Cách nhận biết đám đông
có dấu hiệu gây nguy hiểm tính mạng

Chỉ trong 2 ngày qua, thế giới liên tiếp chứng kiến các thảm kịch từ những đám đông dày đặc. 154 người thiệt mạng tại lễ hội Halloween ở khu phố Itaewon, Seoul (Hàn Quốc), ít nhất 132 người thiệt mạng trong vụ sập cầu treo tại bang Gujarat, miền tây Ấn Độ. Khi tham gia một sự kiện đông người, để bảo vệ mạng sống của bản thân và những người chung quanh là nhận biết dấu hiệu đám đông sẽ trở nên nguy hiểm và tìm cách thoát khỏi đám đông đó ngay lập tức.

Hãng tin CNN của Mỹ ngày 30/10 đã có bài về cách phát hiện một đám đông nguy hiểm theo hướng dẫn của Giáo sư thỉnh giảng G. Keith Still, chuyên về khoa học đám đông tại Đại học Suffolk, thành phố Boston (Mỹ). Giáo sư Still cũng là người đứng đầu GKStill International, một công ty tư vấn đào tạo các nhà tổ chức sự kiện về cách phát hiện nguy hiểm.

Theo Giáo sư Still, nếu bạn đang ở trong một đám đông và mọi người đủ gần để va vào bạn, thì có thể đám đông đó đang dần trở nên dày đặc.

Với kinh nghiệm hơn 30 năm nghiên cứu động thái của hành vi đám đông và cách thức bảo đảm an toàn, ông Still cho biết các nhà tổ chức có thể giúp ngăn chặn các sự cố có thể dẫn tới thảm kịch. Đó là cách theo dõi mật độ đám đông trong thời gian thực và điều tiết dòng người trong một địa điểm.

Mật độ đám đông có thể được tính bằng số người trên một mét vuông. Những người trẻ hơn, có hình dáng nhỏ bé hơn chiếm ít không gian hơn những người lớn tuổi hơn và có hình dáng lớn hơn. Giáo sư Still lưu ý, theo quy luật, không gian sẽ trở nên khó chịu khi đạt đến 5 người trên một mét vuông và bất cứ không gian nào đông đúc hơn đều có thể trở nên nguy hiểm.

1 người/m²

Mật độ 1 người trên một mét vuông khi quan sát từ trên cao. Đây là mật độ an toàn cao.

2 người/m²

Đây là mật độ giống như tại trận đấu tennis. Mật độ an toàn cao.

3 người/m²

3 người trên một mét vuông là mật độ khá đông, nhưng không chật chội và mọi người vẫn có khoảng không chung quanh. Theo Giáo sư Still, đây là mật độ này điển hình tại quán bar hoặc quán rượu vào buổi tối, đặc biệt là trước đại dịch Covid-19. Mật độ an toàn.

4 người/m²

Với 4 người trên một mét vuông, mọi người đứng sát nhau nhưng vẫn ở trong không gian cá nhân. Giáo sư Still nói rằng nó tương tự như khoảng cách mà mọi người ở Mỹ hoặc Anh xếp hàng. Mật độ an toàn trung bình.

5 người/m²

Với mật độ 5 người trên một mét vuông, mọi người đã đứng chạm nhau. Điều này vẫn có thể an toàn trong tình huống đám đông bình tĩnh nhưng có thể bắt đầu trở thành vấn đề nếu có xô đẩy.

6 người/m²

Với 6 người trên một mét vuông, tình hình có thể bắt đầu trở nên nguy hiểm. Mọi người đứng chạm sát vào nhau. Mỗi người trong đám đông khó đứng vững hơn và dễ dàng bị xô đổ. Khi đó, những người trong đám đông có khả năng mất kiểm soát chuyển động. Mật độ nguy hiểm cao.

“Khi các cơ thể chạm vào nhau, năng lượng và mật độ cao đó có thể làm phát sinh những đợt sóng (người) và khiến đám đông sụp đổ”, ông Still giải thích.

