Sáng sớm một ngày cuối năm 2008, như thông lệ, ông Dương cưỡi trên chiếc xe máy cà tàng chạy vào khoảnh đất trồng cam Vinh nằm sâu bên trong nông trường 19/5 - huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Nhìn dãy cây trồng đang ngày càng quắt queo, vàng vọt, ông Dương thoáng cau mày.

“Đầu ra thiếu ổn định, kế hoạch phát triển cây trồng không phù hợp, chất lượng lẫn năng suất đều suy giảm theo thời gian. Chúng tôi khi ấy gần như đi vào ngõ cụt. Riêng gia đình tôi ‘thâm hụt vốn’ tới cả tỷ đồng”, ông Dương nhớ lại.

Tính đến trước khi Tập đoàn TH được giao đất từ các nông trường kém hiệu quả để triển khai các dự án tại Nghĩa Đàn, hầu hết các mô hình trồng trọt tại nông lâm trường ở đây đều… đang trong tình trạng thua lỗ.

14 năm sau, người nông dân ngày ấy đã có thể mỉm cười. Hai người con của ông đang làm việc trên những cánh đồng công nghệ cao rộng bao la góp phần làm ra những ly sữa tươi sạch TH true MILK. Trên những rẻo đất còn lại bên hồ Sông Sào, ông Dương trồng hơn 8.000 nghìn m2 ngô sinh khối để cung cấp cho chuỗi nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thô xanh cho bò sữa  của Tập đoàn TH. Toàn bộ quá trình trồng, chăm sóc ngô của ông được TH hỗ trợ về kỹ thuật, phân bón và bảo đảm bao tiêu đầu ra.

Câu chuyện của ông Dương không hiếm gặp tại Nghĩa Đàn. Trong gần 15 năm qua, “Cụm trang trại bò sữa công nghệ cao, hành động giảm phát thải khí CO2, thực hành kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn” của TH đã mang lại lợi ích cho hàng nghìn nông dân như ông Dương. Bên cạnh đó, đây cũng dự án được coi là mang tới công thức -  “chìa khóa vàng” nhằm phát triển nông nghiệp Việt Nam, đó là “kết hợp trí tuệ Việt, tài nguyên Việt với công nghệ đầu cuối và khoa học quản trị tiên tiến của thế giới".

Đầu năm 2009, một dự án trị giá tới 1,2 tỷ USD để phát triển cụm trang trại nuôi bò sữa và nhà máy chế biến sữa tươi sạch chính thức được triển khai tại Nghĩa Đàn. Vào thời điểm đó, một loạt nghi ngờ đã được đặt ra về tính khả thi của giấc mơ “vẽ lại bản đồ ngành sữa”. Làm thế nào để đưa đàn bò sữa về chăn nuôi tại vùng nhiệt đới? Một doanh nghiệp tư nhân sẽ giải bài toán bền vững thế nào khi trong suốt hàng chục năm trước đó, không ít địa phương, thậm chí cả cơ quan Nhà nước đã thất bại?

Đàn bò của trong trang trại TH hoàn toàn được nhập từ Mỹ, Australia, New Zealand, Canada... có phả hệ rõ ràng, bảo đảm cho ra loại sữa tốt nhất. Không những thế, các "cô" bò tại đây được gắn chíp theo dõi sức khỏe và độ tăng trưởng, hệ thống chuồng trại có có quạt gió, điều hòa không khí đảm bảo điều kiện sống tốt nhất và đặc biệt các "cô" bò được tắm mát và nghe nhạc hằng ngày nhằm kích thích sự tiết sữa tự nhiên. 

