Chiều 18/5, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân và Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp tổ chức Tọa đàm “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu tham luận "Công đoàn với việc động viên đoàn viên, người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật góp phần tăng năng suất lao động theo tư tưởng Hồ Chí Minh" của Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ tại Tọa đàm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà lý luận thực hành lỗi lạc, trên mọi phương thức diễn đạt, các nội dung mà Người nêu ra mặc dù hàm lượng lý luận cao nhưng vẫn luôn ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu và gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân.
Đơn cử như khi Người đề cập đến định nghĩa về “Sáng kiến” - một khái niệm tưởng chừng mang tính trừu tượng và thiên về thuật ngữ chuyên môn: Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người luận giải: “Chúng ta thường nói đến hai chữ sáng kiến một cách mênh mông, không thiết thực… Nếu ta thử hỏi: sáng kiến là gì? thì chắc nhiều người trả lời không xuôi. Như thế mà mong cán bộ và Đảng viên có sáng kiến thì sao mà có được! Chúng ta phải nhận rõ: Bất kỳ việc to việc nhỏ, hễ thêm điều lợi, trừ điều hại cho quần chúng, giúp quần chúng giải quyết vấn đề khó khăn, tăng kết quả của việc làm, tăng sức sản xuất của xã hội, đánh đổ sức áp bức của quân thù, đó đều là sáng kiến”.
Và “Sáng kiến không phải cái gì kỳ lạ hay chung chung, trừu tượng. Nó chỉ là kết quả của sự nghiên cứu, suy nghĩ trong những hoàn cảnh, những điều kiện bình thường, rất phổ thông, rất thiết thực”.
Hiểu rộng ra là sản phẩm khoa học công nghệ nói chung cũng như vậy. Ở tầm sáng tạo lớn, có ảnh hưởng rộng là phát minh, bao hàm cả sáng chế. Ở tầm thấp hơn, nhỏ hơn thì là sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Tất cả đều là sản phẩm được sáng tạo ra khi cuộc sống thúc bách.
Chúng ta thường nói đến hai chữ sáng kiến một cách mênh mông, không thiết thực… Nếu ta thử hỏi: sáng kiến là gì? thì chắc nhiều người trả lời không xuôi. Như thế mà mong cán bộ và Đảng viên có sáng kiến thì sao mà có được! Chúng ta phải nhận rõ: Bất kỳ việc to việc nhỏ, hễ thêm điều lợi, trừ điều hại cho quần chúng, giúp quần chúng giải quyết vấn đề khó khăn, tăng kết quả của việc làm, tăng sức sản xuất của xã hội, đánh đổ sức áp bức của quân thù, đó đều là sáng kiến
Đồng chí Đỗ Xuân Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại tọa đàm.
Đồng chí Đỗ Xuân Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại tọa đàm.
Đồng thời, theo quan điểm của Bác, sáng kiến không phải là những gì cao xa không thể thực hiện được và không phải chỉ những người “có tài giỏi đặc biệt mới có sáng kiến” mà mỗi quần chúng bình thường đều có thể đề xuất ra sáng kiến, thậm chí, có rất nhiều quần chúng biết cách giải quyết các vấn đề phức tạp “một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”.
Bởi vậy, Bác nhấn mạnh: “Bất kỳ ai, nếu có quyết tâm làm ích lợi cho quần chúng, lại chịu học, chịu hỏi quần chúng, óc chịu khó nghĩ, tay chịu khó làm, thì nhất định có sáng kiến, nhất định làm được những việc có ích cho loài người”.
Bất kỳ ai, nếu có quyết tâm làm ích lợi cho quần chúng, lại chịu học, chịu hỏi quần chúng, óc chịu khó nghĩ, tay chịu khó làm, thì nhất định có sáng kiến, nhất định làm được những việc có ích cho loài người.
Có thể nhận thấy rằng, trong thực tế lịch sử Việt Nam đều đã chứng minh: sáng kiến, kinh nghiệm của quần chúng có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp Đảng, Nhà nước, cán bộ lãnh đạo, quản lý đưa ra các quyết định chính xác, hợp thời cuộc và lòng dân.
Với tư duy biện chứng và tầm nhìn uyên bác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mối quan hệ giữa việc đề xuất ra sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và cách thức để những sáng kiến đó được lan tỏa rộng rãi, phát huy hiệu quả trong thực tế phụ thuộc rất lớn vào môi trường dân chủ, phương thức lãnh đạo và cơ chế tạo động lực cho hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.
Với tư duy biện chứng và tầm nhìn uyên bác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mối quan hệ giữa việc đề xuất ra sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và cách thức để những sáng kiến đó được lan tỏa rộng rãi, phát huy hiệu quả trong thực tế phụ thuộc rất lớn vào môi trường dân chủ, phương thức lãnh đạo và cơ chế tạo động lực cho hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.
