Dấu mốc quan trọng 2 năm đại dịch Covid-19 tấn công Việt Nam
Đại dịch Covid-19 đã tạo ra 4 làn sóng lớn tấn công sâu rộng trên toàn quốc với gần 1,7 triệu người nhiễm SARS-CoV-2 và hơn 31 nghìn người tử vong. Nhìn lại 2 năm qua, Việt Nam trải qua nhiều tổn thương, mất mát nhưng chúng ta cũng đã vững vàng vượt quanhững đợt dịch tàn khốc bằng sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và sự đồng lòng của người dân.
------------------
LÀN SÓNG DỊCH THỨ NHẤT:
(23/1–24/7/2020)
LÀN SÓNG DỊCH THỨ HAI:
(25/7/2020–27/1/2021)
LÀN SÓNG DỊCH THỨ TƯ:
(27/4/2021–30/12/2021)
Tháng 4:
Ngày 27/4: Xuất hiện các chuỗi lây nhiễm Covid-19 từ người cách ly tại Yên Bái khiến Việt Nam tăng cường trở lại mức độ phòng, chống dịch bệnh.
Ngày 29/4: TP Hồ Chí Minh ghi nhận 1 F0 là nam giới tiếp xúc gần với trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 sau cách ly tại tỉnh Hà Nam.
Ngày 30/4: Bộ Y tế cho biết tất cả các mẫu xét nghiệm của 4 chuyên gia Ấn Độ và nhân viên khách sạn ở Yên Bái thuộc biến thể hiện đang lưu hành và gây bệnh tại Ấn Độ - biến thể B.1.617.2. Đây là những bệnh nhân nhiễm chủng biến thể Ấn Độ đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam.
Tháng 5:
Ngày 7/5: Bắc Giang phát hiện 1 ca nhiễm liên quan đến nguồn bệnh từ Bệnh viện K, Hà Nội. Bắc Giang sau đó đã liên tiếp phát hiện các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và bắt đầu bước vào cuộc chiến với làn sóng dịch Covid-19 thứ tư.
Ngày 18/5: Bắc Giang đã đưa ra quyết định phong tỏa 4 khu công nghiệp Vân Trung, Quang Châu, Đình Trám, Song Khê-Nội Hoàng để giữ chân 67.000 lao động ngoại tỉnh tại địa bàn, tránh làm lây lan dịch bệnh. Đồng thời, thực hiện cách ly xã hội các huyện Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Dũng theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Những ngày sau đó, tỉnh tiếp tục cách ly các huyện Hiệp Hòa, Yên Thế, Tân Yên.
Ngày 18/5: Bộ Y tế thành lập Bộ phận thường trực của Bộ Y tế tại Bắc Giang, Bắc Ninh và TP Hồ Chí Minh (lần 2).
Ngày 19/5: TP Hồ Chí Minh ghi nhận ca nhiễm biến chủng Ấn Độ B.1.617.2 đầu tiên.
Từ 31/5-8/7: TP Hồ Chí Minh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. Thành phố nâng cao một số biện pháp như không được tập trung trên 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, nơi công cộng, thực hiện nghiêm việc giãn cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp; người dân (nhất là người trên 60 tuổi) chỉ ra khỏi nhà khi có việc thật sự cần thiết; hạn chế đến các cơ sở khám, chữa bệnh, trừ trường hợp thật sự cấp bách. Riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) áp dụng Chỉ thị 16.
Tháng 6:
Ngày 19/6: UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành Chỉ thị số 10 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố, tổ chức triển khai Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay tại Khu Công nghệ cao TP Thủ Đức cho gần 1 triệu người.
Ngày 21/6: TP Hồ Chí Minh tổ chức triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay tại Khu Công nghệ cao TP Thủ Đức cho gần 1 triệu người.
Tháng 7
Ngày 9/7: TP Hồ Chí Minh giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ lần thứ nhất. Lúc này, thành phố ghi nhận 10.295 ca nhiễm. Thành phố thành lập Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19; thành lập Trung tâm điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2; thành lập Trung tâm điều phối tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19; phát động phong trào thi đua “Mở rộng vùng xanh trên bản đồ Covid-19”.
Ngày 10/7: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 với mục tiêu tiêm 150 triệu mũi cho khoảng 75 triệu người trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi sự đồng lòng, đoàn kết, ủng hộ và trách nhiệm cộng đồng của toàn thể nhân dân để chiến thắng dịch bệnh, đồng thời khẳng định Đảng và Nhà nước sẽ thực hiện mục tiêu đẩy mạnh sản xuất trong nước và nhập khẩu để có đủ nguồn vaccine hằng năm.
Ngày 19/7: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố theo quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đã thực hiện, bổ sung thành phố Cần Thơ và các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang. Đây là một quyết định khó khăn nhưng cấp thiết để giảm tốc độ lây lan của dịch.
Ngày 26/7: Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Giang công bố tình hình dịch bệnh trên địa bàn đã được kiểm soát; 15 ngày qua, toàn tỉnh không phát sinh F0 trong cộng đồng.
Ngày 28/7: TP Hồ Chí Minh thí điểm triển khai chương trình điều trị F0 tại nhà; triển khai chương trình sử dụng thuốc kháng virus có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ, qua đó tỷ lệ F0 được điều trị tại nhà đã tăng lên đến 40% tổng số F0 tủa thành phố.
Ngày 29/7: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19: "Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi tha thiết kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng".
Ngày 30/7: Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long ban hành Quyết định 3616/QĐ-BYT phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 nặng". Theo nội dung Đề án, Việt Nam sẽ có 12 trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 quốc gia ở 3 miền bắc, trung, nam và được đặt tại 12 bệnh viện. Đồng thời, Bộ Y tế giao chỉ tiêu về số giường bệnh hồi sức tích cực cho mỗi trung tâm là từ 200-3.000 giường.
THÁNG 8
Ngày 2/8: TP Hồ Chí Minh giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ lần 2.
Từ 15/8 đến 1/9: TP Hồ Chí Minh giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ lần 3.
Ngày 10/8: Việt Nam đưa thuốc điều trị Covid-19 đầu tiên có tên Vipder Vir vào thử nghiệm lâm sàng. Thuốc do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng chứng minh tính an toàn và khả năng ức chế phát triển SARS-CoV-2 cũng như tăng cường miễn dịch và thuốc đã được đưa vào nghiên cứu trên người bệnh ở giai đoạn lâm sàng.
Ngày 14/8: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng phát động phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, ngay từ khi dịch bùng phát, các lực lượng y tế, quân đội, công an đã không quản ngại hiểm nguy ở tuyến đầu chống dịch, cùng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng và hậu phương tổ chức xét nghiệm, cách ly, chăm sóc, cứu chữa cho các bệnh nhân.
Ngày 16/8: Bộ Y tế đã cho phép triển khai chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát Molnupiravir cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ tại nhà và cộng đồng tại TP Hồ Chí Minh và hiện đã mở rộng ra 46 tỉnh, thành phố. Đến nay, Bộ Y tế đã phân bổ 300.000 liều thuốc Molnupiravir cho các địa phương đang triển khai Chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát Molnupiravir cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ tại cộng đồng.
Ngày 20/8: TP Hồ Chí Minh triển khai các trạm y tế lưu động đầu tiên. Tùy theo số ca F0 quản lý trên địa bàn, dự kiến mỗi trạm y tế lưu động quản lý và chăm sóc từ 50 -100 F0.
Ngày 21/8: TP Hồ Chí Minh triển khai điều trị F0 tại nhà. Đây là bước ngoặt lớn trong công tác điều trị, phát huy hiệu quả khi hệ thống y tế quá tải, không còn đủ sức quản lý F0 tại các khu thu dung, điều trị.
Ngày 23/8: TP Hồ Chí Minh siết chặt giãn cách từ 0 giờ ngày 23/8 đến 6/9. Chính phủ đã quyết định đưa lực lượng quân đội vào hỗ trợ công tác chống dịch, giúp người dân yên tâm giãn cách để khống chế, cắt đứt chuỗi lây lan.
Ngày 23/8: Quân đội chi viện hàng nghìn quân nhân từ nhiều nguồn: Trường Sĩ quan Lục quân 2; Trường Hạ sĩ quan Tăng thiết giáp; Trường trung cấp Kỹ thuật Hải quân; các trung đoàn mạnh của Quân khu 7, Quân khu 9… vào TP Hồ Chí Minh, chủ yếu tham gia cung cấp nhu yếu phẩm và kiểm soát việc giãn cách xã hội. Học viện Quân y được tăng cường để hỗ trợ thành phố trong việc chăm sóc F0 tại nhà.