Đàn bò của trong trang trại TH hoàn toàn được nhập từ Mỹ, Australia, New Zealand, Canada... có phả hệ rõ ràng, bảo đảm cho ra loại sữa tốt nhất. Không những thế, các "cô" bò tại đây được gắn chíp theo dõi sức khỏe và độ tăng trưởng, hệ thống chuồng trại có có quạt gió, điều hòa không khí đảm bảo điều kiện sống tốt nhất và đặc biệt các "cô" bò được tắm mát và nghe nhạc hằng ngày nhằm kích thích sự tiết sữa tự nhiên. 

Thế nhưng, với quyết tâm cao độ, những dấu chân tiên phong đã được bắt đầu… Quan điểm xuyên suốt của Tập đoàn TH, với người “kiến trúc sư trưởng” là Anh hùng Lao động Thái Hương, là phải xây dựng dự án trên nền tảng hình thành chuỗi sản xuất hoàn chỉnh, tuần hoàn khép kín và lấy công nghệ cao làm chìa khóa; đồng thời bảo đảm tính bền vững trên toàn chuỗi sản xuất.

Lúc này, từ nước ngoài, thông qua quy trình chọn lọc nghiêm ngặt, những “cô bò” tốt nhất được nhập khẩu về miền tây Nghệ An. Đó là những đàn bò cao sản thuần chủng đầu tiên nhập khẩu theo lô lớn “hàng nghìn con” về Việt Nam, mang lại những thay đổi tích cực cho ngành chăn nuôi và ngành sữa.

Một năm sau - năm 2010, Nguyễn Lê Thăng cùng vợ quyết định dừng công việc tại một cơ quan nghiên cứu Nhà nước để đầu quân cho Tập đoàn TH - theo chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao cho dự án sữa tươi sạch của TH tại Nghĩa Đàn.

Nhiệm vụ của Thăng là xây dựng, phát triển những “cánh đồng mẫu lớn” trồng cỏ, ngô và hoa màu phục vụ cho bữa ăn của bò sữa - mắt xích đầu tiên mở đầu cho chuỗi khép kín của quy trình sản xuất sữa tươi sạch chuẩn quốc tế. Vậy nhưng, ngày đặt chân tới Nghĩa Đàn, đập vào mắt anh lại là những mảnh đất cằn cỗi và manh mún.

“Chúng tôi đã phải san gạt, lọc sỏi đá bằng những công cụ thô sơ, tự chế cho tới khi máy móc hiện đại được đưa về. Đó là chuỗi ngày tất cả bị công việc cuốn đi, không còn thời gian để suy nghĩ quá nhiều”, Thăng nhớ lại.

 Vợ anh, chị Vy Thị Hằng, lúc này làm phiên dịch, kiêm thủ kho, kiêm thư ký cho các chuyên gia nước ngoài. Ở trong những dãy lều bạt dưới cái nắng như nung miền tây, Hằng “đỏ như con tôm luộc”. Hình ảnh ấy khiến Thăng chợt băn khoăn vì quyết định “về quê” của mình.

Thế nhưng, chừng ấy mồ hôi và cố gắng nhanh chóng được đáp đền. Hệ thống máy móc hiện đại hàng đầu thế giới phụ trợ cho canh tác quy mô lớn lần lượt xuất hiện. Diện tích đồng cỏ không ngừng được mở rộng.

Cuối năm 2010, lô sữa tươi đầu tiên ra mắt thị trường. 5 năm sau, TH là doanh nghiệp sở hữu đàn bò sữa lớn nhất Việt Nam, với số lượng lên tới 45.000 con, tập trung ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An), được chứng nhận trang trại bò sữa công nghệ cao lớn nhất châu Á. Tới năm 2020, cụm trang trại công nghệ cao khép kín này lại phá kỷ lục của chính mình, được chứng nhận đạt kỷ lục thế giới. Tới thời điểm hiện tại, tổng số đàn bò sữa đã tiệm cận 70.000 con với năng suất được các chuyên gia chăn nuôi đánh giá là cao nhất Đông Nam Á. 

TH là doanh nghiệp sở hữu đàn bò sữa lớn nhất Việt Nam.

