Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ đón Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joseph R. Biden, Jr. thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 11/9/2023. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ đón Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joseph R. Biden, Jr. thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 11/9/2023. Ảnh: TTXVN

GHI NHẬN, ỦNG HỘ CỦA BẠN BÈ QUỐC TẾ

(Bài viết trong cuốn "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2023)

“Cuộc đấu tranh chống tham nhũng đang được tiến hành ở toàn bộ các nước trên thế giới với ít nhiều thành công khác nhau. Ở những nước đông dân như Việt Nam và Nga, việc đương đầu với cái ác này có phần phức tạp và khó khăn hơn, dù đang thực hiện những bước đi nhất định theo phương hướng đúng đắn... mức phạt cho tham nhũng cần phải nghiêm khắc như ở Việt Nam.

Tham nhũng luôn gắn kết với quyền lực. Ở đâu có đặc quyền, ở đó có sự cám dỗ lợi dụng vi phạm luật pháp và trượt sâu vào con đường sai trái do vụ lợi. Nhưng nếu đối tượng tham nhũng biết rằng khi đục khoét gây hại cho quốc gia sẽ có thể phải trả giá bằng tính mạng và danh dự không bao giờ cứu được, thì có lẽ đương sự sẽ chùn tay? Vì thế, để đạt được thành công trong cuộc chiến chống tham nhũng cần phải có pháp luật chính xác và nghiêm túc, hình phạt cứng rắn, sự minh bạch trong công tác của cơ quan thực thi pháp luật và sự tham gia tích cực của các thành viên trong cộng đồng xã hội. Tất cả những cơ sở đó đang có sẵn ở Việt Nam”.

GS.TS Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử các nước Viễn Đông Đại học Tổng hợp quốc gia Saint-Peterburg.

Mức phạt cho tham nhũng cần phải nghiêm khắc như ở Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: qdnd.vn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: qdnd.vn

Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công của Việt Nam là một điểm sáng đáng chú ý

“Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công của Việt Nam là một điểm sáng đáng chú ý, cả nhận thức và trải nghiệm thực tế của người dân về công tác phòng, chống tham nhũng đều được cải thiện đáng kể. Số điểm tăng ấn tượng từ 5,8 năm 2016 lên 6,15 vào năm 2017”.

Ông Kamal Malhotra, đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam phát biểu trong buổi công bố Chỉ số Hiệu quả và Quản trị công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2017

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi gặp gỡ nhân sĩ hữu nghị và thế hệ trẻ Việt Nam-Trung Quốc (tháng 12/2023). Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi gặp gỡ nhân sĩ hữu nghị và thế hệ trẻ Việt Nam-Trung Quốc (tháng 12/2023). Ảnh: TTXVN

“Tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam đang giải quyết thỏa đáng những lo ngại của người dân rằng các doanh nghiệp nhà nước đang bị tham nhũng hủy hoại. Việc Chính phủ Việt Nam có thể làm được những gì trong vài tháng qua cho thấy họ nghiêm túc kiềm chế các vụ tham nhũng”.

Ông Frederick Burke, đối tác của Công ty luật quốc tế Baker McKenzie tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam dẫn lại bài đăng trên Forbes, ngày 20/12/2017

Chính phủ Việt Nam nghiêm túc kiềm chế các vụ tham nhũng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh: ĐĂNG KHOA

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh: ĐĂNG KHOA

Tham nhũng trở thành nhọt độc tác động đến vận mệnh của Đảng và Nhà nước, chống tham nhũng quyết liệt là việc không thể trì hoãn

“Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức tham nhũng trở thành nhọt độc tác động đến vận mệnh của Đảng và Nhà nước, chống tham nhũng quyết liệt là việc không thể trì hoãn. Tháng 1 và tháng 3/2018, hàng chục lãnh đạo tiền nhiệm và đương nhiệm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và ngân hàng liên quan bị tuyên án do tham nhũng. Trong đó, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng là quan chức cấp cao nhất bị xét xử kể từ Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay.

