ĐƯỜNG LỐI VÀ CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ VIỆT NAM

PHÁT TRIỂN CAO THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

Các chiến sĩ của Trung đoàn 70, đơn vị đầu tiên của Bộ đội Trường Sơn, đang thồ hàng trên tuyến Tây Trường Sơn tháng 9/1961. (Ảnh: Tư liệu BTC/TTXVN phát)

Các chiến sĩ của Trung đoàn 70, đơn vị đầu tiên của Bộ đội Trường Sơn, đang thồ hàng trên tuyến Tây Trường Sơn tháng 9/1961. (Ảnh: Tư liệu BTC/TTXVN phát)

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng và tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng dân tộc, thì những kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh chống xâm lược trước đó của cha ông được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiên cứu, kế thừa và phát triển. Song, đường lối quân sự và chiến lược chiến tranh nhân dân năm đầu tổng khởi nghĩa mới thể hiện rõ nội dung khởi nghĩa toàn dân. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ, đường lối quân sự, chiến lược quân sự của ta có bước phát triển mới với quan điểm toàn diện: Khởi nghĩa và chiến tranh nhằm thực hiện nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc và dân chủ bằng khởi nghĩa và chiến tranh, và tiếp tục cuộc cách mạng đó trong quá trình chiến tranh.

Quan điểm này được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”[1]. Một cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện được tiến hành dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và được nhân dân thực hiện đã phát triển đa dạng, phong phú, đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp, giải phóng miền bắc.

Sau năm 1954, đối tượng cách mạng, đối tượng tác chiến của cách mạng Việt Nam thay đổi. Đế quốc Mỹ là một đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự giàu mạnh nhất thế giới thay chân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Quân đội Sài Gòn do Mỹ huấn luyện, trang bị hiện đại và quân đội Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và quân các nước đồng minh của chúng thay chân quân đội Liên hiệp Pháp đã bại trận. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cả nước ta từ bắc chí nam đều thực hiện một chiến lược cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Nay nhiệm vụ cách mạng thay đổi.

Nhân dân ta phải đồng thời thực hiện hai chiến lược cách mạng khác nhau: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền nam. Đó là sự thay đổi lớn về cả đối tượng của cách mạng và nhiệm vụ của nhân dân. Sự thay đổi đó làm nổi rõ đặc điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước khác với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Điều đó đặt ra cho Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phải giải quyết sáng tạo về đường lối cách mạng, chiến lược cách mạng, đường lối và chiến lược quân sự, phương pháp tiến hành để giải phóng miền nam và bảo vệ được miền bắc xã hội chủ nghĩa, được thế giới đồng tình ủng hộ.

Item 1 of 3

Chiến thắng Điện Biên Phủ (13/3-7/5/1954): Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, ta đã đập tan toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 7/5/1954 trở thành dấu mốc kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp của quân và dân ta. Đây là một thắng lợi vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có sức cổ vũ rất lớn phong trào chống chủ nghĩa thực dân của các dân tộc trên thế giới. Trong ảnh: Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Chiến thắng Điện Biên Phủ (13/3-7/5/1954): Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, ta đã đập tan toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 7/5/1954 trở thành dấu mốc kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp của quân và dân ta. Đây là một thắng lợi vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có sức cổ vũ rất lớn phong trào chống chủ nghĩa thực dân của các dân tộc trên thế giới. Trong ảnh: Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Những thắng lợi quân sự của ta trong các chiến dịch 2 năm 1971-1972 đã làm quân Mỹ-Nguỵ bị thiệt hại nặng nề, từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế thuận lợi cho ta trên bàn đàm phán. Trong ảnh: Pháo binh Quân giải phóng trút bão lửa xuống căn cứ Dốc Miếu (năm 1972). (Ảnh: Lương Nghĩa Dũng/TTXVN)

Những thắng lợi quân sự của ta trong các chiến dịch 2 năm 1971-1972 đã làm quân Mỹ-Nguỵ bị thiệt hại nặng nề, từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế thuận lợi cho ta trên bàn đàm phán. Trong ảnh: Pháo binh Quân giải phóng trút bão lửa xuống căn cứ Dốc Miếu (năm 1972). (Ảnh: Lương Nghĩa Dũng/TTXVN)