TH là doanh nghiệp sở hữu đàn bò sữa lớn nhất Việt Nam.

Đến nay, trang trại bò sữa công nghệ cao của TH có tổng số đàn bò sữa tiệm cận 70.000 con với năng suất được các chuyên gia chăn nuôi đánh giá là cao nhất Đông Nam Á.

Đến nay, trang trại bò sữa công nghệ cao của TH có tổng số đàn bò sữa tiệm cận 70.000 con với năng suất được các chuyên gia chăn nuôi đánh giá là cao nhất Đông Nam Á.

Item 1 of 2

TH là doanh nghiệp sở hữu đàn bò sữa lớn nhất Việt Nam.

TH là doanh nghiệp sở hữu đàn bò sữa lớn nhất Việt Nam.

Đến nay, trang trại bò sữa công nghệ cao của TH có tổng số đàn bò sữa tiệm cận 70.000 con với năng suất được các chuyên gia chăn nuôi đánh giá là cao nhất Đông Nam Á.

Đến nay, trang trại bò sữa công nghệ cao của TH có tổng số đàn bò sữa tiệm cận 70.000 con với năng suất được các chuyên gia chăn nuôi đánh giá là cao nhất Đông Nam Á.

Nguyễn Lê Thăng đã trở thành lãnh đạo Công ty AgriTec của TH. Cánh đồng mẫu lớn (thuộc quy mô 8.100 ha) của anh và đồng nghiệp được ghi nhận là cánh đồng nguyên liệu cỏ Mombasa lớn nhất thế giới vào năm 2020. Việc TH sở hữu cánh đồng nguyên liệu “kỷ lục” có ý nghĩa quan trọng, bởi nó góp phần minh chứng cho tính chủ động và là mắt xích mở đầu cho chuỗi khép kín của quy trình sản xuất sữa tươi sạch.

“Với tiêu chí bảo đảm phát triển bền vững trên toàn chuỗi sản xuất, ngay từ khâu xây dựng vùng nguyên liệu, TH đã đặt ra những yêu cầu rất khắt khe từ đất, nước, hạt giống đến quy trình chăm sóc. Ngoài ra, toàn bộ quá trình trồng trọt đều được thực hiện trên nguyên tắc 3 không: Không sử dụng phân vô cơ, không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu hóa chất...”, anh Thăng cho biết thêm.

Để chăm sóc cho diện tích hoa hướng dương, ngô, cao lương và cỏ, Trang trại TH đầu tư hệ thống tưới tự động “cánh tay khổng lồ” dài từ 500-700m, bảo đảm diện tích cỏ sinh trưởng tốt.

Thu hoạch cỏ bằng máy cắt, máy nghiền chuyên dụng.

Thu hoạch cỏ bằng máy cắt, máy nghiền chuyên dụng.

Sau khâu canh tác, đến những khâu tiếp theo, công nghệ cao với tiêu chuẩn nghiêm ngặt đều được ứng dụng, như sản xuất thức ăn sẽ được phân tích chất lượng, xử lý an toàn trước khi lên thành cả mấy chục thực đơn tương ứng với từng giai đoạn phát triển cũng như thể trạng của các “cô bò sữa”. Nước uống cho bò cũng được xử lý bằng công nghệ lọc nước Amiad tối tân của Israel với bộ lọc tự động AMS cho phép loại bỏ các tạp chất vô cùng nhỏ nhằm bảo đảm nguồn nước sạch và an toàn.

Đúng như tên gọi mô hình “kinh tế tuần hoàn”, tại các trang trại của Tập đoàn TH, “mọi phế phẩm đầu ra của công đoạn này đều là đầu vào của công đoạn khác”. Phụ phẩm trong quá trình chăn nuôi, sản xuất được xem là nguồn tài nguyên tái tạo, chứ không phải là chất thải. Nguồn nguyên liệu này đã trở thành đầu vào quan trọng, kéo dài chuỗi giá trị gia tăng trong nông nghiệp tại trang trại TH.

