Nửa thế kỷ qua, y học Việt Nam đã ghi nhiều dấu mốc lịch sử với những kỹ thuật hiện đại, để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, cứu sống bệnh nhân, tạo dựng uy tín cho đội ngũ thầy thuốc trên trường quốc tế. Trong quá trình đó, Việt Nam tự hào ghi tên mình vào danh sách các nước có kỹ thuật ghép tạng phát triển mạnh mẽ, khi ghép tạng là một trong 10 thành tựu y học lớn nhất của thế giới ở thế kỷ 20.

Mang ý nghĩa nhân văn to lớn, lĩnh vực ghép tạng của Việt Nam đã có những bước đột phá mạnh mẽ. Sau 33 năm kể từ ca ghép tạng ở người đầu tiên, số ca ghép trong cả nước đã là hơn 9.500 trường hợp, gồm cả ghép tim, gan, phổi, thận, ruột, khí quản... Với hơn 1.000 ca/năm, Việt Nam hiện là nước có tỷ lệ ghép tạng cao nhất Đông Nam Á.

NHỮNG CA GHÉP THAY ĐỔI SỐ PHẬN

Ông Trần Ngọc Thanh (60 tuổi, ở Điện Biên, bệnh nhân đầu tiên được ghép gan từ người chết não ở Việt Nam vào năm 2010, vừa trở lại Bệnh viện (BV) Việt Đức, gặp lại ân nhân là PGS, TS Nguyễn Tiến Quyết, lúc đó là Giám đốc BV và là người thực hiện ca ghép lịch sử này.

Sau 15 năm được ghép, từ một bệnh nhân cận kề cái chết do suy gan giai đoạn cuối, ông Thanh đã hoàn toàn khỏe mạnh, làm thợ hồ, lên nương làm rẫy, lao động như người bình thường.

Đây là thành công mang ý nghĩa trong lịch sử y học Việt Nam, bởi ghép gan là một trong những kỹ thuật phức tạp bậc nhất do các mạch máu cực nhỏ, nên việc nối ghép vô cùng khó khăn, thời gian mổ rất lâu nhưng yêu cầu mổ lấy gan không chảy máu, nhất là trang thiết bị phục vụ ghép tạng khi đó rất thiếu thốn, các bác sĩ hoàn toàn chưa có kinh nghiệm ghép tạng.

TS Dương Đức Hùng - Giám đốc BV Việt Đức - người tham gia ca ghép gan 15 năm trước, cho biết: “Hồi đó, để tiến hành ca ghép, các bác sĩ phải tổ chức nhiều cuộc họp, bàn bạc, cân nhắc từng tình huống. Nhưng nay, ghép gan từ người cho chết não đã trở thành thường quy ở BV và ca ghép đầu tiên kéo dài 5 tiếng rưỡi, thì nay rút ngắn chỉ còn gần 4 tiếng”.

Tháng 10/2024, lịch sử y học Việt Nam lại lần đầu ghi nhận ca ghép đồng thời cả tim và gan tại BV Việt Đức cho bệnh nhân Đ.V.H (41 tuổi), để cứu sống người đàn ông đã bị suy cả tim, gan, thận ở giai đoạn cuối. Sau 5 tháng được ghép, anh H đã thật sự tái sinh, thay vì nằm liệt giường, đến thở còn khó, thì giờ đây anh đã có thể tự sinh hoạt, làm việc trong nhà.

Hồi đó, để tiến hành ca ghép, các bác sĩ phải tổ chức nhiều cuộc họp, bàn bạc, cân nhắc từng tình huống. Nhưng nay, ghép gan từ người cho chết não đã trở thành thường quy ở BV và ca ghép đầu tiên kéo dài 5 tiếng rưỡi, thì nay rút ngắn chỉ còn gần 4 tiếng.

TS Dương Đức Hùng - Giám đốc BV Việt Đức - người tham gia ca ghép gan 15 năm trước, cho biết.