Chính vì vậy, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Bác đã dành riêng một mục để viết về nội dung “Phải nâng cao sáng kiến và lòng hăng hái: Chúng ta thường nêu vấn đề đó. Nhưng đến nay, cán bộ và đảng viên vẫn ít sáng kiến, ít hăng hái. Đó là vì lẽ gì? Vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì: Cách lãnh đạo của ta không được dân chủ, cách công tác của ta không được tích cực. Nếu ai nói chúng ta không dân chủ, thì chúng ta khó chịu. Nhưng nếu chúng ta tự xét cho kỹ, thì thật có như thế…”
Một môi trường dân chủ, tạo điều kiện cho hoạt động sáng kiến phát triển phải là môi trường mà mỗi dân chúng đều có cơ hội được nêu ra quan điểm riêng; được tạo điều kiện để triển khai, áp dụng các sáng kiến của mình; được đánh giá, khen thưởng một cách công bằng, khách quan. Và để đạt được điều đó, rất cần thiết phải loại bỏ các biểu hiện tự cao tự đại, không cầu thị, không chịu lắng nghe, học hỏi từ dân chúng của một số bộ phận đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Bác đã nghiêm khắc chấn chỉnh, phê bình: “Có người thường cho dân là dốt không biết gì, mình là thông thái tài giỏi. Vì vậy, họ không thèm học hỏi dân chúng, không thèm bàn bạc với dân chúng”. Và cũng bởi không biết tiếp thu ý kiến, kinh nghiệm của quần chúng, cho nên “ý kiến của những người lãnh đạo thành ra lý luận suông, không hợp với thực tế”.
Trong “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” (ngày 11/6/1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa quan điểm “thi đua phải có sự lãnh đạo đúng” và xác định nguyên nhân gây ra thất bại của các phong trào thi đua thời điểm đó là do “tổ chức và lãnh đạo còn kém, không phát triển được hết sáng kiến và năng lực của quần chúng”.
Sau gần 20 năm triển khai và rút kinh nghiệm từ các phong trào thi đua, vai trò quan trọng của sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đối với nâng cao năng suất lao động ngày càng được khẳng định, tại Đại hội thi đua “Năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều” toàn miền bắc (ngày 12/02/1965), Bác nhấn mạnh thêm: “Đối với sáng kiến cũng như đối với việc trồng cây, trồng cây nào phải tốt cây ấy, hơn là trồng nhiều mà cây sống ít. Khi có sáng kiến mới thì tập thể phải bổ sung nó, cải tiến nó, phổ biến nó, áp dụng nó”.
Đối với sáng kiến cũng như đối với việc trồng cây, trồng cây nào phải tốt cây ấy, hơn là trồng nhiều mà cây sống ít. Khi có sáng kiến mới thì tập thể phải bổ sung nó, cải tiến nó, phổ biến nó, áp dụng nó.
Vì vậy, bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu rút ra cho người lãnh đạo, quản lý tổ chức là: muốn cho tổ chức phát triển hiệu quả và bền vững thì trong quá trình thi đua phải coi trọng sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm, đồng thời phải biết “gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền, giải thích cho quần chúng, làm cho nó thành ý kiến quần chúng, làm cho quần chúng giữ vững và thực hành ý kiến đó”.
Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau.
Bên cạnh hai yếu tố: môi trường dân chủ và phương thức lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nêu thêm một yếu tố hết sức quan trọng để tạo động lực phát huy và lan tỏa sáng kiến, đó là: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái và người khác cũng học theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc thì những khuyết điểm lặt vặt cũng tự sửa chữa được nhiều… Khi họ đã có ít nhiều sáng kiến, thì giúp đỡ cho họ phát triển, khen ngợi cho họ thêm hăng hái. Như thế, thì những tính lười, tính “gặp chăng hay chớ” ngày càng bớt, mà sáng kiến và tính hăng hái ngày càng nhiều thêm”.
Trong bài nói chuyện tại Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ II (tháng 02/1961), Bác cũng đã chỉ rõ: “Phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cũng là vấn đề quan trọng. Phải thừa nhận rằng đại đa số công nhân ta cần cù, thông minh và có nhiều sáng kiến hay… Nếu Công đoàn biết khuyến khích, áp dụng, cải tiến và phổ biến rộng rãi những sáng kiến ấy thì năng suất lao động sẽ nâng cao không ngừng”.
Phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cũng là vấn đề quan trọng. Phải thừa nhận rằng đại đa số công nhân ta cần cù, thông minh và có nhiều sáng kiến hay… Nếu Công đoàn biết khuyến khích, áp dụng, cải tiến và phổ biến rộng rãi những sáng kiến ấy, thì năng suất lao động sẽ nâng cao không ngừng.
Quang cảnh tọa đàm “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Báo Nhân Dân phối hợp Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức ngày 18/5.
Quang cảnh tọa đàm “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Báo Nhân Dân phối hợp Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức ngày 18/5.
Học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt thời gian qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp công đoàn luôn quan tâm, chỉ đạo, phát động và triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trên toàn hệ thống nhằm nâng cao năng suất lao động, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp kiến thiết, xây dựng và đổi mới đất nước.
Đến nay, các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật” … và gần đây là Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển” rồi tiếp đến là Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” đã tạo sự đồng thuận và tham gia tích cực của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, lao động cũng như sự ủng hộ, phát huy hiệu quả trong công tác phối hợp, tạo điều kiện của lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc triển khai các phong trào thi đua và chương trình này.
