Cao Bằng dồn sức chi viện cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Ảnh chụp lại Trường đoạn “Toàn dân ra trận”, là hình ảnh những đoàn xe đạp thồ vận chuyển hàng cung cấp cho chiến dịch, tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. (Ảnh: Đăng Khoa)

Ảnh chụp lại Trường đoạn “Toàn dân ra trận”, là hình ảnh những đoàn xe đạp thồ vận chuyển hàng cung cấp cho chiến dịch, tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. (Ảnh: Đăng Khoa)

Sau chiến thắng trong Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950, tỉnh Cao Bằng được giải phóng. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã khẩn trương bắt tay ngay vào việc phục hồi kinh tế, cải thiện dân sinh.

Các nhiệm vụ, diệt “giặc” đói, “giặc” dốt, củng cố hệ thống chính trị đã được tập trung thực hiện hiệu quả. Qua đó, góp phần tạo thế, và lực để tỉnh Cao Bằng trở thành hậu phương, căn cứ địa vững chắc, chi viện cả sức người và sức của, cùng cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Từ ngày 10 đến ngày 24/9/1951, Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ ba được tổ chức tại Lam Sơn, huyện Hòa An. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ “ra sức xây dựng hậu phương về mọi mặt, kịp thời phục vụ các chiến trường, góp phần đưa cuộc kháng chiến toàn quốc đến toàn thắng”.

Hình ảnh chiến sĩ nuôi quân trong rừng núi Tây Bắc trong bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. (Ảnh: Đăng Khoa)

Hình ảnh chiến sĩ nuôi quân trong rừng núi Tây Bắc trong bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. (Ảnh: Đăng Khoa)

Để giải quyết khó khăn về kinh tế, cấp ủy, chính quyền tỉnh Cao Bằng đã tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, trồng cây lương thực 2 vụ. Chính quyền các cấp đã hướng dẫn, vận động  người dân khai khẩn đất hoang và tổ chức xây dựng hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, gia tăng diện tích đất sản xuất, đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ và sẵn sàng chi viện cho các chiến trường.

"Ra sức xây dựng hậu phương về mọi mặt, kịp thời phục vụ các chiến trường, góp phần đưa cuộc kháng chiến toàn quốc đến toàn thắng".

Trong lĩnh vực quân sự, Ban Chỉ huy Quân sự các xã được kiện toàn đầy đủ, rộng khắp. Đến năm 1954, lực lượng dân quân, du kích toàn tỉnh đạt quân số 5.668 người, tạo nên nền tảng vững chắc để sẵn sàng chi viện lực lượng cho mặt trận Điện Biên Phủ.

Cán bộ, chiến sĩ quân đội tham quan Di tích Đồn Đông Khê, nơi diễn ra Chiến thắng Đông Khê, mở đầu cho Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 toàn thắng. (Ảnh: Minh Tuấn)

Cán bộ, chiến sĩ quân đội tham quan Di tích Đồn Đông Khê, nơi diễn ra Chiến thắng Đông Khê, mở đầu cho Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 toàn thắng. (Ảnh: Minh Tuấn)

Cán bộ, chiến sĩ quân đội tham quan Di tích Đồn Đông Khê, nơi diễn ra Chiến thắng Đông Khê, mở đầu cho Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 toàn thắng. (Ảnh Minh Tuấn)

Cán bộ, chiến sĩ quân đội tham quan Di tích Đồn Đông Khê, nơi diễn ra Chiến thắng Đông Khê, mở đầu cho Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 toàn thắng. (Ảnh Minh Tuấn)

Du khách tham quan Di tích Đồn Đông Khê, ở thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, nơi gắn liền với Chiến thắng Đông Khê, mở đầu cho Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 toàn thắng. (Ảnh: Minh Tuấn)

Du khách tham quan Di tích Đồn Đông Khê, ở thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, nơi gắn liền với Chiến thắng Đông Khê, mở đầu cho Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 toàn thắng. (Ảnh: Minh Tuấn)