KHÁT VỌNG HƠN 60 NĂM TRƯỚC GỬI LẠI

Ông Trần Ngọc Thanh (60 tuổi, ở Điện Biên, bệnh nhân đầu tiên được ghép gan từ người chết não ở Việt Nam vào năm 2010, vừa trở lại Bệnh viện (BV) Việt Đức, gặp lại ân nhân là PGS, TS Nguyễn Tiến Quyết, lúc đó là Giám đốc BV và là người thực hiện ca ghép lịch sử này.

Sau 15 năm được ghép, từ một bệnh nhân cận kề cái chết do suy gan giai đoạn cuối, ông Thanh đã hoàn toàn khỏe mạnh, làm thợ hồ, lên nương làm rẫy, lao động như người bình thường.

Đây là thành công mang ý nghĩa trong lịch sử y học Việt Nam, bởi ghép gan là một trong những kỹ thuật phức tạp bậc nhất do các mạch máu cực nhỏ, nên việc nối ghép vô cùng khó khăn, thời gian mổ rất lâu nhưng yêu cầu mổ lấy gan không chảy máu, nhất là trang thiết bị phục vụ ghép tạng khi đó rất thiếu thốn, các bác sĩ hoàn toàn chưa có kinh nghiệm ghép tạng.

TS Dương Đức Hùng - Giám đốc BV Việt Đức - người tham gia ca ghép gan 15 năm trước, cho biết: “Hồi đó, để tiến hành ca ghép, các bác sĩ phải tổ chức nhiều cuộc họp, bàn bạc, cân nhắc từng tình huống. Nhưng nay, ghép gan từ người cho chết não đã trở thành thường quy ở BV và ca ghép đầu tiên kéo dài 5 tiếng rưỡi, thì nay rút ngắn chỉ còn gần 4 tiếng”.

Tháng 10/2024, lịch sử y học Việt Nam lại lần đầu ghi nhận ca ghép đồng thời cả tim và gan tại BV Việt Đức cho bệnh nhân Đ.V.H (41 tuổi), để cứu sống người đàn ông đã bị suy cả tim, gan, thận ở giai đoạn cuối. Sau 5 tháng được ghép, anh H đã thật sự tái sinh, thay vì nằm liệt giường, đến thở còn khó, thì giờ đây anh đã có thể tự sinh hoạt, làm việc trong nhà.

Tháng 6 năm 1992: Ca ghép thận đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện 103. Ảnh : VOV

Tháng 6 năm 1992: Ca ghép thận đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện 103. Ảnh : VOV

NHỮNG “BÀN TAY VÀNG” VIẾT NÊN LỊCH SỬ HIẾN TẠNG

Kế thừa những thành tựu của thế hệ khai mở, các thầy thuốc Việt Nam đã tiếp tục triển khai nhiều công trình khoa học với sự sáng tạo bền bỉ và tinh thần lao động nghiêm cẩn, để phát triển kỹ thuật ghép tạng lên tầm cao mới, với đích đến là cứu sống nhiều người bệnh. Thật khó tin rằng một đất nước vừa trải qua chiến tranh với bao khó khăn lại có sự bứt phá mạnh mẽ để kỹ thuật ghép tạng từng bước tiệm cận thế giới.

Xứng đáng là nơi khai sáng kỹ thuật ghép tạng ở Việt Nam, BV Việt Đức nhanh chóng trở thành trung tâm ghép tạng lớn nhất nước. Theo PGS, TS Nguyễn Tiến Quyết, “đôi tay vàng” trong ghép tạng, đầu năm 2006, nhận thấy việc ghép tạng là nhu cầu cấp bách, vì hàng nghìn người suy thận, hàng trăm bệnh nhân suy tim, gan, khắc khoải sống, BV Việt Đức đã quyết định tập trung cho lĩnh vực ghép tạng bằng việc đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, với đội ngũ bác sĩ đã được đào tạo, chuẩn bị từ nhiều năm trước.

