Đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Trong kỷ nguyên số, khi xây dựng được một hạ tầng số tin cậy, an toàn, với một hạ tầng dữ liệu thống nhất, “đúng, đủ, sạch, sống” dùng chung thì có thể tổ chức lại bộ máy các ngành, các cấp gọn nhẹ và hiệu quả hơn hẳn về chất.

Đây là chia sẻ của đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân.

Phóng viên: Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng:“Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”. Xin đồng chí cho biết những quan điểm mới, cốt lõi của Tổng Bí thư Tô Lâm về chuyển đổi số?

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng: Nhìn từ góc độ lý luận, quan điểm mới của Tổng Bí thư Tô Lâm về chuyển đổi số là: Lần đầu tiên chuyển đổi số được nhìn nhận dưới góc độ kinh tế-chính trị Mác-Lênin, được định nghĩa là “một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất”.

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Dữ liệu được khẳng định là “tư liệu sản xuất mới” và lần đầu tiên xuất hiện khái niệm “phương thức sản xuất số”. Lần đầu tiên xuất hiện cụm từ “cách mạng chuyển đổi số”. Cuộc cách mạng này sẽ do Đảng lãnh đạo và có sự tham gia của toàn Đảng, toàn dân và đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Có thể thấy, trong 3 trụ cột của chuyển đổi số, lần lượt là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, thì cần chú trọng vào trụ cột kinh tế số. Ở đây là thay đổi cấu trúc kinh tế theo hướng kinh tế số, kiến tạo phương thức sản xuất số hay chuyển đổi số các ngành kinh tế, tạo đột phá về kinh tế. Chính quyền số và xã hội số như là kiến trúc thượng tầng phải được chuyển đổi cho phù hợp với phương thức sản xuất mới này.

Phóng viên: Trong bài viết, Tổng Bí thư chỉ rõ 4 nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện trong thời gian tới để chuyển đổi số thực sự là cuộc cách mạng. Để thực hiện điều này, theo đồng chí, chúng ta cần phải làm những gì?

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng: Cả 4 nhiệm vụ trọng tâm đều quan trọng và có quan hệ hữu cơ với nhau và cần được tiến hành một cách đồng bộ. Thí dụ, cải cách thể chế là điều kiện tiên quyết để thu hút các nguồn lực phục vụ chuyển đổi số, để tinh gọn bộ máy và để kiến tạo một môi trường an ninh, an toàn.

Cả 4 nhiệm vụ này đã được Tổng Bí thư đề cập trong các chỉ đạo, bài viết sau đó về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, về tinh gọn bộ máy, chống lãng phí…

Như vậy, có thể thấy các nhiệm vụ liên quan đến cuộc cách mạng chuyển đổi số là không thể tách rời khỏi các hoạt động tích cực chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng sắp tới, chuẩn bị cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phóng viên: Theo đồng chí, chuyển đổi số sẽ thúc đẩy kiến trúc thượng tầng, tức bộ máy nhà nước, trong đó có Chính phủ và các bộ, ngành, chính quyền địa phương thay đổi như thế nào?

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng: Mối quan hệ biện chứng giữa “cơ sở hạ tầng” và “kiến trúc thượng tầng” là yếu tố then chốt trong tổ chức, bộ máy.

Trong kỷ nguyên số, khi xây dựng được một hạ tầng số tin cậy, an toàn, với một hạ tầng dữ liệu thống nhất, “đúng, đủ, sạch, sống” dùng chung thì có thể tổ chức lại bộ máy các ngành, các cấp gọn nhẹ và hiệu quả hơn hẳn về chất.

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Bộ máy chính quyền khi đó sẽ vận hành dựa trên dữ liệu thay cho tài liệu và mọi quyết định sẽ được lựa chọn dựa trên dữ liệu chính xác, khách quan và kịp thời.

Các hoạt động giám sát, kiểm tra trực tuyến, thực hiện trên môi trường số cho phép giám sát, kiểm tra thường xuyên, liên tục. Vì vậy, chuyển đổi số thúc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa các cấp, các ngành, giữa Trung ương và địa phương.

Do đó, quá trình chuyển đổi số sẽ thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Phóng viên: Cụ thể, chuyển đổi số đã thay đổi cách quản lý và điều hành ở địa phương như thế nào?

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng: Với một hạ tầng số tin cậy, an toàn, có khả năng kết nối người dân với nhau qua các tổ chức chính trị-xã hội, kết nối các cơ quan chính quyền các cấp, kết nối chính quyền với người dân thì cách thức tương tác giữa các chủ thể sẽ thay đổi về chất.

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Thông qua kết nối số, người dân có thể tham gia một cách thực chất vào công việc quản trị địa phương; chính quyền có thể nắm bắt một cách nhanh chóng và chính xác tâm tư, nguyện vọng của người dân để có thể phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Như vậy, mô hình chính quyền quản lý xã hội sẽ chuyển sang mô hình nhà nước và nhân dân cùng quản trị xã hội. Đây là cụ thể hóa thêm một bước nữa, sâu sắc hơn nữa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” mà Bác Hồ và Đảng ta đã chủ trương.

Phóng viên: Thái Nguyên đã làm gì để nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho người dân và các cơ quan nhà nước?

