Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ ...

Đại tướng Hoàng Văn Thái là một trong những học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một đảng viên cộng sản kiên cường, nhất mực trung thành, tận tụy với Đàng, với nước, tận hiếu với nhân dân; một nhà quân sự tài năng, đức độ của cách mạng Việt Nam. Trải qua thực tiễn hai cuộc kháng chiến, với kiến thức và tài năng quân sự xuất sắc, đồng chí trở thành một vị tướng mẫu mực về công tác tham mưu và chỉ huy chiến đấu. Không chỉ là một nhà tổ chức thực tiễn quân sự xuất sắc, Đại tướng Hoàng Văn Thái còn góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận trong quá trình cụ thể hóa đường lối chính trị, quân sự của Đảng vào đấu tranh vũ trang, tiến hành chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang và củng cố nền quốc phòng toàn dân.

Đồng chí Hoàng Văn Thái (tức Hoàng Văn Xiêm), sinh ngày 01/5/1915 trong một gia đình nông dân yêu nước, tại xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Đồng chí đã sớm giác ngộ cách mạng, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và tích cực xây dựng tổ chức đảng ở các tỉnh Thái Bình, Hà Bắc.

Ngày 22/12/1944, đồng chí Hoàng Văn Thái trở thành một trong số 34 đội viên đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được phân công là người cầm lá cờ trong buổi lễ thành lập Đội. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho đồng chí Hoàng Văn Thái thành lập, xây dựng Bộ Tổng Tham mưu và giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngoài trọng trách Tổng tham mưu trưởng, đồng chí còn trực tiếp làm Tham mưu trưởng và Đảng ủy viên các chiến dịch lớn như: Biên Giới, Trung Du, Đường 18, Hà - Nam - Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bên cạnh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, đồng chí trực tiếp chỉ huy công tác tham mưu, tác chiến tại Mặt trận, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.

Khi đế quốc Mỹ đưa ồ ạt quân viễn chinh Mỹ và quân các nước đồng minh vào miền Nam, tháng 3/1966, đồng chí Hoàng Văn Thái nhận nhiệm vụ vào truyền đạt Nghị quyết 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III cho các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy ở miền Nam. Sau đó, đồng chí được chỉ định làm Quyền Bí thư Khu ủy Khu 5, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 5. Tháng 10/1967, để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, đồng chí được cử vào Nam Bộ giữ chức Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Phó Bí thư Quân ủy Miền, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Miền. Đồng chí đã cùng các đồng chí trong Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy Miền và Bộ chỉ huy Miền lãnh đạo, chỉ đạo các đợt tiến công và nổi dậy Mậu Thân, các chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Chen La I (tháng 6/1970), Toàn thắng (tháng 2/1971), Chen La II (tháng 8/1971), Chiến dịch tiến công tổng hợp Quân khu 8 (1972)… giành thắng lợi lớn.

Sau Hiệp định Pari được ký kết (tháng 1/1973), từ chiến trường miền Nam, đồng chí lại trở về Bộ Tổng tham mưu đảm nhiệm cương vị Phó Tổng Tham mưu trưởng thứ nhất, phụ trách tác chiến và chi viện chiến trường. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, đồng chí cùng các cán bộ phụ trách Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo cơ quan chuẩn bị các kế hoạch tác chiến chiến lược, góp phần thực hiện các ý định và chủ trương của Bộ Chính trị, tạo thế và tạo lực cho toàn quân, toàn dân ta nắm lấy thời cơ giành thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, đồng chí giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương); được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa III, IV, V, đại biểu Quốc hội khóa VII.

Với những cống hiến xuất sắc và phẩm chất trong sáng, đồng chí Hoàng Văn Thái đã được Đảng, Quốc hội, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, hai Huân chương Quân công (hạng Nhất, hạng Nhì), Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; ba Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Ngày 22/12/1944, đồng chí Hoàng Văn Thái trở thành một trong số 34 đội viên đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được phân công là người cầm lá cờ trong buổi lễ thành lập Đội. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho đồng chí Hoàng Văn Thái thành lập, xây dựng Bộ Tổng Tham mưu và giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngoài trọng trách Tổng tham mưu trưởng, đồng chí còn trực tiếp làm Tham mưu trưởng và Đảng ủy viên các chiến dịch lớn như: Biên Giới, Trung Du, Đường 18, Hà - Nam - Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bên cạnh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, đồng chí trực tiếp chỉ huy công tác tham mưu, tác chiến tại Mặt trận, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.

