Ở tuổi 56, thầy giáo Phan Quang Tuấn quyết định dành phần thời gian công tác còn lại trong ngành giáo dục ở xã đảo Sinh Tồn. Thầy Lê Xuân Hạnh sau 37 năm công tác ở đất liền, cũng vừa đặt chân tới đảo Trường Sa lớn đứng lớp dạy 3 học sinh tiểu học. Còn với người thầy giáo có thâm niên 20 năm công tác như Lưu Quốc Thịnh, thì việc dịch chuyển môi trường giáo dục ra đảo vô cùng giá trị để anh thấy cuộc sống mình “bớt nhạt”.
Mang kinh nghiệm 35 năm đi dạy tới đảo Sinh Tồn
Sớm 17/4, trên đảo Sinh Tồn, lớp học của thầy Tuấn đã có mặt đủ 8 trẻ mầm non. Các em đang tập lại bài hát “Cháu yêu chú bộ đội” để chuẩn bị trình diễn giao lưu với đoàn công tác. Mấy bé vừa hát vừa ngọ nguậy ra khỏi chỗ, thầy Tuấn vừa chỉnh giọng, vừa lấy tay giữ các bé ngồi nghiêm ngắn.
37 năm công tác trong ngành giáo dục, thầy Tuấn chứng kiến bao nhiêu thế hệ các em học trò trưởng thành. Trong đó, có không ít người công tác trong ngành hải quân. Từ Khánh Hòa, đã từ lâu thầy Tuấn đã khao khát được đến Trường Sa. Tình yêu con trẻ thiếu thốn ở vùng biển đảo thôi thúc thầy cần phải làm gì đó khi còn vài năm nữa nghỉ hưu. “Ước mơ ra Trường Sa đã ấp ủ rất lâu rồi. Giờ con cái trưởng thành, tôi muốn cống hiến phần thời gian còn lại cho các cháu nhỏ”, thầy Tuấn tâm sự.
Thầy Tuấn, vóc dáng khắc khổ, nhỏ bé, vốn quen với dạy tiểu học, giờ có nhiệm vụ quản lý khối mầm non với các bé bằng tuổi cháu mình. Ở tuổi 55, việc phải chạy theo các em nhỏ lít nhít 4-5 tuổi thật nhọc nhằn, nhưng hạnh phúc của người thầy giáo già vẫn hiển hiện lên khuôn mặt.
Thầy bảo, mới ra, nhìn các cháu cũng rất băn khoăn, việc dạy và học thiếu thốn hơn so với đất liền. Ở đây gần một năm, thầy dần quen với cuộc sống mới. Các cháu bé đều ngoan và nghe lời, bởi vậy, sự suy tư khi xa nhà của thầy vơi đi phần nào. Mỗi ngày không lên lớp, ê a nghe tiếng con trẻ, cuộc sống của thầy giáo già lại thấy nhạt.
Ở đảo Sinh Tồn, thầy Tuấn nhận nhiệm vụ “2 trong 1”. Buổi sáng, thầy “quản” lũ trẻ con lít nhít còn nói chưa sõi, dạy ca, múa, nhạc. Buổi chiều, một thầy-một trò thầy cùng tập đánh vần ê a những chữ cái của lớp 1.
Đã dần quen với môi trường mới, thích nghi với thiếu thốn, thầy Tuấn tâm sự, do điều kiện không có công nghệ thông tin nên không thể cập nhật được ngay những thay đổi của ngành giáo dục để dạy cho các em nhỏ. Đây là điều mà thầy đau đáu nhất, để giúp các em theo kịp chương trình với các bạn ở đất liền.
Một năm ở đây, thầy Tuấn càng thêm cảm nhận được tình cảm với bộ đội chan hòa, giúp đỡ dân trên xã đảo. Ngần ấy thời gian, anh cũng càng có thêm tình yêu thương, cảm kích với người lính trẻ trên đảo. Hầu hết lính ở đảo còn rất trẻ, chỉ bằng tuổi con của mình, nên nhiều lúc, thầy Tuấn như người cha già, chia sẻ, kể chuyện cuộc sống với các chiến sĩ trẻ, trở thành một điểm tựa về mặt tinh thần cho những chiến sĩ trẻ vơi bớt đi nỗi nhớ nhà.