Cường độ chống tham nhũng của Việt Nam là chưa từng có. Đối với một số vụ án tham nhũng lớn và quan trọng, Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp chỉ đạo và giám sát điều tra. Trong số những kẻ tham nhũng bị xét xử có lãnh đạo cấp cao trong Bộ Chính trị, bộ trưởng, tướng lĩnh đã về hưu; các “vùng tối” và “vùng cấm” trong công tác chống tham nhũng trước đây dần bị loại bỏ. Các cơ quan như Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ... đang kết hợp với nhau, siết chặt mạng lưới chống tham nhũng.

Việt Nam hiện đã xây dựng pháp luật khá hoàn thiện trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng. Cường độ thi hành pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả chống tham nhũng. Người dân Việt Nam mong đợi công tác chống tham nhũng có thể bình thường hóa và bao phủ toàn diện, vừa phải “đả hổ” quyền cao chức trọng, nhưng cũng phải trừng phạt đích đáng các hành vi tham nhũng ở cơ sở như “nhận phong bì” phát sinh chung quanh người dân”.

Thông tấn xã Việt Nam dẫn bài của Đài Bắc Kinh, ngày 17/4/2018

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp dự Kỳ họp lần thứ 43 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Lào về hợp tác song phương, ngày 6/12/2020. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp dự Kỳ họp lần thứ 43 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Lào về hợp tác song phương, ngày 6/12/2020. Ảnh: TTXVN

“Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Chống tham nhũng của Liên hợp quốc vào năm 2009; thông qua Bộ luật Hình sự (sửa đổi năm 2017) bao gồm những thay đổi lớn trong chính sách xử lý hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng; thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng mới vào năm 2018. Đặc biệt, một trong những điểm mới trong Luật là việc mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng ra khu vực tư nhân. Tất cả những nỗ lực này thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện Mục tiêu 16 của Chương trình nghị sự 2030 vì mục tiêu phát triển bền vững, trong đó giảm đáng kể tham nhũng và hối lộ dưới mọi hình thức là một trong những chỉ số chính”.

Akiko Fujii, Phó Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo tham vấn Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống tham nhũng tại Hà Nội, ngày 27/3/2019

“Bên cạnh việc Việt Nam hoàn thiện khung khổ pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều biện pháp, hành động phòng, chống tham nhũng, đưa ra ánh sáng nhiều vụ án tham nhũng quy mô lớn chưa từng có. Kết quả là, cứ hai người dân thì có một người tin rằng các biện pháp chống tham nhũng của Nhà nước có hiệu quả (tăng hơn gấp đôi so với tỷ lệ năm 2016). Ngoài ra, số người tin rằng người dân có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc chiến chống tham nhũng đã tăng đáng kể, từ 55% năm 2016 lên 71% vào năm 2019...”.

Báo cáo Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu 2019 (GCB) - Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI)

“Tôi hoan nghênh nỗ lực chống tham nhũng và thúc đẩy quản trị tốt của Ngài trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Giải quyết nạn tham nhũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình và an ninh trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới”.

Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joe Biden, in trong sách “Niềm tin yêu của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr 602

Chiến dịch “đốt lò” là một tầm nhìn chiến lược quan trọng bắt đầu được thực hiện từ lâu.

“Theo bản báo cáo gần đây nhất của Tổ chức Minh bạch quốc tế" (TI), Việt Nam tăng điểm trong bảng xếp hạng Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) toàn cầu. Chỉ số CPI của Việt Nam trong năm 2021 là 39/100 điểm, tăng 3 điểm từ mức 36/100 điểm năm 2020, xếp thứ 87/180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Chiến dịch “đốt lò” là một tầm nhìn chiến lược quan trọng bắt đầu được thực hiện từ lâu. Tình hình đang thay đổi, tình hình tham nhũng đang thay đổi và công tác phòng, chống tham nhũng cũng đang thay đổi. Các doanh nghiệp lớn đã xuất hiện ở Việt Nam và họ cần phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Nếu doanh nhân hoặc công chức vi phạm pháp luật, họ phải chịu trách nhiệm. Nguyên tắc đúng đắn này sẽ giúp ổn định lại tình hình trong nước và nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách kinh tế.

Tham nhũng ở Việt Nam rất mạnh ở cấp cơ sở và điều đó là mối đe dọa an ninh quốc gia. Nếu việc xử lý tham nhũng không được thực hiện theo quy định của pháp luật, hệ thống sẽ sụp đổ.

Theo cách phân loại của Trung Quốc, có hai loại tham nhũng: “đả hổ, diệt ruồi” - “hổ” ở trên cùng và “ruồi” ở dưới cùng. Cho đến nay, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang thành công trong việc chống “hổ”, nhưng để đánh bại được “ruồi” thì cần phải có một bộ máy thực thi pháp luật khác và một thái độ khác của xã hội.

Đây là một bước đi đúng hướng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyệt đối đúng khi nói rằng nạn tham nhũng là giặc nội xâm của Việt Nam, đặc biệt lưu ý rằng trong cuộc chiến chống tham nhũng do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng không có vùng cấm, không có ngoại lệ, kể cả những quan chức cao cấp vẫn phải chịu trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hình sự”.

Giáo sư Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Đại học Tổng hợp quốc gia Saint-Petersburg Thông tấn xã Việt Nam dẫn Đài Sputnik, ngày 20/4/2022

“Tôi cho rằng những hành động mạnh mẽ của Việt Nam trong việc khởi tố và bắt tạm giam liên quan đến “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí liên quan đến Công ty Việt Á rất đáng hoan nghênh, đặc biệt lần này là với ngay cả những quan chức cấp cao. Đây là một động thái tích cực và hy vọng rằng sẽ được duy trì. Điều này cũng giúp tăng hiệu quả trong hoạt động và quản lý doanh nghiệp của chúng tôi”.

Ông Kenneth Atkinson, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Anh quốc tại Việt Nam (BritCham Vietnam). Vtv.vn

Chiến dịch “đốt lò” là một tầm nhìn chiến lược quan trọng bắt đầu được thực hiện từ lâu.

“Tham nhũng có thể làm chệch hướng phát triển bền vững và không có ngoại lệ. Các quốc gia không đề phòng sẽ đi vào vòng xoáy của nó. Nhận thấy những nguy cơ phát sinh từ tệ nạn này, Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp chống tham nhũng một cách có hệ thống và bền vững để giải quyết vấn đề này. Kể từ khi áp dụng chính sách mở cửa vào giữa những năm 1980, Việt Nam chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, đất nước đã có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ngay cả trong thời kỳ đại dịch. Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là người đứng đầu Đảng Cộng sản, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận thức được các vấn đề phát sinh từ tham nhũng. Những nỗ lực của họ đã cải thiện đáng kể Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam kể từ khi bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng vào năm 2012. Số lượng người bị truy tố khá lớn cho thấy cả mức độ nghiêm trọng của vấn đề và các biện pháp hiệu quả được thực hiện để giải quyết vấn đề... Chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam do ông Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo đã nhận được sự chú ý của quốc tế”.

Hãng thông tấn Bloomberg (Mỹ), tháng 6/2022

Các cháu thiếu nhi Thủ đô vẫy chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh: DUY LINH

Các cháu thiếu nhi Thủ đô vẫy chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh: DUY LINH

“Vấn nạn tham nhũng là một thách thức và là trở ngại cho sự phát triển của tất cả các quốc gia. Ở Việt Nam, nơi tốc độ phát triển kinh tế nhanh thì đương nhiên có cơ hội cho tham nhũng lây lan. Chúng tôi ghi nhận Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam đang tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng một cách rất nghiêm túc và đã thực hiện các biện pháp chống tham nhũng thời gian qua...

Năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Luật phòng, chống tham nhũng và sau đó đạo luật này được bổ sung, sửa đổi vào năm 2018 để bao gồm cả khu vực doanh nghiệp. Chính phủ cũng đã thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng từ năm 2010 đến năm 2020 và tại Đại hội lần thứ XIII gần đây nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc chống tham nhũng để đạt được sự phát triển kinh tế và xã hội... Chúng tôi đã thấy cam kết của Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc chống tham nhũng như một điểm khởi đầu quan trọng để thúc đẩy tiến bộ kinh tế và xã hội”.

Ramla Khamidi, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam Dẫn theo Phim tài liệu “Chống giặc nội xâm và góc nhìn quốc tế”. Vtv.vn

Chiến dịch “đốt lò” là một tầm nhìn chiến lược quan trọng bắt đầu được thực hiện từ lâu.

