Hai năm qua, Việt Nam cũng như Lào, Campuchia và Trung Quốc đã triển khai những biện pháp quyết liệt, những thay đổi chiến lược, chủ động ứng phó để ngăn chặn Covid-19 lây lan, thích ứng và phục hồi kinh tế. Chuyên đề này điểm lại những dấu mốc quan trọng, quyết sách, bài học kinh nghiệm ban đầu và cả sự hỗ trợ lẫn nhau giữa Việt Nam và 3 quốc gia láng giềng trong cuộc chiến chống đại dịch chưa có tiền lệ.

Kể từ khi một loại virus mới mang tên SARS-CoV-2 xuất hiện tại Trung Quốc và lan rộng khắp thế giới đến nay, Trung Quốc đã phải trải qua khoảng 30 cuộc chiến lớn nhỏ với bệnh dịch Covid-19. Xuyên suốt các cuộc chiến ấy là một chính sách nhất quán - “không khoan nhượng”, tuyên chiến và triệt để loại bỏ virus SARS-CoV-2. Cho đến nay, chiến lược này vẫn giữ Trung Quốc đứng vững trước các đợt tấn công của dịch bệnh. Mặc cho những ý kiến trái chiều, nghi hoặc, chấp nhận những thiệt hại kinh tế liên quan, Trung Quốc vẫn quyết tâm tổ chức thành công một Thế vận hội “đơn giản, an toàn và thú vị” với tấm khiên “phòng bên ngoài xâm nhập, phòng bên trong lan rộng” trước biến thể “đáng lo ngại” – Omicron.

CHIẾN LƯỢC "KHÔNG KHOAN NHƯỢNG"

NHỮNG LẦN CHIẾN THẮNG COVID-19

76 ngày:
Chiến thắng trận đầu


Sau khi phát hiện nhiều ca "viêm phổi lạ" và xác định đây là chủng virus corona mới, Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán-thành phố 11 triệu dân, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc từ ngày 23/1/2020. 

Mọi cửa ngõ ra vào thành phố đều bị đóng, không có bất kỳ ngoại lệ nào. Tất cả cửa hàng trong thành phố đều đóng cửa, trừ những nơi bán thực phẩm và dược phẩm; các phương tiện giao thông cá nhân bị cấm lưu thông trừ trường hợp đặc biệt, hầu hết các phương tiện giao thông công cộng cũng ngừng hoạt động; nhân viên y tế gõ cửa từng nhà kiểm tra sức khỏe của người dân và buộc ai có triệu chứng bệnh đều phải cách ly tập trung,...

Vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, Vũ Hán tạm thời đóng cửa đường ra Vũ Hán và đường cao tốc đến sân bay Thiên Hà, Vũ Hán cũng bị đóng cửa để phòng, chống dịch. (Nguồn: Tân Hoa Xã)

Vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, Vũ Hán tạm thời đóng cửa đường ra Vũ Hán và đường cao tốc đến sân bay Thiên Hà, Vũ Hán cũng bị đóng cửa để phòng, chống dịch. (Nguồn: Tân Hoa Xã)

Tháng 2/2020, Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan tới Hồ Bắc chỉ đạo công tác chống dịch và phát động một cuộc tổng tiến công toàn diện để chiến đấu bảo vệ Hồ Bắc, bảo vệ Vũ Hán.

Ngay cả thủ đô Bắc Kinh và Thượng Hải-hai thành phố lớn nhất Trung Quốc cũng thực hiện các biện pháp hạn chế để chống dịch như kiểm soát nghiêm ngặt việc đi lại của người dân và xe cộ, bắt buộc đeo khẩu trang, dừng các hoạt động giải trí đông người... Hai thành phố này rơi vào tình trạng bán phong tỏa.

Theo báo South China Morning Post, tình trạng bán phong tỏa đã được áp dụng tại hơn 80 thành phố ở khoảng 20 tỉnh và khu tự trị của Trung Quốc kể từ khi quốc gia này quyết định phong tỏa thành phố Vũ Hán cùng các thành phố lân cận của tỉnh Hồ Bắc.