“Tôi công tác được 20 năm trong ngành giáo dục, dành nhiều thời gian dạy ở đất liền. Lần này, tôi muốn đi ra đảo công tác, muốn tìm điều mới cho cuộc sống bớt nhạt.
- Thầy Lưu Quốc Thịnh -
Dịch chuyển để cuộc sống "bớt nhạt"
“Tôi công tác được 20 năm trong ngành giáo dục, dành nhiều thời gian dạy ở đất liền. Lần này, tôi muốn đi ra đảo công tác, muốn tìm điều mới cho cuộc sống bớt nhạt”, thầy Lưu Quốc Thịnh hồn hậu đón chúng tôi đến thăm điểm trường Tiểu học Đá Tây A bằng sự mở đầu rất khoáng đạt về lý do đăng ký xin đến dạy ở biển đảo.
Chúng tôi đến Đá Tây A, khi thầy Thịnh và các em nhỏ cũng đang ngồi quây quần bên sân giao lưu văn nghệ. Hôm nay, thầy cho các em nghỉ học tiết đầu để đón đoàn công tác.
Là đảo có số lượng dân cư đông đúc, trường có 9 bé mầm non và 9 bé tiểu học. 20 năm dạy loanh quanh ở Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, thầy Thịnh quyết liều xin vợ ra đảo dạy học. Thầy Thịnh hiền hậu bảo “Ở đây gần một năm, tôi thấy yêu học sinh hơn, thấy việc dạy học của mình có ý nghĩa hơn”.
Trường Tiểu học Đá Tây A nằm ngay bên hông tòa nhà Ủy ban nhân dân xã đảo. Là lớp lắp ghép 5 trình độ, trên bảng, những nội dung học từng lớp được ngăn cách bởi vạch phấn kẻ dọc. Với việc dạy tới 9 cháu tiểu học với các khối lớp các nhau, một ngày học, thầy Thịnh chủ yếu tập trung dạy Toán, Tiếng Việt.
Thầy Thắng chia sẻ, các cháu ở trường Tiểu học Đá Tây A rất ngoan, có cháu học theo kịp đất liền, nhưng có những em bé không học hành tập trung. Bởi vậy, giá trị ý nghĩa hơn hàm ý chia sẻ thầy Thịnh, không chỉ là việc trao truyền kiến thức cho các bạn tiểu học, mà thầy còn phải đồng hành với các gia đình, thường xuyên trao đổi để gia đình can thiệp cả về dinh dưỡng, phối hợp với các thầy giúp các bé giảm bớt sự tăng động trên lớp.
Một mình dạy các bé tiểu học, thầy Thịnh phải cân đối nội dung dạy học để cho từng buổi lên lớp. Và người thầy, thay vì đứng trên bục giảng, sẽ phải đi xuống từng bàn để dạy các em kiến thức. “Việc dạy như vậy cũng làm cho các em khác bị phân tâm, ngơi không để ý là sẽ ngồi chơi không học. Nhưng trong tình thế này, để các em ở đảo theo đuổi kịp chương trình đất liền, chúng tôi buộc phải học ghép”, thầy Thịnh kể.
Việc dạy các bé tiếp thu nhanh với bé tăng động, giảm chú ý, chậm tiếp thu nhiều khi khiến người thầy cũng chịu nhiều áp lực. “Nhiều bé tâm lý được chiều, nên thừa chất, không hợp tác trong học tập với thầy cô. Tôi phải ngồi với gia đình, cùng bàn kế hoạch, nếu các cháu giận dỗi thì mình không quan tâm các cháu, tạo các phản xạ nếu vui thì mọi người yêu thương, còn nếu nhõng nhẽo thì không đáp ứng. Từ từ mình dạy dỗ các cháu hiểu đúng và có thái độ đúng đắn. Giáo dục không chỉ là dạy kiến thức, mà còn dạy các em trở thành người có đạo đức, có ích cho xã hội”, thầy Thắng bày tỏ tâm huyết về sự nghiệp trồng người của mình.
