Nhà sử học người Pháp, Alain Ruscio, nhận định rằng chiến thắng Điện Biên Phủ là một dấu hiệu sụp đổ của chủ nghĩa thực dân Pháp, đồng thời là một cánh cửa mở ra thời đại mới không chỉ cho nhân dân Việt Nam mà còn nhiều nước thuộc địa khác. Cho đến nay vẫn còn nhiều nhân chứng là người của các dân tộc bị áp bức vẫn thường xuyên nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu của nhân dân Việt Nam.

Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là chiến thắng của nhân dân Việt Nam mà còn là một chiến thắng có tính biểu trưng đối với toàn thế giới, nhất là đối với các dân tộc dưới ách áp bức, đô hộ của thực dân Pháp như Algeria, Maroc, Tunisia…

Khi thực dân Pháp tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh tại Đông Dương vào cuối năm 1946, quân đội của thực dân Pháp đã nghĩ rằng hoàn toàn có thể chiến thắng được quân đội của Việt Nam trong vòng vài tuần, vài tháng. Thực dân Pháp đã không nghĩ rằng họ sẽ phải đối mặt với một cuộc kháng chiến toàn quốc, thực tế đã ngay lập tức giành được chiến thắng trước quân đội Pháp trong giai đoạn này.

Đến năm 1949, mối liên hệ của Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa khác như là Liên Xô (trước đây), Trung Quốc… càng làm mạnh mẽ hơn nữa sức mạnh của cuộc kháng chiến. Ở thời điểm đó, quân đội Pháp không còn mong đợi gì ngoài mục tiêu đè bẹp cuộc kháng chiến của Việt Nam. Phía Mỹ tăng cường sự hiện diện trong các cuộc xâm lược của thực dân Pháp tại khu vực Đông Dương. Quân đội Pháp đã tăng cường rất nhiều các khí tài, nhân lực, với số lượng lên tới hàng trăm nghìn tấn.

Khi tướng Nava quyết định mở chiến dịch tấn công Điện Biên Phủ thì quân đội Pháp bắt đầu có một niềm tin rằng họ sẽ chiến thắng. Họ đã tăng cường lực lượng lên rất nhiều và với một niềm tin sẽ làm suy yếu được Quân đội nhân dân Việt Nam. Và điều này là không hề dễ dàng một chút nào.

Các đơn vị pháo binh của ta tiếp tục pháo kích vào các vị trí của địch. Các vị trí của địch bị trúng đạn pháo đang bốc cháy. (Ảnh: TTXVN)

Các đơn vị pháo binh của ta tiếp tục pháo kích vào các vị trí của địch. Các vị trí của địch bị trúng đạn pháo đang bốc cháy. (Ảnh: TTXVN)

Tôi đã từng có cơ hội được gặp Đại tướng Giáp, ông đã giải thích cho tôi rất nhiều về tướng Nava cũng như là kế hoạch của Nava.

Hàng trăm nghìn người vận chuyển, bằng nhiều phương tiện và hình thức khác nhau như là đi bộ, xe đạp hay xe tải, để chuyển hàng trăm nghìn tấn đạn dược và lương thực cho quân đội Việt Nam. Vì vậy quân đội của thực dân Pháp hoàn toàn bất ngờ sau đó là dẫn đến sự thất bại vào năm 1954.

Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là một chiến thắng trên mặt quân sự mà còn về mặt chính trị, là sự tổng hòa giữa ý chí của người dân cũng như sự quyết tâm của những con người vĩ đại.

Có thể nói rằng, dân tộc là Việt Nam là một dân tộc dũng cảm, kiên cường, tinh nhuệ trong chiến đấu và quyết tâm đánh thắng vốn đã được hình thành từ trong truyền thống lịch sử lâu đời của mình. Trong khi đó thực dân Pháp cậy sức mạnh về quân sự, không hiểu rõ lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam với nhiều tấm gương đánh giặc như Nguyễn Trãi hay các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm phương bắc của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ phong kiến.

Quan trọng hơn cả là nhân dân Việt Nam khi đó được dẫn dắt bởi một con người vô cùng quan trọng trong lịch sử dân tộc, đó là Nguyễn Ái Quốc, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tấm gương về tinh thần yêu nước, được nhân dân hết lòng ủng hộ, đi theo. 

Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam bàn kế hoạch tác chiến Đông-Xuân (1953-1954). (Ảnh: TTXVN)

Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam bàn kế hoạch tác chiến Đông-Xuân (1953-1954). (Ảnh: TTXVN)

Tôi đã từng được gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó là cơ duyên thật tuyệt vời ở thời điểm tôi đang là phóng viên thường trú của Báo Nhân đạo (Đảng Cộng sản Pháp). Lần đầu tiên tôi được gặp Đại tướng Giáp vào năm 1979 nhân dịp kỷ niệm 25 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa từng học qua trường lớp quân đội nào, mà tự học bằng chính những kinh nghiệm của mình. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ định Võ Nguyên Giáp phụ trách quân đội Việt Nam, ông chưa hề biết gì về các vấn đề quân sự.

