
Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích gắn với Chiến dịch Đà Nẵng Xuân 1975
Ngày 28/3 vừa qua, sau hơn 4 năm tiến hành cải tạo, xây dựng, Bảo tàng Đà Nẵng đã chính thức mở cửa đón khách tham quan tại cơ sở mới 42-44 Bạch Đằng, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa của thành phố nói chung và các di tích gắn với Chiến dịch giải phóng Đà Nẵng 1975 nói riêng.

Biểu tượng kết nối quá khứ với hiện tại
Bảo tàng Đà Nẵng trước đây tọa lạc trong khuôn viên Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải. Năm 2017, với những giá trị nổi trội về lịch sử và kiến trúc, Thành Điện Hải được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Vì vậy, thành phố Đà Nẵng quyết định di dời Bảo tàng Đà Nẵng ra khỏi di tích để thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo di tích Thành Điện Hải - biến nơi đây trở thành “điểm đến đặc biệt” không thể thiếu của du khách, đồng thời là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Năm 2019, chính quyền thành phố đã thống nhất chủ trương và quyết định sử dụng công trình công trình Tòa Thị chính (được xây dựng từ 1898-1900, thời Pháp thuộc gọi là Tòa Đốc lý, sau ngày giải phóng 29/3/1975 là trụ sở của Ủy ban nhân dân thành phố rồi Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng) làm Bảo tàng Đà Nẵng. Năm 2020, dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở 42-44 Bạch Đằng (quận Hải Châu) làm Bảo tàng Đà Nẵng được khởi công với diện tích quy hoạch hơn 8.600m2, tổng mức đầu tư gần 505 tỷ đồng.
Bảo tàng Đà Nẵng hiện nay được xây dựng trên cơ sở cải tạo, nâng cấp Tòa Thị chính thành phố - một “hiện vật lịch sử” và tồn tại như một chứng nhân của thời gian bên dòng Hàn giang.
Bảo tàng Đà Nẵng hiện nay được xây dựng trên cơ sở cải tạo, nâng cấp Tòa Thị chính thành phố - một “hiện vật lịch sử” và tồn tại như một chứng nhân của thời gian bên dòng Hàn giang.
Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, việc hình thành chức năng mới cho công trình Tòa Thị chính là phù hợp, bởi bản thân tòa nhà này đã là một “hiện vật lịch sử” và tồn tại như một chứng nhân của thời gian bên dòng Hàn giang.
Về giá trị lịch sử, đây là nơi được người Pháp xây dựng từ hơn 125 năm trước để làm trụ sở hoạt động của bộ máy công quyền, là công trình có vai trò quan trọng bậc nhất về thể chế chính trị lúc bấy giờ. Cũng chính vì thế mà khi có điều kiện, công cuộc cách mạng của nhân dân Đà Nẵng đã khôn khéo biến nơi đây thành điểm đấu tranh chính trị công khai, hợp pháp giữa ta và địch.
Mùa thu năm 1945, lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay trên cột cờ Tòa Đốc lý, báo hiệu khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám ở Đà Nẵng đã thành công. Thời chính quyền Sài Gòn, Tòa Thị chính là trung tâm quyền lực lớn nhất thành phố Đà Nẵng của Mỹ và tay sai. Trưa ngày 29/3/1975, lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam đã tung bay trên nóc Tòa Thị chính, đánh dấu thắng lợi của quân dân Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
“Như vậy, dù trải qua bao biến thiên lịch sử, công trình này đều được chọn là trụ sở của ộ máy chính quyền. Điều này khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử đặc biệt của một công trình mang tính biểu tượng đối với người dân thành phố”, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện cho hay. Mặt khác, việc di dời Bảo tàng Đà Nẵng về cơ sở này cũng là yếu tố quan trọng để thành phố triển khai giai đoạn 2 của dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo Thành Điện Hải để góp phần nâng tầm di tích quốc gia đặc biệt.
Việc hình thành chức năng mới cho công trình Tòa Thị chính là phù hợp, bởi bản thân tòa nhà này đã là một “hiện vật lịch sử” và tồn tại như một chứng nhân của thời gian bên dòng Hàn giang.
Không gian trưng bày của Bảo tàng Đà Nẵng được thiết kế khoa học với 9 chuyên đề lớn.
Không gian trưng bày của Bảo tàng Đà Nẵng được thiết kế khoa học với 9 chuyên đề lớn.