Sau 76 ngày cách ly chiến đấu với dịch Covid-19, ngày 8/4, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc chính thức được dỡ lệnh phong tỏa, 1.046 khu dân cư và 20 nghìn nhân viên xã hội tình nguyện cuối cùng cũng đã được tận hưởng ánh nắng ấm áp của mùa xuân sau 2 tháng rưỡi chống chọi dịch bệnh. 75/76 huyện, thị xã của tỉnh Hồ Bắc không còn nằm trong bản đồ nguy hiểm bệnh dịch. 12/13 quận của Vũ Hán cũng được ban bố tình trạng an toàn. Người dân Vũ Hán được tản bộ trong công viên, đi mua sắm trong siêu thị, cuộc sống thường nhật đã trở lại nơi đây.


Từ sau khi trận chiến bảo vệ Vũ Hán, Trung Quốc luôn kiên trì chiến lược chống dịch "không khoan nhượng" với phương châm "chống xâm nhập bên ngoài, chống lan rộng bên trong".

35 ngày:
Đánh bại biến chủng Delta


Cuối tháng 7/2020, chỉ trong vòng 7 ngày kể từ khi ca mắc đầu tiên của đợt dịch mới do biến chủng Delta gây ra được khẳng định, chuỗi lây Nam Kinh (xuất phát từ sân bay Lộc Khẩu) đã lan sang 5 tỉnh và 9 thành phố Trung Quốc, với tổng số ca nhiễm lên đến 170 người và tiếp tục lan rộng. Đây được xem là đợt dịch lan rộng nhất tại Trung Quốc kể từ đợt bùng phát tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) đầu năm 2020.

Để đối phó với đợt bùng dịch mới nhất này, chính quyền các địa phương trên toàn Trung Quốc thực hiện chiến lược “không khoan nhượng” và phương châm “bốn sớm”, cùng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, xét nghiệm diện rộng cho hàng triệu người dân để khoanh vùng, truy vết và cách ly, điều trị các ca bệnh nặng và tăng tốc tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 29/7/2021. (Ảnh: THX)

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 29/7/2021. (Ảnh: THX)

Chính quyền địa phương đã tiến hành 3 đợt xét nghiệm đối với 9,2 triệu dân Nam Kinh, phong tỏa hàng trăm nghìn người, mọi chuyến bay rời thành phố đã bị hủy và hơn 1.600 người có liên quan đến sân bay được lệnh cách ly tại nhà trong 14 ngày. Lệnh hạn chế rời khỏi thành phố vẫn có hiệu lực.

Sau 35 ngày dập dịch bằng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, nhiều nơi tại Trung Quốc như thủ đô Bắc Kinh, tỉnh Giang Tô và tỉnh Tứ Xuyên thông báo dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế, khôi phục sản xuất và đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Theo báo cáo của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, từ 0 giờ đến 24 giờ ngày 22/8/2020, Trung Quốc không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát vào tháng 7, Trung Quốc không có ca nhiễm cộng đồng. Từ 0 giờ đến 24 giờ ngày 23/8, Trung Quốc chỉ ghi nhận 1 ca nhiễm mới trong cộng đồng. 

Cơ chế chung phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh thuộc Quốc Vụ viện Trung Quốc ngày 27/8 ra tuyên bố, Trung Quốc đã khống chế được đợt dịch do biến thể Delta gây ra lần này.

Ông Vương Quảng Phát, chuyên gia về hô hấp tại Bệnh viện Đệ Nhất thuộc Đại học Bắc Kinh khẳng định trên Thời báo Hoàn cầu rằng:

Chiến lược chống dịch "không khoan nhượng" một lần nữa đã bảo vệ Trung Quốc khỏi sự càn quét của dịch bệnh, bất chấp biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh chóng.

Ngoài Vũ Hán, hay Nam Kinh, Trung Quốc vẫn chứng kiến một số điểm nóng khác trên toàn quốc như: Hơn 100 triệu dân đông bắc Trung Quốc bị phong tỏa hồi tháng 5, Bắc Kinh "bước vào thời kỳ bất thường" hồi tháng 6 với ổ dịch liên quan khu chợ Tân Phát Địa, thành phố Urumqi (thủ phủ khu tự trị Tân Cương) bước vào "trạng thái thời chiến" hồi tháng 7 sau khi khi đột ngột ghi nhận nhiều ca nhiễm mới...