Chiều 12/12/2023, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thân mật mời Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình dự Tiệc trà nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Chiều 12/12/2023, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thân mật mời Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình dự Tiệc trà nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Ảnh: TTXVN

“Cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam đã tăng tốc mạnh mẽ và giờ đây không loại trừ ai, từ các đại gia ở khu vực kinh tế tư nhân cho tới các đảng viên là quan chức cấp cao”.

Tờ Le Monde của Pháp, ngày 21/6/2022 https://www.lemonde.fr/economie/article/2022/06/21/au-vietnam-la-lutte-anticorruption-bat-son-plein_6131306_3234.html

“Việt Nam đang đẩy rất mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, đây là tín hiệu tốt. Việt Nam sẽ quyết liệt hơn nữa trong việc tăng cường tính minh bạch, đây là điều quan trọng. Tôi nghĩ, đó là cách Chính phủ Việt Nam làm để tăng niềm tin, điều đó sẽ có lợi hơn cho thị trường chứng khoán Việt Nam về dài hạn. Việt Nam đã xử lý nhanh vấn đề này”.

Ông Park Min Jun, Trưởng phòng Hợp tác kinh doanh Văn phòng Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (Kotra). Dẫn theo Phim tài liệu “Chống giặc nội xâm và góc nhìn quốc tế. Nguồn: vtv.vn

“Chống tham nhũng là vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận thấy rõ công cuộc chống tham nhũng cần là một tiến trình không ngừng nghỉ và là một yếu tố quan trọng để ứng phó với những thách thức trong giai đoạn tới. Việt Nam đã cung cấp một bài học quý giá mà các quốc gia khác có thể noi theo khi tham nhũng là vấn nạn phổ biến trên toàn cầu”.

Trang tin Times of India, ngày 9/7/2022 https://timesofindia.indiatimes.com/blogs/ChanakyaCode/ vietnams-anti-corruption-campaign-progress-and-challenges/?source=app&frmapp=yes

“Tôi đã ở Việt Nam 7 năm, mỗi ngày tôi đều theo dõi thời sự của Việt Nam. Hiện tin tức về chống tham nhũng của Việt Nam đang tăng rõ rệt. Từ hơn hai năm nay, tôi gửi về Hàn Quốc nhiều bài về Việt Nam chống tham nhũng, đây là các bài tôi đã viết về vụ Đinh La Thăng, vụ Nguyễn Đức Chung và sau này là các vụ Công ty Việt Á, vụ chuyến bay giải cứu, tôi thấy mọi việc đang dần sáng tỏ và với tốc độ nhanh...

Tôi đã xem nhiều bài viết và phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chống tham nhũng, tôi thấy ông đưa vào nhiều yếu tố đạo đức và đạo lý, ông cho biết chống tham nhũng không chỉ là tiêu trừ một quốc nạn mà còn có ý nghĩa giáo dục xã hội, giáo dục con người. Điều này là rất đúng với một xã hội Á Đông vốn coi trọng đạo đức, coi đạo đức là cái gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội. Chính qua việc đề cao đạo đức, đạo lý, nhấn mạnh đến việc giáo dục con người thanh liêm mà nhằm được vào cái gốc của vấn đề, phòng ngừa được hành vi tiêu cực”.

Nhà báo Hàn Quốc Jung Rina, Hãng thông tấn Asia Today Hàn Quốc tại Việt Nam Dẫn theo Phim tài liệu “Chống giặc nội xâm và góc nhìn quốc tế”. Vtv.vn

“Đốt lò không phải chỉ là một khẩu hiệu, mà đã là một chính sách được suy nghĩ thấu đáo trong suốt hai thập kỷ” của Việt Nam.

Báo quốc tế Việt Nam Against Corruption, ngày 12/7/2022 https://dras.in/vietnam-against-corruption/

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba Raul Castro Ruz tháng 3.2018. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba Raul Castro Ruz tháng 3.2018. Ảnh: TTXVN

“Tôi rời Việt Nam năm 1990 và năm 2010 tôi quay trở lại, tôi đã chứng kiến nền kinh tế Việt Nam tiến lên phía trước mạnh mẽ... nhưng đồng thời lúc đó mỗi ngày tôi đều nghe nói về vấn nạn tham nhũng nghiêm trọng tại Việt Nam.