Bảo tàng Đà Nẵng không chỉ là nơi lưu giữ ký ức lịch sử, mà còn là một biểu tượng kết nối quá khứ với hiện tại.
Bảo tàng Đà Nẵng không chỉ là nơi lưu giữ ký ức lịch sử, mà còn là một biểu tượng kết nối quá khứ với hiện tại.



Với tổng cộng gần 3.000 tài liệu, hiện vật được tuyển chọn từ kho tư liệu đồ sộ gồm 27 nghìn hiện vật, Bảo tàng kết hợp phong cách trưng bày truyền thống với công nghệ trình chiếu hiện đại như ứng dụng chiếu phim 3D Mapping, phim tài liệu 3D và slide hình ảnh làm tăng tính trải nghiệm, tương tác đối với du khách.
Không gian trưng bày của Bảo tàng Đà Nẵng được thiết kế khoa học với 9 chuyên đề lớn: Tổng quan về thành phố Đà Nẵng; thiên nhiên và con người Đà Nẵng; lịch sử đô thị Đà Nẵng; cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc; chứng tích chiến tranh; Đà Nẵng hội nhập và phát triển; đa dạng văn hóa; Tòa thị chính Đà Nẵng; sưu tập cổ vật.
Bảo tàng Đà Nẵng không chỉ là nơi lưu giữ ký ức lịch sử, mà còn là một biểu tượng kết nối quá khứ với hiện tại, hứa hẹn trở thành điểm nhấn kiến trúc độc đáo, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của thành phố.
Tái hiện ký ức ngày lịch sử qua các hiện vật
Sự kiện lịch sử ngày 29/3/1975 đã trở thành mốc son chói lọi ăn sâu vào trong tâm khảm của mỗi người con Đà Nẵng. Đó là ngày thành phố không còn bóng dáng quân thù, hoàn toàn giải phóng sau bao nhiêu năm tháng chiến đấu gian khổ, hy sinh xương máu để đấu tranh giành độc lập, tự do.
Chiến thắng vẻ vang, anh hùng này đã mở ra trang sử mới cho nhân dân Đà Nẵng. Vì vậy, chủ đề liên quan đến ngày giải phóng là một trong những đề tài quan trọng trong công tác sưu tầm hiện vật của Bảo tàng Đà Nẵng.
Bảo tàng hiện đang lưu giữ, trưng bày nhiều hiện vật quan trọng gắn liền với Chiến dịch Đà Nẵng Xuân 1975.
Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện thông tin: “Bảo tàng hiện đang lưu giữ, trưng bày nhiều hiện vật quan trọng gắn liền với Chiến dịch Đà Nẵng Xuân 1975. Chẳng hạn như các lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng được treo ở một số địa điểm quan trọng tại Đà Nẵng trong ngày giải phóng; một số máy móc và vũ khí sử dụng trong chiến dịch năm xưa: máy in tài liệu, máy truyền tin, xe máy Honda Dame, súng…; các hiện vật của Ủy ban Quân quản Đà Nẵng như con dấu, thông cáo…; kỷ vật kháng chiến của quân dân Đà Nẵng và một số chiến lợi phẩm thu được của địch.”
Đằng sau mỗi hiện vật đều có câu chuyện riêng gây ấn tượng mạnh cho khách tham quan. Qua giới thiệu của Giám đốc Bảo tàng, chúng tôi được tiếp cận câu chuyện chung quanh hiện vật “Sao vàng bằng vải” do bà Nguyễn Thị Nguyệt Ánh (quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) dùng may cờ chuẩn bị cho ngày giải phóng Đà Nẵng.
Đằng sau mỗi hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng đều có câu chuyện riêng gây ấn tượng mạnh cho khách tham quan.
Đằng sau mỗi hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng đều có câu chuyện riêng gây ấn tượng mạnh cho khách tham quan.
Theo lời bà Nguyệt Ánh kể lại: “Nhận được thư của chị Nguyễn Thị Nhạn, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng Quảng Đà, tôi vào nhà bà Nhất ở Quang Hiện (thuộc Điện Hòa - Điện Bàn - Quảng Nam) để dự họp. Trong cuộc họp, chúng tôi được chỉ thị phải may cờ, chuẩn lương thực, thuốc men … để phục vụ cho cán bộ, bộ đội tiến vào giải phóng Đà Nẵng. Nhận lệnh, chúng tôi bắt tay vào thực hiện ngay. Về đến nhà tôi lấy vải xanh, vải đỏ, vàng cất riêng và 5 bàn máy may để chuẩn bị may cờ. Không khí khẩn trương nhộn nhịp tại các cơ sở, các chị em tranh thủ từng phút để may kịp số lượng lớn. Sau khi may xong, những lá cờ liền thực hiện sứ mệnh của nó trong ngày tháng lịch sử của thành phố.”
