Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, các tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu đã thể hiện rõ vị trí, vai trò nòng cốt trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước. Việc tiếp tục phát huy mô hình Ủy ban là cơ quan thuộc Chính phủ như Thông báo số 40-TB/TW của Bộ Chính trị là hết sức cần thiết; đồng thời, Ủy ban cần tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm để phù hợp hơn với mô hình, điều kiện thực tế hoạt động hiện nay và hệ thống thể chế, pháp luật có liên quan.
THỂ HIỆN RÕ VỊ TRÍ, VAI TRÒ NÒNG CỐT
Theo quy định tại Nghị định số 131/2018/NĐ-CP, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được giao làm đại diện chủ sở hữu 19 tập đoàn, tổng công ty với 871 doanh nghiệp trực thuộc và đơn vị sự nghiệp. Trong đó, có 479 công ty con, 368 công ty liên kết, 24 đơn vị sự nghiệp.
Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến ngày 1/1/2023, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty là 1,173 triệu tỷ đồng; tổng tài sản hợp nhất là 2,445 triệu tỷ đồng.
Số liệu của Báo cáo 5 năm cho thấy, đến năm 2022, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban đạt 1 triệu 154 nghìn tỷ đồng (tăng 9% so với thời điểm bắt đầu chuyển về Ủy ban năm 2018 và chiếm tỷ lệ khoảng 63% tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước trong cả nước), tổng tài sản hợp nhất đạt 2 triệu 491 nghìn tỷ đồng (tăng 6% so với thời điểm bắt đầu chuyển về Ủy ban năm 2018 và chiếm tỷ lệ khoảng 65% tổng tài sản của doanh nghiệp nhà nước trong cả nước).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Cờ thi đua của Chính phủ cho tập thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Cờ thi đua của Chính phủ cho tập thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao lẵng hoa chúc mừng của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao lẵng hoa chúc mừng của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vinh danh, tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban cho các tập thể và cá nhân tiêu biểu đã có thành tích xuất sắc và có nhiều đóng góp vào thành tích chung của Ủy ban
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vinh danh, tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban cho các tập thể và cá nhân tiêu biểu đã có thành tích xuất sắc và có nhiều đóng góp vào thành tích chung của Ủy ban
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, các tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu đã thể hiện rõ vị trí, vai trò nòng cốt trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước. Đó là góp phần bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, giữ ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc tích cực, chủ động, thể hiện vai trò chủ đạo bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường, không để đứt gãy chuỗi cung ứng xăng dầu trước những biến động của thị trường trong và ngoài nước; tăng sản lượng khai thác dầu thô, than đá cho nhu cầu của nền kinh tế và góp phần bảo đảm an ninh năng lượng; gia tăng giá trị sản xuất, cung ứng sản phẩm hàng hóa công nghiệp cho nền kinh tế về hóa chất cơ bản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, ắc quy, thép...
Đến năm 2023, ước tính về thị phần trong nước, các tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu đã đóng góp khoảng 48% điện năng, 50% xăng dầu bán lẻ, 100% khí khô, 70% khí hóa lỏng, 70% phân bón. Về khối lượng hàng hóa, dịch vụ, các tập đoàn, tổng công ty đã cung cấp cho nền kinh tế 242,7 tỷ kWh điện, 10,84 triệu tấn dầu thô, 8,08 tỷ m3 khí, 42,2 triệu tấn than sạch, 13,76 triệu m3 xăng dầu, 5,78 triệu tấn Alumin...
Đến năm 2023, ước tính về thị phần trong nước, các tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu đã đóng góp khoảng 48% điện năng, 50% xăng dầu bán lẻ, 100% khí khô, 70% khí hóa lỏng, 70% phân bón. Về khối lượng hàng hóa, dịch vụ, các tập đoàn, tổng công ty đã cung cấp cho nền kinh tế 242,7 tỷ kWh điện, 10,84 triệu tấn dầu thô, 8,08 tỷ m3 khí, 42,2 triệu tấn than sạch, 13,76 triệu m3 xăng dầu, 5,78 triệu tấn Alumin...
Các tập đoàn, tổng công ty đã nỗ lực rất lớn trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quan trọng quốc gia và đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển. Đến năm 2023, ước tính về thị phần, các tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu chiếm khoảng 49% vận tải hành khách hàng không nội địa, quản lý 21/22 cảng hàng không dân dụng trên cả nước, 16% hàng hóa vận tải biển, 100% điều hành và vận tải giao thông đường sắt, 45% thuê bao di động, 41% băng rộng cố định mặt đất; về khối vận chuyển đạt 126 triệu lượt hành khách, 114,5 triệu tấn hàng hóa.