Ngày 6/11/2007, BV tiến hành ca ghép gan người lớn đầu tiên ở Việt Nam (từ người cho sống), để 3 năm sau, BV tiếp tục ghi vào lịch sử y học Việt Nam với ca ghép gan từ người cho chết não đầu tiên. Đây cũng là ca lấy-ghép đa tạng đầu tiên của Việt Nam, để từ đó, kỹ thuật lấy-ghép đa tạng từ người cho chết não trở thành thường quy tại BV này.

Phát huy thế mạnh của mình, BV Quân y 103 cũng có ca ghép tim đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 6/2010. Cũng năm đó, BV Việt Đức cũng ghép tim thành công. Năm 2011, đề tài “Nghiên cứu triển khai ghép gan, thận, tim lấy từ người cho chết não” của BV Việt Đức đã được trao Giải Nhân tài đất Việt.

Tháng 9/2015, giới chuyên môn hồi hộp theo dõi hành trình vô cùng căng thẳng của các thầy thuốc khi chạy đua với thời gian để đưa đa tạng hiến từ Thành phố Hồ Chí Minh ra BV Việt Đức, và rồi, cảm xúc vỡ òa khi lịch sử y học Việt Nam ghi nhận ca ghép tạng thành công từ tim và gan hiến được vận chuyển xuyên Việt trên hành trình gần 2.000 km, tái sinh cho nhiều bệnh nhân.

Tháng 3/2017, BV Việt Đức lại tiến hành ca ghép thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi người nhận là cậu bé mới 10 tuổi bị suy tim giai đoạn cuối. Việc ghép quả tim từ người hiến nặng hơn 55 kg cho đứa trẻ 10 tuổi có rất nhiều thách thức, vì lồng ngực nhỏ hơn trái tim rất nhiều. Nhưng sau một đêm trắng thực hiện các ca mổ mô phỏng, PGS Nguyễn Hữu Ước - Trưởng khoa Tim mạch-Lồng ngực khi đó, đã cứu sống cậu bé và ghi dấu ấn với ca ghép tạng cho bệnh nhân nhỏ tuổi nhất ở Việt Nam. Đây là tiền đề để tháng 2/2021, BV này ghép tim cho bệnh nhân mới 7 tuổi.

Một ca ghép tạng tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).

Một ca ghép tạng tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).

Một ca ghép tạng tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).

Một ca ghép tạng tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).

Ngày 26/2/2018, ngành ghép tạng Việt Nam lại “bùng nổ” cảm xúc với ca ghép phổi từ người cho chết não đầu tiên tại BV Trung ương Quân đội 108, ghi nhận sự đột phá mới trong lĩnh vực ghép tạng. Thành tựu này được mở rộng vào ngày 12/12/2018, khi BV Việt Đức lập hai kỳ tích: Ghép cùng lúc 2 lá phổi cho bệnh nhân ung thư phổi hiếm gặp hoàn toàn do các bác sĩ Việt Nam thực hiện, được Bộ Y tế ghi nhận là 1 trong 10 sự kiện y tế của năm, đồng thời, ghép 5 tạng một lúc lần đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 2000, lĩnh vực ghép tạng của Việt Nam tiếp tục ghi một dấu son mới khi BV Trung ương Quân đội 108 ghép bàn tay đầu tiên tại Đông Nam Á, cũng là ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống. Để rồi, tháng 2/2024, BV tiếp tục ghép đồng thời cả 2 cánh tay cho một thanh niên 20 tuổi bị cụt hai tay đến sát vai. Đến nay, thế giới cũng chỉ có 4-6 ca ghép đồng thời 2 cánh tay. Người ghi tên mình vào lịch sử ghép chi thể tại Việt Nam cho đến nay vẫn là Thiếu tướng, GS Nguyễn Thế Hoàng - Phó Giám đốc BV, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học thế giới.

Tháng 10/2020, các thầy thuốc khoác áo lính của BV Quân y 103 lại đưa Việt Nam vào danh sách 20 nước ghép ruột trên thế giới với 2 ca ghép ruột từ người cho sống.