TH sử dụng hệ thống xử lý nước thải và chất thải tiên tiến của Nhật Bản.

TH sử dụng hệ thống xử lý nước thải và chất thải tiên tiến của Nhật Bản.

Hoạt động này có thể thấy khá rõ nét trong quá trình xử lý chất thải trong trang trại của Tập đoàn TH. Chất thải từ quá trình chăn nuôi sau khi được xử lí đạt chuẩn trở thành chất đệm sinh học phục vụ trang trại và phân bón hữu cơ tự nhiên chất lượng cao, dễ phân hủy, giàu dưỡng chất, giúp cải tạo đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nước thải từ quá trình chăn nuôi cũng được xử lí bằng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hoàn trả về tự nhiên theo tiêu chuẩn quốc gia.

Áp dụng công nghệ tiên tiến nhất của thế giới để bảo đảm chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm thiểu những tác động, ảnh hưởng của sản xuất với môi trường cũng là điểm nổi bật trong hành trình xanh của TH. Điển hình như Quy trình quản lý đàn Afifarm - Israel tiên tiến nhất thế giới; Quy trình quản lý dịch bệnh và thú y của New Zealand, Quy trình và thiết bị xử lý nước sạch của Hà Lan; Quy trình và thiết bị xử lý nước thải và chất thải Nhật Bản, Israel, Hà Lan; Hệ thống vắt sữa tự động khép kín… Các hoạt động quản trị và dữ liệu sản xuất đã được số hóa, sử dụng trí tuệ nhân tạo và khoa học điện toán đám mây. 

Tại Việt Nam, TH cũng chính là trang trại đầu tiên thực hiện chuyển đổi đồng cỏ, đàn bò sang chăn nuôi organic (hữu cơ) để sản xuất sữa tươi organic theo tiêu chuẩn châu Âu. Theo đánh giá của Control Union, đây cũng chính là hướng đi của ngành nông nghiệp trong tương lai, khi phát triển bằng cách xây dựng chuỗi giá trị bền vững, hướng đến bảo vệ môi trường và ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật cao để cung cấp những thực phẩm thiên nhiên, an toàn nhất cho người tiêu dùng.

TH cũng chính là trang trại đầu tiên thực hiện chuyển đổi đồng cỏ, đàn bò sang chăn nuôi organic (hữu cơ) để sản xuất sữa tươi organic theo tiêu chuẩn châu Âu tại Việt Nam.

Theo đánh giá của Control Union, đây cũng chính là hướng đi của ngành nông nghiệp trong tương lai...

...khi phát triển bằng cách xây dựng chuỗi giá trị bền vững, hướng đến bảo vệ môi trường và ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật cao để cung cấp những thực phẩm thiên nhiên, an toàn nhất cho người tiêu dùng.

Ông Cao Minh Hòa, Giám đốc Kỹ thuật Nhà máy sữa tươi sạch có trụ sở tại Nghĩa Đàn liên tục nhấn mạnh chỉ số này trong câu chuyện về hành trình “xanh” trên toàn chuỗi sản xuất của Tập đoàn TH.

“Đây là chỉ số phát thải khí nhà kính tại nhà máy trong năm 2022, một mức thấp vượt trội so với kết quả giảm phát thải của các nhà máy sữa ở Việt Nam nói riêng, Đông Nam Á nói chung”, ông Hòa nói.

Tư duy “Trân quý Mẹ Thiên nhiên” là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn.

Đằng sau con số khô khan ấy là cả một hành trình nhất quán, trong đó quyết tâm thực hiện kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh được quán triệt từ đầu. Tư duy “Trân quý Mẹ Thiên nhiên” là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn gắn với các mục tiêu phát triển bền vững, đồng hành cùng Chính phủ hướng tới Net Zero.