Học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt thời gian qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp công đoàn luôn quan tâm, chỉ đạo, phát động và triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trên toàn hệ thống nhằm nâng cao năng suất lao động, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp kiến thiết, xây dựng và đổi mới đất nước.
Các cấp công đoàn đã thường xuyên phát hiện, giới thiệu, lan tỏa các câu chuyện sáng kiến, các mô hình hay, cách làm tốt … để thấy được sự đóng góp của tác giả và hiệu quả, giá trị xã hội của sáng kiến đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá thực chất những lợi ích của sáng kiến và có những chính sách tốt hơn để động viên, khích lệ nhiều đoàn viên và người lao động tham gia hoạt động sáng kiến; qua đó góp phần xây dựng niềm tự hào về sản phẩm mang trí tuệ của người lao động Việt Nam; khơi dậy lòng yêu nước, sức sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của cán bộ công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, lao động và đoàn viên công đoàn, đóng góp cho sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và sự phát triển chung của đất nước.
Để tổ chức Công đoàn thực hiện tốt công tác động viên đoàn viên, người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật góp phần tăng năng suất lao động theo tư tưởng Hồ Chí Minh đạt kết quả cao trong giai đoạn hiện nay, Tôi xin được đưa ra một số giải pháp sau:
Thứ nhất, các cấp công đoàn cần phối hợp tốt với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và cần có những chính sách khen thưởng và đãi ngộ hợp lý cho các đối tượng này.
Các sáng kiến cải tiến kỹ thuật thường tập trung vào: Cải tiến công việc của chính bản thân người lao động; Cải tiến công cụ lao động (thiết bị máy móc …) và quy trình sản xuất, làm việc; Cải tiến các công việc sổ sách, văn phòng… cải tiến nhằm vào việc thay đổi, nâng cao các tiêu chuẩn hiện hành.
Người làm công tác quản lý có chức vụ càng cao càng phải quan tâm nhiều đến việc cải tiến. Những người lao động có năng lực thì sau khi thực hiện tốt các tiêu chuẩn đề ra họ cũng quan tâm đến việc đưa ra những sáng kiến cải tiến kỹ thuật để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Thứ hai, thiết lập các mục tiêu cụ thể để đoàn viên công đoàn, người lao động tham gia việc phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, gồm: Làm cho công việc thực hiện dễ dàng hơn; giảm bớt những công việc nặng nhọc, nguy hiểm; làm tăng hiệu quả công việc; giảm bớt các phiền hà trong công việc; tiết kiệm thời gian và chi phí; nâng cao chất lượng công việc, sản phẩm.
Thứ ba, nên chú tâm lắng nghe mọi ý kiến của đoàn viên công đoàn và người lao động dù các ý kiến có vẻ quá đơn giản, điều này sẽ giúp cho người lao động chú ý đến công việc và cách thức làm việc của họ hơn.
Thứ tư, cần quan tâm đến trình độ của người lao động, tạo điều kiện để đoàn viên công đoàn được huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt và tạo môi trường làm việc dân chủ.
Thứ năm, thường xuyên có nội dung hình thức tuyên truyền phù hợp để đoàn viên công đoàn và người lao động thấy rõ tầm quan trọng của công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; luôn tỏ thái độ tích cực và trân trọng với mọi sáng kiến dù nhỏ của người lao động bất kể nó có liên quan đến lĩnh vực mà người lao động đang làm việc không; giúp người lao động trong việc thể hiện và hoàn chỉnh sáng kiến của mình; thực hiện các sáng kiến đã được chấp thuận càng sớm càng tốt ...
Thứ sáu, có chế độ khen thưởng, tuyên dương thích đáng dành cho đoàn viên công đoàn và người lao động tham gia đóng góp sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Hằng năm phải tổ chức phát động, tổng kết đánh giá, nhân rộng mô hình…
Việc phát động phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có một vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất, công việc. Thực tiễn phong trào thi đua, xây dựng và phát triển đất nước chính là bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy sức mạnh của việc phát huy, lan tỏa sáng kiến và kinh nghiệm của quần chúng.
Có thể khẳng định rằng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị và ngày càng được vận dụng linh hoạt, tạo nên động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong quá trình hội nhập và trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Trước yêu cầu của tình hình mới, mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động càng cần khắc sâu lời dạy của Bác, nỗ lực cống hiến hết mình, đột phá trong tư duy, phát huy và lan tỏa sáng kiến cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả lao động: “Sáng kiến và kinh nghiệm là của quý chung cho cả dân tộc. Chúng ta phải ra sức làm cho nó dồi dào thêm và lan rộng mãi. Đầu thì lan khắp một đơn vị, một nhà máy, một làng ... Dần dần lan khắp cả quân đội, cả ngành công nghệ, cả nước. Sáng kiến và kinh nghiệm cũng như những con suối nhỏ chảy vào sông to, những sông to chảy vào bể cả. Không biết quý trọng sáng kiến và phổ biến kinh nghiệm tức là lãng phí của dân tộc”.
Ngày xuất bản: 18/5/2023
Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề:
ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN