CÁNH BAY
“NỐI MẠCH”
HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC

TỪ CHIẾN THẮNG ĐẾN HỒI SINH
Ngày 30/4/1975 khép lại một chương bi tráng trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới của hòa bình và thống nhất. Nhưng chiến thắng không đồng nghĩa với ngày mai tươi sáng ngay lập tức. Khi khói súng vừa tắt, đất nước đối diện với những thử thách không kém phần khốc liệt: nền kinh tế kiệt quệ, cơ sở hạ tầng đổ nát, đời sống nhân dân chồng chất khó khăn. Cùng với đó là những tổn thương tinh thần và những vết thương chiến tranh còn hằn sâu trong lòng mỗi gia đình. Hành trình tái thiết đất nước bắt đầu từ những điều nhỏ nhất - những ngôi trường được dựng lại từ đống đổ nát, những cánh đồng khô cằn hồi sinh, những nhà máy cũ kỹ sáng đèn trở lại. Đó là hành trình của những con người vừa bước ra từ cuộc chiến, mang trong mình khát khao hàn gắn và xây dựng. Không chỉ là khôi phục vật chất, mà còn là sự hòa hợp dân tộc, mở ra cánh cửa để những con người từng đứng ở hai chiến tuyến cùng nhìn về một hướng. Năm mươi năm sau, nhìn lại chặng đường ấy, chúng ta thấy không chỉ là một cuộc hồi sinh kỳ diệu mà còn là sự chứng minh rằng dân tộc Việt Nam, bằng ý chí và lòng yêu nước, có thể vượt qua mọi thử thách để dựng xây một tương lai vững bền
Nửa tháng sau ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, trưa 15/5/1975, chuyến chuyên cơ đầu tiên chở lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) dự lễ mừng chiến thắng và thống nhất đất nước đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Trong lịch sử ngành hàng không Việt Nam, đây là chuyến bay mang ý nghĩa to lớn, khẳng định chủ quyền vùng trời của Tổ quốc.
Sau nửa thế kỷ, cánh bay của hàng không Việt Nam đã lớn mạnh vượt bậc, vươn xa tới nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, hội nhập ngang tầm với các hãng hàng không tiên tiến trên toàn cầu và sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới.
“GIANG HAI TAY ÔM CẢ MIỀN NAM”
Theo tài liệu lưu trữ tại Cục Hàng không Việt Nam, chỉ một ngày sau toàn thắng, ngày 1/5/1975, chiếc máy bay Mi-6 do đồng chí Lê Đình Ký lái chính đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, mang theo một lá cờ Tổ quốc lớn để cắm trên nóc Dinh Độc Lập.
Tiếp theo, ngày 4/5, chuyến bay IL-14 chở đoàn cán bộ đầu ngành hàng không-không quân vào tiếp quản Trung tâm kỹ thuật của Hàng không dân dụng chính quyền Sài Gòn.
Ngày 15/5/1975, chiếc chuyên cơ IL-18 do Liên Xô chế tạo, mang số hiệu VN195 cất cánh từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, đưa Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tôn Đức Thắng cùng Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước gần 40 người vào Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) để dự lễ mừng chiến thắng và thống nhất đất nước.
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục và quân, dân miền Nam ra sân bay Tân Sơn Nhất đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng dẫn đầu Đoàn đại biểu Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào dự Lễ mừng chiến thắng tại thành phố Sài Gòn. Trong ảnh: Đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng bộ miền Nam đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục và quân, dân miền Nam ra sân bay Tân Sơn Nhất đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng dẫn đầu Đoàn đại biểu Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào dự Lễ mừng chiến thắng tại thành phố Sài Gòn. Trong ảnh: Đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng bộ miền Nam đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Ngày 19/5/1975, chuyên cơ YAK-40 của Hàng không Việt Nam chở đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào dự Lễ mừng chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền nam.
Các máy bay của Hàng không Việt Nam cũng làm nhiệm vụ chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào tham dự ngày lễ trọng đại.
Sự kiện này đã được nhà thơ Tố Hữu ghi lại bằng những dòng đầy cảm xúc trong bài Một khúc ca:
Nhớ buổi sáng Sài Gòn giải phóng
Người anh xuống sân bay,
giang hai tay ôm cả miền nam.
… Trưa tháng Năm, vừa nắng vừa mưa
Đường phố hát, nửa mừng nửa tủi
Một ngày vui đổi bao nỗi đau xưa.