Ông Cao Minh Hòa chia sẻ, với nhiều giải pháp đồng bộ và hành động quyết liệt từ người đứng đầu cho đến từng đơn vị, từng người lao động, năm 2023, hệ thống trang trại của Tập đoàn đã vượt kế hoạch đề ra khi nâng mức giảm phát thải trung bình lên hơn 20% tổng phạm vi phát thải nhà kính trực tiếp và gián tiếp/đơn vị sản phẩm.

“Năm 2022, phát thải khí nhà kính tại nhà máy tiếp tục giảm mạnh xuống còn 0,103kg CO2/đơn vị sản phẩm”. Ông Hòa nhấn mạnh: “Đây là mức thấp vượt trội so với kết quả giảm phát thải của các nhà máy sữa ở Việt Nam và Đông Nam Á. Tính đến nay, cam kết đi đôi với hành động hướng tới Net Zero, các nhà máy của TH đã có những sáng kiến giúp giảm đến 85% phát thải khí nhà kính so với trước đây, bớt hàng ngàn tấn nhựa mỗi năm”.

Ông Cao Minh Hòa cho biết, năm 2023, hệ thống trang trại của Tập đoàn TH đã nâng mức giảm phát thải trung bình lên hơn 20% tổng phạm vi phát thải nhà kính trực tiếp và gián tiếp/đơn vị sản phẩm.

Ông Cao Minh Hòa cho biết, năm 2023, hệ thống trang trại của Tập đoàn TH đã nâng mức giảm phát thải trung bình lên hơn 20% tổng phạm vi phát thải nhà kính trực tiếp và gián tiếp/đơn vị sản phẩm.

Nhà máy Sữa TH còn là đơn vị đơn vị đi đầu chuyển đổi sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường khi thay thế đốt lò hơi bằng nhiên liệu hóa thạch (dầu FO) sang sử dụng nhiên liệu sinh khối với lò Biomass. Theo ông Cao Minh Hòa, nguồn nhiên liệu “xanh” mà Nhà máy đang sử dụng không những có chi phí rẻ hơn mà khói thải của nhà máy hiện đã còn trở nên “sạch hơn khói bếp”, hầu như  không chứa bụi và an toàn hơn rất nhiều.

“Với hệ thống lò Biomass đốt bằng nhiên liệu sinh khối, khói thải đi qua hệ thống dập bụi, sau đó tiếp tục đi qua hệ thống màng lọc. Hệ thống lọc này có thể giữ lại được 99% bụi tro, không để bay ra bên ngoài. Do vậy, khói thải từ lò hơi Biomass còn sạch hơn cả khói đun từ bếp củi,” ông Hòa cho biết.

Không chỉ nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn liên tục cải tiến công nghệ để cắt giảm tối đa lượng nhựa trong sản xuất. Nổi bật là quyết định bỏ màng co nắp chai nhựa trên toàn bộ sản phẩm.

Hệ thống lò Biomass đốt bằng nhiên liệu sinh khối đã cho ra lượng khí thải sạch hơn.

Hệ thống lò Biomass đốt bằng nhiên liệu sinh khối đã cho ra lượng khí thải sạch hơn.

Hệ thống lò Biomass đốt bằng nhiên liệu sinh khối đã cho ra lượng khí thải sạch hơn.

Hệ thống lò Biomass đốt bằng nhiên liệu sinh khối đã cho ra lượng khí thải sạch hơn.

Hệ thống lò Biomass đốt bằng nhiên liệu sinh khối đã cho ra lượng khí thải sạch hơn.

Hệ thống lò Biomass đốt bằng nhiên liệu sinh khối đã cho ra lượng khí thải sạch hơn.

Item 1 of 3

Hệ thống lò Biomass đốt bằng nhiên liệu sinh khối đã cho ra lượng khí thải sạch hơn.

Hệ thống lò Biomass đốt bằng nhiên liệu sinh khối đã cho ra lượng khí thải sạch hơn.