Tháng 6/1966, Trung ương Đảng chủ trương mở Mặt trận Đường 9-Bắc Quảng Trị, tạo nên hướng tiến công mới trên một địa bàn chiến lược trọng yếu, buộc địch phải phân tán một bộ phận quan trọng quân chủ lực ra phía bắc. Trong ảnh: Chiến thắng Đường 9-Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa năm 1968 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nghi binh chiến lược, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. (Ảnh: TTXVN)

Tháng 6/1966, Trung ương Đảng chủ trương mở Mặt trận Đường 9-Bắc Quảng Trị, tạo nên hướng tiến công mới trên một địa bàn chiến lược trọng yếu, buộc địch phải phân tán một bộ phận quan trọng quân chủ lực ra phía bắc. Trong ảnh: Chiến thắng Đường 9-Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa năm 1968 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nghi binh chiến lược, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. (Ảnh: TTXVN)

Bao nhiêu vấn đề phức tạp về hoạch định chiến lược, phương pháp cách mạng nảy sinh: Vấn đề nào phải kế thừa, vận dụng? Vấn đề nào phải phát triển, sáng tạo? Quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam là đường lối quân sự, chiến lược quân sự phải phục tùng đường lối chính trị của Đảng. Đường lối chính trị của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là nhằm giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, là cuộc chiến đấu chính nghĩa. Toàn dân Việt Nam từ Nam đến Bắc đều có nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm tham gia kháng chiến trên đất nước mình. Đảng ta, nhân dân ta càng có điều kiện khai thác triệt để mọi lực lượng và tiềm lực của đất nước, càng phát huy cao độ sức mạnh của hậu phương chiến lược và hậu phương tại chỗ của chiến trường để duy trì, đẩy mạnh kháng chiến.

Do đó, đường lối quân sự, chiến lược quân sự trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra là đường lối chiến tranh nhân dân phát triển cao, mà nội dung cơ bản của đường lối đó là: “Cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, phát huy sức mạnh chiến đấu của cả dân tộc, tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân để đánh thắng quân đội của chủ nghĩa đế quốc” [2]. Chiến tranh nhân dân của ta ngày nay là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh.

Theo đó, suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân ta thực hiện chiến lược chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, kế thừa và phát huy cao độ kinh nghiệm và truyền thống "cả nước đánh giặc", "trăm họ ai cũng là binh", "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" của tổ tiên. Nhờ có đường lối chiến tranh nhân dân phát triển cao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dòng máu chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thẩm thấu vào từng người dân yêu nước. Ở miền bắc, từ em bé đến cụ già, quân và dân “tay cày tay súng”, vừa tổ chức xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng, vừa sẵn sàng chiến đấu, tạo lưới lửa phòng không nhiều tầng rộng khắp, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ với nhiều cách đánh sáng tạo cực kỳ đa dạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với một đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với một đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. (Ảnh: TTXVN)

Ở miền nam, một người đánh Mỹ, nhiều người đánh Mỹ, đánh bằng quân sự, đánh bằng chính trị, đánh bằng binh vận, nên “ra ngõ gặp anh hùng, về nhà gặp dũng sĩ”. Thật kỳ lạ, trong bom đạn ác liệt của kẻ thù, người ngoài thì run sợ, nhưng nhân dân Việt Nam nhờ có lòng yêu nước và lý tưởng sống, không chỉ những người lớn trở thành dũng sĩ, anh hùng, mà “Đến em thơ cũng hóa anh hùng/ Đến ong dại cũng luyện thành dũng sĩ/ Và hoa trái cũng biến thành vũ khí" [3]. Cuộc chiến tranh cách mạng của ta là vì lợi ích của nhân dân, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược và xóa bỏ chính quyền Sài Gòn là để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, xoá bỏ mọi áp bức bất công, đưa nhân dân lên làm chủ đất nước, sống cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình đẳng.