Đối với hiện vật “Con dấu của Ủy ban Quân quản”, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện cho biết, Ủy ban Quân quản Đà Nẵng là chính quyền lâm thời do các đồng chí trong bộ máy quân sự Khu V và đặc khu ủy Quảng Đà tạm thời điều hành, quản lý. Đợi đến khi tình hình ổn định, trật tự thì Ủy ban Quân quản sẽ chuyển giao lại sự quản lý cho chính quyền nhân dân.
Để kiện toàn bộ máy, Ủy ban Quân quản đã ra Thông cáo số 1 về việc công bố danh sách Ủy ban Quân quản thành phố Đà Nẵng. Theo đó, đồng chí Hồ Nghinh làm Chủ tịch. Thông cáo do đồng chí Hồ Nghinh kí và đóng dấu. Đây là văn bản đầu tiên của Ủy ban Quân quản với tư cách là chính quyền mới tại thành phố và “con dấu” thể hiện tính quyền lực, hiệu lực pháp lý của chính quyền mới thiết lập.
Dưới sự lãnh đạo ban đầu của Ủy ban Quân quản, thành phố Đà Nẵng sau ngày giải phóng đã dần dần được ổn định. Cuộc sống người dân đã trở lại bình thường và đi vào nề nếp, nhân dân lao động cần cù chăm lo cuộc sống và xây dựng quê hương.
“Với tính chất quan trọng của các hiện vật lịch sử, công tác bảo tồn, bảo quản hiện vật luôn được thành phố hết sức chú trọng, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sự toàn vẹn của tư liệu hiện vật, không để mất cắp, không bị hư hỏng, tạo môi trường thuận lợi kéo dài tuổi thọ cho hiện vật”, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng nhấn mạnh.
Tòa Thị chính Đà Nẵng (Bảo tàng Đà Nẵng hiện nay) là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của quân và dân Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Tòa Thị chính Đà Nẵng (Bảo tàng Đà Nẵng hiện nay) là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của quân và dân Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Lan tỏa giá trị các di tích gắn với Chiến dịch Đà Nẵng Xuân 1975
Việc đầu tư cải tạo và nâng cấp khối nhà Tòa Thị chính (42-44 Bạch Đằng) thành Bảo tàng Đà Nẵng là một ví dụ điển hình cho những nỗ lực của chính quyền thành phố nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, di sản gắn liền với lịch sử của Đà Nẵng, cụ thể ở đây là Chiến dịch giải phóng Đà Nẵng 1975.
Cùng với cơ sở này, trên địa bàn thành phố hiện có một số di tích, địa điểm liên quan đến Chiến dịch Đà Nẵng Xuân 1975 như Bia chứng tích đầu cầu Nguyễn Văn Trỗi, Quân vụ Thị Trấn… Thời gian qua, Sở Văn hóa và Thể thao đã triển khai nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ và phát huy giá trị những di tích này.
“Định kỳ 5 năm một lần, Sở chỉ đạo Bảo tàng Đà Nẵng tiến hành tổng kiểm kê di tích trên địa bàn thành phố từ đó lựa chọn các công trình, địa điểm có giá trị (trong đó có các di tích liên quan đến Chiến dịch giải phóng Đà Nẵng 1975) để đưa vào Danh mục kiểm kê và lập hồ sơ xếp hạng. Sau khi được đưa vào Danh mục kiểm kê hoặc xếp hạng, các di tích và công trình, địa điểm này sẽ được bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp lý hiện hành”, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Phạm Tấn Xử cho biết.
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng Phạm Tấn Xử.
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng Phạm Tấn Xử.
Bên cạnh đó, năm 2021, Sở cũng đã tham mưu UBND thành phố ban hành Quy chế phối hợp, quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025, trong đó đề ra các giải pháp đồng thời có sự phân công nhiệm vụ một cách cụ thể và chặt chẽ đối với công tác quản lý hệ thống di tích của thành phố nói chung và các di tích liên quan đến Chiến dịch giải phóng Đà Nẵng nói riêng.