Du khách tham quan Di tích Đồn Đông Khê, ở thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, nơi gắn liền với Chiến thắng Đông Khê, mở đầu cho Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 toàn thắng. (Ảnh: Minh Tuấn)

Du khách tham quan Di tích Đồn Đông Khê, ở thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, nơi gắn liền với Chiến thắng Đông Khê, mở đầu cho Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 toàn thắng. (Ảnh: Minh Tuấn)

Bước sang năm 1954, chiến trường diễn ra ngày càng ác liệt. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, với mục đích phá tan Kế hoạch Navarre của thực dân Pháp. Hòa chung trong dòng chảy lớn của toàn dân tộc, với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, quân và dân tỉnh Cao Bằng đã dồn sức người, sức của chi viện cho chiến trường, với tinh thần “tất cả cho chiến thắng”. Toàn tỉnh đã huy động 1.034 người đi dân công phục vụ cho chiến dịch dài ngày.

Năm 1953, tỉnh Cao Bằng đã huy động 25.867 người, với 914.958 ngày công trên các công trường, tu sửa, mở mới bảo đảm giao thông vận chuyển vật tư, lương thực ra mặt trận. Trong năm 1954, tỉnh Cao Bằng đã tiếp tục huy động 35.456 người, với gần 874 nghìn ngày công để sửa chữa đường, phà, phục vụ việc vận chuyển hàng hóa, lương thực, thực phẩm cung ứng cho mặt trận Điện Biên Phủ. Toàn tỉnh đã huy động được 228 xe đạp, 120 xe ngựa phục vụ vận chuyển hàng hóa chi viện cho mặt trận. Bằng các phương tiện thô sơ, dân công tỉnh Cao Bằng đã vận chuyển đến mặt trận Điện Biên Phủ gần 2.000 tấn lương thực. Cao Bằng là một trong những tỉnh có số lượng dân công chi viện cho chiến trường lớn.

Trong lĩnh vực quân sự, với truyền thống yêu nước và giác ngộ cách mạng cao, hàng nghìn con em các dân tộc tỉnh Cao Bằng đã hăng hái xung phong lên đường nhập ngũ. Năm 1953 và đầu năm 1954, tỉnh Cao Bằng đã bổ sung 844 cán bộ, chiến sĩ cho bộ đội chủ lực. Công tác tuyển quân đạt gấp đôi chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Trong năm 1953, toàn tỉnh Cao Bằng có 28 gia đình được tặng Bảng vàng và 40 gia đình được tặng danh hiệu Gia đình vẻ vang trong công tác tuyển quân.

Bên cạnh đó, hàng nghìn cán bộ, công nhân cầu đường Cao Bằng được điều đi phục vụ cho Chiến dịch Tây Bắc rồi Chiến dịch Điện Biên Phủ, sau này trở thành cán bộ bổ sung cho các địa phương vùng Tây Bắc. Trên chiến trường, các chiến sĩ là con em các dân tộc Cao Bằng đã phát huy truyền thống quê hương cách mạng anh hùng, mưu trí, dũng cảm chiến đấu, lập được nhiều chiến công xuất sắc. Các đồng chí Bế Văn Đàn, Hoàng Văn Nô, Phùng Văn Khầu, Triệu Văn Báo, Lộc Văn Trọng... là những tấm gương tiêu biểu trong chiến đấu và được Đảng, Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Sự chi viện sức người, sức của của quân và dân Cao Bằng đã góp phần cùng quân và dân cả nước làm nên chiến thắng trong Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bài: Minh Tuấn
Trình bày: T. Nguyên

Nguồn: Sách Địa lý-Lịch sử tỉnh Cao Bằng do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Cao Bằng xuất bản tháng 12/2022; và tư liệu trên Báo Cao Bằng

Ảnh chụp lại Trường đoạn “Chiến thắng” với điểm nhấn là lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. (Ảnh: Đăng Khoa)

Ảnh chụp lại Trường đoạn “Chiến thắng” với điểm nhấn là lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. (Ảnh: Đăng Khoa)