Đại tướng Chu Huy Mân được nhân dân các bộ tộc Lào thân mật gọi là “Tướng Thao Chăn”; được cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam gọi là “Tướng Hai Mạnh” (mạnh cả chính trị lẫn quân sự).
Đồng chí Chu Huy Mân tên khai sinh là Chu Văn Điều, sinh ngày 17/3/1913, tại xã Yên Lưu, tổng Yên Trường, phủ Hưng Nguyên (nay là xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An). Năm 1929, khi mới 16 tuổi, đồng chí đã giác ngộ lý tưởng cách mạng, tích cực tham gia các phong trào yêu nước ở quê hương. Cuối năm 1930, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 17 tuổi. Trong thời kỳ hoạt động bí mật, đồng chí đã 4 lần bị địch bắt, tra tấn và tù đày, đã nhiều lần cùng đồng chí, đồng đội vượt ngục tìm bắt liên lạc với tổ chức Đảng.
Cuối năm 1945, đồng chí được Trung ương Đảng điều ra Huế giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quân chính Khu C , Chính trị viên Mặt trận Đường 9 Đông Hà - Xavẳnnakhệt. Sau đó, đồng chí lần lượt được giao trọng trách Trung đoàn trưởng các Trung đoàn 72, 74 Cao Bằng; Chính ủy Trung đoàn 174 Cao - Bắc - Lạng (1947 - 1949). Tháng 5/1951, đồng chí làm Phó Chính ủy, sau đó làm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Đại đoàn 316. Trên cương vị mới, đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Đại đoàn tham gia nhiều chiến dịch, đánh thắng nhiều trận quan trọng. Đặc biệt, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại đoàn 316 đánh trận mở đầu, tiêu diệt cứ điểm Him Lam (13/3/1954), khai hoả trận đánh Đồi A1, tham gia trận đánh quan trọng cuối cùng bắt Tướng Đờ Cátxtơri.
Năm 1957, đồng chí được giao giữ chức Chính ủy Quân khu 4. Năm 1958, đồng chí là Chính ủy Quân khu Tây Bắc kiêm Bí thư Khu ủy Tây Bắc. Năm 1961, đồng chí là Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân khu 4. Tháng 9/1963, đồng chí được điều động vào chiến trường Quân khu 5, lần lượt giữ các chức vụ Trưởng đoàn Kiểm tra của Quân ủy Trung ương nghiên cứu tình hình Khu 5, Phó Bí thư rồi Bí thư Khu ủy Khu 5. Tháng 8/1965, đồng chí làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Mặt trận B3 - Tây Nguyên.
Từ năm 1967 đến năm 1975, là Tư lệnh Quân khu 5, Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu 5. Từ năm 1975 đến năm 1976, đồng chí là Chính uỷ kiêm Tư lệnh, Bí thư Đảng uỷ Quân khu 5. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí, quân và dân ta đã lập nhiều chiến công vang dội như: Chiến thắng Ba Gia tiêu diệt chiến đoàn của quân ngụy; chiến thắng Plâyme - la Đrăng tiêu diệt Chiến đoàn thiết giáp ngụy và lần đầu tiên tiêu diệt tiểu đoàn quân Mỹ… Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đồng chí là Chính ủy trực tiếp chỉ huy Chiến dịch Huế, Chiến dịch Đà Nẵng giành chiến thắng vang dội.
Tháng 3/1977, đồng chí được Bộ Chính trị giao trọng trách là Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Trưởng Ban Kiểm tra Đảng ủy Quân sự Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (1977 - 1986), được phong quân hàm Đại tướng vào năm 1980.
Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Đại tướng Chu Huy Mân đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác...
Cuối năm 1945, đồng chí được Trung ương Đảng điều ra Huế giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quân chính Khu C , Chính trị viên Mặt trận Đường 9 Đông Hà - Xavẳnnakhệt. Sau đó, đồng chí lần lượt được giao trọng trách Trung đoàn trưởng các Trung đoàn 72, 74 Cao Bằng; Chính ủy Trung đoàn 174 Cao - Bắc - Lạng (1947 - 1949). Tháng 5/1951, đồng chí làm Phó Chính ủy, sau đó làm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Đại đoàn 316. Trên cương vị mới, đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Đại đoàn tham gia nhiều chiến dịch, đánh thắng nhiều trận quan trọng. Đặc biệt, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại đoàn 316 đánh trận mở đầu, tiêu diệt cứ điểm Him Lam (13/3/1954), khai hoả trận đánh Đồi A1, tham gia trận đánh quan trọng cuối cùng bắt Tướng Đờ Cátxtơri.