Mặc dù vậy, theo ông Phạm Tấn Xử, việc bảo tồn các di tích gắn với Chiến dịch Đà Nẵng Xuân 1975 cũng đối mặt với nhiều thách thức. Nếu so sánh số lượng các di tích này trong tổng thể hệ thống di tích của Đà Nẵng là không nhiều, khó khăn lớn nhất trong việc bảo tồn đó là tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của thành phố. Nhiều địa điểm từng là các cơ sở công quyền, địa điểm công cộng hoặc nằm ở các vị trí giao thông quan trọng… tuy nhiên sau này đã được cải tạo, thay đổi chức năng hoặc phải hạ giải để nhường không gian cho sự phát triển chung của thành phố như địa điểm Nhà lao kho đạn (Chợ Cồn), Sân bay nước mặn… Bên cạnh đó là các tác nhân khách quan khác như thời tiết, khí hậu, môi trường cũng ảnh hưởng và làm xuống cấp các di tích này.
Bảo tàng kết hợp phong cách trưng bày truyền thống với công nghệ trình chiếu hiện đại như ứng dụng chiếu phim 3D Mapping, phim tài liệu 3D và slide hình ảnh làm tăng tính trải nghiệm, tương tác đối với du khách.
Bảo tàng kết hợp phong cách trưng bày truyền thống với công nghệ trình chiếu hiện đại như ứng dụng chiếu phim 3D Mapping, phim tài liệu 3D và slide hình ảnh làm tăng tính trải nghiệm, tương tác đối với du khách.
“Đối với những di tích, địa điểm liên quan đến Chiến dịch Đà Nẵng 1975 còn sót lại, Sở Văn hóa và Thể thao đã và đang triển khai nhiều biện pháp để trùng tu, nâng cấp không chỉ nhằm bảo vệ, bảo tồn các di tích này mà còn để phát huy giá trị, tuyên truyền giáo dục và quảng bá rộng rãi hơn đối với công chúng”, ông Phạm Tấn Xử cho hay. Với các địa điểm liên quan đã được gắn bia như đầu cầu Nguyễn Văn Trỗi, Quân vụ Thị Trấn, Kho xăng Liên Chiểu… Sở Văn hóa và Thể thao đã phân cấp cho các địa phương (xã/phường) quản lý, trông coi và bảo vệ trực tiếp, đồng thời thường xuyên phối hợp với Thành đoàn, đoàn thanh niên các xã/phường để thực hiện số hóa, gắn mã QR giới thiệu thông tin lịch sử tại các địa điểm này.
Liên quan cơ sở mới Bảo tàng Đà Nẵng (42-44 Bạch Đằng, trước đó là Tòa Thị chính), đây là địa điểm có vai trò quan trọng bậc nhất, là cơ quan đầu não của thành phố trong suốt một thời kỳ dài - là trụ sở của Ủy ban nhân dân thành phố rồi Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng sau ngày giải phóng 29/3/1975. “Việc UBND thành phố đầu tư cải tạo và nâng cấp địa điểm này thành Bảo tàng Đà Nẵng đã cho thấy giá trị và ý nghĩa của công trình này, qua đó thể hiện sự quyết tâm của chính quyền thành phố và ngành văn hóa trong việc bảo tồn và gìn giữ các di tích, di sản gắn liền với lịch sử của thành phố, mà cụ thể ở đây là Chiến dịch giải phóng Đà Nẵng 1975”, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Phạm Tấn Xử khẳng định.
Để phát huy giá trị các di tích liên quan Chiến dịch Đà Nẵng 1975, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để lồng ghép và lựa chọn các di tích tiêu biểu đưa vào chương trình giáo dục địa phương, các giờ học ngoại khóa tại di tích lịch sử và Bảo tàng Đà Nẵng. Bảo tàng cũng đã lồng ghép việc tuyên truyền, giới thiệu các di tích này vào các chương trình giáo dục như chương trình Em yêu lịch sử với chủ đề “Muôn ánh sao vàng”, chương trình giáo dục online “Giải phóng Đà Nẵng - cánh cửa thép tiến về Sài Gòn”, chương trình tọa đàm giao lưu nhân chứng “Ký ức mùa xuân Đà Nẵng” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Đà Nẵng (29/3/1975-29/3/2025)…
Ngày xuất bản: 4/2025
Tổ chức thực hiện: HỒNG MINH - THẢO LÊ
Nội dung: VĂN TOẢN - SƠN BÁCH
Trình bày: HOÀI THU - VĂN TOẢN
Ảnh: ANH ĐÀO, TTXVN