Khi đế quốc Mỹ đưa ồ ạt quân viễn chinh Mỹ và quân các nước đồng minh vào miền Nam, tháng 3/1966, đồng chí Hoàng Văn Thái nhận nhiệm vụ vào truyền đạt Nghị quyết 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III cho các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy ở miền Nam. Sau đó, đồng chí được chỉ định làm Quyền Bí thư Khu ủy Khu 5, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 5. Tháng 10/1967, để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, đồng chí được cử vào Nam Bộ giữ chức Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Phó Bí thư Quân ủy Miền, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Miền. Đồng chí đã cùng các đồng chí trong Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy Miền và Bộ chỉ huy Miền lãnh đạo, chỉ đạo các đợt tiến công và nổi dậy Mậu Thân, các chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Chen La I (tháng 6/1970), Toàn thắng (tháng 2/1971), Chen La II (tháng 8/1971), Chiến dịch tiến công tổng hợp Quân khu 8 (1972)… giành thắng lợi lớn.

Sau Hiệp định Pari được ký kết (tháng 1/1973), từ chiến trường miền Nam, đồng chí lại trở về Bộ Tổng tham mưu đảm nhiệm cương vị Phó Tổng Tham mưu trưởng thứ nhất, phụ trách tác chiến và chi viện chiến trường. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, đồng chí cùng các cán bộ phụ trách Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo cơ quan chuẩn bị các kế hoạch tác chiến chiến lược, góp phần thực hiện các ý định và chủ trương của Bộ Chính trị, tạo thế và tạo lực cho toàn quân, toàn dân ta nắm lấy thời cơ giành thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, đồng chí giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương); được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa III, IV, V, đại biểu Quốc hội khóa VII.

Với những cống hiến xuất sắc và phẩm chất trong sáng, đồng chí Hoàng Văn Thái đã được Đảng, Quốc hội, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, hai Huân chương Quân công (hạng Nhất, hạng Nhì), Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; ba Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Ngày 22/12/1944, đồng chí Hoàng Văn Thái vinh dự được tham gia Ban Chỉ huy Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và được giao phụ trách công tác tuyên truyền, binh vận. Đối với việc lựa chọn mục tiêu cho trận ra quân đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đồng chí Hoàng Văn Thái đề xuất đánh đồn Phai Khắt thay vì phục kích. Vì muốn bảo đảm đánh thắng trận đầu thì phải đánh vào những nơi gần dân, có cơ sở chính trị tốt. Và chiến thắng của hai trận Phai Khắt, Nà Ngần, mở đầu cho truyền thống “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam đã chứng minh nhận định chính xác của đồng chí Hoàng Văn Thái. Từ sau thắng lợi này, đồng chí Hoàng Văn Thái được giao phụ trách tác chiến và tình báo. Đây chính là bước khởi đầu cho sự thăng hoa của một nhà tham mưu chiến lược.

Theo đề nghị của đồng chí Võ Nguyên Giáp, ngày 7/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho đồng chí Hoàng Văn Thái nhiệm vụ thành lập, tổ chức Bộ Tổng Tham mưu với lời dặn: “Bây giờ chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu biết về công tác tham mưu, có khó khăn đấy, nhưng phải cố gắng vừa làm vừa học, có quyết tâm làm thì khó mấy cũng làm được, thế nào ta cũng xây dựng được một ngành tham mưu vững mạnh, tài cán, xứng đáng với dân tộc Việt Nam mưu trí, sáng tạo và anh hùng bất khuất, để bảo vệ độc lập Tổ quốc, tự do của dân tộc”.

Trên cương vị Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng chí Hoàng Văn Thái đã có nhiều đóng góp quan trọng, đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành, phát triển của cơ quan tham mưu chiến lược và ngành tham mưu các cấp trong quân đội. Đồng chí luôn chú trọng việc xây dựng và huấn luyện các đơn vị bộ đội chủ lực vững mạnh toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, kỷ luật, trình độ kỹ chiến thuật, vũ khí trang bị, hậu cần... để từ đó tạo ra những “quả đấm thép”, thực hiện những trận đánh, những chiến dịch mang tính chất bước ngoặt cho cuộc kháng chiến.

Item 1 of 2

Trong Thu - Đông 1947, thực dân Pháp huy động hơn một vạn quân mở cuộc tiến công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt bộ đội chủ lực, “bắt gọn cơ quan đầu não của Việt Minh”, giành thắng lợi quyết định, nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch phản công Việt Bắc Thu - Đông 1947 - chiến dịch đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, để đập tan âm mưu của thực dân Pháp.

Nhìn nhận thẳng thắn về thực trạng “Chiến tranh du kích chưa mạnh, bộ đội ta chưa đánh được trận nào đáng kể”, Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái thống nhất với Bộ Tổng Tư lệnh về việc tổ chức và bố trí lực lượng theo phương châm “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”. Đồng chí nhấn mạnh, đây là chủ trương sáng tạo, phù hợp với tình hình chiến trường, nhằm đẩy mạnh tác chiến du kích ở khắp các địa phương để phân tán, kìm chân địch, tạo điều kiện cho những trận tác chiến tập trung, tiến tới bẻ gãy từng gọng kìm của địch vào Việt Bắc và là cách đánh đã giải quyết được vấn đề mà trước đó chưa có lời giải triệt để, đó là: “Quy mô tác chiến của bộ đội chủ lực đánh vận động nên như thế nào. Cỡ đại đội, tiểu đoàn hay lớn hơn?”.