Chuyên cơ YAK-40 của Hàng không Việt Nam chở đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào dự Lễ mừng chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền nam. Ảnh Tư liệu của Cục Hàng không Việt Nam
Chuyên cơ YAK-40 của Hàng không Việt Nam chở đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào dự Lễ mừng chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền nam. Ảnh Tư liệu của Cục Hàng không Việt Nam
Theo ông Đỗ Hồng Cẩm, Phó Cục trưởng Hàng không Việt Nam, những chuyến bay đầu tiên này đã đánh dấu sự kết nối liền mạch giữa hai miền bắc-nam sau nhiều năm chia cắt; thể hiện niềm vui thống nhất và sự quyết tâm xây dựng đất nước của Đảng và Nhà nước. Việc nhanh chóng khôi phục đường bay bắc-nam cũng có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt chính trị và kinh tế, góp phần thúc đẩy quá trình thống nhất và phát triển đất nước.
Trước đó, trong tiến trình chuẩn bị và tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, các máy bay không quân vận tải - hàng không dân dụng đã thực hiện 163 chuyến bay, cơ động 4.250 cán bộ, chiến sĩ, vận chuyển 120,7 tấn vũ khí, phương tiện kỹ thuật, trong đó có 48 tấn đạn pháo cho xe tăng, bản đồ thành phố Sài Gòn, cờ, biểu ngữ, truyền đơn, thuốc men… đáp ứng nhu cầu cấp bách cho chiến dịch.
Chiều 28/4/1975, phi đội Quyết Thắng xuất kích từ sân bay Phan Rang tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất, thu được thắng lợi giòn giã, góp phần to lớn giúp chiến dịch Hồ Chí Minh nhanh chóng đi đến thắng lợi.
Ngày 28/4/1975, các trận địa pháo của ta nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4, lá cờ "Quyết thắng" của quân đội ta đã tung bay trên đỉnh cột cờ Bộ Tư lệnh không quân ngụy. Tuy nhiên, phải tới 14 giờ ngày 30/4, sân bay Tân Sơn Nhất mới thực sự im tiếng súng. (Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN)
Ngày 28/4/1975, các trận địa pháo của ta nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4, lá cờ "Quyết thắng" của quân đội ta đã tung bay trên đỉnh cột cờ Bộ Tư lệnh không quân ngụy. Tuy nhiên, phải tới 14 giờ ngày 30/4, sân bay Tân Sơn Nhất mới thực sự im tiếng súng. (Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN)
Ông Bùi Minh Đăng, Trưởng phòng Vận tải hàng không (Cục Hàng không Việt Nam) cho biết thêm, sau chuyến bay lịch sử ngày 15/5/1975, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã nhanh chóng hoàn thành việc tiếp quản và khôi phục các sân bay, tăng cường tần suất các chuyến bay giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, các đường bay mới cũng được mở ra, kết nối Hồ Chí Minh với các địa phương khác trên cả nước, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân. Việc mở lại các đường bay dân dụng cũng đánh dấu sự hồi sinh và phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam sau chiến tranh.

BƯỚC PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ, VƯỢT BẬC
Ông Uông Việt Dũng, Cục trưởng Hàng không Việt Nam đánh giá: “Sự phát triển của ngành hàng không sau giải phóng hoàn toàn miền nam là câu chuyện đầy ấn tượng, thể hiện sự nỗ lực không ngừng nghỉ để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Nửa thế kỷ nhìn lại, có thể thấy sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam là rất mạnh mẽ, đặc biệt trong thời gian gần đây”.
Nửa thế kỷ nhìn lại, có thể thấy sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam là rất mạnh mẽ, đặc biệt trong thời gian gần đây.
Hệ thống cảng hàng không, sân bay được đầu tư, nâng cấp với nhiều công trình lớn hoàn thành, đưa vào khai thác... Việc đầu tư, phát triển 22 cảng hàng không, sân bay theo hướng hiện đại, đồng bộ, ngoài đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của ngành vận tải hàng không, cũng góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội các địa phương; thực hiện liên kết vùng, liên kết quốc tế; đưa Việt Nam tiệm cận dần mục tiêu trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao.
Từ chỗ chỉ có 1 chuyến bay/ngày với duy nhất 1 hãng phục vụ, đến nay Việt Nam đã có 5 hãng hàng không khai thác thị trường với 66 đường bay nội địa.
Từ chỗ chỉ có 1 chuyến bay/ngày với duy nhất 1 hãng phục vụ, đến nay Việt Nam đã có 5 hãng hàng không khai thác thị trường với 66 đường bay nội địa.
Với sự đột phá về hạ tầng hàng không, đến nay Việt Nam đã phát triển một thị trường vận tải hàng không đạt gần 76 triệu khách và 1,29 triệu tấn hàng hóa, dự kiến năm 2025, vận chuyển khách có thể đạt hơn 84 triệu khách; trong đó, khách nội địa 37 triệu, khách quốc tế 47,2 triệu.
“Trước đây, được đi máy bay là niềm mơ ước của hầu hết người dân Việt Nam, còn hiện tại, hàng không đã trở nên phổ cập. Từ chỗ chỉ có 1 chuyến bay/ngày với duy nhất 1 hãng phục vụ, Việt Nam đã có 5 hãng hàng không gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VietJet Air, Bamboo Airways và Vietavel Airlines khai thác thị trường với 66 đường bay nội địa. Các hãng hàng không Việt Nam và 78 hãng hàng không nước ngoài khai thác khoảng 160 đường bay quốc tế thường lệ và thuê chuyến”, ông Uông Việt Dũng so sánh.
Mạng bay quốc tế đã kết nối cảng hàng không quốc tế của Việt Nam tới 36 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Mạng bay quốc tế đã kết nối cảng hàng không quốc tế của Việt Nam tới 36 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, từ Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Trung Đông, tới các quốc gia châu Âu, châu Phi, Bắc Mỹ, Australia... Thời gian qua, ngành hàng không liên tục tăng trưởng hai con số về thị phần hành khách, các hãng hàng không tập trung đầu tư, khai thác nhiều dòng tàu bay mới, hiện đại nhất thế giới, mở rộng đường bay đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Đường bay TP Hồ Chí Minh-Hà Nội hiện là đường bay nội địa bận rộn thứ tư trên toàn cầu với 10,6 triệu ghế được cung ứng.
Trong thời gian tới, các hãng hàng không đều lên kế hoạch đầu tư, phát triển đội tàu bay để phù hợp với kế hoạch, chiến lược kinh doanh cũng như đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không trong bối cảnh thị trường đang dần khôi phục và trở lại đà tăng trưởng. Theo kế hoạch, đến năm 2030, Vietnam Airlines phấn đấu đạt quy mô đội bay 137 chiếc, trong đó có 37 tàu thân rộng. Còn Vietjet cũng dự kiến đến năm 2030 mở rộng đội tàu bay lên khoảng 300 chiếc; hãng đã ký các hợp đồng, bản ghi nhớ đầu tư, mua máy bay với hai nhà sản xuất lớn là Airbus và Boeing.
Đại công trường sân bay Long Thành những ngày đầu năm 2025. Ảnh: Thiên Vương
Đại công trường sân bay Long Thành những ngày đầu năm 2025. Ảnh: Thiên Vương
Ngành hàng không đang tăng tốc triển khai nhiều dự án như: Mở rộng, nâng cấp nhà ga T3 Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (công suất thiết kế 20 triệu hành khách/năm), nâng tổng công suất khai thác tại Tân Sơn Nhất từ 28 triệu hành khách/năm lên 48 triệu hành khách/năm, dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác đúng ngày 30/4/2025 này. Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành cũng dự kiến hoàn thành cơ bản cuối năm 2025 với công suất đạt 25 triệu hành khách/năm. Dự án mở rộng Nhà ga hành khách T2 Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, nâng công suất từ 10 triệu hành khách/năm lên 15 triệu, hoàn thành vào tháng 12/2025. Gần đây nhất, ngày 20/2/2025, Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) đã phê duyệt Quy hoạch Cảng Hàng không quốc tế Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Giai đoạn tiếp theo, trong bối cảnh đổi mới toàn diện, ngành hàng không Việt Nam xác định mục tiêu phấn đấu đạt mức tăng trưởng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của đất nước. Sự phát triển này không chỉ đến từ các thành phố lớn, mà còn lan rộng đến những địa phương vệ tinh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các vùng, miền. Trong kỷ nguyên mới, ngành hàng không Việt Nam vững tin sẽ tiếp tục “sải cánh vươn xa”, đóng góp đắc lực, quan trọng vào sự phát triển của đất nước.