Hệ thống lò Biomass đốt bằng nhiên liệu sinh khối đã cho ra lượng khí thải sạch hơn.

Hệ thống lò Biomass đốt bằng nhiên liệu sinh khối đã cho ra lượng khí thải sạch hơn.

Hệ thống lò Biomass đốt bằng nhiên liệu sinh khối đã cho ra lượng khí thải sạch hơn.

Hệ thống lò Biomass đốt bằng nhiên liệu sinh khối đã cho ra lượng khí thải sạch hơn.

Ông Nguyễn Văn Năng - Giám đốc Nhà máy Nước tinh khiết, Thảo dược và Hoa quả Núi Tiên (nơi sản xuất các sản phẩm đồ uống như nước uống sữa trái cây, sữa gạo,…) cho biết, sau gần 5 năm vận hành, Nhà máy Nước tinh khiết, thảo dược và hoa quả Núi Tiên đã và đang không ngừng cải tiến công nghệ với mục tiêu bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, cắt giảm phát thải.

“Trong quá khứ, các sản phẩm nước đóng chai đều phải có màng co nhựa bọc nắp chai để bảo đảm dị vật, không khí không lọt vào. Nhưng hiện nay, công nghệ đóng nắp chai mà TH áp dụng đã khắc phục triệt để nhược điểm này. Chúng tôi không cần phải sử dụng màng co plastic bên ngoài nắp chai nữa. Chỉ một thay đổi nhỏ này thôi mỗi năm nhà máy cắt giảm được hàng trăm tấn nhựa”.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Năng, cắt giảm nhựa còn được nghiên cứu và áp dụng trong quy trình sản xuất chai. Cụ thể, với các vỏ chai nhựa, khối lượng nhựa trước đây là 14,5 gr/chai nay đã được giảm xuống mức nhẹ nhất 12 gr/chai. Nhà máy cũng cải tiến công nghệ, giảm độ dày của nhãn mác bọc chai hiện chỉ còn 35 micromet. Đây đang là màng nhựa mỏng nhất Việt Nam, đến nay chưa có doanh nghiệp nào làm được.

Bên cạnh đó, trong hơn 1 thập kỷ qua, Tập đoàn TH còn chủ động chuyển đổi xanh với hàng loạt sáng kiến phát triển bền vững nguồn năng lượng sạch. Trong xu thế chung của các doanh nghiệp đang tìm phương án sử dụng năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, đồng thời khai thác đặc thù thời tiết khô nắng của vùng Bắc Trung Bộ, TH triển khai dự án Điện mặt trời mái nhà từ tháng 6/2020. Ngoài ra, Tập đoàn đang hợp tác để tiếp tục lắp đặt các hệ thống điện mặt trời mái nhà tại các trang trại bò TH Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Lạt… theo hình thức tự dùng.

 Ông Arghya Manda - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sữa TH cho biết, tính riêng trong năm 2022, trang trại TH đã hòa lưới điện xấp xỉ 7 triệu Kwh (đáp ứng gần 10% lượng điện tiêu dùng tại đơn vị trang trại), tương đương giảm/thu hồi hơn 4.500 tấn CO2/năm.

 Ngoài ra, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng điện và tham gia vào quá trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, giảm thiểu phát thải khí CO2, Tập đoàn TH cũng đồng thời phát triển dự án điện sinh khối tại nhà máy sản xuất mía đường NASU Nghệ An với công suất dự kiến 30MW giai đoạn 2023-2026; lắp đặt thêm các hệ thống điện mặt trời tại nhà máy sản xuất gỗ Nghệ An và các nhà máy sản xuất thực phẩm khác của Tập đoàn TH.

Trong chuỗi sản xuất tuần hoàn tại Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi sạch TH, sản phẩm phụ và rác thải của quy trình này lại trở thành nguyên liệu đầu vào của một quy trình khác, ở đó vòng đời của vật liệu được duy trì lâu nhất có thể trước khi thải ra môi trường, từ đó phát thải được giảm thiểu. TH cũng thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất đối với việc kiểm soát tác động tới môi trường.

Hệ thống điện mặt trời hiện đại trên các mái nhà TH.

Hệ thống điện mặt trời hiện đại trên các mái nhà TH.

Hệ thống điện mặt trời hiện đại trên các mái nhà TH.

Hệ thống điện mặt trời hiện đại trên các mái nhà TH.

Hệ thống điện mặt trời hiện đại trên các mái nhà TH.

Hệ thống điện mặt trời hiện đại trên các mái nhà TH.

Item 1 of 3

Hệ thống điện mặt trời hiện đại trên các mái nhà TH.

Hệ thống điện mặt trời hiện đại trên các mái nhà TH.

Hệ thống điện mặt trời hiện đại trên các mái nhà TH.

Hệ thống điện mặt trời hiện đại trên các mái nhà TH.

Hệ thống điện mặt trời hiện đại trên các mái nhà TH.

Hệ thống điện mặt trời hiện đại trên các mái nhà TH.

Với TH, bền vững không chỉ được thể hiện trong sản xuất và kinh doanh. Tiêu chí này còn thể hiện ngay trong chuỗi liên kết, phát triển sinh kế cho cộng đồng.

Sáng sớm một ngày cuối năm 2008, như thông lệ, ông Dương cưỡi trên chiếc xe máy cà tàng chạy vào khoảnh đất trồng cam Vinh nằm sâu bên trong nông trường 19/5. Nhìn dãy cây trồng đang ngày càng quắt queo, vàng vọt, ông Dương thoáng cau mày. Bước vào “vòng đời thứ hai”, giống cây đặc sản đã dần bị thoái hóa, không còn cho lợi nhuận như ông kỳ vọng nữa. Thoáng nghĩ đến vùng trồng cao su cũng đang trong tình trạng tương tự, người nông dân sinh năm 1959 khe khẽ thở dài.

Tính đến trước khi Tập đoàn TH triển khai các dự án tại Nghĩa Đàn, hầu hết các mô hình trồng trọt tại nông lâm trường đều… thua lỗ nặng.

“Đầu ra thiếu ổn định, kế hoạch phát triển cây trồng không phù hợp, chất lượng lẫn năng suất đều suy giảm theo thời gian. Chúng tôi khi ấy gần như đi vào ngõ cụt. Riêng gia đình tôi ‘tham hụt vốn’ tới cả tỷ đồng”, ông Dương nhớ lại.

Nụ cười hạnh phúc của ông Dương bên vườn ngô của mình.

Nụ cười hạnh phúc của ông Dương bên vườn ngô của mình.

14 năm sau, người nông dân ngày ấy đã có thể mỉm cười. 2 người con ông đang làm việc trong những nông trường rộng bao la để làm ra những ly sữa sạch. Trên những rẻo đất còn lại bên Hồ Sông Sào, ông Dương trồng hàng ngàn mét vuông ngô để cung cấp cho chuỗi nhà máy chăn nuôi và sản xuất của Tập đoàn TH. Toàn bộ quá trình trồng, chăm sóc của ông cũng được TH hỗ trợ về kỹ thuật, phân bón và bảo đảm bao tiêu đầu ra. 

“Một năm tôi trồng được 3 vụ, trừ chi phí có thể đạt lợi nhuận 60-80 triệu/năm. So với trước đây khác biệt rất rõ rệt”, ông nhẩm tính.

Cũng tại Nghĩa Đàn, anh Kiều Ngọc Kết đã có thể làm giàu nhờ chuỗi liên kết đặc biệt này. Từ hơn 5 năm qua, anh Kết đã trở thành đầu mối của hơn 300 nông hộ, thu mua ngô sinh khối để bán cho TH. làm thức ăn cho đàn bò sữa tiệm cận 70 ngàn con. Nhờ đó, anh đã xây dựng được một cơ ngơi khang trang ngay bên đường mòn Hồ Chí Minh.