Hay như hồi tháng 11/2020, Trung Quốc xét nghiệm hàng triệu người dân, áp dụng các biện pháp hạn chế và đóng cửa trường học sau khi ghi nhận nhiều ca bệnh Covid-19 lây nhiễm trong cộng đồng ở 3 thành phố Thiên Tân, Thượng Hải và Mãn Châu Lý (khu tự trị Nội Mông).

Trong tháng 12/2020, các đợt bùng phát Covid-19 không rõ nguồn lây diễn ra ở ít nhất 4 thành phố gồm Đông Ninh, Tuy Phân Hà (đều thuộc tỉnh Hắc Long Giang ở đông bắc Trung Quốc), Turpan (khu tự trị Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc) và Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên ở tây nam Trung Quốc). Các thành phố này phải triển khai xét nghiệm diện rộng và một số nơi đã bị phong tỏa.

Nhân viên trong đồ bảo hộ đứng gác trước cổng một trường đại học bị phong tỏa vì Covid-19 ở thành phố Tây An, phía tây bắc Trung Quốc, ngày 20/12. (Ảnh: Reuters)

Nhân viên trong đồ bảo hộ đứng gác trước cổng một trường đại học bị phong tỏa vì Covid-19 ở thành phố Tây An, phía tây bắc Trung Quốc, ngày 20/12. (Ảnh: Reuters)

Trước tình hình đó, đã từng có những ý kiến trái chiều về khả năng đứng vững của chiến lược "không khoan nhượng" của Trung Quốc trước các biến chủng của virus SARS-CoV-2 như biến chủng Delta hoành hành trên thế giới, cũng có ý kiến nghi hoặc về khả năng kéo dài chiến lược này khi ảnh hưởng của nó tới kinh tế là không nhỏ. Song Trung Quốc vẫn kiên định chiến lược chống dịch "không khoan nhượng".

Tuy nhiên, để thích ứng với tình hình dịch bệnh và sự phát triển của đất nước, Trung Quốc nới lỏng hơn chính sách tuyên chiến với Covid-19 bằng phương châm "nhanh chóng dập dịch" thay vì "không ca nhiễm". Biện pháp này giúp Trung Quốc tối ưu hóa kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đồng thời kiếm soát tốt dịch bệnh.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Nhân viên mặc đồ bảo hộ kiểm tra chứng nhận xét nghiệm âm tính của người dân tại lối vào ga xe lửa Tây Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc ngày 22/9/2021. (Ảnh: REUTER)

Nhân viên mặc đồ bảo hộ kiểm tra chứng nhận xét nghiệm âm tính của người dân tại lối vào ga xe lửa Tây Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc ngày 22/9/2021. (Ảnh: REUTER)

Chiều 18/5, nhiều người dân xếp hàng để test SARS-CoV-2 tại trạm lấy mẫu di động ở Quảng trường Edinburgh, Hồng Kông. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Chiều 18/5, nhiều người dân xếp hàng để test SARS-CoV-2 tại trạm lấy mẫu di động ở Quảng trường Edinburgh, Hồng Kông. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Hình ảnh một nam bệnh nhân trẻ lạc quan đọc sách (phải, trước) trong lúc điều trị tại một bệnh viện dã chiến ở Giang Hán, Vũ Hán hồi tháng 2 đã nhận được nhiều lời khen của người dùng mạng xã hội Trung Quốc. (Ảnh: China Daily)

Hình ảnh một nam bệnh nhân trẻ lạc quan đọc sách (phải, trước) trong lúc điều trị tại một bệnh viện dã chiến ở Giang Hán, Vũ Hán hồi tháng 2 đã nhận được nhiều lời khen của người dùng mạng xã hội Trung Quốc. (Ảnh: China Daily)

Phun khử trừng ở thành phố Thanh Đảo.

Phun khử trừng ở thành phố Thanh Đảo.