Rõ ràng mục đích chính trị của chiến tranh nhân dân là cứu nước và cứu dân, kết hợp giải phóng miền nam với bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa, kết hợp lợi ích dân tộc với nghĩa vụ quốc tế. Cũng vì vậy, chiến tranh nhân dân phù hợp với khả năng và nguyện vọng của nhân dân là được cống hiến hết sức mình cho sự trường tồn của đất nước, dân tộc. Đường lối chính trị của Đảng ta những năm 1954-1960 là “lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân[4].

Dựa vào chủ trương này, nhân dân miền nam tiến hành cuộc Đồng khởi thắng lợi. Quân thù phản kích quyết liệt, chống lại nhân dân. Đảng ta chủ trương: đấu tranh vũ trang song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cả hai chân (chính trị, quân sự); với ba mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận); trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị), trong đó vùng rừng núi lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu; vùng nông thôn đồng bằng, đấu tranh chính trị, quân sự ngang nhau; vùng đô thị, đấu tranh chính trị là chủ yếu. Đây là nội dung mới, hình thái mới của chiến tranh nhân dân ở miền nam.

Bằng đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp. Trong ảnh: Bộ đội ta hành quân lên Tây Bắc trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, phá tan “kế hoạch Navarre” của địch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Bằng đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp. Trong ảnh: Bộ đội ta hành quân lên Tây Bắc trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, phá tan “kế hoạch Navarre” của địch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Đảng ta còn chủ trương nhanh chóng phát triển lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị mạnh, xây dựng căn cứ địa, tích cực tiến công địch với mọi hình thức, để bảo tồn lực lượng ta; cố gắng giành và giữ vùng rừng núi. Đó là đường lối quân sự của Đảng thời kỳ đầu Mỹ áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Đường lối quân sự đó được thực tiễn các cuộc khởi nghĩa từng phần và chiến tranh cách mạng kiểm nghiệm. Nó đã giúp chúng ta đánh bại cuộc “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Năm 1965, đế quốc Mỹ đưa quân Mỹ, quân các nước đồng minh của Mỹ vào miền nam, tiến hành “chiến tranh cục bộ”, đồng thời gây chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân chống phá miền bắc nước ta. Cả nước có chiến tranh với mức độ và hình thức khác nhau ở mỗi miền. Đường lối chính trị, đường lối quân sự và chiến lược quân sự của ta được bổ sung và phát triển mới, Đảng ta chủ trương đối với miền bắc phải tích cực chuyển hướng nền kinh tế, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong chiến tranh, tăng cường quốc phòng, tăng thêm số lượng quân thường trực, ra sức phòng thủ bảo vệ miền bắc, ra sức tăng cường chi viện cho cách mạng miền nam và Lào.

Lúc này, nhiệm vụ cơ bản của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Việt Nam là: “tích cực kiềm chế và thắng địch trong cuộc chiến tranh đặc biệt ở mức cao nhất ở miền nam, ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng của cả nước giành thắng lợi quyết định ở miền nam trong thời gian tương đối ngắn...; tiếp tục xây dựng miền bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế và tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong tỏa bằng không quân và hải quân của địch, chuẩn bị sẵn sàng để đánh bại địch trong trường hợp chúng đưa cuộc chiến tranh phá hoại hiện nay đến một trình độ ác liệt gấp bội, hoặc chuyển nó thành một cuộc chiến tranh cục bộ cả ở miền nam lẫn miền bắc, ra sức động viên lực lượng của miền bắc chi viện cho miền nam; ra sức giúp đỡ cách mạng Lào” [5].

Ta "cần cố gắng vượt bực, tập trung lực lượng của cả nước, kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, đánh bại đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai trên chiến trường chính là miền nam" [6]. Phương châm chiến lược chung của ta trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước là: “đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính” [7]; nhưng đồng thời hết sức tranh thủ sự ủng hộ và viện trợ quốc tế. Đi đôi với đấu tranh quân sự, chúng ta đẩy mạnh đấu tranh chính trị và ngoại giao, góp phần củng cố sự đoàn kết của phe xã hội chủ nghĩa, luôn luôn giữ thế chủ động, nắm vững và nêu cao ngọn cờ độc lập và hòa bình.

