
Phát huy mạnh mẽ truyền thống “miền đông gian lao mà anh dũng”, trong kỷ nguyên mới, các địa phương vùng Đông Nam Bộ cùng chung sức, đồng lòng xây dựng vùng trở thành nơi phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; là trung tâm khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo; đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng... như mục tiêu Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị đề ra.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng và Hồ sơ quy hoạch cho lãnh đạo các địa phương vùng Đông Nam Bộ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng và Hồ sơ quy hoạch cho lãnh đạo các địa phương vùng Đông Nam Bộ.
Năm 2024, quy mô GRDP của Đông Nam Bộ đạt khoảng 3.566 nghìn tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người (GDP) ước đạt 187,38 triệu đồng/năm, đứng đầu các vùng kinh tế trong cả nước. Điều này cho thấy, bằng sự quyết tâm, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cả hệ thống chính trị, vùng Đông Nam Bộ tiếp tục duy trì sự phát triển, hướng đến mục tiêu bền vững.
TỪ CHUYỆN “MỞ ĐƯỜNG” Ở BÌNH DƯƠNG
Với tư duy đột phá, từ năm 1997, Bình Dương đã đề ra quyết sách huy động nguồn lực xã hội hóa nhằm đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Trong điều kiện ngân sách còn eo hẹp, địa phương này đã giao doanh nghiệp Nhà nước thực hiện đầu tư, nâng cấp mở rộng tuyến đường Quốc lộ 13. Đây là dự án giao thông đầu tiên của cả nước được đầu tư theo phương thức BOT (xây dựng-vận hành-chuyển giao). Sự vào cuộc của doanh nghiệp đã giúp dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 sớm hoàn thành với chiều dài 62 km, 6 làn xe giúp kết nối nội vùng, liên vùng từ tỉnh Bình Dương đến trung tâm TP Hồ Chí Minh, đến sân bay và các cảng quốc tế. Qua đó, tạo thuận lợi tốt nhất cho các nhà đầu tư và tạo động lực cho Bình Dương, cũng như các tỉnh, thành phố vùng Ðông Nam Bộ và Tây Nguyên cùng phát triển. Thành công từ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, các tuyến đường khác tiếp tục hình thành tại Bình Dương thông qua nguồn lực xã hội hóa được thực hiện, giúp đánh thức các vùng đất tiềm năng như Bến Cát, Bàu Bàng, Phú Giáo, Dầu Tiếng, Tân Uyên có điều kiện phát triển mạnh các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, thúc đẩy kinh tế công nghiệp bứt phá.
Không dừng lại, địa phương này cũng đi đầu trong xã hội hóa nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng các khu công nghiệp, nhất là sau khi doanh nghiệp đầu tàu của tỉnh là Tổng công ty Becamex IDC hợp tác với Tập đoàn Sembcorp (Singapore) vào năm 1996 cùng xây dựng mô hình khu công nghiệp kiểu mẫu tại Việt Nam. Từ đây, các khu công nghiệp Việt Nam-Singapore được hình thành đã thúc đẩy nhiều khu công nghiệp mới tại Bình Dương ra đời. Năm 1997, Bình Dương có 7 khu công nghiệp tập trung với diện tích khoảng 1.500 ha, thì đến nay đã có 29 khu công nghiệp với diện tích 12.746 ha, trong đó có 28 khu công nghiệp đi vào hoạt động có tỷ lệ cho thuê đất đạt gần 94%. Tất cả đều được đầu tư từ nguồn lực xã hội hóa, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đầu tư 22 khu, 4 khu được doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư và doanh nghiệp liên doanh đầu tư 3 khu công nghiệp.
Quy mô nền kinh tế của Bình Dương đến nay đạt 500 nghìn tỷ đồng, trở thành địa phương đứng thứ 3 cả nước sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Cuối năm 2023, Bình Dương được Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới công nhận là tốp 1 cộng đồng có chiến lược phát triển thành phố thông minh. Đặc biệt mô hình phát triển của Bình Dương đã được Trung ương chọn làm điển hình để nghiên cứu, tổng kết trong 40 năm đổi mới đất nước. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết: Tinh thần đổi mới mạnh mẽ, đột phá, sẵn sàng tiếp thu các xu thế phát triển trên thế giới đã tạo động lực cho tỉnh liên tiếp có những thành tích nổi bật, đặc biệt là những chỉ tiêu tăng trưởng về thu hút đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách... luôn nằm trong tốp đầu của cả nước.
Chuyện “mở đường” của Bình Dương trong phát triển hạ tầng giao thông bằng phương thức BOT, cũng như xã hội hóa nguồn vốn đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đã trở thành “hình mẫu” để nhân rộng.
Với phương châm lấy hạ tầng giao thông làm “khâu đột phá”, những năm gần đây, Đồng Nai đã nỗ lực rất lớn cho việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Hiện trên địa bàn địa phương này có 16 công trình, dự án giao thông trọng điểm đang được triển khai, trong đó có ba dự án trọng điểm quốc gia là sân bay Long Thành, đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu và đường vành đai 3-TP Hồ Chí Minh. Các dự án đang được tỉnh thực hiện rất quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ. Theo kế hoạch, năm 2026, các dự án hạ tầng quan trọng ở Đồng Nai sẽ hoàn thiện gồm giai đoạn 1 sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức-Long Thành… và từng bước đầu tư, khởi động các dự án trọng điểm khác như vành đai 4, cao tốc Giầu Dây-Liên Khương, đường sắt Biên Hòa-Phú Mỹ.
Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, khi hạ tầng trọng điểm được kết nối hoàn thiện, Đồng Nai sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư hơn nữa với những ngành công nghiệp phát triển hàng đầu, với các trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển. Bên cạnh đó là trung tâm logistics, cửa ngõ trung chuyển của miền nam, lấy sân bay quốc tế Long Thành làm hạt nhân để phát triển. Từ đó, kinh tế-xã hội Đồng Nai sẽ phát triển năng động, trở thành động lực, cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, tạo hiệu ứng phát triển lan tỏa cho toàn vùng.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cùng các đại biểu tham gia nghi thức động thổ, khởi công dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cùng các đại biểu tham gia nghi thức động thổ, khởi công dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13.
Tổng công ty Becamex IDC và Sembcorp Development hợp tác phát triển khu công nghiệp thế hệ mới tại Bình Dương.
Tổng công ty Becamex IDC và Sembcorp Development hợp tác phát triển khu công nghiệp thế hệ mới tại Bình Dương.
Tỉnh Bình Dương phấn đấu trở thành đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.
Tỉnh Bình Dương phấn đấu trở thành đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường dự án sân bay quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường dự án sân bay quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh trao bằng khen các doanh nghiệp tiêu biểu nộp ngân sách nhà nước năm 2024.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh trao bằng khen các doanh nghiệp tiêu biểu nộp ngân sách nhà nước năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo, các doanh nghiệp tại Lễ khánh thành Trung tâm C4IR Thành phố Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo, các doanh nghiệp tại Lễ khánh thành Trung tâm C4IR Thành phố Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo TPHCM, các bộ, ngành, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện nghi thức Dấu ấn Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia và Tuần lễ Đổi mới sáng tạo khởi nghiệp TPHCM 2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo TPHCM, các bộ, ngành, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện nghi thức Dấu ấn Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia và Tuần lễ Đổi mới sáng tạo khởi nghiệp TPHCM 2023.
Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 TPHCM trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao...
Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 TPHCM trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao...
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được định hướng phát triển xanh, bền vững.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được định hướng phát triển xanh, bền vững.
ĐẾN CHIẾN LƯỢC “1-4-1”
Mặc dù kinh tế thế giới và trong nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng năm 2024, TP Hồ Chí Minh có tổng thu ngân sách Nhà nước hơn 508 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 13% so cùng kỳ năm 2023, dẫn đầu cả nước về thu ngân sách và ghi nhận năm đầu tiên trong lịch sử đạt hơn 500 nghìn tỷ đồng.
Hướng đến trở thành trung tâm khoa học-công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của cả nước và khu vực, TP Hồ Chí Minh tập trung đầu tư phát triển khoa học-công nghệ, tạo sức lan tỏa dẫn dắt phát triển cho toàn vùng. Tháng 9/2024, địa phương này đưa vào vận hành Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP Hồ Chí Minh (HCMC C4IR), có trụ sở đặt tại Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh. HCMC C4IR là nơi hợp tác nghiên cứu, đề xuất chính sách, huy động nguồn lực, chuyển giao công nghệ… và kết hợp với Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh sẽ hình thành các hệ sinh thái công nghệ đúng xu thế. Đây là trung tâm thứ hai ở Đông Nam Á sau Malaysia, được kỳ vọng sẽ trở thành động lực mới thúc đẩy phát triển bền vững không chỉ cho vùng Đông Nam Bộ, mà còn tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cả nước.
Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh có gần 2.200 doanh nghiệp khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của địa phương này ngày càng lớn mạnh và đang hướng đến tốp 100 thành phố có hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo năng động nhất toàn cầu. Giá trị startup (khởi nghiệp) khoảng 5,6 tỷ USD, góp phần khẳng định vai trò trung tâm đổi mới sáng tạo trong khu vực. Đây là những tiền đề quan trọng để thực hiện mô hình tăng trưởng mới, mô hình “1-4-1”.
Theo Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được, thành phố có những lĩnh vực có dấu hiệu “chạm ngưỡng” của sự tăng trưởng, vấn đề đặt ra cho thành phố phải cấp thiết về đổi mới mô hình tăng trưởng, cũng như tái cấu trúc nền kinh tế. Cho nên, TP Hồ Chí Minh đặt ra chiến lược “1 trung tâm - 4 cao - 1 chiến lược”. Đó là phát triển 1 Trung tâm tài chính quốc tế; 4 cao bao gồm Trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, y tế chất lượng cao, giáo dục chất lượng cao, công nghiệp công nghệ cao; 1 hạ tầng chiến lược, trước mắt là hạ tầng giao thông, hạ tầng số.
Với chiến lược này, TP Hồ Chí Minh kỳ vọng sẽ tạo ra sự đột phá, lan tỏa ra toàn vùng Đông Nam Bộ để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững, trở thành vùng phát triển năng động; trung tâm khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế khu vực và thế giới; đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số...
Hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cũng đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Đến tháng cuối năm 2024, tỉnh có hơn 120 doanh nghiệp khởi nghiệp, tăng hơn 20% so với năm 2023. Các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo được triển khai rộng rãi, thu hút hơn 300 dự án, ý tưởng khởi nghiệp trong 5 năm qua. Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, xác định đây là động lực tạo bứt phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Nội dung: Tân Bình -Vương Tân
Trình bày: Dương Thịnh
Ảnh: Nhân Dân, VGP