Công nghiệp ô-tô:
Cần lắm những
cái bắt tay
Doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng đẩy nhanh tỷ lệ nội địa hóa, dần chiếm lĩnh ngành công nghiệp ô-tô, tuy nhiên công nghiệp hỗ trợ vẫn đang là nút thắt của ngành. Sự liên kết chặt chẽ từ Nhà nước và doanh nghiệp sẽ góp phần giải bài toán nội địa hóa công nghiệp hỗ trợ, là lực đẩy để doanh nghiệp ngành ô-tô chiếm lĩnh thị trường.
Những bước tiến
Mới đây, Công ty cổ phần ô-tô Trường Hải (THACO) đã trao tặng 126 xe chuyên dụng chuyên dụng vận chuyển vaccine và phục vụ tiêm chủng lưu động.
Đây là sản phẩm được sản xuất với tỷ lệ nội địa hóa hơn 50%, được tiêu thụ trong nước và đang xuất khẩu sang các nước ASEAN (Thái Lan, Philippines …).
Đáng chú ý, chỉ trong vòng một tuần, THACO đã nỗ lực ngày đêm sản xuất 63 xe chuyên dụng vận chuyển vaccine và tích cực thiết kế, đưa vào sản xuất 63 xe chuyên dụng phục vụ tiêm chủng lưu động để kịp phục vụ cho việc tiêm vaccine.
Câu chuyện này cho thấy, doanh nghiệp ô-tô Việt Nam hoàn toàn có khả năng làm chủ công nghệ, góp phần đắc lực cho sự phát triển ngành công nghiệp ô-tô Việt Nam với tỷ lệ nội địa hóa ngày càng cao.
Theo Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), tỷ lệ nội địa hóa của ô-tô Trường Hải đến thời điểm hiện tại từ 20% đến gần 50% cho các loại xe. Ngoài ra, THACO cũng là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam có khả năng bán ngược trở lại các linh kiện ô tô cho công ty khác như Ford, Mitsubishi…
Đáng chú ý, với dòng xe ô-tô khách, xe bus, THACO hiện có tỷ lệ nội địa rất cao, lên đến gần 80%.
Trước đó, thông qua sự hỗ trợ của Dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo xe khách giường nằm cao cấp mang thương hiệu Việt Nam”, THACO đã bước đầu làm chủ được tính toán, thiết kế và mô phỏng hoàn chỉnh kết cấu ô-tô khách, từ đó đã rút ngắn được thời gian thiết kế xe so với trước đây.
Ông Phạm Văn Tài, Tổng giám đốc THACO cho biết: "Dự án được triển khai đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong việc ứng dụng thành công các công nghệ trên thế giới như công nghệ ép phun, công nghệ chuyển nhựa vào khuôn có hỗ trợ chân không, công nghệ composite định hình khung kim loại, công nghệ tạo hình nhiệt, công nghệ nhựa định hình màng phức hợp..."
Mới đây, Công ty CP ô-tô Trường Hải (THACO) đã trao tặng 126 xe chuyên dụng chuyên dụng vận chuyển vaccine và phục vụ tiêm chủng lưu động.
Đây là sản phẩm được sản xuất với tỷ lệ nội địa hóa hơn 50%, được tiêu thụ trong nước và đang xuất khẩu sang các nước ASEAN (Thái Lan, Philippines …).
Đáng chú ý, chỉ trong vòng một tuần, THACO đã nỗ lực ngày đêm sản xuất 63 xe chuyên dụng vận chuyển vaccine và tích cực thiết kế, đưa vào sản xuất 63 xe chuyên dụng phục vụ tiêm chủng lưu động để kịp phục vụ cho việc tiêm vaccine.
Câu chuyện này cho thấy, doanh nghiệp ô-tô Việt Nam hoàn toàn có khả năng làm chủ công nghệ, góp phần đắc lực cho sự phát triển ngành công nghiệp ô-tô Việt Nam với tỷ lệ nội địa hóa ngày càng cao.
Theo Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), tỷ lệ nội địa hóa của ô-tô Trường Hải đến thời điểm hiện tại từ 20% đến gần 50% cho các loại xe. Ngoài ra, THACO cũng là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam có khả năng bán ngược trở lại các linh kiện ô-tô cho công ty khác như Ford, Mitsubishi…
Đáng chú ý, với dòng xe ô-tô khách, xe bus, THACO hiện có tỷ lệ nội địa rất cao, lên đến gần 80%.
Trước đó, thông qua sự hỗ trợ của Dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo xe khách giường nằm cao cấp mang thương hiệu Việt Nam”, THACO đã bước đầu làm chủ được tính toán, thiết kế và mô phỏng hoàn chỉnh kết cấu ô-tô khách, từ đó đã rút ngắn được thời gian thiết kế xe so với trước đây.