Năm 1957, đồng chí được giao giữ chức Chính ủy Quân khu 4. Năm 1958, đồng chí là Chính ủy Quân khu Tây Bắc kiêm Bí thư Khu ủy Tây Bắc. Năm 1961, đồng chí là Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân khu 4. Tháng 9/1963, đồng chí được điều động vào chiến trường Quân khu 5, lần lượt giữ các chức vụ Trưởng đoàn Kiểm tra của Quân ủy Trung ương nghiên cứu tình hình Khu 5, Phó Bí thư rồi Bí thư Khu ủy Khu 5. Tháng 8/1965, đồng chí làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Mặt trận B3 - Tây Nguyên.
Từ năm 1967 đến năm 1975, là Tư lệnh Quân khu 5, Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu 5. Từ năm 1975 đến năm 1976, đồng chí là Chính uỷ kiêm Tư lệnh, Bí thư Đảng uỷ Quân khu 5. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí, quân và dân ta đã lập nhiều chiến công vang dội như: Chiến thắng Ba Gia tiêu diệt chiến đoàn của quân ngụy; chiến thắng Plâyme - la Đrăng tiêu diệt Chiến đoàn thiết giáp ngụy và lần đầu tiên tiêu diệt tiểu đoàn quân Mỹ… Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đồng chí là Chính ủy trực tiếp chỉ huy Chiến dịch Huế, Chiến dịch Đà Nẵng giành chiến thắng vang dội.
Tháng 3/1977, đồng chí được Bộ Chính trị giao trọng trách là Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Trưởng Ban Kiểm tra Đảng ủy Quân sự Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (1977 - 1986), được phong quân hàm Đại tướng vào năm 1980.
Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Đại tướng Chu Huy Mân đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác...
93 năm tuổi đời, 76 năm tuổi Đảng, hơn 55 năm liên tục rèn luyện, chiến đấu, công tác trên nhiều cương vị, dù ở đâu, làm gì, trong điều kiện khó khăn gian khổ nào, Đại tướng Chu Huy Mân cũng luôn nêu tấm gương sáng của người chiến sĩ cộng sản kiên trung; nhà lãnh đạo, chỉ huy văn - võ song toàn, mưu lược và quyết đoán; được nhân dân các bộ tộc Lào thân mật gọi là “Tướng Thao Chăn”; được cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam gọi là “Tướng Hai Mạnh” (mạnh cả chính trị lẫn quân sự).
Trước âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ nhằm phá hoại Hiệp định Giơnevơ về Lào năm 1954, Chính phủ kháng chiến và Bộ Quốc phòng Lào đề nghị Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng kế hoạch tiếp tục giúp Lào củng cố, xây dựng lực lượng Quân đội Pathét Lào trong tình hình mới. Theo đó, ngày 16/7/1954, Đoàn cố vấn quân sự Việt Nam mang phiên hiệu Đoàn 100 được thành lập, do đồng chí Chu Huy Mân làm Trưởng đoàn cố vấn quân sự kiêm Bí thư Đảng ủy.
Những cán bộ trong Đoàn 100 vừa mới trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, có phẩm chất chính trị vững vàng, có kinh nghiệm xây dựng, chiến đấu ở Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn số cán bộ này đều chưa quen với công tác làm cố vấn giúp bạn, ít am hiểu phong tục tập quán và ngôn ngữ các bộ tộc Lào. Tình hình đó đặt ra đồng chí Trưởng đoàn Chu Huy Mân cần quán triệt cho mỗi cán bộ, đảng viên Đoàn 100 phải hết lòng vì sự nghiệp giúp bạn, phải tích lũy và nâng cao kiến thức, năng lực và phương pháp công tác, vượt qua được mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quốc tế mà Đảng, Quân đội và nhân dân giao phó, theo tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”.
Căn cứ vào đặc điểm, tình hình nhiệm vụ của cách mạng Lào, đồng chí Chu Huy Mân đã chỉ đạo Đoàn 100 xây dựng đề án tổ chức lực lượng giúp bạn. Dựa vào kinh nghiệm chiến đấu ở Việt Nam, đồng chí đề xuất phương án tổ chức xây dựng Quân đội Pathét Lào với quy mô cao nhất là cấp tiểu đoàn, gồm các đơn vị bộ binh và trợ chiến. Đề án được Hội nghị Ban cán sự miền Tây của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nhất trí.