Nền kinh tế phát triển nhanh nhưng cũng có nhiều tiêu cực nảy sinh... Lúc đó cả xã hội đang thay đổi, từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, đó là điều mới mẻ đối với Việt Nam. Nhưng chính điều đó đã khiến Việt Nam phải thay đổi, trong hơn 10 năm tôi đã chứng kiến những tiến triển trong cải cách thể chế thích ứng với môi trường kinh tế hội nhập. Hệ thống luật pháp chống tham nhũng được xây dựng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Tất cả đã góp phần hạn chế tham nhũng.

Nhìn vào Chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2021, ta thấy rằng sau 10 năm Việt Nam tăng gần 40 bậc và xếp ở vị trí 87/180 quốc gia vào năm 2021.

Trước đây, không ai nghĩ rằng các bộ trưởng, thứ trưởng, chủ tịch tỉnh, thành phố cũng bị lãnh án tù vì tội tham nhũng, và điều đó đã xảy ra, chẳng hạn như vụ Việt Á mới đây. Như vậy rõ ràng Việt Nam đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong cuộc chiến chống tham nhũng. Tham nhũng không loại trừ một quốc gia nào, một chế độ chính trị nào, đa đảng hay độc đảng, dù là nước phát triển hay đang phát triển... Điều quan trọng là chống tham nhũng như thế nào. Tôi cho rằng hiện nay Việt Nam đang làm tốt và rất quyết liệt trong cuộc chiến này”.

Ông Ad Spijkers, nguyên Phó Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam. Dẫn theo Phim tài liệu “Chống giặc nội xâm và góc nhìn quốc tế”. Nguồn: vtv.vn

“Không ít ý kiến đã mặc định các nước đang phát triển là rơi vào tham nhũng, nhưng ngày nay chúng ta có một điển hình Việt Nam, nước đã cam kết đấu tranh chống tham nhũng tới cùng. Và những gì đã đạt được là đáng ghi nhận. Với tôi là người nước ngoài nhìn vào, thì đó là sự công nhận quốc tế rằng Việt Nam đã tiến hành chống tham nhũng mạnh mẽ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn là người đi đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng. Tôi cho rằng những lời kêu gọi chống tham nhũng gửi tới người dân của ông đã tạo sự kết nối giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và người dân trong cuộc chiến này. Và đó là điều rất quan trọng...

Có thể nói hơn 10 năm qua, cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam luôn được triển khai trên hai mặt: Xây dựng chính sách và triển khai thực thi. Dù là chính sách hay thực thi thì cuộc chiến chống tham nhũng đã tạo nên không khí xây dựng lòng tin không chỉ ở người dân trong nước mà cả những nhà đầu tư nước ngoài đang đến đầu tư vào Việt Nam...

Minh bạch là nền tảng cơ bản, là cơ sở để các nước làm ăn với Việt Nam. Việt Nam đang đối thoại để tham gia khuôn khổ hợp tác kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong khuôn khổ này thì minh bạch và chống tham nhũng là một trong bốn trụ cột. Việt Nam đã mạnh dạn đi lên, bắt tay với các nước để cam kết thực hiện vấn đề này...

Tôi cho rằng thành quả chống tham nhũng những năm qua ở Việt Nam là đáng để tự hào”.

T. Vijay Sakhuja, Đại học Rashtriya Raksha (Ấn Độ).
Dẫn theo Phim tài liệu “Chống giặc nội xâm và góc nhìn quốc tế”. Nguồn: vtv.vn

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen thăm chính thức Việt Nam, ngày 4/10/2019. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen thăm chính thức Việt Nam, ngày 4/10/2019. Ảnh: TTXVN

“Trong các bài phát biểu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng cần phải đề cao trách nhiệm và đạo đức trong mỗi cán bộ, đảng viên”.

Tờ The Star, Malaysia, ngày 12/7/2022
https://www.thestar.com.my/aseanplus/aseanplus-news/ 2022/07/12/vietnam-party-boss-nguyen-phu-trong-says-govt- will-go-out-in-ending-graft-in-country

“Bằng cách cho phép công khai thông tin các trường hợp quan chức tham nhũng trên các phương tiện thông tin, Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam đã có được niềm tin và sự tín nhiệm của người dân không chỉ trong các nỗ lực chống Covid-19 mà còn trong chiến dịch chống tham nhũng không ngừng nghỉ”.