THÁNG 9
Từ 1/9 đến 15/9: TP Hồ Chí Minh giãn cách xã hội theo theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ lần 4
Ngày 2/9: Hai địa phương đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh công bố kiểm soát được dịch Covid-19 là quận 7 và huyện Củ Chi. Quận 7 đã khẩn trương khoanh vùng phong tỏa, thần tốc truy vết xét nghiệm để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng nhanh nhất; sàng lọc, kiểm soát để thu dung điều trị kịp thời, giảm tối đa trường hợp tử vong. Huyện Củ Chi đã kiểm soát được dịch Covid-19, chuyển thành "vùng xanh"; đặc biệt là các xã có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đã được chuyển đổi thành "vùng xanh".
Ngày 16/9: TP Hồ Chí Minh tiếp tục giãn cách xã hội theo theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ lần 5.
Ngày 10/9: TP Hồ Chí Minh tổ chức Chiến dịch cao điểm tiêm chủng vaccine Covid-19 với mục tiêu đến hết 15/9 là cơ bản hoàn thành bao phủ vaccine Covid-19 mũi 1 và tiêm nhắc mũi 2 đúng thời hạn cho người từ 18 tuổi trở lên sinh sống tại TP Hồ Chí Minh.
THÁNG 10
Ngày 11/10: Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP nhằm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", thay thế chỉ thị 15, 16, 19.
Ngày 22/10: Bộ Y tế công bố TP Hồ Chí Minh là vùng vàng, thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ. Số ca nhiễm lúc này là 1.205. Số ca tử vong là 33 ca, thấp nhất trong hơn 3 tháng qua. Tổng ca nhiễm toàn đợt dịch thứ tư là 423.406 ca và 16.404 ca tử vong.
Ngày 27/10: TP Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ 12-17 tuổi, thí điểm đầu tiên tại huyện Củ Chi và quận 1 và sau đó mở rộng ra 22 quận, huyện trong thành phố.
THÁNG 11
Ngày 19/11: Chính phủ điều chỉnh, bổ sung một số chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, điều chỉnh chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch Covid-19 tại các đơn vị, địa phương có số lượng nhiễm Covid-19 cao. Sửa đổi, bổ sung một số chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch Covid-19
Ngày 29/11: Văn phòng Chính phủ ban hành công văn số 8706/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc kiểm soát biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2.
THÁNG 12
Ngày 10/12: Việt Nam triển khai chiến dịch tiêm vaccine liều nhắc lại, liều bổ sung. TP Hồ Chí Minh tiếp tục là địa phương đầu tiên triển khai chiến dịch này.
Ngày 23/12: Văn phòng Chính phủ có Công điện số 9406/CĐ-VPCP ngày 23/12/2021 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc tăng cường công tác tiêm chủng, kiểm soát biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2.. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thần tốc hơn nữa việc tiêm chủng vaccine phòng Covid -19. Chậm nhất ngày 31/12/2021 phải hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp chống chỉ định); không để sót các trường hợp thuộc diện phải tiêm, nhất là người có bệnh nền, người trên 50 tuổi; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12 đến 18 tuổi trong tháng 1/2022, mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong quý I năm 2022.
Các Bộ: Y tế, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Ngoại giao theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường kiểm soát người đến và đi qua các nước đã phát hiện ca bệnh nhiễm chủng mới Omicron nhập cảnh vào Việt Nam, kể cả đường hàng không, đường bộ, đường thủy để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng này vào nước ta; thực hiện test nhanh đối với hành khách trước khi lên và sau khi xuống tàu bay, cách ly ngay đối với các trường hợp nghi nhiễm; giải trình tự gene để phát hiện chủng Omicron và xử lý triệt để.
Tổ chức thực hiện: HỒNG MINH - VIỆT ANH
Nội dung: THẢO LÊ - THIÊN LAM
Ảnh: DUY LINH, HẢI AN
Trình bày: PHAN ANH, ĐỨC DUY, VĂN TOẢN