Item 1 of 5

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Nhân viên mặc đồ bảo hộ kiểm tra chứng nhận xét nghiệm âm tính của người dân tại lối vào ga xe lửa Tây Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc ngày 22/9/2021. (Ảnh: REUTER)

Nhân viên mặc đồ bảo hộ kiểm tra chứng nhận xét nghiệm âm tính của người dân tại lối vào ga xe lửa Tây Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc ngày 22/9/2021. (Ảnh: REUTER)

Chiều 18/5, nhiều người dân xếp hàng để test SARS-CoV-2 tại trạm lấy mẫu di động ở Quảng trường Edinburgh, Hồng Kông. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Chiều 18/5, nhiều người dân xếp hàng để test SARS-CoV-2 tại trạm lấy mẫu di động ở Quảng trường Edinburgh, Hồng Kông. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Hình ảnh một nam bệnh nhân trẻ lạc quan đọc sách (phải, trước) trong lúc điều trị tại một bệnh viện dã chiến ở Giang Hán, Vũ Hán hồi tháng 2 đã nhận được nhiều lời khen của người dùng mạng xã hội Trung Quốc. (Ảnh: China Daily)

Hình ảnh một nam bệnh nhân trẻ lạc quan đọc sách (phải, trước) trong lúc điều trị tại một bệnh viện dã chiến ở Giang Hán, Vũ Hán hồi tháng 2 đã nhận được nhiều lời khen của người dùng mạng xã hội Trung Quốc. (Ảnh: China Daily)

Phun khử trừng ở thành phố Thanh Đảo.

Phun khử trừng ở thành phố Thanh Đảo.

QUYẾT CHIẾN THẮNG OMICRON

TIẾN ĐẾN

THẾ VẬN HỘI MÙA ĐÔNG

Trung Quốc đang đếm ngược từng ngày tới Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh trước thách thức của một đợt bùng phát dịch lớn do biến chủng Omicron gây ra. Kiên trì chiến lược “không khoan nhượng”, Trung Quốc đã áp dụng các quy tắc kiểm soát biên giới và kiểm dịch Covid-19 thậm chí còn nghiêm ngặt hơn để chống lại mối đe dọa từ Omicron.

Tại Trung Quốc, tất cả những người đến từ nước ngoài phải được kiểm tra Covid trước khi họ rời sân bay, sau đó cần được theo dõi trong ít nhất hai tuần. Điều này có nghĩa là họ phải cách ly ở nhà trong thời gian dài và không được tiếp xúc với cộng đồng cho đến khi họ hoàn thành quy trình kiểm dịch bắt buộc.

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, ngày 17/12/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, ngày 17/12/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

Các biện pháp mới nhất được đưa ra sau khi 6 trường hợp mắc Covid-19 do biến thể Omicron gây ra được xác định tại 3 thành phố của Trung Quốc trong vòng 1 tuần kể từ ngày 13/12/2021.

Các hạn chế đi lại trong các khu vực có nguy cơ trung bình và cao sẽ được áp dụng cho đến ngày 15/3 năm sau khi Thế vận hội kết thúc. Giữ cho các bệnh lây nhiễm xa thủ đô Bắc Kinh là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Trung Quốc, khi thành phố chuẩn bị cho Thế vận hội. Tất cả các chuyến bay từ thành phố Ninh Ba, một trung tâm công nghiệp lớn đến Bắc Kinh đã bị hủy bỏ, trong khi chỉ có một chuyến bay hằng ngày từ Hàng Châu đến Bắc Kinh được phép hoạt động.

Ngay khi xuất hiện ca F0 do Omicron gây ra, Trung Quốc lập tức tiến hành xét nghiệm diện rộng, nhanh chóng phong tỏa các khu vực chung quanh.

Bên cạnh đó chiến dịch tiêm chủng vẫn được triển khai khẩn trương.

Các chuyên gia và cơ quan y tế tin tưởng rằng chính sách “không khoan nhượng” nghiêm ngặt của Trung Quốc sẽ có thể ngăn chặn biến thể được WHO đánh giá là “đáng quan ngại” này.

Tuy nhiên, không ít đánh giá nghi ngờ về sự thành công một lần nữa của chiến lược “không khoan nhượng”, bởi Omicron có mức lây lan nhanh gấp nhiều lần Delta.

Mark Williams, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á tại Capital Economics, chia sẻ rằng, Trung Quốc “không thể ngăn cản triệt để virus này” và “Omicron có vẻ rất dễ tránh được sự giám sát của họ”.