Theo ủy quyền của Bộ Quốc phòng Việt Nam, đồng chí Chu Huy Mân đã làm việc với các đồng chí: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần của Lào. Sau một thời gian hai bên cùng nghiên cứu, trao đổi và bổ sung cụ thể về những nội dung chủ yếu của đề án xây dựng lực lượng vũ trang như tổ chức biên chế, giáo dục huấn luyện, bảo đảm hậu cần, xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị, sẵn sàng chiến đấu… Các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Bộ Quốc phòng Lào đều nhất trí và coi đó là đề án xây dựng lực lượng vũ trang chính thức. Đến cuối năm 1957, đồng chí Chu Huy Mân được điều về nước nhận nhiệm vụ mới.
Tuy nhiên, vào những tháng cuối năm 1960, tình hình Lào có những diễn biến phức tạp.
Theo đề nghị của Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, ngày 7/12/1960, Bộ Chính trị quyết định tiếp tục cử đồng chí Chu Huy Mân đang công tác tại Quân khu Tây Bắc, sang giúp Lào. Lần thứ hai sang Lào với cương vị là Cố vấn trưởng, đồng chí Chu Huy Mân đã bắt tay ngay vào công việc, giúp Bộ Chỉ huy tối cao Lào tổ chức lực lượng chiến đấu, bảo vệ Viêng Chăn. Sau một thời gian chiến đấu, Đảng Nhân dân cách mạng Lào quyết định rút lực lượng khỏi Viêng Chăn, bí mật tiến về đánh chiếm Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng để mở rộng căn cứ địa, tạo thế và lực cho cách mạng Lào phát triển. Theo đó, bộ đội Pathét Lào, quân tình nguyện Việt Nam cùng lực lượng trung lập tiến bộ Lào phối hợp chiến đấu, giải phóng Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng. Cách mạng Lào từ đây mở ra một triển vọng mới ngày càng có lợi. Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm cố vấn cho cách mạng Lào, tháng 4/1961, đồng chí Chu Huy Mân trở về nước đảm nhiệm cương vị mới.
Hai lần làm cố vấn quân sự giúp cách mạng Lào, bằng những hoạt động của mình, đồng chí Chu Huy Mân đã góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị, liên minh chiến đấu đặc biệt hai nước Việt – Lào, được các cấp lãnh đạo của bạn từ Trung ương đến cơ sở, quân và dân các bộ tộc Lào quý mến, tin cậy, gọi với tên trìu mến: Tướng Thao Chăn. Cuối tháng 3/1961, đồng chí Chu Huy Mân được Thủ tướng Xuvănna Phuma trao tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh và một thanh bảo kiếm. Đánh giá sự giúp đỡ của đồng chí Chu Huy Mân nói riêng và Đoàn Cố vấn quân sự 100 nói chung đối với cách mạng Lào, nguyên Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Cayxỏn Phômvihản nhấn mạnh: “Chúng tôi mãi mãi biết ơn Đảng, nhân dân và Quân đội Việt Nam, biết ơn Đoàn Cố vấn quân sự 100 đã hết lòng, hết sức giúp đỡ cách mạng và quân đội Pathét Lào trưởng thành như hôm nay” .
Đồng chí Chu Huy Mân, Chính ủy Quân khu Tây Bắc đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và làm việc tại Thuận Châu, Sơn La.
Đồng chí Chu Huy Mân, Chính ủy Quân khu Tây Bắc đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và làm việc tại Thuận Châu, Sơn La.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao đồng chí Chu Huy Mân làm Trưởng đoàn cố vấn chuyên gia sang giúp cách mạng Lào xây dựng lực lượng vũ trang
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao đồng chí Chu Huy Mân làm Trưởng đoàn cố vấn chuyên gia sang giúp cách mạng Lào xây dựng lực lượng vũ trang
Đồng chí Chu Huy Mân vào chiến trường Quân khu 5 giữa lúc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đang ráo riết triển khai Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, thực hiện dồn dân, lập ấp chiến lược; với chiến thuật “thiết xa vận”, sử dụng xe thiết giáp M113 cùng các loại vũ khí hiện đại khác mở nhiều cuộc càn quét lớn hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng. Với kinh nghiệm chỉ huy dày dạn, tác phong sâu sát cơ sở, ngay khi vào Quân khu 5, đồng chí Chu Huy Mân trực tiếp xuống các đơn vị lực lượng vũ trang để tìm hiểu và động viên nhân dân, cán bộ, chiến sĩ khắc phục khó khăn, quyết tâm đánh bại các thủ đoạn chiến thuật của địch; chấn chỉnh những biểu hiện sợ ác liệt, hy sinh hoặc tư tưởng chủ quan, khinh địch. Đồng chí khẳng định: “Vấn đề bây giờ là phải đánh M113, diệt được M113 thì mới giải quyết được tư tưởng sợ M113” .
Quán triệt chỉ thị của đồng chí Chu Huy Mân, tháng 8/1964, Trung đoàn 1 lập trận địa ở xã Kỳ Sanh (Quảng Nam), phục kích tiêu diệt được 100 tên, bắn cháy 6 chiếc M113 của địch. Đây là trận đầu tiên Quân khu 5 đánh thắng chiến thuật “thiết xa vận”. Chiến thắng Kỳ Sanh có ý nghĩa phát động tinh thần dám đánh và biết đánh trong nhân dân và lực lượng vũ trang Quân khu, khẳng định chỉ với trang bị thô sơ, sử dụng lối đánh gần, ta có thể chiến thắng kẻ thù được trang bị vũ khí hiện đại.
Đầu năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân Mỹ vào trực tiếp tham chiến trên chiến trường miền Nam. Quân khu 5 được Mỹ chọn làm nơi đổ quân đầu tiên của lính thủy đánh bộ Mỹ cùng những phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam Việt Nam.
Việc đế quốc Mỹ đưa quân trực tiếp tham chiến, đặt ra cho Đảng, Quân đội và nhân dân ta những thử thách nghiêm trọng. Đây là lần đầu tiên chúng ta đụng đầu với quân chiến đấu Mỹ. Làm thế nào để đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của địch; gạt bỏ tư tưởng“ngại” Mỹ, sợ Mỹ; củng cố niềm tin, tinh thần quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược?
Cuối tháng 3/1965, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Chu Huy Mân, Thường vụ Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 mở Hội nghị cán bộ trung, cao cấp toàn quân khu. Hội nghị đề ra chủ trương: Ra sức xây dựng, củng cố thế trận chiến tranh nhân dân địa phương, xây dựng vành đai diệt Mỹ bao quanh các căn cứ quân sự Mỹ, khẩn trương chuẩn bị tổ chức đánh những trận phủ đầu quân Mỹ. Nhanh chóng xây dựng, phát triển lực lượng ba thứ quân. Phát huy phong trào thi đua thực hiện “ba bám” (bám đất, bám dân, bám địch), quyết đánh, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.
Sau Hội nghị, đồng chí Chu Huy Mân cho thành lập Ban Chỉ đạo vành đai, cử nhiều cán bộ có kinh nghiệm xuống cơ sở để giúp các địa phương phát triển lực lượng du kích, sắp xếp, bố trí lực lượng; củng cố các tổ chức đảng, quần chúng, xây dựng các chi bộ trên các “vành đai diệt Mỹ”. Kết quả, ngay trong năm 1965, các “vành đai diệt Mỹ” ở Đà Nẵng, Chu Lai, Đức Phổ, Đệ Đức, An Khê... lần lượt ra đời; tất cả đều dựa chắc vào thế trận lòng dân, vào sức mạnh, ý chí kiên cường, quyết tâm bám trụ một tấc không đi, một ly không rời, quyết đánh, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược của nhân dân.
Về tác chiến, trước kẻ thù có quân đông, vũ khí trang bị hiện đại, đồng chí Chu Huy Mân yêu cầu lực lượng vũ trang trên các “vành đai diệt Mỹ” phải sử dụng nhiều hình thức đấu tranh phong phú, sáng tạo, kết hợp giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, tiến công quân sự với tiến công chính trị, binh vận. Riêng đấu tranh quân sự phải khéo kết hợp giữa tác chiến tập trung với tác chiến phân tán nhỏ lẻ; kết hợp tác chiến của lực lượng bên ngoài với sử dụng lực lượng đặc công thọc sâu vào bên trong căn cứ quân Mỹ; phát huy nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, luôn luôn giành thế chủ động, bí mật, bất ngờ, mưu trí, dũng cảm, đánh nhanh, diệt gọn. Với thế trận toàn dân đánh giặc, vận dụng nhiều cách đánh độc đáo, sáng tạo, các “vành đai diệt Mỹ” thực sự là thiên la địa võng, là “bức tường thép” vững chắc mà bom đạn và sự đánh phá dữ dội của kẻ thù cũng không sao xoá bỏ được.
Từ hiệu quả diệt Mỹ trên các vành đai, đồng chí Chu Huy Mân và Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Khu 5 đi đến khẳng định: du kích đã diệt được Mỹ, thì bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực càng có khả năng đánh Mỹ, thắng Mỹ; một đại đội địa phương của ta đã đánh bại một đại đội Mỹ, thì một tiểu đoàn địa phương của ta cũng có thể đánh bại được một tiểu đoàn Mỹ. Trên tinh thần đó, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Núi Thành, Vạn Tường, góp phần củng cố lòng tin, nâng cao quyết tâm, tiếp thêm sức mạnh chiến đấu cho cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ tran; xua tan những ý nghĩ “ngại” Mỹ, sợ Mỹ ở một số cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quân khu 5 dưới sự chỉ đạo của Chu Huy Mân trở thành địa phương đi đầu diệt Mỹ, cổ vũ khí thế đánh Mỹ, thắng Mỹ trên toàn chiến trường miền Nam.
Tháng 8 năm 1965, đồng chí Chu Huy Mân được giao nhiệm vụ làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên, lấy phiên hiệu là B3. Để củng cố thế trận trên chiến trường Tây Nguyên, đồng chí Chu Huy Mân cùng với Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận triển khai tổ chức các đơn vị chủ lực tại chỗ. Đó là những trung đoàn bộ binh, những tiểu đoàn mũi nhọn, các đơn vị pháo binh, đặc công, công binh... đóng trên địa bàn các tỉnh phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương tiêu diệt, kìm chân địch tại chỗ, phá bình định, xây dựng cơ sở chính trị địa phương, sẵn sàng phối hợp bộ đội chủ lực trong tiến hành các chiến dịch.
Đầu tháng 9 năm 1965, Mỹ đưa Sư đoàn 1 kỵ binh đổ quân lên Tây Nguyên, chiếm An Khê - một vị trí then chốt trên Đường số 19, án ngữ cửa ngõ Tây Nguyên. Đây là lần đầu tiên, quân và dân Tây Nguyên đụng đầu với quân đội Mỹ. Vấn đề đặt ra lúc này đối với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Tây Nguyên là đánh Mỹ bằng cách nào để giành chiến thắng mà ta ít thương vong, tổn thất. Với kinh nghiệm thực tiễn đánh Mỹ trên chiến trường Khu 5, cùng với việc chú trọng xây dựng “vành đai diệt Mỹ”, đồng chí Chu Huy Mân cùng Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Mặt trận quyết định không mở Chiến dịch giải phóng Bắc Tây Nguyên mà tập trung mở Chiến dịch tiến công Plei Me.
Yêu cầu chiến lược đặt ra phải đánh thắng trận phủ đầu quân Mỹ để tạo niềm tin, khí thế cho quân và dân ta trong cuộc đụng đầu với Mỹ, đồng chí Chu Huy Mân đã cùng Bộ Tư lệnh Mặt trận trăn trở, tìm tòi phương pháp, động viên tư tưởng, lựa chọn khu vực quyết chiến với quân Mỹ, tìm ra cách đánh hiệu quả để tiêu diệt quân Mỹ.
Trên cương vị là Tư lệnh kiêm Chính ủy Mặt trận, đồng chí quán triệt cho mọi cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ đây là trận đầu vô cùng quan trọng, lần đầu tiên chúng ta “đụng đầu” với một đối tượng tác chiến mới, được huấn luyện bài bản và vũ khí, trang bị hết sức hiện đại. Thắng Mỹ trong chiến dịch này sẽ có ý nghĩa lớn không những về mặt quân sự mà cả về chính trị, sẽ tạo ra thế và lực mới cho lực lượng vũ trang Tây Nguyên nói riêng và toàn miền Nam nói chung. Đồng chí Chu Huy Mân đặc biệt nhấn mạnh: Phải kiên quyết chống cho được tư tưởng hữu khuynh, tiêu cực, biểu hiện chủ yếu là ngại ác liệt, khó khăn, sợ hy sinh, chần chừ, thoái thác nhiệm vụ… cán bộ chính trị phải sâu sát bộ đội, làm chỗ dựa tinh thần cho bộ đội trong những tình huống ác liệt, khó khăn.
Quán triệt sự chỉ đạo của đồng chí Chu Huy Mân, với phương châm “vây điểm, diệt viện”, bộ đội tham gia chiến dịch vừa căng địch ra để tiêu diệt, vừa “bám thắt lưng địch” để hạn chế khả năng phi pháo của chúng, sử dụng lối đánh gần với lưỡi lê, dao găm, lựu đạn để tiêu diệt địch. Chính lối đánh ấy, khiến đội hình quân Mỹ bị rối loạn, mất phương hướng, một phần lính Mỹ bị chết do chính đạn từ phía sau của chúng bắn lên. Kết quả, trong 4 ngày (từ ngày 14 – 17/11/1965), bằng 4 trận đánh liên tiếp trong thung lũng Ia Đrăng, ta đã tiêu diệt Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Kỵ binh 7 và đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Kỵ binh 7. Giành thắng lợi giòn giã trong Chiến dịch Plei Me, tiêu diệt được cấp tiểu đoàn quân Mỹ, đồng chí Chu Huy Mân cùng lực lượng vũ trang và nhân dân Tây Nguyên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử mà Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương giao phó.
Với Chiến thắng Plei Me, đồng chí được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất. Năm 1967, trong một lần ra Thủ đô báo cáo tình hình chiến trường Quân khu 5 với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí được Bác tiếp thân mật, biết ông là Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bác cười vui nói: “Chú chịu khó gánh vác cả hai vai cho khỏe càng tốt” . Từ đó, đồng đội của đồng chí đã gọi ông với cái tên thân thương: Anh Hai Mạnh.
Có thể khẳng định, trải qua nhiều cương vị khác nhau, đồng chí Chu Huy Mân đã đem hết ý chí, sức lực, tài năng cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và luôn đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đồng chí là người cán bộ chính trị kiên cường và nhạy bén, người chỉ huy mưu lược, dũng cảm và quyết đoán; người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị tướng hội đủ những phẩm chất “trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung” như Bác Hồ đã dạy.
Lính Mỹ đổ bộ xuống Ia Đrăng trong Chiến dịch Plei Me năm 1965.
Lính Mỹ đổ bộ xuống Ia Đrăng trong Chiến dịch Plei Me năm 1965.
“Chú chịu khó gánh vác cả hai vai cho khỏe càng tốt.”
“Đồng chí Chu Huy Mân là một cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, một tướng lĩnh xuất sắc, chính trị, quân sự song toàn của Quân đội ta, là một tấm gương sáng cho toàn quân, toàn dân ta học tập” .
“Đối với tôi, Đại tướng Chu Huy Mân là người đồng chí, người bạn chiến đấu thân thiết, người cán bộ mà tôi đặt nhiều niềm tin khi đồng chí được giao những nhiệm vụ quan trọng. Suốt cuộc đời, Đại tướng Chu Huy Mân đã đem hết ý chí, sức lực và trí tuệ góp phần vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc” .
“Không những về quân sự mà cả chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, đồng chí Chu Huy Mân là một con người toàn diện, thực tiễn”
“Trong điều kiện của cách mạng lúc bấy giờ, anh Mân không được học hành bài bản như thế hệ chúng tôi và thế hệ sau này, nên mỗi người có một sở trường, sở trường của anh Mân là thâm nhập thực tế. Anh ấy cho rằng đây là một nhà trường lớn nhất, và chính anh sau này cũng dạy cho chúng tôi. Và chúng tôi kiểm nghiệm lại thì thấy anh là một học trò vĩ đại của trường thực tế, trường đời”
Trong Điếu văn tại lễ tang Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: “Đồng chí đã suốt đời sống, chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, có những đóng góp vào thắng lợi to lớn của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như các nghĩa vụ quốc tế.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trải qua nhiều cương vị công tác, đồng chí đã góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng chí Chu Huy Mân đã có những đóng góp quan trọng vào nền khoa học và nghệ thuật quân sự cách mạng Việt Nam”
Ngày xuất bản: 15/12/2024
Nội dung: Đại úy, ThS Nguyễn Ngọc Toán, Viện Lịch sử Quân sự
Ảnh: QĐND; TTXVN
Tranh chân dung nhân vật: Họa sĩ Đỗ Hoàng Tường
Trình bày: Thi Uyên - Tạ Lư