Một dấu hiệu cho thấy đám đông trở nên quá dày đặc là điều mà Giáo sư Still vẫn gọi là “hiệu ứng cánh đồng lúa mì”, ấy là khi mọi người không thể kiểm soát chuyển động của cơ thể.

Giữ an toàn cho mọi người có nghĩa là có thể phát hiện khi nào đám đông đang trở nên quá dày đặc. Có nhiều yếu tố để phát hiện ra, nhưng nó phụ thuộc vào góc quan sát, từ trực thăng hoặc sân khấu.

Để minh họa rõ hơn, ông Still đã đưa ra hình ảnh mô phỏng để nhận biết mật độ của đám đông.

Theo đó, ở 3 bức ảnh dưới đây đều hiển thị cùng một mật độ - 4 người trên một mét vuông - từ các góc độ khác nhau.

Mật độ 4 người/m² nhìn từ trên cao.

Mật độ 4 người/m² nhìn từ trên cao.

Mật độ 4 người/m² nhìn từ góc chính diện

Mật độ 4 người/m² nhìn từ góc chính diện

Mật độ 4 người/m² nhìn từ góc chéo

Mật độ 4 người/m² nhìn từ góc chéo

So sánh hình ảnh cuối cùng với hình ảnh dưới đây, cho thấy mật độ nguy hiểm hơn là khi có tới 6 người trên một mét vuông. Mặc dù thoạt nhìn hai hình ảnh này trông giống nhau, nhưng sự khác biệt ở đây chính là khoảng cách giữa 2 người.

Mật độ 6 người/m² nhìn từ góc chéo.

Mật độ 6 người/m² nhìn từ góc chéo.

Ông Still cho biết, trong các lớp học về an toàn đám đông của mình, ông khuyến khích các nhà tổ chức sự kiện đăng các phiên bản của những hình ảnh này lên tường của trung tâm chỉ huy, hoặc thậm chí là bàn DJ và liên tục so sánh các hình ảnh tham chiếu có mật độ khác nhau với những gì họ nhìn thấy trước mắt hoặc trên màn hình TV.

Nhưng, chìa khóa để ngăn chặn thảm họa là các nhà tổ chức phải theo dõi mật độ và nếu nó bắt đầu cao, hãy làm chậm hoặc ngăn dòng người vào khu vực. Bởi vì thực tế giảm bớt sự đông đúc sẽ khó hơn rất nhiều khi đám đông trở nên quá dày đặc.

Tuy nhiên, nếu một địa điểm quá đông, những người biểu diễn nên dừng lại và yêu cầu mọi người lùi lại một chút. Trong những năm qua, một số nghệ sĩ biểu diễn như A$AP Rocky và Linkin Park, đã làm chính xác điều đó.

Sau những thảm họa liên quan đến đám đông như một vụ đánh nhau tại sân vận động bóng đá Hillsborough vào năm 1989, một vụ cháy tại hộp đêm Station vào năm 2003 và một vụ giẫm đạp tại hộp đêm E2 cùng năm, nhiều cơ quan pháp lý tại Mỹ đã thông qua các quy định liên quan đến đám đông và yêu cầu những người quản lý đám đông được cấp phép có mặt tại chỗ để thực thi các quy tắc an toàn.

Nếu bạn đang ở trong một đám đông, Still cho biết bạn có thể giữ an toàn bằng cách quan sát những khu vực có khả năng trở nên đông đúc nhất và tìm cách thoát khỏi đám đông nếu bạn không có đủ không gian cá nhân.

Amy Cox, Phó chủ tịch cấp cao của công ty giải trí Deep South Entertainment, cho biết cô có một quy tắc đơn giản trong một sự kiện đông đúc là luôn đặt câu hỏi: “Tôi có thể đặt tay lên hông một cách thoải mái mà không chạm vào ai khác không?”