Có thể nói rằng dân tộc Việt Nam đã rất may mắn có được Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông đã vận dụng được tất cả những kiến thức quân sự tài tình của dân tộc Việt Nam cũng như của toàn thế giới, để dẫn dắt cho quân đội Việt Nam giành được chiến thắng cuối cùng vào năm 1954.

Giới thiệu sách viết chiến thắng Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà sử học Alain Ruscio cho rằng thất bại ở Điện Biên Phủ là hệ quả tất yếu của những toan tính chiến lược sai lầm của thực dân Pháp đã không thấy hết sức mạnh của dân tộc Việt Nam quyết tâm đứng lên bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc.

Giới thiệu sách viết chiến thắng Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà sử học Alain Ruscio cho rằng thất bại ở Điện Biên Phủ là hệ quả tất yếu của những toan tính chiến lược sai lầm của thực dân Pháp đã không thấy hết sức mạnh của dân tộc Việt Nam quyết tâm đứng lên bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc.

Rõ ràng, chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Năm 2004, nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi đã từng nhận xét rằng Điện Biên Phủ là ngọn gió của lịch sử. Đúng vậy, ngọn gió đó trong trường hợp này được gọi là sự phi thực dân hóa. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm thay đổi lịch sử. Có thể nói rằng thế kỷ 19 là thế kỷ của các quốc gia châu Âu trong đó có Pháp khi mà tại thời điểm đó thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ thuộc địa tại nhiều khu vực như ở châu Phi, châu Á, châu Đại Dương…

Có thể nói thế kỷ 19 là thời điểm huy hoàng của người da trắng. Đến thế kỷ thứ 20 thì tình hình đã có rất nhiều thay đổi. Rất nhiều quốc gia thuộc địa đã giành được chiến thắng trong đó, có Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một biểu tượng đối với các dân tộc bị áp bức cũng như các nhà lãnh đạo tại các quốc gia này.

Chiến thắng Điện Biên Phủ ở thời điểm đấy là một bước ngoặt lịch sử đối với nhiều dân tộc thuộc địa, bị áp bức dưới nhiều hình thức khác nhau của chế độ thực dân hoặc chế độ đế quốc. Họ đã vùng lên giành chiến thắng. Tại Pháp, rất rất nhiều người dân Pháp ghi nhận chiến thắng Điện Biên Phủ như một dấu mốc đánh dấu sự sụp đổ của chế độ thực dân.

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là dịp nhìn lại chiến thắng lừng lẫy của Việt Nam, mà còn thấy rõ hơn mối lương duyên đặc biệt giữa hai nước qua nhiều thăng trầm lịch sử.

Có thể nói rằng mối quan hệ Việt Nam và Pháp thật đặc biệt. Hai dân tộc Việt Nam và Pháp có lý do để cùng nhau xây dựng nên mối quan hệ hữu nghị và hợp tác như thời điểm hiện tại bởi vì chế độ thực dân về bản chất không phải là điều mà người dân Pháp mong đợi.

Điều thứ hai nữa là Chủ tịch Hồ Chí Minh có được tình cảm rất lớn từ nhân dân Pháp. Nguyễn Ái Quốc đã có thời gian sống và làm việc tại Pháp và hiểu về xã hội Pháp, hiểu rằng nhân dân Pháp không hề ủng hộ chế độ thực dân. Cùng với đó là rất nhiều tổ chức chính trị, nghiệp đoàn như là Đảng Cộng sản Pháp, giới tri thức có một cái nhìn vô cùng cởi mở. Nhân dân Pháp muốn tất cả mọi người hiểu rằng nhân dân Pháp là một dân tộc giàu tình hữu nghị, không giống như những người bảo thủ theo đuổi chế độ thực dân.

Trong giai đoạn thuộc địa, đã có rất nhiều người Pháp đã xuống đường biểu tình phản đối các cuộc chiến tranh tại Việt Nam cũng như tại Đông Dương. Giai đoạn sau đó, nhân dân Pháp cũng tiến hành rất nhiều cuộc biểu tình nhằm phản đối cuộc chiến tranh do quân đội Mỹ tiến hành ở Việt Nam. Điều này càng làm gắn bó hơn nữa tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam và Pháp. Thực tế là hai dân tộc đã dành cho nhau rất nhiều tình cảm yêu thương, gắn bó. Ngày nay có rất nhiều khách du lịch Pháp đến thăm quan tại Việt Nam để có thể được tận mắt nhìn thấy các danh lam thắng cảnh, để thưởng thức những món ăn ngon tuyệt vời của Việt Nam. Và Việt Nam cũng là một quốc gia không hề bị hòa lẫn vào các quốc gia châu Á khác.

Nội dung: KHẢI HOÀN và MINH DUY
(Phóng viên báo Nhân Dân thường trú tại Pháp)
Trình bày: D.D