Căn nhà khang trang của vợ chồng anh Kiều Ngọc Kết sau nhiều năm làm việc cùng TH.

Căn nhà khang trang của vợ chồng anh Kiều Ngọc Kết sau nhiều năm làm việc cùng TH.

Theo đại diện của TH, ngay từ khi triển khai Dự án, Nhà sáng lập, Anh hùng lao động Thái Hương đã khẳng định, người nông dân là một “mắt xích” của chuỗi sản xuất công nghệ cao. Điều này, không chỉ giải quyết việc làm mà còn giúp họ thoát nghèo vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Một tương lai xanh và sáng đã và đang trải dài ra trên những cánh đồng bất tận tại Nghệ An…

Ở bình diện rộng hơn, sau hơn một thập kỷ có sự hiện diện của các dự án TH tại miền tây Nghệ An, trong đó có huyện Nghĩa Đàn, từ một huyện đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo lên tới 23%, thì đến nay, số hộ nghèo toàn huyện Nghĩa Đàn theo chuẩn tiếp cận đa chiều chỉ còn 4,07%. Những ngôi làng trù phú, khang trang đã dần được mọc lên bên những cánh đồng miền tây xứ Nghệ. Thế hệ như ông Lâm, anh Kết gọi vui đó là những “ngôi làng TH”. Mọi người cũng không còn nhắc tới Nghĩa Đàn như một mảnh đất nắng cháy, xa xôi heo hút. Thay vào đó, khắp các vùng quê đã được phủ một màu xanh mướt của những cánh đồng ngô, cỏ, hoa “ba không”… của cụm trang trại chăn nuôi và chế biến sữa công nghệ cao khép kín đạt kỷ lục lớn nhất thế giới.

Từ vùng đất này, TH đã và đang mang mô hình sản xuất tuần hoàn, sản xuất xanh, giúp thay đổi ngành chăn nuôi, ngành sữa Việt Nam trên nền tảng phát triển bền vững ra những vùng đất mới của thế giới, điển hình như dự án chăn nuôi và chế biến sữa của TH tại Liên bang Nga.

Một tương lai xanh và sáng đã và đang trải dài ra trên những cánh đồng bất tận tại Nghệ An…

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sự ra đời của TH đã giúp phát triển ngành chăn nuôi bò sữa trong nước, tăng nhanh tỷ lệ đàn bò sữa của Việt Nam, đồng thời giảm tỷ lệ sữa nước chế biến từ sữa bột pha lại trên thị trường Việt Nam (từ tỷ lệ 92% năm 2008 - thời điểm TH bắt đầu bước chân vào thị trường giảm còn 48,6% vào năm 2020; năm 2021 là 45,8%; năm 2022 là 39,2% và tỷ lệ này được dự báo tiếp tục giảm trong những năm tới).

Người tiêu dùng trong nước ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc nguyên liệu cũng như xuất xứ và sự an toàn của sản phẩm sữa. Họ có nhận thức đầy đủ hơn về sự khác biệt giữa các sản phẩm sữa dạng lỏng, do đó, thường ưu tiên lựa chọn các sản phẩm được sản xuất trực tiếp từ sữa tươi sạch nguyên chất so với các sản phẩm sữa bột pha lại/hoàn nguyên. Đó là một cơ hội cho các doanh nghiệp sữa có quy trình khép kín và định vị hoàn toàn từ thiên nhiên, sản xuất nguồn sữa tươi sạch như TH True milk.

 

Ngày xuất bản: 23/11/2023
Chỉ đạo: Ngọc Thanh-Việt Anh
Nội dung: Sơn Bách-Phan Thạch
Ảnh: Thành Đạt
Trình bày: Ngọc Bích