Chuyên gia James Borton, Trường Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ. Dẫn theo Phim tài liệu “Chống giặc nội xâm và góc nhìn quốc tế. Nguồn: vtv.vn

“Tham nhũng có thể làm chệch hướng phát triển bền vững và không có ngoại lệ. Các quốc gia không thận trọng sẽ bị cuốn vào vòng xoáy trên. Nhận thấy mối nguy hại từ vấn nạn này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp chống tham nhũng một cách có hệ thống và lâu dài để giải quyết vấn đề. Kể từ khi áp dụng “chính sách mở cửa” giữa những năm 1980, chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kể cả trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được các vấn đề phát sinh từ tham nhũng.

Những nỗ lực của Việt Nam đã cải thiện đáng kể Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) kể từ khi phát động cuộc chiến chống tham nhũng năm 2012. Số lượng người bị truy tố khá lớn cho thấy cách tiếp cận vấn đề và các biện pháp giải quyết hiệu quả để đối phó với vấn nạn tham nhũng. Trong 10 năm triển khai chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam, có 168.000 cán bộ, đảng viên bị kỷ luật và 7.390 cán bộ, đảng viên bị khởi tố vì tội tham nhũng hoặc có liên quan tới tham nhũng, quan trọng là trong số đó có 170 quan chức thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương quản lý.

Nhân 10 năm thực hiện chiến dịch chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổ chức Hội nghị tổng kết trên toàn quốc với sự tham dự của 81.000 đại biểu, để đánh giá kết quả quá trình 10 năm triển khai chiến dịch phòng, chống tham nhũng.

Hội nghị mở đầu cho một giai đoạn mới trong công cuộc chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam và truyền thông điệp quan trọng đến các Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng các tỉnh, thành như: “Không thể tham nhũng”, “Không dám tham nhũng”, “Không cần tham nhũng” và “Không muốn tham nhũng”. Điều này cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu nhận thức rõ những thách thức mà đất nước có thể phải đối mặt trong lĩnh vực này. Báo cáo của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Điều này chứng tỏ quyết tâm rất lớn của Đảng và các cơ quan tư pháp trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, với tư tưởng không khoan nhượng, không có vùng cấm và không có ngoại lệ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm đến việc tiếp tục hành động chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã lập 8 đoàn kiểm tra nhằm xử lý các vụ việc tham nhũng, kể cả ở các cấp ủy và cơ quan đảng. Chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo đã nhận được sự quan tâm của quốc tế. Hàng loạt trang tin quốc tế như Channel News Asia, The Star, Nation... đã đưa tin về các trường hợp như cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh bị khởi tố.

Chiến dịch chống tham nhũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, giúp củng cố hình ảnh môi trường đầu tư và thu hút một số công ty đầu tư vào Việt Nam. Việc quan trọng là luôn đề cao cảnh giác và bảo đảm hành động kịp thời. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, cuộc chiến chống tham nhũng phải là một quá trình liên tục, một yếu tố quan trọng để dự báo những thách thức trong giai đoạn tới. Thí dụ của Việt Nam là một bài học quý giá mà các quốc gia khác có thể học hỏi khi nạn tham nhũng đang là vấn đề phổ biến trên toàn cầu.

Ngài Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã vận dụng sáng tạo các tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng đã quét sạch hàng trăm quan chức. Ông thường lặp đi lặp lại cụm từ “hiện tượng tiêu cực”, bao gồm một loạt các hành vi sai trái như nhận hối lộ, giám sát lỏng lẻo để tham nhũng phát triển. Ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt vấn đề “trọng liêm khiết” và ý thức phê, tự phê trong cán bộ, đảng viên để phát hiện, chỉnh sửa ngay cả khi đồng chí của mình gặp sai phạm. Ông nhận ra rằng công cuộc phòng, chống tham nhũng phải là một quá trình liên tục, thường xuyên - một yếu tố cần thiết để lường trước những thách thức trong giai đoạn tới. Thí dụ của Việt Nam cung cấp một bài học quý giá mà các quốc gia khác có thể noi theo vì nạn tham nhũng đang phổ biến trên toàn cầu”.