Sau những khó khăn hậu đại dịch sởi, năm 2024, Việt Nam đã lập thêm 2 dấu ấn mới: Ghép khí quản từ người cho chết não thành công- một kỹ thuật hiếm trên thế giới và ghép tim-gan đồng thời từ người cho chết não đầu tiên, đều thực hiện tại BV Việt Đức.

Kiểm tra bệnh nhân sau ca ghép tạng thành công.

Kiểm tra bệnh nhân sau ca ghép tạng thành công.

HIỆU QUẢ KHÔNG THỂ ĐO ĐẾM

Việt Nam hiện đang có hàng trăm nghìn người cần được ghép tạng để kéo dài sự sống. Chi phí cho điều trị suy tạng rất lớn. Chỉ tính riêng số bệnh nhân suy thận mạn cần chạy thận nhân tạo đã có khoảng 800.000 người, cho thấy quỹ bảo hiểm y tế chi cho các bệnh nhân mỗi năm không nhỏ. Nếu được ghép thận chi phí này sẽ giảm.

Theo PGS, TS Nguyễn Tiến Quyết, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, người chạy thận sau vài năm tim sẽ bị to, nhưng nếu được ghép thận, sẽ trở lại lao động bình thường, chỉ sau vài năm sẽ trả hết chi phí ghép. Người bị suy tim, sơ gan giai đoạn cuối sẽ được cứu sống nếu được ghép.

Sau 33 năm kể từ ca ghép đầu tiên, Việt Nam đã triển khai thành công các kỹ thuật ghép tạng hiện đại nhất trên thế giới với chất lượng tương đương các trung tâm ghép tạng lớn trên thế giới, thậm chí tỷ lệ thành công cao hơn một số nước vì các quy định khắt khe trong sàng lọc. Trên thế giới, một ca ghép mất 7 tiếng, còn ở BV Việt Đức, ghép gan chỉ hết gần 4 tiếng và lại mất ít máu, thời gian ghép tim nhanh hơn, chừng hơn 3 tiếng. Đặc biệt, chi phí ghép tạng của Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với nước ngoài.

Trên thế giới, một ca ghép mất 7 tiếng, còn ở BV Việt Đức, ghép gan chỉ hết gần 4 tiếng và lại mất ít máu, thời gian ghép tim nhanh hơn, chừng hơn 3 tiếng. Đặc biệt, chi phí ghép tạng của Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với nước ngoài.

Từ những bước đi chập chững ban đầu còn cần chuyên gia nước ngoài hỗ trợ, đến nay, nhiều kỹ thuật như ghép thận, gan, tim… đã trở thành thường quy ở nhiều BV, tạo cơ hội sống cho nhiều người. BV Việt Đức, BV Trung ương Quân đội 108, BV Quân y 103, BV Trung ương Huế… trở thành những cơ sở ghép tạng lớn. Năm 2024, BV Phổi Trung ương dù không phải là BV ngoại khoa, cũng đã ghép phổi thành công 3 ca; BV ĐK Đức Giang của Hà Nội cũng ghép thận được 6 ca… đã khẳng định nỗ lực phát triển ghép tạng của Việt Nam.

Hiện, cả nước đã có gần 30 trung tâm ghép tạng, trong đó, nhiều BV tuyến tỉnh cũng ghép được, cùng 16 BV chẩn đoán được chết não với hơn 100 nghìn người đăng ký hiến tạng - một bước tiến vượt bậc sau hơn 30 năm ghép tạng có mặt ở Việt Nam.

Kỳ tích y học này cho thấy tài năng, tâm huyết của các thầy thuốc Việt Nam, đồng thời, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Từ tầm nhìn chiến lược của “ông tổ” ngành ghép tạng Việt Nam - Giáo sư, Viện sĩ Tôn Thất Tùng - đến nay, các thế hệ hậu sinh đã thực hiện xuất sắc khát vọng hơn 60 năm trước mà ông gửi gắm, để ngày càng có thêm nhiều bệnh nhân được cứu sống.

E-Magazine | Nhandan.vn
Nội dung: THANH HẰNG
Trình bày: Vân Thanh