Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam:
CỨU QUỐC QUÂN: LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐẦU TIÊN CỦA TA

Đại chiến thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Dân tộc Việt Nam ta, với truyền thống bất khuất của một dân tộc anh hùng, lại được ánh hào quang của chủ nghĩa Mác-Lênin hướng dẫn, đã nhân cơ hội vùng lên dựng cờ Cứu quốc.
Bên trời Tây, tháng 6/1940, phát xít Đức chiếm xong nước Pháp. Bên Viễn Đông, ngày 22/9/1940, phát xít Nhật cũng nhảy vào xâm chiếm Đông Dương. Chỉ trong vòng mấy hôm, từ 22 đến 25/9/1940, các vị trí Na Sầm, Đồng Đăng, Điềm He, Cao Bằng và thị xã Lạng Sơn đã rơi vào tay giặc Nhật. Viên tướng May-nơ-rát chỉ huy quân sự của Pháp ở Lạng Sơn kéo cờ trắng ra hàng quân Nhật. Viên công sứ Pháp ở Lạng Sơn thu thập hết “đồ tế nhuyễn, của riêng tây” rồi dùng cách “Đào vi thượng sách”.
Chính quyền Pháp ở Lạng Sơn tan rã, giặc Nhật bắt đầu đặt chân vào Đông Dương. Ngay từ lúc đó, nhân dân ta kiên quyết đấu tranh chống phát xít Nhật.
Đảng bộ Đảng cộng sản Đông Dương ở châu Bắc Sơn cùng các đồng chí bị giam ở nhà lao Lạng Sơn chạy về, nhận thấy thời cơ thuận lợi bèn quyết định lãnh đạo nhân dân vũ trang khởi nghĩa. Tối 27/9/1940, quân khởi nghĩa cướp được đồn Mỏ Nhài, châu lỵ châu Bắc Sơn, tuyên bố xóa bỏ chính quyền đế quốc.
Tin nghĩa quân chiếm được châu lỵ Bắc Sơn về tới Xứ ủy Bắc Kỳ. Xứ ủy cử đồng chí Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn và một đồng chí nữa lên trực tiếp chỉ đạo.
Về mặt đế quốc Pháp, thực hiện chính sách của Pê-tanh “thà nhục còn hơn chết”, bọn Đờ-cu ở Đông Dương ngoan ngoãn nhận làm tay sai cho Nhật và được Nhật giao cho canh gác Đông Dương để ngăn ngừa phong trào cách mạng. Vì thế sau mấy hôm tan tác, quân Pháp lại lên chiếm lại Mỏ Nhài. Nghĩa quân lúc ấy tạm thời phân tán và rút vào rừng với vũ khí toàn vẹn.
Trung tuần tháng 10/1940, Ban Chỉ đạo Bắc Sơn được thành lập và đội du kích Bắc Sơn ra đời với số quân 200 người, 20 súng trường và 200 súng kíp.
Nhiệm vụ của nó là đi sát Yên Thế, giữ vững phong trào, xóa bỏ chính quyền đế quốc ở các tổng, các thôn, tịch thu tài sản của bọn phản động chia cho dân nghèo. Nhân dân lúc ấy được sống tự do trong một vùng. Ngày 25/10/1940, đội du kích Bắc Sơn đánh chiếm nhà trường Vũ Lăng và định tiến lên đánh Mỏ Nhài. Ngày 28/10/1940, bọn phản cách mạng đưa lính Pháp từ đồn Mỏ Nhài vào đánh úp nhà trường Vũ Lăng. Quân đội du kích của ta sức yếu nên phải cầm cự và rút lui. Khu giải phóng Bắc Sơn lại tạm thời rơi vào tay địch.
Cuối tháng 10/1940, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 7 kiểm điểm những ưu khuyết điểm của phong trào và quyết định duy trì cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, lập lại căn cứ du kích, củng cố lại lực lượng vũ trang của Bắc Sơn khởi nghĩa.
Đồng chí Trần Đăng Ninh (1910-1955), một trong những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Đồng chí Trần Đăng Ninh (1910-1955), một trong những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Đồng chí Phùng Chí Kiên (1901-1941), một trong những chỉ huy đầu tiên của đội du kích Bắc Sơn. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Đồng chí Phùng Chí Kiên (1901-1941), một trong những chỉ huy đầu tiên của đội du kích Bắc Sơn. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Chúng ta càng ghi nhớ công ơn các chiến sĩ Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân anh dũng đã mở đầu thời kỳ đấu tranh vũ trang để xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ngày 15/5/1945, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân hợp nhất với tên gọi mới là Việt Nam Giải phóng quân, trở thành lực lượng nòng cốt hỗ trợ cho lực lượng chính trị của quần chúng cách mạng làm Cách mạng tháng Tám thành công. Trong ảnh: Đội Cứu quốc quân tập luyện tại hang Lùng Đán, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 15/5/1945, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân hợp nhất với tên gọi mới là Việt Nam Giải phóng quân, trở thành lực lượng nòng cốt hỗ trợ cho lực lượng chính trị của quần chúng cách mạng làm Cách mạng tháng Tám thành công. Trong ảnh: Đội Cứu quốc quân tập luyện tại hang Lùng Đán, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Lực lượng vũ trang cách mạng tham gia phong trào Nam tiến, sát cánh cùng đồng bào Nam bộ và Nam Trung bộ đánh giặc cứu nước. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Lực lượng vũ trang cách mạng tham gia phong trào Nam tiến, sát cánh cùng đồng bào Nam bộ và Nam Trung bộ đánh giặc cứu nước. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam… Trong ảnh: Ngày 14/8/1945, đội du kích Ba Tơ tiến về thị xã Quảng Ngãi, cùng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam… Trong ảnh: Ngày 14/8/1945, đội du kích Ba Tơ tiến về thị xã Quảng Ngãi, cùng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, đồng chí Chu Văn Vấn và một số đồng chí khác ở Vũ Nhai lại trở lên Bắc Sơn tập hợp những đồng chí trung kiên trong đội du kích Bắc Sơn trước kia tổ chức lại một đội du kích mới gồm 20 đồng chí và 20 súng. Phương châm hoạt động của đội lấy chính trị làm chính và phải hoàn toàn bí mật.
Để xây dựng phong trào một cách thực tế, Đảng đặc biệt chú ý đến việc đào tạo cán bộ quân sự. Cuối 1940, Trung ương Đảng mở các khóa huấn luyện quân sự đầu tiên ở Đức Thắng (Bắc Giang). Cán bộ được đào tạo trong các khóa này được phân phối về các địa phương tổ chức tự vệ, huấn luyện quân sự, chuẩn bị lực lượng đón thời cơ.
Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, đồng chí Chu Văn Vấn và một số đồng chí khác ở Vũ Nhai lại trở lên Bắc Sơn tập hợp những đồng chí trung kiên trong đội du kích Bắc Sơn trước kia tổ chức lại một đội du kích mới gồm 20 đồng chí và 20 súng. Phương châm hoạt động của đội lấy chính trị làm chính và phải hoàn toàn bí mật.
Đội du kích chia thành từng tổ đi khắp các địa phương bí mật gây dựng lại cơ sở Đảng và cơ sở Yên Thế. Mặc dù bọn mật thám nhan nhản khắp nơi, nhưng nhờ có truyền thống không khuất địch của nhân dân nên phong trào được hồi phục nhanh chóng. Sang đầu năm 1941, phong trào Yên Thế ở Bắc Sơn, Vũ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình, Yên Thế lên mạnh. Các đội tự vệ và phong trào luyện tập quân sự được phổ biến và rầm rộ khắp thôn, xã.
Lúc này việc chính thức thành lập một trung đội vũ trang có tổ chức của khu căn cứ đã thành một vấn đề cấp thiết.
Chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô thề Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh để giữ vững Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô thề Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh để giữ vững Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Thế là ngày 14/2/1941, lễ thành lập trung đội Cứu quốc quân thứ nhất được tổ chức trọng thể ở khe Khuồi - nội thuộc xã Vũ Lê châu Bắc Sơn. Đồng chí Hoàng Văn Thụ, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, đã thay mặt Trung ương Đảng công nhận trung đội Cứu quốc quân này là lực lượng vũ trang đầu tiên của Đảng. Đồng chí đã giao nhiệm vụ cứu quốc và lá cờ đỏ sao vàng cho đội du kích. Đồng chí Chu Văn Tấn thay mặt trung đội đứng ra nhận nhiệm vụ và tuyên thệ dưới cờ đỏ sao vàng uy nghi. Trung đội này gồm có 24 chiến sĩ và cũng là 24 đảng viên ở cả miền xuôi, miền ngược đã lớn lên trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và đã từng lăn lộn sống chết với quân thù.
Tia lửa ánh lên trong núi rừng Lạng Sơn chẳng bao lâu loang thành một biển lửa.
Đội quân bé nhỏ này ở Bắc Sơn đã kế tục truyền thống vẻ vang của đội quân Trưng Trắc ở Mê Linh, đội quân Triệu Ẩu ở Nông Cống, đội quân Lê Lợi ở Lam Sơn, sinh trưởng trong lòng nhân dân và trong vòng vây của địch, đã lớn lên trong gian khổ để viết nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc.
Phong trào cứu quốc nổi lên rần rật. Bọn thực dân Pháp thấy thế nguy lại đưa quân lên càn quét khủng bố trắng vùng Bắc Sơn, Đình Cả, Võ Nhai. Bộ đội du kích Bắc Sơn phải rút vào rừng và chia làm hai toán. Toán thứ nhất theo đường Nà Rì, Ngân Sơn định rút sang Cao Bằng. Toán thứ 2 theo đường Lạng Sơn rút qua Lũng Vài sang Nam Quan. Nhưng không may trên đường hành quân bị lộ, toán thứ nhất bị địch phục kích ở Nà Rì, hai đồng chí chỉ huy bị hy sinh. Ở Bắc Sơn lúc ấy còn lại một tiểu đội 11 người, về sau bị đế quốc Pháp bắt mất bảy người, còn bốn người theo đồng chí Chu Văn Tấn ra Tràng Xá chiến đấu.
Đến đây khu căn cứ Bắc Sơn lại bị một cuộc khủng bố lần thứ 2 hết sức dã man. Trước tình hình đó, phương châm hoạt động của ta là rút lui để bảo toàn lực lượng lãnh đạo, lực lượng vũ trang và lực lượng quần chúng.
Các chiến sĩ du kích Bắc Sơn còn lại, các đảng viên và một số thanh niên ưu tú ở vùng Đình Cả, Tràng Xá được tập hợp lại và rút lui vào núi rừng. Tràng Xá lập chiến khu, tích trữ lương thực để chuẩn bị chống quân thù.

Đến ngày 4/7 âm lịch (năm 1941) một trung đội cứu quốc quân thứ 2 của căn cứ địa được chính thức thành lập tại khu rừng Khuôn Mánh thuộc thôn Ngọc Mỹ, xã Tràng Xá, châu Võ Nhai. Đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung ương Đảng công nhận, giao nhiệm vụ và trao cờ đỏ sao vàng cho trung đội. Trung đội này gồm có 47 cán bộ và chiến sĩ, trong đó có ba đồng chí phụ nữ, biên chế thành năm tiểu đội do đồng chí Chu Văn Tấn làm trung đội trưởng. Phương châm hoạt động của trung đội, có nhiệm vụ dùng hình thức đấu tranh vũ trang thực hiện đường lối chính sách của Mặt trận Việt Minh do Đảng lãnh đạo.
Về mặt chính trị, Cứu quốc quân đã đi sát Yên Thế, phát triển cơ sở bí mật trong nhân dân, mở rộng địa bàn hoạt động và tuyên truyền lính địch. Vào khoảng tháng 10 và 11/1941, Cứu quốc quân đã phái nhiều bộ phận đi gây cơ sở ở các nơi. Một tiểu đội trở về vùng rừng núi Đình Cả và sau phát triển lên Bắc Sơn, một tiểu đội sang phía Đại Từ, Định Hóa, Sơn Dương và một bộ phận xuống vùng Yên Thế, Hữu Lũng (Bắc Giang), còn đại bộ phận thì ở vùng Tràng Xá.