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quân và dân miền nam đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 thắng lợi, buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, ngừng ném bom miền bắc, rút dần quân Mỹ, quân đồng minh của Mỹ ra khỏi miền nam, chuyển sang thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Tình hình chiến trường thay đổi có lợi cho cách mạng miền nam, Đảng ta kịp thời chuyển sang thực hiện phương châm chiến lược "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào". Đây là phương châm chỉ đạo rất sáng tạo, phù hợp với thực tiễn so sánh lực lượng ta và địch khi đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

Theo đó, Đảng ta xác định: dù chiến tranh có lan rộng sang Campuchia-Lào với mức độ và hình thức như thế nào đi nữa, chúng ta cũng phải nắm vững và phát huy quy luật chiến tranh nhân dân của nước ta để đánh thắng địch. Quy luật chiến tranh nhân dân Việt Nam là quy luật chiến tranh toàn dân, quy luật kết hợp chặt chẽ tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công đi đến tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt đánh bại quân thù. Đó là “một quá trình tiêu diệt địch để giành quyền làm chủ, giành quyền làm chủ để tiêu diệt địch; đó là một quá trình đấu tranh chính trị và quân sự, quân sự và chính trị; khởi nghĩa của quần chúng và chiến tranh cách mạng; chiến tranh cách mạng và khởi nghĩa của quần chúng, giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi hoàn toàn. Đó là quy luật không những trên chiến trường Việt Nam mà cả trên toàn bộ chiến trường Đông Dương” [8].

Đường lối quân sự đó không những chỉ đạo cuộc kháng chiến ở miền nam, mà còn “tiếp tục phát triển qua việc chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng ở miền bắc trong điều kiện hòa bình, đặc biệt là qua thực tiễn chỉ đạo cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước; do đó mà nội dung càng thêm phong phú và đạt đến những đỉnh cao mới trong lĩnh vực khoa học quân sự”[9].

Vận dụng đường lối quân sự của Đảng trong xây dựng quân đội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cách mạng miền bắc, miền nam và tình hình thực tế của quân đội, của nền kinh tế nước ta, quyết định xây dựng lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích với lực lượng hậu bị hùng hậu. Riêng quân thường trực phải xây dựng từng bước tiến dần lên chính quy hóa và hiện đại hóa. Quá trình xây dựng không thể tách rời việc củng cố, xây dựng hậu phương vững mạnh.

Đảng đã chỉ đạo xây dựng lực lượng, kế hoạch tác chiến, hình thành các khu vực phòng thủ dọc các tuyến biên giới, bờ biển của hậu phương lớn miền bắc, đồng thời xây dựng các huyện thành những "pháo đài" (pháo đài huyện) vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa, đủ sức đánh bại các cuộc tiến công xâm lược ban đầu của địch.

Ở miền nam, Đảng chỉ đạo xây dựng các căn cứ địa ở miền núi của các tỉnh, khu, xây dựng các làng xã chiến đấu, rồi mở rộng, dần hoàn chỉnh thành những căn cứ hậu phương trực tiếp của chiến trường để làm chỗ đứng chân cho lực lượng chính trị, lực lượng quân sự, các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, xây dựng, huấn luyện, nghiên cứu và tích trữ vật chất, tạo nên một hình thái "cài răng lược" ép địch. Căn cứ hậu phương trực tiếp được xây dựng khắp ba vùng chiến lược rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị, trong đó có các căn cứ lõm bí mật nằm sâu trong lòng địch; ở đó, cơ sở chính trị được xây dựng vững mạnh, mọi người giác ngộ chính trị cao, đoàn kết, dũng cảm chiến đấu. Nhờ có những căn cứ địa hậu phương trực tiếp của chiến trường, mà trong những giai đoạn địch đánh phá ác liệt, hành lang tiếp vận chiến lược bị đứt, chiến trường vẫn giữ vững nhịp độ tiến công.

Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thời kỳ nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển rất cao và vô cùng phong phú. Chiến tranh diễn ra trên quy mô lớn và ngày càng ác liệt, thì sự chỉ đạo chiến lược, chiến dịch, chiến thuật càng đặt ra những vấn đề mới phải giải quyết. Đảng ta đã nghiên cứu, chỉ đạo phát triển, sáng tạo nhiều cách đánh "thiên biến vạn hóa", “muôn hình nghìn vẻ”, khiến cho địch luôn luôn bị động chống đỡ.

Ở miền nam, ta đã kết hợp chặt chẽ giữa tác chiến của chiến tranh nhân dân bằng các binh đoàn chủ lực (chiến tranh chính quy) với tác chiến của chiến tranh nhân dân địa phương (chiến tranh du kích); kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn trên khắp ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị; kết hợp đánh bằng cả quân sự, chính trị và binh vận; kết hợp cách đánh của lực lượng đặc công, biệt động, pháo chuyên trách luồn sâu, lấy ít đánh nhiều, hiệu suất chiến đấu cao với cách đánh tập trung hiệp đồng binh chủng và cách đánh độc lập của từng binh chủng; kết hợp đánh địch ngoài công sự ở phía trước với đánh hậu cứ; kết hợp tiêu diệt sinh lực địch với phá huỷ phương tiện chiến tranh, đánh cắt giao thông… Với cách đánh này, ta đã buộc địch luôn luôn bị động về chiến dịch, chiến thuật, bị động về cách đánh, phải đánh theo cách đánh của ta.

Ở miền bắc, để đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ ngày càng mở rộng và ác liệt, chiến lược chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ra đời và phát triển cao. Một cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không toàn dân, toàn diện phát triển. Ta đã tổ chức cho nhân dân sơ tán về vùng nông thôn, chỉ để lại lực lượng phục vụ chiến đấu và chiến đấu. Lực lượng phòng không và phòng thủ bờ biển ba thứ quân đã kết hợp chặt chẽ các phương thức tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng của bộ đội chủ lực với tác chiến độc lập của từng binh chủng; kết hợp tác chiến của bộ đội chủ lực với bộ đội địa phương và dân quân du kích; kết hợp đánh địch bằng nhiều loại vũ khí từ thô sơ đến hiện đại và nhiều tầng hỏa lực cao, thấp khác nhau... Với cách đánh đó, nghệ thuật tác chiến phòng không của ta phát triển phong phú, trở thành một bộ phận quan trọng hợp thành nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Đường lối quân sự, chiến lược quân sự của Đảng đã kế thừa xuất sắc tư tưởng, truyền thống quân sự dân tộc, biết lấy ít thắng nhiều, biết lấy yếu thắng mạnh, lấy nhu thắng cương và phát triển những di sản quý báu đó lên tầm cao mới thành nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng.

Bằng đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp giành thắng lợi mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trong ảnh: Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa), Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Bằng đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp giành thắng lợi mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trong ảnh: Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa), Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Như vậy, đường lối quân sự, chiến lược quân sự thời đánh Mỹ không tách rời đường lối chính trị của Đảng, nó bắt nguồn và phục tùng, phục vụ đắc lực đường lối đó. Đường lối quân sự đã chỉ đạo chiến lược quân sự nghiên cứu vạch kế hoạch chiến lược, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng quân sự của chiến tranh nhân dân, xây dựng căn cứ hậu phương, tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng bằng những phương thức khôn khéo, mưu lược đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai.

Đường lối quân sự, chiến lược quân sự của Đảng đã kế thừa xuất sắc tư tưởng, truyền thống quân sự dân tộc, biết lấy ít thắng nhiều, biết lấy yếu thắng mạnh, lấy nhu thắng cương và phát triển những di sản quý báu đó lên tầm cao mới thành nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng.

Đường lối quân sự, chiến lược quân sự của ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã phát triển và làm sâu sắc thêm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mang đậm tính giai cấp, tính nhân dân, đậm đà bản sắc dân tộc đúng như Đại hội IV của Đảng (năm 1976) đã khẳng định: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả tổng hợp của một loạt nhân tố tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam. Nguồn gốc của mọi nhân tố ấy chính là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta”[10]; mà “trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta” [11].

Nội dung: Sách Lịch sử Quân sự Việt Nam, tập 12 | Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật | 2019
Trình bày: Diệc Dương
Ảnh: TTXVN