NIỀM VUI VỠ ÒA TRÊN ĐẤT BẠN

Sau rất nhiều nỗ lực, hành trình đến với danh hiệu Thành phố vì Hòa bình của Hà Nội đã bước vào giai đoạn nước rút. Tháng 7/1999, cả phái đoàn Việt Nam tại UNESCO lẫn những người theo dõi từ trong nước đều “nín thở” chờ đợi.

UNESCO ghi nhận, đánh giá cao truyền thống yêu nước, khát vọng tự do, độc lập, hòa bình của toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng.

UNESCO ghi nhận, đánh giá cao truyền thống yêu nước, khát vọng tự do, độc lập, hòa bình của toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng.

Giờ phút không thể quên

Ông Trịnh Đức Dụ, nguyên Đại sứ, nguyên Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại UNESCO nhiệm kỳ 1996-1999 nhớ lại: Ngày 6/7/1999, vòng xét duyệt cuối cùng dành cho các hồ sơ tranh giải diễn ra tại Paris. Từ 9 giờ sáng, toàn bộ phái đoàn đều có mặt, ngồi đợi ở phòng họp lớn trong tâm trạng vô cùng hồi hộp.

Đúng 12 giờ trưa, nguyên Trưởng Phái đoàn Việt Nam nhận được cuộc gọi từ Tổng thư ký chấp hành giải thưởng thông báo Hà Nội đã được vinh danh. Trong phút chốc, niềm vui, niềm hạnh phúc và tự hào vỡ òa ra.

Được vinh danh cùng đợt còn có các thành phố Deft (Hà Lan), Zuk Mikael (Lebanon), Quito (Ecuador) và Timbuktu (Mali). Lễ trao giải sẽ được tổ chức 10 ngày sau đó tại La Paz thuộc Bolivia. Đáng chú ý, Hà Nội cũng là Thủ đô duy nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.

Đại sứ Trịnh Đức Dụ (ở giữa) trong giai đoạn vận động cho danh hiệu Thành phố vì Hòa bình. (Ảnh: NVCC)

Đại sứ Trịnh Đức Dụ (ở giữa) trong giai đoạn vận động cho danh hiệu Thành phố vì Hòa bình. (Ảnh: NVCC)

Thông báo của UNESCO khi đó nêu rõ: “Vào năm 2000, hơn nửa số dân đang sống tại các thành phố. UNESCO nhận thức điều này trong chiến lược của mình và trong nhiệm vụ thường niên về đối thoại với các đối tác mới. Với việc tạo nên Giải thưởng Thành phố Vì hòa bình, UNESCO muốn thúc đẩy mối quan hệ thân thiết với các thành phố, thị trưởng và các cán bộ của họ, những người sẽ bảo đảm việc thực thi hằng ngày chế độ dân chủ, quyền công dân và tất cả các giá trị và quyền mà UNESCO ủng hộ”.

Điều này đã cho thấy sự ghi nhận, đánh giá chính thức từ UNESCO đối với truyền thống yêu nước, khát vọng tự do, độc lập, hòa bình của toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng. Càng ý nghĩa hơn, giải thưởng đến vào lúc Thủ đô đang chuẩn bị chào mừng kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.

Thư và hồ sơ của Việt Nam gửi UNESCO năm 1999. Ảnh: hanoimoi.vn

Thư và hồ sơ của Việt Nam gửi UNESCO năm 1999. Ảnh: hanoimoi.vn

Vài ngày sau đó, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thời điểm đó Hoàng Văn Nghiên dẫn đầu đã bay tới La Paz. Chuyến đi rất vất vả vì phải nối chuyến nhiều với đích đến là thành phố cao nguyên nằm ở độ cao gần 4.000m so với mực nước biển. Dù mệt mỏi, nhưng các thành viên trong đoàn đều vô cùng tự hào và phấn khởi.

Lễ trao tặng giải thưởng đã được tổ chức long trọng tại một thánh đường ở Thủ đô La Paz với sự tham dự của nhiều quan chức quốc tế. Phần thưởng, ngoài giấy chứng nhận, còn có một biểu tượng Thành phố Vì hòa bình và 25.000 USD.

Thông báo của UNESCO tên các thành phố được giải thưởng Thành phố Vì hòa bình ngày 9/7/1999. Ảnh: hanoimoi.vn

Thông báo của UNESCO tên các thành phố được giải thưởng Thành phố Vì hòa bình ngày 9/7/1999. Ảnh: hanoimoi.vn

Phát biểu tại lễ trao giải, Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor đã đánh giá: “Thành phố Hà Nội có một quá trình lịch sử đầy ấn tượng, đặc biệt trong lĩnh vực tôn tạo các di tích, hỗ trợ giao lưu văn hóa-nghệ thuật, khuyến khích ngành nghề truyền thống, cải thiện dịch vụ y tế đối với người cao tuổi, bảo vệ môi trường và xây dựng các khu công viên cây xanh. Thành phố Hà Nội cũng đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, coi đó là ưu tiên trong chính sách phát triển của mình. Thành phố Hà Nội thể hiện sự quan tâm mang tính nhân văn đối với những vấn đề khác nhau mà tất cả các thành phố hiện nay phải đối phó và thành phố cũng đang tiếp tục cố gắng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, cũng như hạ tầng xã hội, đặc biệt là cải thiện chất lượng cuộc sống của hơn 2,5 triệu người dân Thủ đô”.

“Khoảnh khắc Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên thay mặt nhân dân Hà Nội lên nhận giải thưởng từ chính tay Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor là một trong những phút giây xúc động, hạnh phúc nhất. Đây không chỉ là thành tựu lớn của Thủ đô, của đất nước mà đồng thời còn là một trong những dấu ấn, thành tựu không thể quên của cơ quan Sở Ngoại vụ Hà Nội, khi đó mới thành lập được 2 năm 8 tháng”, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Trần Nghĩa Hòa nhấn mạnh.

Giấy chứng nhận và biểu tượng Thành phố Vì hòa bình do UNESCO trao tặng Thủ đô Hà Nội. Ảnh: hanoimoi.vn

Giấy chứng nhận và biểu tượng Thành phố Vì hòa bình do UNESCO trao tặng Thủ đô Hà Nội. Ảnh: hanoimoi.vn

Hà Nội là Thủ đô duy nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.

Item 1 of 5

Khu vực đô thị hai bên bờ sông Hồng đoạn qua địa bàn Thành phố Hà Nội. Ảnh: DUY LINH

Khu vực đô thị hai bên bờ sông Hồng đoạn qua địa bàn Thành phố Hà Nội. Ảnh: DUY LINH

Các tòa nhà cao tầng và khu đô thị trên tuyến đường vành đai 3 Hà Nội. Ảnh: DUY LINH

Các tòa nhà cao tầng và khu đô thị trên tuyến đường vành đai 3 Hà Nội. Ảnh: DUY LINH

Đại lộ Thăng Long kết nối khu vực phía Tây Hà Nội. Ảnh: DUY LINH

Đại lộ Thăng Long kết nối khu vực phía Tây Hà Nội. Ảnh: DUY LINH

Thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều sáng kiến khác nhau để giải quyết các thách thức về môi trường.

Thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều sáng kiến khác nhau để giải quyết các thách thức về môi trường.

Đền Quán Thánh - Di tích lịch sử thu hút đông người dân và du khách. Ảnh; DUY LINH

Đền Quán Thánh - Di tích lịch sử thu hút đông người dân và du khách. Ảnh; DUY LINH

Hà Nội – Thành phố vì Hòa bình qua “những góc nhìn”

Ngay sau sự kiện, trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa của giải thưởng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên khẳng định: “Giải thưởng Thành phố Vì hòa bình mang ý nghĩa lớn lao, góp phần nâng cao vị thế của Thủ đô Hà Nội nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập và hòa nhập quốc tế, tạo điều kiện giới thiệu Thủ đô với bạn bè quốc tế bốn phương, nối rộng dài các mối giao lưu, hợp tác kinh tế-văn hóa với các nước. Giải thưởng cũng nâng cao niềm tự hào và ý thức trách nhiệm công dân, động viên, cổ vũ mọi người đóng góp tài lực, phấn đấu xây dựng một Thủ đô gương mẫu, giàu đẹp, văn minh, lịch sự, giàu tính nhân văn và công bằng xã hội”.

Giải thưởng Thành phố Vì hòa bình mang ý nghĩa lớn lao, góp phần nâng cao vị thế của Thủ đô Hà Nội nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung.

Trong dịp Kỷ niệm 20 năm ngày Hà Nội đón danh hiệu Thành phố vì Hòa bình, ông Firmin Edouard Makoto, thời điểm đó là Trợ lý Tổng Giám đốc phụ trách đối ngoại, đại diện Tổng Giám đốc UNESCO cho biết, UNESCO đánh giá cao tầm nhìn mà Hà Nội, Thành phố vì hòa bình của UNESCO, đã mang đến cho UNESCO. Theo ông Firmin Edouard Matoko, UNESCO hiểu rằng dù Hà Nội tự hào về quá khứ của mình nhưng luôn mạnh mẽ hướng đến tương lai. UNESCO tin rằng Hà Nội có tất cả các điều kiện phù hợp để trở thành trung tâm của sự sáng tạo.

Vì vậy, UNESCO tiếp tục hợp tác mạnh mẽ hơn với Hà Nội không chỉ để thúc đẩy và bảo tồn những giá trị lịch sử nơi đây mà còn để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa mới cho một thời đại mới.

Theo cách này, Hà Nội có thể duy trì sự tăng trưởng một cách bền vững, thu hút được nhân tài, cung cấp việc làm cho giới trẻ và xây dựng Hà Nội như một thủ đô sáng tạo. UNESCO tin trưởng trong 20 năm nữa, vào năm 2039, Hà Nội sẽ có nhiều điều đổi thay, sự thay đổi đó sẽ thêm một chương nữa vào di sản của Thủ đô nước Việt Nam - "Thành phố vì hòa bình".

UNESCO tin rằng Hà Nội có tất cả các điều kiện phù hợp để trở thành trung tâm của sự sáng tạo.
Trợ lý Tổng Giám đốc phụ trách đối ngoại, đại diện Tổng Giám đốc UNESCO Firmin Edouard Makoto

Ông Firmin Edouard Matoko - trợ lý Tổng Giám đốc phụ trách đối ngoại, đại diện Tổng Giám đốc UNESCO phát biểu tại buổi Kỷ niệm 20 năm ngày Hà Nội đón danh hiệu Thành phố vì Hòa bình. Ảnh: DUY LINH

Ông Firmin Edouard Matoko - trợ lý Tổng Giám đốc phụ trách đối ngoại, đại diện Tổng Giám đốc UNESCO phát biểu tại buổi Kỷ niệm 20 năm ngày Hà Nội đón danh hiệu Thành phố vì Hòa bình. Ảnh: DUY LINH

Bà Jane Runkat - Đại biện lâm thời Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam thì khẳng định, Danh hiệu Thành phố vì hòa bình đã ghi nhận những nỗ lực của Hà Nội trong việc thúc đẩy hòa bình, hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời phản ánh cam kết của thành phố đối với những giá trị phổ quát này.

Theo bà Jane Runkat, Hà Nội đã có sự chuyển mình ngoạn mục từ những vết thương chiến tranh trở thành biểu tượng của hòa bình và hòa giải. Bên cạnh đó, Hà Nội đã “biến những khó khăn của ngày hôm qua thành khả năng cạnh tranh của ngày hôm nay, đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và phát triển trí tuệ”.

Danh hiệu Thành phố vì hòa bình đã ghi nhận những nỗ lực của Hà Nội trong việc thúc đẩy hòa bình, hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời phản ánh cam kết của thành phố đối với những giá trị phổ quát này.
Đại biện lâm thời Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam Jane Runkat

“Ngày nay, Hà Nội là trung tâm giáo dục, nơi đặt trụ sở của các tổ chức uy tín và nhiều trung tâm nghiên cứu khác nhau, góp phần xây dựng văn hóa học tập và thảo luận. Các tổ chức này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy môi trường hợp tác với các quốc gia khác cũng như các đối tác trong nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và cùng phát triển”, bà Jane Runkat nhấn mạnh.

Ngoài ra, lập trường của Hà Nội về tính bền vững môi trường cũng cho thấy Hà Nội phù hợp là thành phố vì hòa bình. Thành phố đã thực hiện nhiều sáng kiến khác nhau để giải quyết các thách thức về môi trường, tạo nên lối sống lành mạnh, phù hợp với các mục tiêu xây dựng hòa bình toàn cầu bằng cách nâng cao nhận thức môi trường.

Các đồng chí lãnh đạo TP Hà Nội, Bộ Ngoại giao, đại diện tổ chức UNESCO thực hiện nghi thức thả chim bồ câu mang thông điệp khát vọng hòa bình, thịnh vượng. Ảnh: DUY LINH

Các đồng chí lãnh đạo TP Hà Nội, Bộ Ngoại giao, đại diện tổ chức UNESCO thực hiện nghi thức thả chim bồ câu mang thông điệp khát vọng hòa bình, thịnh vượng. Ảnh: DUY LINH

“Việc công nhận Hà Nội là Thành phố vì hòa bình có thể truyền cảm hứng cho các thành phố khác theo đuổi con đường hòa bình và phát triển. Đây là một minh chứng tuyệt vời về cách các trung tâm đô thị có thể biến những thách thức trong quá khứ, hiện tại và tương lai thành những cơ hội mang tính xây dựng để tăng trường”, bà Jane Runkat nhận định.

Mới đây, ngày 2/8, phát biểu tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York trong khuôn khỏ Diễn đàn cấp cao có chủ đề “Phát triển nền văn hóa hòa bình cho thế hệ hiện tại và tương lai”, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Hoàng Giang khẳng định việc Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình” cách đây 25 năm là sự thừa nhận quốc tế đối với các nỗ lực và đóng góp của nhân dân Việt Nam cho hòa bình.

Đại sứ khẳng định, Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình, luôn chung sống hòa bình và hòa hợp với các dân tộc khác trong suốt chiều dài lịch sử của mình, chỉ buộc phải cầm vũ khí để chống lại các ý đồ thống trị và xâm lược.

Ngày nay, chính sách đối ngoại của Việt Nam phản ánh sâu sắc khát vọng ấy với đường lối đối ngoại độc lập, hòa bình, hợp tác và phát triển. Là đối tác vì hòa bình bền vững, Việt Nam đã liên tục nỗ lực thực hiện Chương trình hành động văn hóa hòa bình và đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống của người dân.

Mới đây, Việt Nam đã thông qua Chương trình Hành động Quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh, nâng cao vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong quá trình ra quyết định đối với các vấn đề hòa bình và an ninh.

Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện Chương trình hành động văn hóa hòa bình.

Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện Chương trình hành động văn hóa hòa bình.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định, thúc đẩy nền văn hóa hòa bình đồng nghĩa với việc bảo đảm không đe dọa hay sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp, đồng thời đây cũng là những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc.

Đại sứ kêu gọi các quốc gia thực hiện đầy đủ các nguyên tắc này, nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và thúc đẩy nền văn hóa hòa bình vì một tương lai tươi sáng cho thế hệ hiện tại và mai sau.

Ngày xuất bản: 8/10/2024
Tổ chức: PHẠM TRƯỜNG SƠN
Nội dung: SƠN BÁCH, MINH KHÔI
Trình bày: NGÔ HƯƠNG
Ảnh: DUY LINH, THÀNH ĐẠT, TTXVN, Báo Hà Nội mới