Ông Phạm Văn Tài, Tổng Giám đốc THACO cho biết: "Dự án được triển khai đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong việc ứng dụng thành công các công nghệ trên thế giới như công nghệ ép phun, công nghệ chuyển nhựa vào khuôn có hỗ trợ chân không, công nghệ composite định hình khung kim loại, công nghệ tạo hình nhiệt, công nghệ nhựa định hình màng phức hợp..."
Không chỉ THACO, những năm qua, còn nhiều doanh nghiệp ô-tô khác như Vinfast, Thành Công… Chỉ trong vòng 21 tháng, Vinfast đã đưa ra thị trường ô-tô mang thương hiệu Việt Nam.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp ô-tô Việt Nam đã có sự phát triển khá nhanh. Việt Nam hiện có hơn 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô-tô, với tổng công suất lắp ráp khoảng 680.000 xe/năm.
Doanh nghiệp ô-tô Việt Nam đã chiếm lĩnh nhiều phân khúc xe như xe tải, xe bus, xe con, xe điện… Nhiều sản phẩm có giá thành cạnh tranh, tỷ lệ nội địa hóa cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nội địa.
Nút thắt
công nghiệp hỗ trợ
Mặc dù đã đạt được một số thành công, tuy nhiên, nút thắt của ngành công nghiệp ô-tô hiện nay chính là công nghiệp hỗ trợ . Doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành ô-tô Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế như phát triển chậm cả về số lượng và chất lượng so với các quốc gia trong khu vực.
Hiện chỉ có một số ít nhà cung cấp trong nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô-tô tại Việt Nam.
So với Thái Lan, quốc gia này có gần 700 nhà cung cấp cấp 1, thì Việt Nam chỉ có chưa đến 100 nhà cung cấp. Thái Lan có khoảng 1.700 nhà cung cấp cấp 2 và cấp 3 thì Việt Nam chỉ có chưa đến 150 nhà cung cấp.
Có một thực tế tại Việt Nam hiện nay, đó là ngành chế biến chế tạo vẫn đang phụ thuộc lớn vào các doanh nghiệp FDI. Công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa thực sự phát triển, do đó, nguồn cung cho các doanh nghiệp FDI cũng phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu.
Theo thống kê, hằng năm Việt Nam phải bỏ ra khoảng 2-3,5 tỷ USD nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp và sửa chữa ô-tô, chủ yếu là các nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao.
Thực trạng này đã được Ngân hàng Thế giới chỉ ra và coi là điểm nghẽn “nền kinh tế kép” của Việt Nam, các doanh nghiệp FDI không tận dụng được nguồn cung trong nước để cắt giảm chi phí sản xuất, và ngược lại các doanh nghiệp trong nước cũng không tận dụng được sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Công nghiệp (Bộ Công thương) cho biết: Thực trạng trên không chỉ gây ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, mà sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng trong dài hạn.
Ông Hiroyuki Ueda - Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam nhận định: "Lợi thế của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam là nguồn nhân lực chất lượng cao, giá nhân công thấp. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta gặp khó khăn để phát triển do sản lượng nhỏ; công nghiệp vật liệu chất lượng cao chưa có nên nguyên liệu phải nhập khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về mặt kinh nghiệm và năng lực quản trị sản xuất. Do đó, chi phí sản xuất linh kiện của Việt Nam cao hơn nhiều (gấp 2-3 lần) so với các nước trong khu vực".
Mặc dù đã đạt được một số thành công, tuy nhiên, nút thắt của ngành công nghiệp ô-tô hiện nay chính là công nghiệp hỗ trợ .
Doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành ô-tô Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế như phát triển chậm cả về số lượng và chất lượng so với các quốc gia trong khu vực.
Hiện chỉ có một số ít nhà cung cấp trong nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô-tô tại Việt Nam.
So với Thái Lan, quốc gia này có gần 700 nhà cung cấp cấp 1, thì Việt Nam chỉ có chưa đến 100 nhà cung cấp. Thái Lan có khoảng 1.700 nhà cung cấp cấp 2 và cấp 3 thì Việt Nam chỉ có chưa đến 150 nhà cung cấp.
Có một thực tế tại Việt Nam hiện nay, đó là ngành chế biến chế tạo vẫn đang phụ thuộc lớn vào các doanh nghiệp FDI. Công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa thực sự phát triển, do đó, nguồn cung cho các doanh nghiệp FDI cũng phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu.
Theo thống kê, hằng năm Việt Nam phải bỏ ra khoảng 2-3,5 tỷ USD nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp và sửa chữa ô-tô, chủ yếu là các nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao.