Sau 5 năm chuyển về Ủy ban, 19 tập đoàn, tổng công ty đã phê duyệt, triển khai thực hiện, hoàn thành đầu tư 185 dự án nhóm A, 455 dự án nhóm B. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp, Ủy ban đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ các khó vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật để triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư; trong đó một số dự án trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ, là điểm sáng trong hoạt động của Ủy ban.
Đáng lưu ý, các doanh nghiệp đã nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách nhà nước; giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng người lao động và thực hiện một số nhiệm vụ chính trị-xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng an ninh.
Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, các tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu có vai trò lớn trong sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; một số doanh nghiệp đã thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, kết hợp nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia; điển hình như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Viễn thông Mobifone, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG),..
TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN
Việc tiếp tục phát huy mô hình Ủy ban là cơ quan thuộc Chính phủ như Thông báo số 40-TB/TW của Bộ Chính trị là hết sức cần thiết; đồng thời, tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban để phù hợp hơn với mô hình, điều kiện thực tế hoạt động Ủy ban hiện nay và hệ thống thể chế, pháp luật có liên quan.
Trong bối cảnh dự báo tình hình quốc tế và trong nước những năm tới tiếp tục có nhiều yếu tố rủi ro, phức tạp, khó lường, đặc biệt là diễn biến bất ổn địa chính trị, Ủy ban đã xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện có kết quả trong thời gian tới.
Cụ thể, đối với Ủy ban cần tập trung triển khai kết luận của Bộ Chính trị theo các công văn số 5863-CV/VPTW ngày 05/01/2023 và 5979-CV/VPTW ngày 31/01/2023 của Văn phòng Trung ương về đánh giá, tổng kết việc thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Tiếp tục hoàn thiện mô hình Ủy ban; giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho Ủy ban phù hợp hơn. Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm: Định hướng xây dựng và phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển của doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả đối với doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển; bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp; chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao...
Tiếp tục cải thiện phương thức làm việc; xây dựng, hoàn thiện quy chế quản lý nội bộ bảo đảm hoạt động thống nhất, hiệu quả; nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ, ưu tiên tuyển dụng cán bộ có chuyên môn sâu về ngành nghề kinh tế, kỹ thuật, đầu tư về Ủy ban để đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ kết hợp với các giải pháp luân chuyển, điều động, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các đơn vị thuộc Ủy ban và các doanh nghiệp; tăng cường cán bộ cho những đơn vị khó khăn, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ để tạo nguồn cán bộ lâu dài, kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Chỉ đạo quyết liệt các tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ các nhóm giải pháp nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, đặc biệt chú trọng thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ bảo đảm các cân đối lớn cho nền kinh tế; bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động; đẩy mạnh thực hiện đúng tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư lớn, trọng điểm.
Kịp thời tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, sắp xếp lại nhà, đất của doanh nghiệp nhà nước còn bất cập, chưa rõ ràng nhưng chưa hoặc chậm được điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương trong quá trình chỉ đạo hoạt động của doanh nghiệp theo đúng chiến lược, kế hoạch, nhiệm vụ được giao. Tiến tới đề xuất sửa đổi các quy định để có thể điều tiết được các nguồn vốn đầu tư giữa các doanh nghiệp nhà nước; kết nối hoạt động kinh doanh giữa các tập đoàn, tổng công ty theo chuỗi; điều động, bổ sung cán bộ có chuyên môn, năng lực giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa Ủy ban với doanh nghiệp.
Đẩy mạnh hợp tác, trao đổi chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm với các cơ quan đại diện Việt Nam và đối tác quốc tế, tích cực tham gia các diễn đàn khu vực và thế giới về đổi mới và quản trị doanh nghiệp nhà nước.
Đoàn công tác của Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp làm việc tại Hải Phòng
Đoàn công tác của Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp làm việc tại Hải Phòng
Lễ khánh thành dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
Lễ khánh thành dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến thăm, kiểm tra hoạt động của nhà máy Đạm Ninh Bình tháng 8/2022 để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại nhà máy này. (Ảnh: Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp)
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến thăm, kiểm tra hoạt động của nhà máy Đạm Ninh Bình tháng 8/2022 để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại nhà máy này. (Ảnh: Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp)
Ngày xuất bản: 01/10/2023
Tổ chức: Ngọc Thanh - Việt Anh
Thực hiện: Tô Hà - Khánh Giang
Trình bày: Bảo Minh - Phương Nam
Ảnh: Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp