Giáo sư Gérard Albert Mourou

Giáo sư Gérard Albert Mourou là nhà khoa học người Pháp và là người tiên phong trong lĩnh vực Kỹ thuật điện và Laser. Ông là Giáo sư của Haut Collège tại École polytechnique và giữ chức danh Giáo sư danh dự tại Đại học danh dự AD Moore, Đại học Michigan.

Năm 2018, ông được trao giải Nobel Vật lý cùng với đồng nghiệp của mình – Giáo sư Donna Strickland nhờ phát minh ra phương pháp khuếch đại xung chirped, một “phương pháp tạo ra xung quang cực ngắn, cường độ cao” (Công trình sáng tạo của họ có thể được tìm thấy trong các ứng dụng bao gồm phẫu thuật sửa mắt, và dự kiến sẽ có tác động đáng kể đến liệu pháp điều trị ung thư và các nghiên cứu vật lý khác trong tương lai).

Giáo sư Mourou cũng có nhiều đóng góp trong lĩnh vực laser cực nhanh, điện tử tốc độ cao và y học.

Những công bố khoa học mang tính đột phá của ông đã được tôn vinh bằng nhiều giải thưởng danh giá từ năm 1995 đến nay, tiêu biểu là các giải thưởng: Giải R. W. Wood Prize được trao bởi OSA (1995), Giải SPIE Harold E. Edgerton (1997), Giải IEEE LEOS Quantum Electronics (2004), Giải Willis E. Lamb cho Khoa học Laser và Quang học Lượng tử (2005), Giải Charles Hard Townes được trao bởi OSA (2009), Giải Arthur L. Schawlow trong Khoa học Laser được trao bởi Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ (2018)…

Từ năm 2005 đến 2009, Giáo sư Mourou là Giám đốc Phòng thí nghiệm Quang học Ứng dụng tại ENSTA. Ông cũng là Giám đốc sáng lập của Trung tâm Khoa học Quang học Cực nhanh, Đại học Michigan năm 1990.

Giáo sư Mourou học vật lý tại Đại học Grenoble, và sau đó tại Đại học Pierre-et-Marie-Curie ở Paris, nơi ông lấy bằng Tiến sĩ vào năm 1973. Sau đó ông chuyển đến Hoa Kỳ và trở thành giáo sư tại Đại học Rochester và Đại học Michigan Ann Arbor, nơi ông thực hiện công trình nghiên cứu được trao giải Nobel.