Có vợ cùng công tác trong ngành giáo dục, nên khi xin ý kiến vợ, thầy Thịnh nhận được sự ủng hộ rất lớn. Nhiều năm nằm trong đội tập huấn sách giáo khoa mới, hội đồng lựa chọn cách giáo khoa cấp tỉnh, nên những kiến thức mới, phương pháp giáo dục mới được thầy Thịnh nắm rất chắc. “Chỉ tiếc tôi chưa kịp tham gia hội đồng lớp 5 thì đã ra đảo”, thầy tiếc nuối. Hè này, trong dịp nghỉ hè, thầy Thịnh cho biết sẽ cố gắng cập nhật kiến thức mới lớp 5 để dạy các em ở xã đảo Đá Tây A.
Ở góc lớp, tủ sách được trang bị đầy đủ nhiều tài liệu bổ trợ. Thế nhưng, tình yêu biển đảo đã thấm nhuần trong các em nhỏ từ tấm bé, có em sinh ra và lớn lên ở biển đảo. Bởi vậy, việc hun đúc tình yêu quê hương với người thầy giáo này không có gì khó khăn. Mỗi ngày dạy học mệt nhọc, thầy lại thấy niềm hân hoan khi có những em học trò như Lê Nguyễn Anh Khôi, 9 tuổi, học lớp 3 bày tỏ với thầy ước mơ trở thành bộ đội vì con rất ngưỡng mộ các chú canh gác tại biển đảo, giúp cho các em cuộc sống bình yên. "Trước nghe về Trường Sa trong tưởng tượng, giờ thì mình đã được trải nghiệm và tôi thấy những ngày tháng này rất ý nghĩa, được đóng góp công sức của mình", thầy Thắng tạm biệt chúng tôi, bằng một tâm huyết và nụ cười thân thiện.
A modern tilt to the Baroque landscape: the Casa da Música
A modern tilt to the Baroque landscape: the Casa da Música
Torre dos Clérigos. The most iconic and visible of Porto's many Baroque buildings.
Torre dos Clérigos. The most iconic and visible of Porto's many Baroque buildings.
If you aren't stopping for custard tarts, you aren't doing Porto right.
If you aren't stopping for custard tarts, you aren't doing Porto right.
Ponte Luiz I. A cast iron bridge in the middle of Porto's old town. Look familiar? It was designed by a disciple of Gustave Eiffel.
Ponte Luiz I. A cast iron bridge in the middle of Porto's old town. Look familiar? It was designed by a disciple of Gustave Eiffel.
Người thầy giáo già và ấp ủ mang Tiếng Anh ra biển đảo
Chỉ còn 7 năm nữa sẽ nghỉ hưu, thầy Lê Xuân Hạnh, giáo viên tiểu học tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa không chần chừ đăng ký, vác ba lô lên đường tới đảo Trường Sa lớn nửa năm trước. Con cái đã phương trưởng, 35 năm cùng vợ công tác cùng trường học, đã định hướng được người con lớn nối nghiệp cha mẹ, thầy Hạnh cười hào sảng nói: “Tôi bảo với bà xã là muốn tìm hiểu cuộc sống các em nhỏ ở đảo, xem mình có thể dạy được cho các cháu điều gì không”.
Trường Tiểu học Trường Sa lớn có 3 cháu tiểu học lớp 2 và 3. Thầy Lê Xuân Hạnh, vốn quen với dạy khối 4-5, giờ phải soạn lại toàn bộ phần giáo án, học cách chuyển tải xen kẽ để các bé cùng lên lớp mà không bị ảnh hưởng bởi kiến thức của nhau.
Trước khi ra đảo dạy học, thầy Hạnh chưa hình dung được các em ở đây thiếu thốn gì và cần học tập gì. Gần một năm qua, khi đã hiểu về các em và môi trường học tập còn thiếu thốn về tin học, ngoại ngữ, trong dịp nghỉ hè về phép tới đây, thầy Hạnh tâm sự sẽ dành nhiều thời gian soạn các tài liệu giảng dạy. “Tôi tin sang năm, các con ở đây sẽ được học tập đầy đủ hơn”, thầy Hạnh tự tin nói.
"5 năm dạy ở Trường Sa lớn, rồi về đất liền dạy tiếp 2 năm tôi sẽ nghỉ hưu. Đây là quãng thời gian tôi thấy mình cống hiến thật sự có ý nghĩa cho ngành giáo dục. Tôi mong muốn 4 năm còn lại ở đây, những tâm huyết của mình sẽ thực hiện được để các em bớt đi phần nào thiệt thòi so với giáo dục ở đất liền.