Phó Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ S.D. Pradhan
Thời báo Ấn Độ, tháng 9/2022

“Tôi nghĩ Đảng Cộng sản Việt Nam đang cung cấp các công cụ giúp công tác chống tham nhũng trở nên dễ dàng hơn như kỷ luật đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ và tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng và đạo đức. Các công cụ này tồn tại để giúp giáo dục đảng viên và thành viên Chính phủ Việt Nam phòng ngừa tham nhũng. Đây là những công cụ không tồn tại trong các hệ thống chính trị khác...

Trong bài viết gần đây về tương lai của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập tới nguy cơ đối với đảng cầm quyền là tham nhũng, quan liêu, thoái hóa... nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường. Đảng cần phải đề phòng và ngăn chặn tình trạng này... Tôi đến Việt Nam lần đầu cách đây 10 năm nên tôi đã theo dõi tin tức về cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam từ ngày đầu tiên. Chính phủ Việt Nam đã rất nghiêm túc trong việc giải quyết vấn đề này”.

Ông Amiad Horowitz, phóng viên báo People’s World, Mỹ. Dẫn theo Phim tài liệu “Chống giặc nội xâm và góc nhìn quốc tế”. Nguồn: vtv.vn

“Hội nghị tổng kết 10 năm cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam đã mở ra giai đoạn mới trong cuộc chiến chống tham nhũng với sự tham gia của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các địa phương. Các vụ xử lý kỷ luật các quan chức cấp cao vừa qua cho thấy quyết tâm của Đảng và các cơ quan pháp luật trong cuộc chiến chống tham nhũng với tinh thần không khoan nhượng, không vùng cấm, không ngoại lệ”.

Trang tin Bloomberg, ngày 11/10/2022
https://www.bloomberg.com/news/articles/2022-04-21/vietnam-takes-aim-at-market-misdeeds-in-huge-cultural-change

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind và Phu nhân tại lễ đón thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, ngày 20/11/2018. Ảnh: VGP

“Giống như hầu hết các quốc gia khác, tham nhũng vẫn luôn tồn tại trong đời sống ở Việt Nam với đủ dạng thức lớn, nhỏ. Không dễ để có thể xóa bỏ tham nhũng. Tuy nhiên, cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam đang mạnh mẽ hơn lúc nào hết kể từ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi đầu cuộc chiến này... Là một nhà đầu tư, tôi rất mừng khi thấy Chính phủ Việt Nam nhận thức được cũng như hành động để chống tham nhũng. Việt Nam đang chống tham nhũng thực sự hiệu quả.

Trong nhiều năm ở Việt Nam, tôi chưa từng chứng kiến nhiều quan chức tham nhũng bị xét xử và chịu những mức án nghiêm khắc như vậy. Điều này có tác dụng tốt trong việc chống tham nhũng mạnh mẽ khiến các quan chức địa phương trở nên thận trọng, dè chừng, cũng đúng thôi... Họ sợ mắc phải rủi ro lớn nếu đòi hối lộ. Nhờ vậy, các nhà đầu tư chúng tôi sẽ không chịu nhiều áp lực từ hành vi tiêu cực như trước. Mọi thứ đã cải thiện nhiều. Như vậy rõ ràng, các lực lượng phòng, chống tham nhũng của Việt Nam đã hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều, đội ngũ tốt hơn, nhiều nguồn lực và nhân lực cho công cuộc chống tham nhũng hơn...

Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam phòng, chống tham nhũng, tiêu cực rất quyết liệt và theo một cách có hệ thống. Tôi cho rằng đây là động thái đúng đắn và cho tôi hy vọng rằng tham nhũng, tiêu cực sẽ không diễn ra khi thấy Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ xử lý tham nhũng, tiêu cực quyết liệt như thế. Bên cạnh đó, việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh mới đây cũng là một quyết định đúng”.

Ông Thomas Pedersen, Tổng Giám đốc Công ty Mascot Việt Nam và Lào.
Dẫn theo Phim tài liệu “Chống giặc nội xâm và góc nhìn quốc tế”. Nguồn: vtv.vn

Trình bày: NGÔ HƯƠNG
Ảnh: TTXVN; ĐĂNG KHOA; DUY LINH; VGP; qdnd.vn