Theo hãng tin Yonhap, thảm kịch tối 29/10 tại khu Itaewon xảy ra khi có tới hàng chục nghìn người tới con hẻm dài khoảng 40m và rộng 4m, nơi 6 người trưởng thành khó có thể đi qua cùng một lúc. (Hình ảnh chụp từ clip dòng người chen lấn tham gia lễ hội Halloween tại khu Itaewon tối 29/10.)

Theo hãng tin Yonhap, thảm kịch tối 29/10 tại khu Itaewon xảy ra khi có tới hàng chục nghìn người tới con hẻm dài khoảng 40m và rộng 4m, nơi 6 người trưởng thành khó có thể đi qua cùng một lúc. (Hình ảnh chụp từ clip dòng người chen lấn tham gia lễ hội Halloween tại khu Itaewon tối 29/10.)

Ít nhất 134 người thiệt mạng trong vụ sập cây cầu treo Machchhu 150 tuổi mới được trùng tu lại tại bang Gujarat, miền tây Ấn Độ. Theo nhà chức trách địa phương, khi thảm họa xảy ra có gần 500 người, bao gồm phụ nữ và trẻ em, đang tập trung trên và chung quanh cầu để tham dự lễ hội ánh sáng Diwali của Hindu giáo. (Hình ảnh chụp từ clip nguồn Twitter/Ferozwala quay cảnh đám đông đổ xô lên cây cầu hôm 29/10.)

Ít nhất 134 người thiệt mạng trong vụ sập cây cầu treo Machchhu 150 tuổi mới được trùng tu lại tại bang Gujarat, miền tây Ấn Độ. Theo nhà chức trách địa phương, khi thảm họa xảy ra có gần 500 người, bao gồm phụ nữ và trẻ em, đang tập trung trên và chung quanh cầu để tham dự lễ hội ánh sáng Diwali của Hindu giáo. (Hình ảnh chụp từ clip nguồn Twitter/Ferozwala quay cảnh đám đông đổ xô lên cây cầu hôm 29/10.)

Item 1 of 2

Theo hãng tin Yonhap, thảm kịch tối 29/10 tại khu Itaewon xảy ra khi có tới hàng chục nghìn người tới con hẻm dài khoảng 40m và rộng 4m, nơi 6 người trưởng thành khó có thể đi qua cùng một lúc. (Hình ảnh chụp từ clip dòng người chen lấn tham gia lễ hội Halloween tại khu Itaewon tối 29/10.)

Theo hãng tin Yonhap, thảm kịch tối 29/10 tại khu Itaewon xảy ra khi có tới hàng chục nghìn người tới con hẻm dài khoảng 40m và rộng 4m, nơi 6 người trưởng thành khó có thể đi qua cùng một lúc. (Hình ảnh chụp từ clip dòng người chen lấn tham gia lễ hội Halloween tại khu Itaewon tối 29/10.)

Ít nhất 134 người thiệt mạng trong vụ sập cây cầu treo Machchhu 150 tuổi mới được trùng tu lại tại bang Gujarat, miền tây Ấn Độ. Theo nhà chức trách địa phương, khi thảm họa xảy ra có gần 500 người, bao gồm phụ nữ và trẻ em, đang tập trung trên và chung quanh cầu để tham dự lễ hội ánh sáng Diwali của Hindu giáo. (Hình ảnh chụp từ clip nguồn Twitter/Ferozwala quay cảnh đám đông đổ xô lên cây cầu hôm 29/10.)

Ít nhất 134 người thiệt mạng trong vụ sập cây cầu treo Machchhu 150 tuổi mới được trùng tu lại tại bang Gujarat, miền tây Ấn Độ. Theo nhà chức trách địa phương, khi thảm họa xảy ra có gần 500 người, bao gồm phụ nữ và trẻ em, đang tập trung trên và chung quanh cầu để tham dự lễ hội ánh sáng Diwali của Hindu giáo. (Hình ảnh chụp từ clip nguồn Twitter/Ferozwala quay cảnh đám đông đổ xô lên cây cầu hôm 29/10.)

Ngày xuất bản: 31/10/2022
Thực hiện: N.T
Nguồn tin: CNN
Ảnh đồ họa: gkstill.com