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng: Thái Nguyên triển khai Kế hoạch hành động nâng cao năng lực số cho toàn dân trên địa bàn tỉnh, với điểm cốt lõi bám sát chỉ đạo của Tổng Bí thư là: Bổ sung năng lực sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo cho lực lượng lao động theo tinh thần “bình dân học AI” để hình thành nên lực lượng sản xuất mới cho tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo để người dân Thái Nguyên có thể nâng cao mức sống và mức thu nhập.

Thái Nguyên tiếp cận để triển khai nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho toàn dân theo hướng thiết thực, hiệu quả, thực tiễn, sát với nhu cầu của người dân, nội dung ngắn gọn, học xong áp dụng được ngay (sáng học, trưa dùng, chiều có kết quả ngay).

Ứng dụng công nghệ số trong khám, chữa bệnh cho nhân dân ở Thái Nguyên. Ảnh: THẾ BÌNH

Ứng dụng công nghệ số trong khám, chữa bệnh cho nhân dân ở Thái Nguyên. Ảnh: THẾ BÌNH

Trong đó, ưu tiên bổ sung năng lực số để người dân tỉnh Thái Nguyên:

  • Chăm sóc sức khỏe tốt hơn, học tập tốt hơn. Thí dụ, người dân biết dùng công cụ số để chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, kết nối với bác sĩ, bệnh viện, tìm bác sĩ đúng, học ngoại ngữ, ôn luyện toán v.v…
  • Sản xuất, kinh doanh tốt hơn. Thí dụ, người dân hợp tác xã chè dùng công cụ số để nâng cao giá trị gia tăng cho mỗi kg chè bán ra, chẳng hạn, nâng giá trị 1kg chè từ 1 triệu đồng lên 10 triệu đồng nhờ vào nâng cao kỹ năng số, hoặc người dân có nghề kế toán có thể tranh thủ thời gian rảnh rỗi ở Thái Nguyên để cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp có nhu cầu ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh v.v…

Phóng viên: Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, phải có một cuộc cách mạng chuyển đổi số để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Dưới góc nhìn địa phương, đâu sẽ là các nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện trong thời gian tới để chuyển đổi số thực sự là cuộc cách mạng?

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng: Thái Nguyên trong những năm vừa qua đặc biệt chú trọng vào chuyển đổi số. Năm 2020, Tỉnh ủy Thái Nguyên là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số để lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số địa phương. Đến nay, Thái Nguyên đã cơ bản đạt được toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển đến năm 2025, xếp hạng 8/63 tỉnh, thành phố về chuyển đổi số.

Chuyển đổi số đang mang đến nhiều đổi thay tích cực ở Thái Nguyên. Ảnh: THẾ BÌNH

Chuyển đổi số đang mang đến nhiều đổi thay tích cực ở Thái Nguyên. Ảnh: THẾ BÌNH

Ngay sau khi Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra các quan điểm mới, cốt lõi về chuyển đổi số, thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 16/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Tỉnh ủy đã họp chỉ đạo triển khai, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động đến hết năm 2025 với 5 nhiệm vụ trọng tâm, cũng là 5 mũi đột phá, cụ thể như sau:

Một là, phát triển hạ tầng kết nối mạng di động băng rộng, truyền dữ liệu lớn, độ trễ thấp do doanh nghiệp đầu tư triển khai ở các khu công nghiệp, trường đại học, bệnh viện v.v

Hai là, phát triển Trung tâm dữ liệu lớn do doanh nghiệp đầu tư triển khai cung cấp dịch vụ dữ liệu, dịch vụ dữ liệu biên cho các tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.

Ba là, phát triển Chính quyền số luôn bên cạnh người dân, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mang lại sự hài lòng, tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Bốn là, phát triển dữ liệu số, dữ liệu mở được tạo lập và cung cấp phục vụ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Năm là, phát triển năng lực số cho cán bộ, công chức, hộ kinh doanh cá thể và người dân. Thái Nguyên phổ cập năng lực số toàn dân để nâng cao mức sống và thu nhập của người dân.

Phóng viên: Những khó khăn, thách thức lớn nhất mà Thái Nguyên đang gặp phải trong quá trình thực hiện chuyển đổi số là gì?

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng: Cá nhân tôi quan niệm rằng những khó khăn, thách thức lớn nhất chính là cơ hội, tiềm năng phát triển lớn nhất.

Khi cấp ủy, chính quyền cùng người dân đồng lòng thì mọi khó khăn, thách thức sẽ đều có lời giải, và vì thế, không còn là khó khăn, thách thức nữa.

Chúng tôi sẽ tiếp cận và triển khai chuyển đổi số ở Thái Nguyên với tinh thần như vậy.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Item 1 of 3

Người dân Thái Nguyên trải nghiệm 5G. Ảnh: THẾ BÌNH

Người dân Thái Nguyên trải nghiệm 5G. Ảnh: THẾ BÌNH

Người dân Thái Nguyên trải nghiệm 5G. Ảnh: THẾ BÌNH

Người dân Thái Nguyên trải nghiệm 5G. Ảnh: THẾ BÌNH

Các đại biểu quét mã QR để nhận tài liệu số trong khuôn khổ kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. Ảnh: THẾ BÌNH

Các đại biểu quét mã QR để nhận tài liệu số trong khuôn khổ kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. Ảnh: THẾ BÌNH

E-MAGAZINE
nhandan.vn