Bất chấp những nghi hoặc, khi được hỏi về việc liệu Trung Quốc có xem xét từ bỏ hay dừng chính sách "không khoan nhượng" trong đối phó với dịch Covid-19, ông Ngô Lương Hữu, Phó Giám đốc CDC trực thuộc Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết:

Thực tiễn chống dịch của Trung Quốc cho đến nay đã chứng minh rằng chiến lược phòng, chống dịch tổng thể của Trung Quốc "phòng xâm nhập bên ngoài, phòng lan rộng bên trong" cùng một loạt các chính sách và biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt khác là phù hợp với điều kiện quốc gia và các quy luật khoa học về phòng, chống dịch bệnh… Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt, tăng cường “phòng xâm nhập bên ngoài, phòng lan rộng bên trong”. Đây sẽ là "rào chống dịch" vững chắc để củng cố các kết quả mà rất khó khăn chúng tôi mới giành được trong công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh.

Ngày 13/12, Trung Quốc phát hành “Sổ tay phòng dịch Olympic và Paralympic mùa đông” (phiên bản 2), trong đó chỉ rõ quy định phòng, chống dịch mà các vận động viên tham gia phải tuân thủ.

Theo kế hoạch, Thế vận hội sẽ diễn ra từ ngày 4–20/2, tất cả những người tham gia phải xét nghiệm SARS-CoV-2 hằng ngày. Các vận động viên và các nhân viên tham dự thế vận hội sẽ được bảo vệ trong một vòng khép kín, bao gồm 3 trung tâm riêng biệt, một ở Bắc Kinh, một ở ngoại ô gần Vạn Lý Trường Thành và một ở tỉnh Hà Bắc.

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 27/10 vừa qua, Phó Thị trưởng thành phố Bắc Kinh, Phó Trưởng Ban Tổ chức Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh Trương Kiến Đông thừa nhận Covid-19 hiện là “thách thức lớn nhất đối với công tác tổ chức Thế vận hội Mùa đông”. Tuy nhiên, ông cho rằng không nên lo lắng vì Trung Quốc sẽ triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt. Ông khẳng định sẽ đưa ra các hình phạt dành cho những người tham gia Thế vận hội mùa đông mà không tuân thủ quy định phòng dịch.

Theo Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc, tính đến 24 giờ ngày 29/12, Trung Quốc có 101.890 ca nhiễm Covid-19, và có 2 trường hợp nghi ngờ, có 1.418.221 ca F1 được truy vết và 51.144 F1 đang được theo dõi y tế, 27 ca nhiễm không triệu chứng, trong đó có 26 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, 1 ca trong cộng đồng.

Thế giới đang phải đương đầu với một thách thức mới mang tên Omicron. Chiến lược “không khoan nhượng” đã giúp Trung Quốc đứng vững trước 30 đợt bùng phát dịch lớn nhỏ kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại nước này, và ngay cả với đợt dịch do biến thể Delta gây ra.

Liệu lần này, tấm lá chắn ấy có giúp Trung Quốc thực hiện trọn lời hứa tổ chức một Thế vận hội “đơn giản, an toàn và thú vị”? Đó vẫn là một câu hỏi ngỏ chờ thực tiễn chứng minh.

VIỆT NAM-TRUNG QUỐC

CHUNG TAY CHỐNG DỊCH

Mặc dù cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nhưng với truyền thống nhân ái, tương trợ, trong hơn một năm qua Việt Nam đã có những hỗ trợ tích cực, kịp thời đối với các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, thể hiện tinh thần sẵn sàng sát cánh kề vai chung tay chống dịch.

Ngay thời kỳ đầu dịch bệnh bùng phát, với tinh thần láng giềng hữu nghị, tuy Việt Nam cũng phải đối mặt với sự thiếu hụt về vật tư nhưng đã ngay lập tức chung tay hỗ trợ Trung Quốc.

Ngày 31/1/2020 Thủ tướng cùng Thường trực Chính phủ quyết định viện trợ bằng hàng hóa, vật dụng y tế trị giá khoảng 500 nghìn USD để chia sẻ với Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đang phải đối mặt với dịch Covid-19.

Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng trao cho Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba số vật tư, trang thiết bị y tế của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. (Ảnh: VGP)

Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng trao cho Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba số vật tư, trang thiết bị y tế của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. (Ảnh: VGP)

Đồng thời, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã vận động viện trợ Trung Quốc  hàng hóa giá trị 100 nghìn USD. Bảy tỉnh biên giới phía bắc cũng có các hình thức phù hợp hỗ trợ giúp đỡ nhân dân Trung Quốc, nhất là các tỉnh ven biên giới hai nước.

Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh còn điều trị thành công và miễn phí cho một số công dân Trung Quốc. Bên cạnh đó, căn cứ vào nhu cầu về nước của công dân Trung Quốc tại Việt Nam, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đã phối hợp thực hiện các chuyến bay Thành phố Hồ Chí Minh-Quảng Châu; Hà Nội-Quảng Châu; Nha Trang-Thành Đô, đưa hành khách Trung Quốc về nước an toàn, chu đáo.

Đáp lại tình cảm đó, trong suốt chặng đường chống dịch của Việt Nam, Trung Quốc cũng hỗ trợ bằng nhiều hình thức với quy mô khác nhau.

Việt Nam tiếp nhận vaccine phòng Covid-19 do Trung Quốc viện trợ.

Việt Nam tiếp nhận vaccine phòng Covid-19 do Trung Quốc viện trợ.

Trung Quốc đã hỗ trợ Việt Nam 5,7 triệu liều vaccine qua các đợt khác nhau.

Tại cuộc  hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hôm 2/12/2021 tại thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo cung cấp thêm 3,1 triệu USD mua sắm thiết bị, vật tư y tế cho Việt Nam.

Ngày 1/9/2021, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh, Trung Quốc đã tiếp nhận 160 máy tạo ô-xy, 30 nghìn bộ kít xét nghiệm kháng nguyên, 1.200 bộ đồ bảo hộ phòng dịch, 400 nghìn khẩu trang y tế của Sở Ngoại vụ tỉnh Vân Nam và Tập đoàn Sunwah Hong Kong (Trung Quốc) trao tặng cho Việt Nam phòng, chống dịch Covid-19.

Ngày 11/9/2021, tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), Chính quyền Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây tổ chức trao tặng 800 nghìn liều vaccine và thiết bị y tế cho các địa phương Việt Nam để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Chiều ngày 29/9/2021, tại Hà Nội diễn ra lễ bàn giao vật tư y tế do Chính phủ Trung Quốc trao tặng Chính phủ Việt Nam hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19. Lô hàng vật tư y tế do Chính phủ Trung Quốc trao tặng cho Chính phủ Việt Nam gồm 300 nghìn chiếc khẩu trang phẫu thuật dùng trong y tế và 20 nghìn chiếc khẩu trang phòng hộ y tế.

Lễ bàn giao vật tư y tế do Chính phủ Trung Quốc trao tặng Chính phủ Việt Nam, ngày 29/9/2020. (Nguồn: Bộ Y tế)

Lễ bàn giao vật tư y tế do Chính phủ Trung Quốc trao tặng Chính phủ Việt Nam, ngày 29/9/2020. (Nguồn: Bộ Y tế)

Ngoài ra, các bộ ngành, đơn vị, tập đoàn, công ty hai bên cũng liên tục hỗ trợ lẫn nhau chung tay phòng ngừa và khống chế dịch Covid-19, khẳng định mối quan hệ láng giềng hữu nghị lâu đời giữa hai nước.

Cuộc chiến với Covid-19 là cuộc chiến không của riêng ai. Mỗi quốc gia với đặc thù riêng, tùy từng thời điểm khác nhau lựa chọn cho mình cách khống chế dịch riêng. Chiến lược chống dịch “không khoan nhượng” đã giúp Trung Quốc đi qua 2 năm dịch bệnh cùng những biến động phức tạp với nhiều thắng lợi. Và góp một phần cho những thành quả ấy là sự chung tay chống dịch của cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam.


Chỉ đạo thực hiện: TRƯỜNG SƠN
Thực hiện: MINH THU
Ảnh và dữ liệu: TTXVN, Reuters, The Telegraph, Tân Hoa xã, Chinanews