. Được sự nhất trí của Bộ Tư lệnh Miền, chiều ngày 11 tháng 4 năm 1975, Thượng tướng Trần Văn Trà từ Lộc Ninh xuống Sở Chỉ huy Quân đoàn 4 chỉ đạo và đôn đốc Quân đoàn 4 thực hiện cách đánh mới.
Thượng tướng Trần Văn Trà thay mặt Bộ Tư lệnh Miền nắm tình hình, sau đó bàn bạc và đi đến thống nhất: Đưa Quân đoàn 4 ra ngoài chiếm giữ ngã ba Dầu Giây, đánh tiêu diệt các đơn vị đối phương đến phản kích đứng chân chưa vững, thiếu công sự ẩn nấp, cắt Đường số 1, cô lập Xuân Lộc với Biên Hòa, cắt Đường số 2 đi Bà Rịa; dùng pháo tầm xa bắn khống chế sân bay Biên Hòa...
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Chiến dịch mà trực tiếp là Thượng tướng Trần Văn Trà, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã thực hiện thắng lợi Chiến dịch Xuân Lộc. Ngày 21/4/1975, tuyến phòng thủ Xuân Lộc - “cánh cửa thép” bảo vệ phía Đông Sài Gòn bị đập tan, thị xã Xuân Lộc và tỉnh Long Khánh được giải phóng.
Chiến thắng Xuân Lộc-Long Khánh tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân trên hướng Đông, Đông Bắc chuẩn bị lực lượng và thế trận cùng quân và dân trên các hướng sau này tiến công vào Sài Gòn-Gia Định.
Cờ giải phóng tung bay trên sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)
Cờ giải phóng tung bay trên sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)
Xe tăng của Lữ đoàn tăng-thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975. (Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN)
Xe tăng của Lữ đoàn tăng-thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975. (Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN)
Nam, nữ thanh niên Sài Gòn chào đón các chiến sĩ tự vệ vào giải phóng thành phố, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Nam, nữ thanh niên Sài Gòn chào đón các chiến sĩ tự vệ vào giải phóng thành phố, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
NGƯỜI TẠO MỘT SINH KHÍ MỚI ĐẦY SỨC SỐNG CHO THÀNH PHỐ SÀI GÒN SAU NGÀY THỐNG NHẤT
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 1/5/1975, Thượng tướng Trần Văn Trà nhận được quyết định Trung ương chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn-Gia Định.
Từ Sở Chỉ huy tiền phương, Thượng tướng Trần Văn Trà về Sài Gòn, tới Dinh Độc Lập gặp các đồng chí ở bộ phận tiếp quản. Việc quan trọng đầu tiên của chính quyền quân quản là giữ yên đất nước, mà trước hết là giữ vững an ninh trật tự tại Sài Gòn. Trong những ngày đầu, Thượng tướng Trần Văn Trà chỉ đạo các cơ quan của Ủy ban Quân quản làm việc khẩn trương để đáp ứng khối lượng công việc đồ sộ giữa lúc tình hình thành phố Sài Gòn-Gia Định đang rất phức tạp khi phải đối mặt với kế hoạch “hậu chiến” và chiến tranh chính trị của địch. Đặc biệt, Ủy ban Quân quản phải tập trung lo lương thực, thực phẩm cho cả thành phố hơn 5 triệu người vừa được giải phóng.
Ngày 7/5/1975, Ủy ban Quân quản làm lễ ra mắt nhân dân thành phố Sài Gòn-Gia Định. Thượng tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam làm Chủ tịch. Tại buổi lễ, đồng chí Trần Văn Trà thay mặt Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn-Gia Định đọc bài diễn văn làm rung động hàng triệu trái tim. “Dân tộc ta từ nay trường tồn và phát triển... Vinh quang hôm nay trước hết thuộc về đồng bào cả nước đã 30 năm trường hy sinh phấn đấu, vì nghĩa lớn của dân tộc, bom đạn chẳng sờn, tù đày không sợ. Vinh quang này thuộc về các lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng, trung hiếu vẹn toàn, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng...; có độc lập, có hòa bình, người dân có ý thức làm chủ là có tất cả!”[2].
Dân tộc ta từ nay trường tồn và phát triển... Vinh quang hôm nay trước hết thuộc về đồng bào cả nước đã 30 năm trường hy sinh phấn đấu, vì nghĩa lớn của dân tộc, bom đạn chẳng sờn, tù đày không sợ. Vinh quang này thuộc về các lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng, trung hiếu vẹn toàn, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng...; có độc lập, có hòa bình, người dân có ý thức làm chủ là có tất cả!
Ngay sau lễ ra mắt, Ủy ban Quân quản ban bố mệnh lệnh số 1: Kêu gọi tất cả đồng bào, cán bộ, chiến sĩ tích cực cùng chính quyền cách mạng nhanh chóng thiết lập trật tự, duy trì các hoạt động dân sinh trở lại bình thường. Đồng thời, kêu gọi nhân viên chính quyền và các binh sĩ quân đội Sài Gòn ra trình diện, các công nhân, viên chức cũ trở lại nhiệm sở và ban bố lệnh giới nghiêm ban đêm. Với sự ủng hộ nhiệt thành của đồng bào các giới; sự lãnh đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng; Ủy ban Quân quản đã nhanh chóng ổn định tình hình, an ninh trật tự được giữ vững.
Trong thời gian làm Chủ tịch ủy ban Quân quản, Thượng tướng Trần Văn Trà cùng Ủy ban Quân quản thành phố đưa thành phố Sài Gòn từ những ngày đầu hỗn loạn đi vào trật tự và phát triển. Với tư duy mới trong quản lý xã hội, phát triển kinh tế của Chủ tịch ủy ban Quân quản Trần Văn Trà đã tạo ra một sinh khí mới đầy sức sống cho thành phố, góp phần làm thức tỉnh hàng vạn người của chế độ cũ để họ tự nguyện và mong muốn chung tay xây dựng đất nước. Đó là thành công trong việc thực hiện đường lối hòa hợp dân tộc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
ĐÁNH GIÁ VỀ
THƯỢNG TƯỚNG
TRẦN VĂN TRÀ
Thượng tướng Trần Văn Trà là một người cộng sản kiên trung, lúc gặp khó khăn càng tỏ rõ bản lĩnh vững vàng trung thành với Đảng, là một tướng lĩnh tài ba của quân đội ta. Cuộc đời hoạt động cách mạng và chiến đấu của đồng chí là một tấm gương cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ. Đối với tôi, đồng chí Trần Văn Trà là người đồng chí, người bạn chiến đấu thân thiết, tình nghĩa thủy chung.
NHỮNG PHÁT NGÔN
KINH ĐIỂN
Dân tộc ta từ nay trường tồn và phát triển... Vinh quang hôm nay trước hết thuộc về đồng bào cả nước đã 30 năm trường hy sinh phấn đấu, vì nghĩa lớn của dân tộc, bom đạn chẳng sờn, tù đày không sợ. Vinh quang này thuộc về các lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng, trung hiếu vẹn toàn, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng...; có độc lập, có hòa bình, người dân có ý thức làm chủ là có tất cả!
Ngày xuất bản: 18/12/2024
Nội dung: Đại úy, ThS Nguyễn Ngọc Toán, Viện Lịch sử Quân sự
Ảnh: QĐND; TTXVN
Tranh chân dung nhân vật: Hoạ sĩ Đỗ Hoàng Tường
Trình bày: Bảo Minh-Thi Uyên