9 tháng học, thầy soạn sẵn 9 chủ đề học tập, lồng ghép bài dạy về biển đảo. Thầy bảo, có những thứ ở đây hay hơn đất liền vì các cháu được sống ngay tại đất Trường Sa, nên rất yêu các chú bộ đội, yêu biển đảo quê hương. Còn về kiến thức trên lớp, thầy thường xuyên gọi về đất liền, nhờ vợ và con gửi bộ đề cập nhật để thầy dạy các con trên lớp.
Trước khi ra đảo dạy học, thầy Hạnh chưa hình dung được các em ở đây thiếu thốn gì và cần học tập gì. Gần một năm qua, khi đã hiểu về các em và môi trường học tập còn thiếu thốn về tin học, ngoại ngữ, trong dịp nghỉ hè về phép tới đây, thầy Hạnh tâm sự sẽ dành nhiều thời gian soạn các tài liệu giảng dạy. “Tôi tin sang năm, các con ở đây sẽ được học tập đầy đủ hơn”, thầy Hạnh tự tin nói.
Ấp ủ lớn nhất của thầy là có thể mang môn tiếng Anh ra đảo, để phổ cập ban đầu cho các em nhỏ. Các chiến sĩ quân y ở đảo Trường Sa lớn là những Tiến sĩ, có trình độ ngoại ngữ tốt, cũng rất muốn kết hợp với các thầy để cùng bổ túc cho các em có thêm chút vốn từ tiếng Anh vào cuối tuần. Ghi nhận tâm huyết của các chiến sĩ quân y, thầy Hạnh càng có thêm động lực để hè này, thầy sẽ cập nhật chương trình dạy tiếng Anh khoảng 40 phút/buổi học vào usb làm tài liệu mang ra đảo.
"5 năm dạy ở Trường Sa lớn, rồi về đất liền dạy tiếp 2 năm tôi sẽ nghỉ hưu. Đây là quãng thời gian tôi thấy mình cống hiến thật sự có ý nghĩa cho ngành giáo dục. Tôi mong muốn 4 năm còn lại ở đây, những tâm huyết của mình sẽ thực hiện được để các em bớt đi phần nào thiệt thòi so với giáo dục ở đất liền", thầy Hạnh chia sẻ.
Tại các đảo Sinh Tồn, Đá Tây A, Trường Sa lớn chúng tôi đặt chân tới, các ngôi trường được xây dựng khang trang. Trong lớp học, tủ sách không thiếu các loại sách bổ trợ, tham khảo để giúp các em bồi đắp thêm kiến thức về cuộc sống. Ngoài sân, dưới bóng cây rợp mát, những ngôi nhà bóng, xích đu, cầu trượt, đu quay... được đầu tư đầy đủ khiến cho tuổi thơ của các em ở huyện đảo xa xôi bớt đi phần nào thiệt thòi. Nhìn những đứa trẻ hạnh phúc mỗi ngày đến lớp học, mới thấy sự cống hiến của những người thầy nơi đây vô cùng giá trị.
Ở huyện đảo Trường Sa, bóng dáng của những người thầy giáo già trở thành điểm tựa về tinh thần cho các gia đình và nhiều chiến sĩ trẻ tại đây. Không chỉ đơn thuần mang kiến thức phổ cập giáo dục cho các em nhỏ, trong những buổi trà chiều, những ngày sinh hoạt tập thể chung, những tâm huyết của các thầy đồng hành cùng gia đình rèn giũa con là điều bất kỳ cha mẹ nào cũng mong mỏi, để mai này các con về đất liền, hành trang kiến thức ấy sẽ giúp các con hòa nhập được với môi trường giáo dục mới.
Tổ chức thực hiện: THẢO LÊ
Thực hiện : THIÊN LAM
Ngày xuất bản: 26/4/2024
Đoàn công tác chụp ảnh cùng thầy trò trường Tiểu học xã Sinh Tồn.
Đoàn công tác chụp ảnh cùng thầy trò trường Tiểu học xã Sinh Tồn.