Về mặt quân sự, Cứu quốc quân đã áp dụng phương châm bí mật và nhanh chóng, tích cực và chủ động, nay ở khu này, mai sang khu khác, tránh chỗ rắn, đánh chỗ mềm, làm cho các cuộc vây quét của địch hầu như không hiệu quả. Tiếng súng du kích liên tiếp nổ trong các trận phục kích suối Bùn, Khuôn Lã, Tràng Xá,… chẳng những đã làm cho bọn mật thám ở địa phương run sợ mà còn làm cho quân đội thực dân Pháp lo âu.
Tiếng súng của Cứu quốc quân rung chuyển núi rừng Việt Bắc và cũng rung chuyển 25 triệu trái tim đồng bào nước Việt. Phong trào cứu quốc rầm rầm rộ rộ ngày một lên cao. Xứ ủy Bắc Bộ lúc ấy ra chỉ thị cho các cấp bộ của Đảng tổ chức các Ủy ban ủng hộ Bắc Sơn. Tổ chức các cuộc lạc quyên tiền bạc, áo quần, thuốc men cho Cứu quốc quân. Lời kêu gọi của Đảng được nhân dân các nơi hưởng ứng nhiệt liệt, phong trào ủng hộ Bắc Sơn trở thành một tiền đề đẩy mạnh phong trào cứu quốc.
Phát xít Pháp-Nhật phải “ra tay”. Đầu năm 1942, Pháp điều quân lên định tiêu diệt cho được Cứu quốc quân ở căn cứ địa Bắc Sơn, Vũ Nhai.
Trước tình hình đó, Ủy ban quân sự chính trị Bắc Sơn quyết định nghi binh rồi luồn ra khỏi vòng vây của địch, theo đường Đình Cả, Bắc Sơn; phố Bình Gia-Vân Mịch-Thất Khê rút ra khỏi biên giới để bảo toàn lực lượng. Ngày 21 tháng giêng âm lịch (năm 1942), Trung đội Cứu quốc quân thứ 2 gồm 42 đồng chí đã lên đường vượt qua bao nhiều đèo suối và mũi súng của địch rút sang Trung Quốc được thắng lợi.
Cứu quốc quân rút ra biên giới lúc ấy là một việc làm rất đúng và sang Trung Quốc cũng không phải là để nghỉ ngơi. Từ tháng 3/1942 đến tháng 2/1943, các đồng chí Cứu quốc quân của ta nhờ có sự giúp đỡ của các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc ở biên giới đã gây được nhiều thành tích tốt đẹp.
Hương quốc tế vô sản đượm thắm trong mối tình Hoa-Việt. Trên mặt trận chung chống phát xít, hai Đảng và hai dân tộc luôn luôn sát cánh nhau cùng chiến đấu. Trong thời gian đó, Trung đội Cứu quốc quân duy trì được lực lượng, củng cố được cơ sở ở biên giới, làm hạn chế được sự hoành hành của thổ phỉ, lập được Biện sự xứ ở Long Châu, bắt được liên lạc với Cao Bằng. Việc bắt được liên lạc với Cao Bằng đã là một thành tích quan trọng: hai căn cứ địa Bắc Sơn-Vũ Nhai và Cao Bằng được nối liền với nhau.
Cuối tháng 12/1942, đồng chí Chu Văn Tấn bắt liên lạc được với các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp ở vùng Hòa An (một huyện ở Cao Bằng).
Sang tháng 2/1943, đại bộ phận Cứu quốc quân lại về nước hoạt động theo phương châm chính trị trọng hơn quân sự do hội nghị Cao Bằng nói trên đã vạch ra. Toàn trung đội, chia ra từng tổ công tác năm, ba người một, rải ra khắp vùng từ Lạng Sơn xuống Thái Nguyên, Tuyên Quang, chợ Đồn, Bắc Cạn, đi sát Yên Thế gây cơ sở củng cố căn cứ địa.
Trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 8/1943, các đội công tác của Cứu quốc quân Bắc Sơn, Vũ Nhai đã khôi phục được cơ sở cũ ở Bắc Sơn, Đình Cả, Tràng Xã và lan xuống Yên Thế (Bắc Giang). Trong khi ấy, bộ phận Cứu quốc quân ở mạn Đại Từ, Định Hóa, Sơn Dương chẳng những đã củng cố được cơ sở cũ ở các vùng đồng bào Mán quanh chân núi Hồng, mà còn phát triển phía bắc lên tới chợ Mới, chợ Đồn, chợ Rã, Chiêm Hóa, Hàm Yên và phía nam xuống tới Lập Thạch tỉnh Vĩnh Yên.
Như thế là chỉ trong vòng bảy, tám tháng, Cứu quốc quân không những đã khôi phục và củng cố lại được cơ sở cũ mà còn phát triển nhiều cơ sở mới. Căn cứ địa cũ Bắc Sơn, Vũ Nhai mở rộng thành một chiến khu gồm bảy huyện châu (Bắc Sơn, Vũ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, Đại Tử, Sơn Dương, chợ Đồn). Chiến khu bảy huyện này phía nam dựa vào dãy núi Nhã Nam, Yên Thế và Tam Đảo, phía Tây là Hàm Yên, Chiêm Hóa, phía đông nối với Lạng Sơn, còn phía bắc là triền núi Phia Bi-oóc giáp với căn cứ địa Cao Bằng.
Tháng 4/1944, đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung ương Đảng lên củng cố chiến khu bảy huyện, thành lập trung đội Cứu quốc quân thứ 3 tại Khuồi Kịch tỉnh Tuyên Quang. Chiến khu bảy huyện được chia làm hai phân khu A và B. Phân khu A do trung đội Cứu quốc quân thứ 2 phụ trách và phân khu B do trung đội Cứu quốc quân thứ 3 phụ trách. Từ đó trở đi phong trào ngày càng mạnh. Các đoàn thể Cứu quốc và Ủy ban Việt Minh được tổ chức khắp các xã. Các đội tự vệ chiến đấu được bí mật huấn luyện quân sự một cách ráo riết. Đầu tháng 10/1944, một số đồng chí bị địch bắt giam ở chợ Chu được Cứu quốc quân tổ chức trốn khỏi trại giam, ra bổ sung vào Cứu quốc quân.
Thế là ở mặt bắc phạm vi hoạt động của Cứu quốc quân đã thông ra đến tận biên giới Trung-Việt, ở mặt nam thì nối được với vùng đồng bằng sông Hồng. Cứu quốc quân đã tích cực chuẩn bị về chính trị và quân sự để chờ đón thời cơ, tiến lên đập tan ách thống trị thực dân giải phóng dân tộc, giành độc lập Tổ quốc.
Từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn tiến lên thành căn cứ địa Bắc Sơn, Vũ Nhai và dần dần mở rộng ra bảy huyện. Đó là thắng lợi vĩ đại đã góp một phần vô cùng to lớn vào việc xây dựng khu giải phóng của Đảng từ trước ngày tổng khởi nghĩa toàn quốc.
Từ một trung đội du kích Bắc Sơn đến các trung đội Cứu quốc quân hoạt động trong phạm vi rộng lớn, mở đầu trong sự đấu tranh vũ trang của Đảng.
Cứu quốc quân cùng với đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay. Chúng ta vô cùng biết ơn Quân đội nhân dân đã anh dũng hy sinh đưa Tổ quốc lên đài quang vinh. Chúng ta càng ghi nhớ công ơn các chiến sĩ Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân anh dũng đã mở đầu thời kỳ đấu tranh vũ trang để xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Nội dung: Tân Chi biên soạn
Bài đăng trên Báo Nhân Dân ngày 15/12/1959
Trình bày: Diệc Dương
Ảnh: TTXVN