VIỆT NAM CỦA HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI XỨNG ĐÁNG PHẢI ĐƯỢC BẢO VỆ

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đoàn đại biểu anh hùng, chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền nam ra thăm miền bắc (năm 1965). (Nguồn: hochiminh.vn)

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đoàn đại biểu anh hùng, chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc (năm 1965). (Nguồn: hochiminh.vn)

Cách đây 90 năm, đất nước Việt Nam còn là thuộc địa chìm đắm trong đêm trường nô lệ. Đất nước ấy đã sinh ra một vĩ nhân mà khi lớn lên đã trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại của nhân dân Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc và mẫu mực của phong trào giải phóng dân tộc, mà ngày nay cả thế giới đều biết tên Người là Hồ Chí Minh với tình cảm kính yêu.

Hồ Chí Minh là một người sớm giác ngộ về dân tộc và giai cấp, từ đó Người sớm đi theo con đường cách mạng. Người đã vượt qua biết bao khó khăn, gian khố, rời quê hương đi tìm con đường giải phóng dân tộc, và Người đã tìm thấy con đường đó ở chủ nghĩa Mác-Lênin. Bằng cách tự rèn luyện mình và kinh qua hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã trở thành người mácxít-lêninnít xuất sắc.

Tên tuổi, đạo đức và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn bó mật thiết với đời sống và cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, gắn liền với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, gắn liền với phong trào cộng sản quốc tế, phong trào đấu tranh vì độc lập và tự do của các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Hồ Chí Minh đã nêu cao đạo đức cách mạng sáng ngời, tác phong tốt đẹp, tinh thần quốc tế vô sản, kiên quyết đấu tranh cách mạng đến hơi thở cuối cùng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh tư liệu/TTXVN)

Thật tự hào biết bao đời với nhân dân Việt Nam, nơi đã sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, thật tự hào biết bao đối với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, nơi đã có Hồ Chí Minh, thật tự hào đối với nhân dân cách mạng thế giới có Hồ Chí Minh. Suốt cả đời người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hy sinh tất cả vì nhân dân, vì cách mạng. Công lao bao la trời biển của Người đã góp phần vào việc giải phóng Việt Nam, Campuchia, Lào và trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở ba nước, góp phần tăng cường sức mạnh của các lực lượng cách mạng thế giới.

Trong hoàn cảnh cùng bị chung một ách thống trị và có chung một kẻ thù, các lực lượng cách mạng của ba nước Đông Dương không thể đấu tranh riêng rẽ, trái lại các lực lượng ba nước phải đoàn kết tập hợp thành sức mạnh để chống kể thù chung, và chỉ có như vậy mới có đầy đủ sức mạnh để chiến thắng chúng. Thể theo yêu cầu của việc giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội của ba nước thời kỳ đó, phải bắt đầu từ giải phóng dân tộc, ba nước Đông Dương mới có thể giải phóng hoàn toàn và mới có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội và cải thiện đời sống của nhân dân.

Trên cơ sở của đường lối và nhiệm vụ đó, ngay từ đầu năm 1930, những cơ sở đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập ở Lào và Campuchia. Dưới sự lãnh đạo kiên quyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đó lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương đã tiến hành hoạt động cách mạng ở cả ba nước và từ năm 1940, Đảng đã tăng cường vận động quần chúng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam, Campuchia, Lào tháng 8/1945.

Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược ba nước Đông Dương lần thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương đã tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương đã không ngừng phát triển, phong trào cách mạng ở mỗi nước Đông Dương lớn mạnh và mỗi nước đã có nhà nước riêng của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương để giai cấp công nhân của mỗi nước thành lập đảng riêng của mình, nhằm lãnh đạo sát sao phong trào cách mạng trong nước.

... Tôi xin phép được nói rõ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đối với đất nước Lào chúng tôi. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cần phải chuyển hướng từ hoạt động thành thị về nông thôn, xây dựng cơ sở vận động và phát động nông dân, từ đó ở Lào đã xuất hiện nhiều vùng kháng chiến, quần chúng ngày càng được giác ngộ.

Năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói cần phải xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, lấy chất lượng là chính, lấy chính trị làm linh hồn và cần phải quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của chiến sĩ. Các lực lượng vũ trang cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nói cần phải thành lập, đó là Quân đội giải phóng nhân dân Lào ngày nay, hiện là lực lượng trụ cột trong việc bảo vệ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Cũng trong năm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ giáo cần phải xây dựng căn cứ cách mạng ở các vùng, các tỉnh, và căn cứ trung ương. Thực hiện lời của Người, nhiều vùng căn cứ cách mạng đã xuất hiện và ngày càng được mở rộng thành vùng giải phóng và đã trở thành chỗ dựa tiến lên giải phóng cá nước năm 1975.

Bác Hồ thăm nông dân ở Hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đang gặt mùa (năm 1954). (Ảnh tư liệu/TTXVN)

Bác Hồ thăm nông dân ở Hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đang gặt mùa (năm 1954). (Ảnh tư liệu/TTXVN)

Năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định cần phải tiến hành đoàn kết và tập hợp các dân tộc, các tầng lớp vào trong mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ sở liên minh công-nông. Từ đó, Mặt trận Lào Ítxala đã được thành lập, tiếp đó là Mặt trận Lào yêu nước, Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc. Đối với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ Đảng phải đoàn kết, thống nhất về tư tưởng và hành động, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc vô điều kiện, tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc tập thể, tự giác chấp hành kỷ luật, lấy phê bình và tự phê bình làm quy luật phát triển của Đảng; Đảng phải xây dựng đội ngũ cán bộ có đạo đức cách mạng, có năng lực, là người đày tớ trung thành của nhân dân...

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương đã trở thành đảng Mác-Lênin chân chính, đã lãnh đạo cuộc đầu tranh cứu nước, chống đế quốc Mỹ xâm lược đi tới thắng lợi hoàn toàn và hiện nay đã trở thành một đảng cầm quyền và lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Lào.

Bây giờ, chúng ta nhìn sang nước Campuchia, nhất là thời gian gần đây thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời và thực hiện Di chúc của Người khi Người đi xa, Việt Nam đã nêu cao tinh thần quốc tế vô sản và tình đoàn kết đặc biệt, đã hết lòng giúp đỡ các lực lượng cách mạng Campuchia giải phóng hoàn toàn đất nước vào tháng 4/1975. Nhưng sau đó, bọn PônPốt-lêng Xary đã phản bội, cam tâm làm tay sai cho bọn phản động, thực hiện âm mưu diệt chủng dân tộc Campuchia, thực hiện âm mưu phá hoại và xâm lược đối với Việt Nam, thực hiện âm mưu chia rẽ ba nước Đông Dương. Sau khi nhân dân Campuchia nổi dậy đấu tranh lật đổ chế độ PônPốt-lêng Xary, Việt Nam đã cử con em mình sang giúp cách mạng Campuchia, góp phần cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng.

Thật sự rõ ràng, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ gắn liền với giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam mà còn gắn liền với cách mạng Lào, Campuchia. Ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi lễ truy điệu Người ngày 5/9/1969, tại Sầm Nưa, đồng chí Kaysone Phomvihane, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, đã nói: "Đồng chí thật xứng đáng là một nhà yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ mácxít-lêninnít xuất sắc và lỗi lạc, một chiến sĩ kiên cường và xuất sắc của phong trào cộng sản, là người bạn thân thiết nhất của nhân dân Lào và nhân dân các dân tộc đấu tranh vì độc lập và tự do".

Bài viết trong sách "Bác Hồ trong trái tim những người bạn quốc tế"
Trình bày: Diệc Dương
Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Hội nghị cán bộ Công đoàn cơ sở toàn miền Bắc (13/8/1962). (Nguồn: hochiminh.vn)

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Hội nghị cán bộ Công đoàn cơ sở toàn miền Bắc (13/8/1962). (Nguồn: hochiminh.vn)