Đồng chí Lê Khả Phiêu đã được tôi luyện, trưởng thành trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, làm nghĩa vụ quốc tế cao cả cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, đầy tâm huyết, dù ở cương vị nào, đồng chí cũng luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình trước Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân; luôn giữ vững khí tiết của người cộng sản, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân và có nhiều đóng góp trong xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị.
TIỂU SỬ
ĐỒNG CHÍ
LÊ KHẢ PHIÊU
Đồng chí Lê Khả Phiêu, sinh ngày 27/12/1931, quê ở xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Từ năm 1947 đến năm 1949, đồng chí dạy bình dân học vụ ở xã. Tháng 6/1949, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, phụ trách công tác tuyên truyền, làm Chánh Văn phòng Chi bộ xã.
Từ năm 1950-1954, đồng chí nhập ngũ, rồi đảm nhiệm các chức vụ: Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng, Chính trị viên phó Đại đội, Chính trị viên Đại đội, Trung đoàn 66, Đại đoàn 304.
Từ năm 1955-1975, đồng chí Lê Khả Phiêu giữ các chức vụ như Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 66, Sư đoàn 304; Chính ủy kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, Sư đoàn 304, Quân khu Hữu Ngạn; Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Trị Thiên… và có nhiều đóng góp cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Từ năm 1978, đồng chí Lê Khả Phiêu tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế, góp phần giúp đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.
Từ năm 1981-1988, đồng chí đảm nhiệm nhiều chức vụ như Chủ nhiệm Chính trị, rồi Phó Tư lệnh về chính trị kiêm Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia (phiên hiệu Bộ Tư lệnh 719)… và tham gia giúp nhân dân Campuchia hồi sinh đất nước.
Đồng chí Lê Khả Phiêu được thăng quân hàm Thiếu tướng (1984), Trung tướng (1988).
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được phân công làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), được thăng quân hàm Thượng tướng (1992).
Tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (tháng 1/1994), đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996), đồng chí Lê Khả Phiêu tiếp tục được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, được cử tham gia Thường vụ Bộ Chính trị, phân công làm Thường trực Bộ Chính trị kiêm Trưởng Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư, khóa VIII (tháng 12/1997), đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).
Đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa VII, VIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa VII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VII, VIII; Ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị khóa VIII; đại biểu Quốc hội các khóa IX, X.
Đồng chí từ trần vào ngày 7/8/2020, hưởng thọ 89 tuổi.
Với những cống hiến to lớn của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, đồng chí Lê Khả Phiêu được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
Đồng chí Lê Khả Phiêu, sinh ngày 27/12/1931, quê ở xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Từ năm 1947 đến năm 1949, đồng chí dạy bình dân học vụ ở xã. Tháng 6/1949, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, phụ trách công tác tuyên truyền, làm Chánh Văn phòng Chi bộ xã.
Từ năm 1950-1954, đồng chí nhập ngũ, rồi đảm nhiệm các chức vụ: Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng, Chính trị viên phó Đại đội, Chính trị viên Đại đội, Trung đoàn 66, Đại đoàn 304.
Từ năm 1955-1975, đồng chí Lê Khả Phiêu giữ các chức vụ như Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 66, Sư đoàn 304; Chính ủy kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, Sư đoàn 304, Quân khu Hữu Ngạn; Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Trị Thiên… và có nhiều đóng góp cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Từ năm 1978, đồng chí Lê Khả Phiêu tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế, góp phần giúp đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.
Từ năm 1981-1988, đồng chí đảm nhiệm nhiều chức vụ như Chủ nhiệm Chính trị, rồi Phó Tư lệnh về chính trị kiêm Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia (phiên hiệu Bộ Tư lệnh 719)… và tham gia giúp nhân dân Campuchia hồi sinh đất nước.
Đồng chí Lê Khả Phiêu được thăng quân hàm Thiếu tướng (1984), Trung tướng (1988).
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được phân công làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), được thăng quân hàm Thượng tướng (1992).
Tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (tháng 1/1994), đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996), đồng chí Lê Khả Phiêu tiếp tục được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, được cử tham gia Thường vụ Bộ Chính trị, phân công làm Thường trực Bộ Chính trị kiêm Trưởng Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư, khóa VIII (tháng 12/1997), đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).
Đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa VII, VIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa VII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VII, VIII; Ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị khóa VIII; đại biểu Quốc hội các khóa IX, X.
Đồng chí từ trần vào ngày 7/8/2020, hưởng thọ 89 tuổi.
Với những cống hiến to lớn của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, đồng chí Lê Khả Phiêu được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
ĐỒNG CHÍ LÊ KHẢ PHIÊU
VỚI NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT
Được rèn luyện và trưởng thành trong phong trào cách mạng của quần chúng, đồng chí Lê Khả Phiêu đã sớm gắn bó với Đại đoàn 304, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng chí Lê Khả Phiêu tiếp tục đồng hành cùng Sư đoàn 304 trên chặng đường chiến đấu, chiến thắng và cùng với “bước chân thần tốc” của Quân đoàn 2 tiến về giải phóng Sài Gòn-Gia Định, góp phần hoàn thành thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc kéo dài ròng rã suốt 30 năm.
Đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, đầu năm 1979, đồng chí Lê Khả Phiêu tham gia Bộ Tư lệnh tiền phương Quân khu 9, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng vũ trang Quân khu phối hợp với Quân đoàn 2 và một số đơn vị bạn tác chiến trên hướng chủ yếu, giải phóng các tỉnh Đông-Nam và phía Nam Campuchia, góp phần đánh đổ tập đoàn phản động Pol Pot - Ieng Sary, giải phóng đất nước Campuchia khỏi họa diệt chủng. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quốc tế trong sáng, đồng chí Lê Khả Phiêu có nhiều kiến nghị, đề xuất giúp Campuchia xây dựng, bảo vệ thực lực cách mạng, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, hồi sinh và phát triển đất nước.
Đồng chí Lê Khả Phiêu đảm nhiệm cương vị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong bối cảnh các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Triệt để lợi dụng sự kiện này, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động chống phá, ra sức cô lập các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó có Việt Nam. Những thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, “phi chính trị hóa” quân đội đã tác động trực tiếp đến công tác tư tưởng, văn hóa, gây nghi ngờ, hoang mang, dao động; khủng hoảng niềm tin ở một bộ phận cán bộ, chiến sĩ về công cuộc đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đứng trước những thách thức to lớn liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của dân tộc, đồng chí Lê Khả Phiêu nhấn mạnh phải đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng trong Đảng bộ Quân đội, coi công tác đảng, công tác chính trị là “linh hồn, mạch sống” của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Khả Phiêu đã đúc rút ra ba vấn đề cơ bản: Một là, thường xuyên quan tâm chăm lo làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kết hợp với xây dựng tổ chức, nhất là nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chức cơ sở đảng. Hai là, kết hợp chặt chẽ công tác phát triển Đảng gắn chặt với giáo dục, rèn luyện và quản lý đảng viên. Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa công tác xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng đội ngũ đảng viên.
Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Khả Phiêu đã đúc rút ra ba vấn đề cơ bản: Một là, thường xuyên quan tâm chăm lo làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kết hợp với xây dựng tổ chức, nhất là nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chức cơ sở đảng. Hai là, kết hợp chặt chẽ công tác phát triển Đảng gắn chặt với giáo dục, rèn luyện và quản lý đảng viên. Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa công tác xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng đội ngũ đảng viên.
Đồng chí Lê Khả Phiêu chỉ rõ: “Đổi mới và chỉnh đốn Đảng, trước hết, phải giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể đi đôi với phân công phụ trách, bảo đảm bất cứ ở đâu, lúc nào, tổ chức đảng cũng là hạt nhân lãnh đạo chính trị, đảng viên tổ chức hướng dẫn cán bộ, chiến sĩ đem hết nhiệt tình, trách nhiệm, kiến thức, năng lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình”[1].