Thực trạng này đã được Ngân hàng Thế giới chỉ ra và coi là điểm nghẽn “nền kinh tế kép” của Việt Nam, các doanh nghiệp FDI không tận dụng được nguồn cung trong nước để cắt giảm chi phí sản xuất, và ngược lại các doanh nghiệp trong nước cũng không tận dụng được sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Công nghiệp (Bộ Công thương) cho biết: Thực trạng trên không chỉ gây ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, mà sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng trong dài hạn.
Ông Hiroyuki Ueda - Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam nhận định: "Lợi thế của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam là nguồn nhân lực chất lượng cao, giá nhân công thấp. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta gặp khó khăn để phát triển do sản lượng nhỏ; công nghiệp vật liệu chất lượng cao chưa có nên nguyên liệu phải nhập khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về mặt kinh nghiệm và năng lực quản trị sản xuất. Do đó, chi phí sản xuất linh kiện của Việt Nam cao hơn nhiều (gấp 2-3 lần) so với các nước trong khu vực".
Bắt tay liên kết
cùng phát triển
Hoạt động đang nhận được sự trông đợi và kỳ vọng từ các doanh nghiệp cũng như giới chuyên gia là triển khai biên bản ghi nhớ về hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ vừa được Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) và Toyota Việt Nam ký kết .
Dự kiến, dự án này được triển khai trong 2 năm, 2021 và 2022. Đây là năm thứ hai Toyota Việt Nam và Cục Công nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước.
Qua đó, Toyota Việt Nam sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và hỗ trợ các nhà cung cấp Việt Nam cũng như cam kết đồng hành cùng sự phát triển của nền công nghiệp ô-tô và ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Trong khuôn khổ dự án hợp tác, hai bên sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô-tô trong nước tăng năng lực, tăng liên kết với các nhà lắp ráp ô-tô nhằm từng bước xây dựng chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao khả năng của nhà cung ứng nội địa.
Đơn cử như sàng lọc các doanh nghiệp sản xuất tiềm năng về phụ tùng, linh kiện để kết nối với nhà sản xuất, lắp ráp ô-tô, tổ chức các buổi làm việc và thăm thực tế nhà cung cấp nội địa; tìm kiếm hỗ trợ nhà cung cấp tiềm năng cấp 2 và cấp 3; hỗ trợ đào tạo…
Để thực hiện, Toyota sẽ cung cấp các tiêu chí cơ bản làm căn cứ cho Bộ Công thương sàng lọc dữ liệu doanh nghiệp phù hợp, sau đó đánh giá sơ bộ nhà cung cấp, hỗ trợ làm việc, hậu cần, chuyên gia tư vấn. Bộ Công thương sẽ hỗ trợ pháp lý, cung cấp tư vấn viên, danh sách nhà cung cấp tiềm năng, hỗ trợ đào tạo.
Điển hình như Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội, sau một năm được Toyota hỗ trợ, đã cắt giảm chi phí ước tính khoảng 2,8 tỷ đồng thông qua cải tiến về khuôn, trung bình năng suất lao động tăng 10%…“Hiểu được những khó khăn của các nhà cung cấp trong việc nâng cao năng lực để tham gia vào chuỗi cung ứng, năm 2018, chúng tôi đã thành lập bộ phận chức năng chuyên trách, đào tạo và phát triển nhân sự cho nhà cung cấp. Nhờ đó, đến nay chúng tôi đã có 46 nhà cung cấp nội địa, trong đó có 6 nhà cung cấp thuần Việt” - Ông Hiroyuki Ueda cho hay.
THACO từ chỗ chỉ tập trung sản xuất linh kiện cơ khí ô-tô, đến nay đã phát triển cơ khí trở thành một trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, cùng với ô-tô đóng vai trò chủ lực bổ trợ lẫn nhau, tạo ra giá trị cộng hưởng, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo dự báo đến năm 2025, thị trường ô-tô Việt Nam sẽ nhanh chóng tiệm cận với con số 1 triệu xe bán ra/năm. Đây chính là cơ hội lớn để các doanh nghiệp phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp ô-tô Việt Nam.
Ngược lại, nếu không tận dụng tốt cơ hội này thì công nghiệp hỗ trợ ô-tô Việt Nam sẽ tiếp tục đi sau các nước trong khu vực và chỉ dừng lại ở lắp ráp hoặc sản xuất quy mô nhỏ lẻ. Và công nghiệp ô-tô vẫn là một thứ xa vời với Việt Nam.
TỔ CHỨC: NGỌC THANH
NỘI DUNG: HÀ ANH; XUÂN BÁCH
TRÌNH BÀY: KHÁNH GIANG; MINH DUY; BẢO MINH; PHAN ANH
ẢNH: HÀ ANH; PHAN ANH; THACO; VINFAST