Chuỗi cung ứng toàn cầu đang được định hình lại, tạo ra làn sóng dịch chuyển mạnh về sản xuất và đầu tư. Với lợi thế nhất định về kinh tế-chính trị, Việt Nam đang trở thành điểm đến hứa hẹn đón làn sóng dịch chuyển này. Việc hàng loạt các doanh nghiệp đầu chuỗi chọn Việt Nam để đầu tư cứ điểm sản xuất mới đang mang lại cho ngành công nghiệp hỗ trợ cơ hội lớn để phát triển và tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Sau gần 35 năm thu hút đầu tư nước ngoài, tại Việt Nam hiện có khoảng 36 nghìn dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 435 tỷ USD; vốn thực hiện lũy kế ước đạt hơn 269 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo số liệu từ Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), cả nước mới chỉ có gần 500 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và xuất khẩu. Bức tranh chưa có nhiều điểm sáng cho thấy ngành công nghiệp hỗ trợ đang phát triển chậm cả về lượng và chất, đồng thời mô tả rõ mối liên kết lỏng lẻo giữa khối doanh nghiệp trong nước và FDI.
Việt Nam nhờ đó nhanh chóng vươn lên vị trí thứ 8 trong tốp 10 quốc gia có công suất lắp đặt điện mặt trời lớn nhất thế giới (nguồn Visual Capitalist). Cộng thêm 3.890MW điện gió (cũng vượt quy hoạch gần 5 lần), hiện tỷ trọng các nguồn điện năng lượng tái tạo chiếm tới 27% tổng công suất phát cả nước.
“Nút thắt” cản trở doanh nghiệp vào chuỗi
Từ đầu năm đến nay, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) liên tục đón các doanh nghiệp FDI đề nghị hỗ trợ kết nối và xây dựng chuỗi cung ứng, trong đó có các doanh nghiệp đầu chuỗi từ châu Âu, châu Mỹ hay một loạt nhà cung ứng cấp 1 của Apple.
Đặc biệt, các “ông lớn” này không chỉ đặt vấn đề tìm kiếm một, hai nhà cung cấp mà đều muốn tiếp cận theo chuỗi, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm hỗ trợ tại Việt Nam. “Đây rõ ràng là kỳ vọng để doanh nghiệp Việt phát triển, có vị trí then chốt hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu với những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn”, Ủy viên Ban chấp hành VEIA Đỗ Thị Thúy Hương nhận định.
Nhiều dự án quy mô lớn phù hợp định hướng FDI có chất lượng và hiệu quả hơn đang được đàm phán hoặc sắp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Các tổ chức quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao tiềm năng to lớn thị trường 100 triệu dân của Việt Nam (trong đó có khoảng 25-30 triệu thuộc tầng lớp trung lưu), nguồn nhân lực dồi dào có trình độ chuyên môn cao, đang trong giai đoạn dân số vàng, có khát vọng thịnh vượng, gắn kết với các nước ASEAN trong cộng đồng kinh tế với 650 triệu dân.
Cuốn theo làn sóng chuyển dịch, mới đây, tập đoàn dụng cụ không dây hàng đầu thế giới Techtronic Industries (TTI) đã đầu tư 650 triệu USD để chuyển toàn bộ nhà máy sản xuất thiết bị ngoài trời từ Trung Quốc về khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tránh ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Ngay sau khi được cấp phép đầu tư, TTI cũng đặt vấn đề cần phát triển khoảng 180-200 nhà cung cấp trong nước. Tuy nhiên, theo Phó giám đốc Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh Lê Nguyễn Duy Oanh, để doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi của TTI không dễ do các “nút thắt” là khả năng cạnh tranh về giá sản phẩm cũng như sự thiếu ổn định trong sản xuất.
Từ kinh nghiệm thực tế, Giám đốc Bộ phận Phát triển nhà cung cấp của Công ty TNHH Fujikura Fiber Optics (Khu công nghiệp VSIP1, Bình Dương) Phan Vĩnh Thạch phân tích kỹ hơn: Bốn điểm chính hạn chế doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi là giá sản phẩm thiếu cạnh tranh, năng lực sản xuất kém, hệ thống quản lý chất lượng không bền vững và yếu về công nghệ, nhất là công nghệ lõi. Sau 16 năm triển khai chiến lược nội địa hoá, hiện 70% số lượng nguyên vật liệu cho sản xuất của Fujikura Fiber Optics đã được lấy từ thị trường trong nước, tuy nhiên chủ yếu bởi các doanh nghiệp FDI. Một số doanh nghiệp Việt đã từng gia nhập chuỗi của Fujikura Fiber Optics, nhưng sau một thời gian ngắn lại “bật bãi” vì không duy trì hệ thống chất lượng cũng như giá thành.
Quá trình chuyển dịch chuỗi cung ứng dù mang lại cơ hội, nhưng cũng là thách thức rất lớn đối với ngành công nghiệp hỗ trợ đang bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Đó là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước chưa cao, nguồn nhân lực yếu kém, trình độ công nghệ chưa phát triển tiến tiến,…
Phó Giám đốc Lê Nguyễn Duy Oanh đánh giá, hầu hết doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam đều muốn hợp tác cùng doanh nghiệp trong nước, nhưng yêu cầu phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật khắt khe về quy trình quản lý, tính minh bạch trong sản xuất, quy định sử dụng nguồn nhân lực hay bảo vệ môi trường,...
Không dừng ở đó, doanh nghiệp cần không ngừng nỗ lực để duy trì kết quả và liên tục đổi mới, hiện đại hoá quy trình, công nghệ sản xuất nhằm sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn. Chính điều này đã làm chùn bước nhiều doanh nghiệp muốn tham gia chuỗi. Thậm chí, có những doanh nghiệp đã sở hữu năng lực và điều kiện trở thành nhà cung ứng cho các tập đoàn lớn, nhưng do ngại thử thách nên vẫn chọn đứng ngoài cuộc chơi.
Nhiều dự án quy mô lớn phù hợp với định hướng FDI có chất lượng và hiệu quả hơn đang được đàm phán hoặc sắp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Các tổ chức quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao tiềm năng to lớn thị trường 100 triệu dân của Việt Nam (trong đó có khoảng 25-30 triệu thuộc tầng lớp trung lưu), nguồn nhân lực dồi dào có trình độ chuyên môn cao, đang trong giai đoạn dân số vàng, có khát vọng thịnh vượng, gắn kết với các nước ASEAN trong cộng đồng kinh tế với 650 triệu dân.
GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài
“Bởi tư duy cũ, không ít doanh nghiệp ngại việc minh bạch hóa quy trình sản xuất theo yêu cầu của phía FDI và cũng lười vươn lên. Trong thời gian ngắn, có thể các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả nhưng về tương lại rất khó đoán trước. Tham gia chuỗi là hướng đi tất yếu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ để bảo đảm sự phát triển bền vững về lâu dài, là nền móng để lớn dần thành doanh nghiệp mạnh, nắm giữ công nghệ sản xuất hiện đại cũng như năng lực cung ứng tốt”,
Lê Nguyễn Duy Oanh, Phó giám đốc Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ TP Hồ Chí Minh
Việc ban hành và bố trí nguồn lực triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ còn chưa hiệu quả do mâu thuẫn chồng chéo trong nhiều luật khác nhau. Do vậy, thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật làm nền tảng, tạo động lực phát triển công nghiệp. Chúng ta cần thay đổi tư duy, hướng tiếp cận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hướng chuyển dịch từ phát triển nền công nghiệp phụ thuộc gia công, lắp ráp sang chủ động, sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của công nghiệp trong nước.
Phạm Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp