Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ ...

Hơn 80 năm tham gia hoạt động cách mạng, 30 năm chỉ huy chiến đấu trên chiến trường Nam Bộ, gần 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia, đồng chí Lê Đức Anh là một người cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Là một vị tướng dày dạn trận mạc, có tầm nhìn chiến lược, xử lý linh hoạt trong mọi tình huống, đồng chí luôn có mặt trên các chiến trường ác liệt nhất, trong những thời điểm gay go nhất với nhiều trận đánh mang tính lịch sử, tạo ra những bước ngoặt lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đồng chí Lê Đức Anh, tên thật là Lê Văn Giác (bí danh Nguyễn Phú Hòa, Sáu Nam), sinh ngày 1/12/1920 tại làng Trường Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1938, khi mới 18 tuổi, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 23/9/1945, kháng chiến Nam Bộ bùng nổ, ông được điều vào quân đội, lần lượt đảm nhiệm các chức vụ chỉ huy từ đại đội, chi đội, trung đoàn rồi được đề bạt làm Tham mưu trưởng Quân khu 7, Quân khu 8, Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn và cuối cùng là quyền Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp.

Sau Hội nghị Giơnevơ năm 1954, ông tập kết ra Bắc, lần lượt đảm trách các chức vụ Cục phó Cục Tác chiến, Cục phó rồi Cục trưởng Cục Quân lực - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1963, ông được đề bạt làm Tổng Tham mưu phó Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên những cương vị được giao, ông có công lao lớn trong việc xây dựng quân đội, xây dựng các công trình phòng thủ miền Bắc để sẵn sàng đánh trả khi đế quốc Mỹ dùng không quân và hải quân ném bom, bắn phá miền Bắc nước ta.

Năm 1964, trước yêu cầu của chiến trường, từ miền Bắc, ông được điều động giữ chức Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam và liên tục ở chiến trường Nam Bộ cho đến ngày toàn thắng. Hơn 10 năm trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy chiến trường Nam Bộ đã bộc lộ rõ tài năng và sự quyết đoán, dám chịu trách nhiệm của ông đối với cấp trên, với đồng bào, đồng chí. Ông trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo chiến dịch đường 14 - Phước Long, giải phóng thị xã Phước Long - đòn trinh sát chiến lược thăm dò sức chiến đấu của quân đội Sài Gòn và khả năng quân Mỹ có can thiệp trở lại miền Nam khi quân ta đánh lớn(?). Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông là Phó Tư lệnh Chiến dịch kiêm Tư lệnh Đoàn 232 đánh chiếm Sài Gòn từ hướng tây - tây nam và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ông được điều động trở lại địa bàn Quân khu 9 làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu. Tháng 6/1978, ông lại được tin cậy điều động trở lại Đông Nam Bộ giữ trọng trách Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7 để chuẩn bị cho những chiến dịch lớn trừng trị bè lũ Pôn Pốt - Iêng Xary, đẩy chúng ra khỏi biên giới và giúp bạn đánh đổ chế độ diệt chủng, cứu dân tộc Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng. Tháng 6/1981, ông được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia. Tháng 12/1986, ông về Tổng hành dinh làm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và đến tháng 02/1987 giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Với tư duy sắc sảo của mình, ông góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ biên giới và chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, được Bộ Chính trị giao trọng trách thăm dò và trực tiếp tiến hành nhiều công việc hệ trọng xúc tiến bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc, từng bước đưa đất nước gia nhập ASEAN.

Tháng 9/1992, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 1992 - 1997. Trên cương vị Nguyên thủ quốc gia, ông góp phần cùng tập thể Bộ Chính trị lãnh đạo, điều hành đất nước vượt qua giai đoạn hiểm nghèo khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô lần lượt sụp đổ, tan rã, kiên định con đường đổi mới để tiến lên.

Với những cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, đồng chí Lê Đức Anh đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Sau Hội nghị Giơnevơ năm 1954, ông tập kết ra Bắc, lần lượt đảm trách các chức vụ Cục phó Cục Tác chiến, Cục phó rồi Cục trưởng Cục Quân lực - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Năm 1963, ông được đề bạt làm Tổng Tham mưu phó Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên những cương vị được giao, ông có công lao lớn trong việc xây dựng quân đội, xây dựng các công trình phòng thủ miền Bắc để sẵn sàng đánh trả khi đế quốc Mỹ dùng không quân và hải quân ném bom, bắn phá miền Bắc nước ta.

Năm 1964, trước yêu cầu của chiến trường, từ miền Bắc, ông được điều động giữ chức Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam và liên tục ở chiến trường Nam Bộ cho đến ngày toàn thắng. Hơn 10 năm trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy chiến trường Nam Bộ đã bộc lộ rõ tài năng và sự quyết đoán, dám chịu trách nhiệm của ông đối với cấp trên, với đồng bào, đồng chí. Ông trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo chiến dịch đường 14 - Phước Long, giải phóng thị xã Phước Long - đòn trinh sát chiến lược thăm dò sức chiến đấu của quân đội Sài Gòn và khả năng quân Mỹ có can thiệp trở lại miền Nam khi quân ta đánh lớn(?). Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông là Phó Tư lệnh Chiến dịch kiêm Tư lệnh Đoàn 232 đánh chiếm Sài Gòn từ hướng tây - tây nam và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ông được điều động trở lại địa bàn Quân khu 9 làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu. Tháng 6/1978, ông lại được tin cậy điều động trở lại Đông Nam Bộ giữ trọng trách Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7 để chuẩn bị cho những chiến dịch lớn trừng trị bè lũ Pôn Pốt - Iêng Xary, đẩy chúng ra khỏi biên giới và giúp bạn đánh đổ chế độ diệt chủng, cứu dân tộc Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng. Tháng 6/1981, ông được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia. Tháng 12/1986, ông về Tổng hành dinh làm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và đến tháng 02/1987 giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Với tư duy sắc sảo của mình, ông góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ biên giới và chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, được Bộ Chính trị giao trọng trách thăm dò và trực tiếp tiến hành nhiều công việc hệ trọng xúc tiến bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc, từng bước đưa đất nước gia nhập ASEAN.

Tháng 9/1992, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 1992 - 1997. Trên cương vị Nguyên thủ quốc gia, ông góp phần cùng tập thể Bộ Chính trị lãnh đạo, điều hành đất nước vượt qua giai đoạn hiểm nghèo khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô lần lượt sụp đổ, tan rã, kiên định con đường đổi mới để tiến lên.

Với những cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, đồng chí Lê Đức Anh đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Ngày 30/9/1974, tại Hà Nội, Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976. Bộ Chính trị nhận định: Mỹ đã rút thì việc quay lại không phải dễ. Dù Mỹ có can thiệp trở lại trong chừng mực nào thì chúng cũng không xoay chuyển được tình thế…. Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trên khắp chiến trường miền Nam, quân và dân ta đẩy mạnh hoạt động, tiếp tục tạo thế, tạo lực cho cuộc tiến công chiến lược. Trên chiến trường Đông Nam Bộ, Bộ Tư lệnh Miền quyết tâm giải quyết mục tiêu Đường 14 càng sớm càng tốt. Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền quyết định sử dụng Quân đoàn 4 mở chiến dịch ở khu vực Đường số 14 - Phước Long.

Trong thời gian chuẩn bị, đồng chí Lê Đức Anh trên cương vị là Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Miền (phụ trách Bộ Tư lệnh trong lúc đồng chí Trần Văn Trà – Tư lệnh ra Hà Nội họp bàn về vấn đề giải phóng miền Nam) nhất trí với chủ trương của Bộ Tư lệnh chiến dịch là duy trì hoạt động của Sư đoàn 9 và một bộ phận của Sư đoàn 7 ở Đường 7 và Đường 16 - Tân Uyên để giữ bí mật và tiếp tục tạo thế chiến dịch. 

Trước những tình huống khó khăn đặt ra trong Chiến dịch, đồng chí Lê Đức Anh luôn trăn trở, suy đi tính lại để tìm phương án tối ưu. Sau đợt tiến công đầu tiên (từ ngày 14/12 - 17/12/1974), quân ta chiếm giữ Bù Đăng, cắt Đường 14 ở cây số 19, lực lượng địch tại các đồn bốt dồn về chi khu Đồng Xoài, đồng chí Lê Đức Anh điện báo cáo và xin ý kiến Bộ Tổng Tư lệnh: “Trên Đường số 14, ta giải phóng hoàn toàn đoạn từ cầu 11 gần Đồng Xoài, đến khỏi Bù Đăng giáp ranh giới chi khu Kiến Đức... Ở Bù Đăng, Vĩnh Thiện, Bù Na, ta thu được bốn khẩu pháo và 7.000 đạn pháo, trên 3.000 súng các loại, bắt 300 tù binh. Sẽ tiếp tục truy lùng...”. Được sự đồng ý của Bộ Tổng Tư lệnh, đồng chí Lê Đức Anh triệu tập đồng chí Hoàng Cầm, Tư lệnh Quân đoàn 4 đến Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh Miền, thông báo cho đồng chí Hoàng Cầm về chủ trương của Bộ Tổng Tư lệnh, đồng ý cho Quân đoàn đánh Đồng Xoài. Khi quân địch bị thu hút về hướng Bù Đốp đúng như ý định của ta, đồng chí Lê Đức Anh lệnh cho Quân đoàn 4 lập tức triển khai lực lượng tiêu diệt căn cứ chi khu Đồng Xoài. Trong gần 10 tiếng chiến đấu (từ 5 giờ 37 phút đến 15 giờ ngày 26/12/1974), quân ta nổ súng tiến công và làm chủ chi khu Đồng Xoài.

Item 1 of 2

Tham mưu trưởng Lê Đức Anh trong cuộc họp Bộ Chỉ huy miền tại căn cứ Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, năm 1972

Tham mưu trưởng Lê Đức Anh trong cuộc họp Bộ Chỉ huy miền tại căn cứ Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, năm 1972

Tham mưu trưởng Lê Đức Anh trong cuộc họp Bộ Chỉ huy miền tại căn cứ Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, năm 1972

Tham mưu trưởng Lê Đức Anh trong cuộc họp Bộ Chỉ huy miền tại căn cứ Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, năm 1972

Ngày 27/12/1974, sau khi nhận điện của đồng chí Trần Văn Trà thông báo ý kiến của đồng chí Lê Duẩn và các đồng chí trong Thường trực Quân ủy Trung ương đồng ý để B2 được dùng tăng và pháo 130mm vào trận đánh thị xã Phước Long, đồng chí Lê Đức Anh điện chỉ đạo đồng chí Hoàng Cầm: “Bộ thông báo có khả năng địch điều động 1 - 2 lữ dù về Quân đoàn 3. Anh Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng chỉ thị ta phải tranh thủ thời cơ địch đang hoang mang và lực lượng tổng dự bị chưa về tới, phát triển nhanh chóng vây ép A1 (thị xã Phước Long), đồng thời có kế hoạch tiêu diệt quân viện lên B1 (Đồng Xoài) và A1”. Rạng sáng 31/12/1974, Quân đoàn 4 được tăng cường Trung đoàn 16, hai tiểu đoàn pháo cao xạ, nổ súng tiến công thị xã Phước Long. Đến 19 giờ ngày 06/01/1975, quân ta giải phóng toàn bộ thị xã Phước Long.

Chiến dịch Đường 14 - Phước Long giành thắng lợi mang ý nghĩa “một đòn trinh sát chiến lược”. Là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng. Vùng căn cứ của ta ở Đông Nam Bộ được mở rộng, tạo thế liên hoàn, vững chắc. Chiến thắng Phước Long cho thấy sự suy yếu của quân đội Sài Gòn và khả năng phản ứng rất hạn chế của Mỹ, tạo thêm cơ sở để Hội nghị Bộ Chính trị (từ ngày 18/12/1974 - 08/01/1975) khẳng định quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976; nếu thời cơ đến sớm hơn, thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

Từ cuối tháng 12/1978 và đầu tháng 01/1979, bằng các đòn phản công - tiến công quyết liệt, quân và dân Việt Nam đã đập tan cuộc xâm lược của quân Pôn Pốt, thu hồi toàn bộ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Nhưng lực lượng cách mạng Campuchia lúc này chưa phát triển kịp theo yêu cầu, hậu quả của chế độ tàn bạo Pôn Pốt - Iêng Xary gây ra còn rất nặng nề. Trước tình hình đó, Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia đề nghị Việt Nam để quân tình nguyện ở lại giúp Campuchia bảo vệ thành quả cách mạng, khôi phục lại đất nước. Với cương vị Phó Ban thứ nhất Ban Công tác K, Tư lệnh tiền phương Bộ Quốc phòng ở Campuchia, đồng chí Lê Đức Anh đã có những chỉ đạo kịp thời các hoạt động quân sự truy quét tàn quân Pôn Pốt, đồng thời làm nhiệm vụ giúp dân xây dựng lại cuộc sống mới.

Trước cảnh tượng người dân Campuchia kiệt sức, không có cơm ăn, thuốc uống, đồng chí Lê Đức Anh đã đề xuất “việc đầu tiên bây giờ là quân đội và chuyên gia chúng ta phải tập trung cứu đói, cứu đau cho dân”. Ý kiến đó được tập thể lãnh đạo nhất trí, cụm từ “cứu đói, cứu đau” được phổ biến đến tận các đơn vị. Trong khi lương thực, thuốc men chưa vận chuyển đến kịp, cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện đã san sẻ định lượng của mình cho nhân dân nước bạn. Cùng với mệnh lệnh “cứu đói”, thực hiện mệnh lệnh “Cứu đau” của đồng chí Lê Đức Anh, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã lập các trạm quân y dã chiến, kịp thời cứu chữa cho nhân dân nước bạn. Được sẻ chia lon gạo, viên thuốc trong lúc cái chết đã kề bên, người dân Campuchia ghi lòng tạc dạ sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam. Càng hiểu sâu sắc những phẩm chất tốt đẹp của người lính cách mạng, của Bộ đội Cụ Hồ, càng tin tưởng ủng hộ bộ đội Việt Nam.

Về lâu dài, để giúp nhân dân Campuchia nhanh chóng ổn định cuộc sống, thực hiện mệnh lệnh của đồng chí Lê Đức Anh, các đơn vị quân tình nguyện đã khẩn trương huy động và sử dụng mọi phương tiện đưa những người dân từ các trại tập trung mà Pôn Pốt gọi là công xã trở về quê hương, khôi phục lại phum, sóc, làng, xã, dựng lại nhà cửa, chùa chiền. Ruộng đất, vườn tược của ai thì được trả lại cho người nấy. Các tầng lớp xã hội, các nghề nghiệp cũng khôi phục lại. Đối với những nơi điều kiện an ninh chưa cho phép đưa dân trở về, bộ đội tình nguyện đã động viên bà con tạm ở lại làm ăn.

Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Đức Anh, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam cùng nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng, tái thiết đất nước Campuchia

Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Đức Anh, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam cùng nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng, tái thiết đất nước Campuchia

Khi tàn quân Pôn Pốt liên tục đe dọa, lôi kéo, khống chế nhân dân Campuchia, thực hiện chỉ thị của đồng chí Lê Đức Anh “Bảo vệ tính mạng và an toàn của nhân dân bạn phải được đặt lên hàng đầu, như bảo vệ nhân dân mình”. Bộ đội tình nguyện Việt Nam mở các đợt truy quét, củng cố an ninh khắp các địa bàn, đem lại cuộc sống bình yên cho người dân. Tuy nhiên, vị Tư lệnh quân tình nguyện luôn nhắc nhở: “không lấy tiêu diệt làm đích mà làm cho chúng tan rã là chính”. Vì vậy, ông đã không sử dụng từ “chiến dịch” trong các đợt truy quét quân Pôn Pốt mà gọi đó là “đợt hoạt động”, với ý nghĩa bao hàm là phải đẩy mạnh công tác binh vận, để quân Pôn Pốt bỏ ngũ và rã ngũ là chủ yếu. Thấu hiểu ý định của người chỉ huy, các đơn vị quân tình nguyện ra sức vận động, thuyết phục người dân Campuchia vận động chồng con, anh em trở về với nhân dân, về với chính nghĩa. Cảm nhận từ sự giúp đỡ chí tình của bộ đội Việt Nam, hiểu được biện pháp nhân đạo nên nhân dân xứ Chùa Tháp đã hết lòng cùng bộ đội Việt Nam làm công tác binh vận có hiệu quả.

Xuất phát từ tình thương đồng loại, đầy lòng nhân ái, coi nhân dân Campuchia cũng như đồng bào mình của đồng chí Lê Đức Anh đã góp phần quan trọng vào công cuộc giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi đói rét, ốm đau, không nhà, không cửa, xây dựng lại cuộc sống là cơ sở quan trọng để củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng nước bạn, vun đắp thêm tình đoàn kết hai nước Việt Nam – Campuchia. Trước sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình đó, ng­ười dân Campuchia đã dành cho quân tình nguyện Việt Nam tên gọi “Đạo quân nhà Phật”. Tên gọi đó cũng được Thủ tướng Hun Sen khẳng định trong dịp dự Lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập Đoàn 125 tại Đồng Nai, tháng 01/2012: “Nhân dân Campuchia có niềm tin, chỉ có tiên, có Phật mới cứu giúp được những phận người khi gặp khó khăn khốn cùng. Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu tiên, Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam xuất hiện. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật”.

Ông là vị tướng trận mạc, sống nhân hậu, Đồng chí Lê Đức Anh là một trong những nhà chính trị tầm cỡ, nhà quân sự lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đối với tôi, đồng chí Lê Đức Anh là người đồng chí, người bạn thân thiết, gần gũi trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.

Việc giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot, việc ngăn chặn chế độ diệt chủng quay trở lại, công cuộc xây dựng lại đất nước Campuchia. Đặc biệt, sự trưởng thành của Quân đội Campuchia... đều có sự đóng góp của Bác.

Ngần ấy thời gian biết anh Sáu Nam - Lê Đức Anh, có lúc cùng chiến trường, có lúc cùng ở cấp lãnh đạo đất nước, anh là một cán bộ tham mưu tầm cỡ, một vị tướng chỉ huy cương nghị, bản lĩnh và dám chịu trách nhiệm; một Bộ trưởng Quốc phòng trong thời bình xây dựng có nhiều đổi mới trong tổ chức và bố trí lực lượng quân đội, lực lượng vũ trang nhân dân; một trong những người lãnh đạo quốc gia tầm cỡ trong thời kỳ đổi mới đất nước.

Đồng chí Lê Đức Anh cũng là nhà lãnh đạo có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Lào - Việt Nam trong suốt thời gian qua.

Đồng chí Lê Đức Anh đã có cống hiến quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, luôn không ngừng nỗ lực trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước Trung - Việt phát triển.

Đồng chí Lê Đức Anh là một người bạn lớn của Nhân dân Cuba và là người đã gìn giữ và vun đắp mối quan hệ anh em và đoàn kết giữa Việt Nam và Cuba.

Trong thời gian Đại tướng Lê Đức Anh giữ cương vị đứng đầu đất nước, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, chấm dứt sự đối đầu giữa hai nước kéo dài trong những năm chiến tranh.

Ngày xuất bản: 13/12/2024
Nội dung: Đại úy, ThS Nguyễn Ngọc Toán, Viện Lịch sử Quân sự
Ảnh: QĐND; TTXVN
Tranh chân dung nhân vật: Họa sĩ Đỗ Hoàng Tường
Trình bày: Tạ Lư