Trên cơ sở đó, đồng chí Lê Khả Phiêu và tập thể lãnh đạo Tổng cục Chính trị đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là cấp ủy viên và cán bộ chủ trì; tăng cường công tác kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên, giữ vững nguyên tắc và đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ Quân đội; chú trọng bồi dưỡng và phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên; coi trọng bồi dưỡng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, ý thức đấu tranh tự phê bình và phê bình, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, xa rời quần chúng. Quán triệt chủ trương của Bộ Chính trị, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, đồng chí cùng tập thể lãnh đạo Tổng cục Chính trị chỉ đạo các đơn vị trong toàn quân giải quyết tốt chế độ chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội.
Với việc triển khai tích cực, đồng bộ những biện pháp phù hợp, kịp thời, trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội được giữ vững và ngày càng được củng cố vững chắc, góp phần đưa đất nước, Quân đội ta vượt qua cơn địa chấn chính trị của sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, vững bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Kết quả đó có vai trò quan trọng của đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam Lê Khả Phiêu.
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu chúc Tết nhân dân Thủ đô Hà Nội tối 4/2/2000 (29 tết). Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu chúc Tết nhân dân Thủ đô Hà Nội tối 4/2/2000 (29 tết). Ảnh: TTXVN
Đồng chí Lê Khả Phiêu ân cần thăm hỏi và tặng quà các đối tượng chính sách và hộ nghèo ở làng Phương Trung, ngày 26/3/2016. Ảnh: Tấn Nguyên
Đồng chí Lê Khả Phiêu ân cần thăm hỏi và tặng quà các đối tượng chính sách và hộ nghèo ở làng Phương Trung, ngày 26/3/2016. Ảnh: Tấn Nguyên
NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ
ĐỒNG CHÍ LÊ KHẢ PHIÊU
Đồng chí Lê Khả Phiêu đã có những đóng góp quan trọng trong việc chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ trong sinh hoạt của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, tích cực chống tham nhũng. Đồng chí luôn kiên định lập trường cách mạng, sống giản dị, gần gũi, lắng nghe ý kiến nhân dân.
Sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là một sự mất mát to lớn, nhân dân Việt Nam mất đi một nhà lãnh đạo tài ba, người đã dành trọn cả cuộc đời đấu tranh vì nền độc lập, hòa bình và phồn vinh của đất nước. Nhân dân Campuchia cũng mất đi một người bạn thủy chung, người đã góp phần vô cùng quan trọng trong việc vun đắp tình hữu nghị anh em, thúc đẩy sự hợp tác mật thiết giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước chúng ta.
Với gần 90 tuổi đời, hơn 70 năm hoạt động cách mạng và hơn 70 năm tuổi Đảng, dù ở cương vị công tác nào, đồng chí Lê Khả Phiêu luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Trọn cả cuộc đời của Đồng chí gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Đồng chí luôn giữ vững chí khí, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản, luôn tận tâm, hết lòng vì nước, vì dân, vì bạn bè quốc tế; không ngừng rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao ý thức tìm tòi sáng tạo, sắc sảo, quyết đoán trong công việc.
NHỮNG PHÁT NGÔN
KINH ĐIỂN
Sinh hoạt Đảng không phải sinh hoạt câu lạc bộ. Tắm gội phải từ trên đầu xuống chứ không phải từ ngang thắt lưng.
Chúng ta là những người lính may mắn còn sống sau chiến tranh, hãy làm tốt những gì có thể làm được để cải thiện cuộc sống cho vợ con và gia đình, làm gương cho làng xóm, xứng đáng với đồng đội đã khuất và bù đắp cho những người đã hy sinh.
Ngày xuất bản: 22/12/2024
Nội dung: Thiếu tá, ThS Lê Minh Nam - Viện Lịch sử quân sự
Ảnh: QĐND; TTXVN
Tranh chân dung nhân vật: Hoạ sĩ Đỗ Hoàng Tường
Trình bày: Bảo Minh-Thi Uyên