Trong Chiến dịch phản công Việt Bắc Thu - Đông 1947, Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái với cương vị Chỉ huy trưởng Mặt trận Bắc Kạn - Đường số 3, đã cụ thể hóa đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng, vận dụng linh hoạt nguyên tắc tác chiến “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” vào thực tiễn chiến trường, tạo thế, tạo lực cho chiến tranh du kích phát triển, góp phần tiêu diệt địch, bảo toàn lực lượng ta, giữ vững căn cứ địa Việt Bắc, đập tan ý đồ “đánh nhanh, thắng nhanh” của địch.

Trong Chiến dịch Biên giới 1950 - chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái trên cương vị Tham mưu trưởng chiến dịch đã tham mưu cho Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch chọn đúng mục tiêu, hướng, khu vực tiến công chủ yếu; chỉ đạo tập trung hỏa lực trong các trận then chốt.

Vì “Chiến dịch này hết sức quan trọng, chỉ được thắng không được thua !”, chỉ huy trưởng chiến dịch Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng chiến dịch Thiếu tướng Hoàng Văn Thái đều thống nhất chuyển mục tiêu tiến công mở màn chiến dịch từ thị xã Cao Bằng sang Đông Khê, nơi địch “tương đối yếu, nhưng lại hiểm yếu”. Và để bảo đảm “đánh chắc thắng”, đồng chí Hoàng Văn Thái được giao trực tiếp chỉ huy Mặt trận Đông Khê, tổ chức trận then chốt mở màn chiến dịch.

Nhận định về cứ điểm Đông Khê, đồng chí Hoàng Văn Thái nhấn mạnh: “Vai trò của cứ điểm này là tạo thế cho chiến dịch, nên nó hết sức quan trọng. Thành bại của nó ảnh hưởng lớn đến chiến dịch”. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hoàng Văn Thái, trận “đột phá khẩu” mở màn Chiến dịch Biên giới đã giành được thắng lợi nhanh chóng, tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Đông Khê, buộc địch phải rút khỏi Cao Bằng, tạo chuyển biến có lợi về thế và lực cho ta tiến lên kết thúc thắng lợi chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Bộ Tư lệnh Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh chụp năm 1954.

Bộ Tư lệnh Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh chụp năm 1954.

Trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, Tổng Tham mưu phó Hoàng Văn Thái được phân công giữ chức Tham mưu trưởng chiến dịch, trực tiếp chỉ huy công tác tham mưu, tác chiến tại mặt trận. Tháng 11/1953, đồng chí Hoàng Văn Thái dẫn đầu đoàn cán bộ đi trước của Bộ Tư lệnh tiền phương của Bộ Tổng Tư lệnh lên Tây Bắc để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch tác chiến. Trên đường đi, đồng chí Hoàng Văn Thái đã dừng lại nghiên cứu tập đoàn cứ điểm Nà Sản kiên cố mà quân Pháp vừa rút bỏ. Chính những nghiên cứu thực địa kỹ lưỡng này đã giúp đồng chí có nhiều kinh nghiệm cho trận quyết chiến tại Điện Biên Phủ - tập đoàn cứ điểm kiên cố gấp nhiều lần so với tập đoàn cứ điểm Nà Sản.

Ban đầu, dù ủng hộ phương châm “đánh nhanh thắng nhanh” của Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhưng đồng chí Hoàng Văn Thái vẫn băn khoăn: “Làm thế nào để đưa pháo vào trận địa khi ta chủ trương đánh sớm, đánh nhanh mà chưa kịp làm đường cho xe kéo pháo? Làm thế nào để hạn chế tác dụng của máy bay, pháo binh, giảm bớt thương vong khi ta đánh liên tục cả ban ngày?”.

Sau khi phương châm “đánh chắc, tiến chắc” được thông qua, đồng chí Hoàng Văn Thái chỉ đạo cơ quan tham mưu chiến dịch huấn luyện lại cách đánh tập đoàn cứ điểm, huấn luyện kế hoạch hiệp đồng binh chủng giữa bộ binh và pháo binh, chuẩn bị lực lượng, các mặt công tác, bảo đảm hậu cần chiến dịch. Việc thi hành nghiêm túc mệnh lệnh của đồng chí Hoàng Văn Thái đã góp phần tích cực củng cố sức mạnh đoàn kết, thống nhất, quyết tâm, ý chí quyết chiến, quyết thắng cho bộ đội trong trận quyết chiến chiến lược lịch sử, tạo nên thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Trên cơ sở đánh giá toàn diện tình hình, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972, trong đó, chiến trường Quân khu 8 - Trung Nam Bộ được xác định là hướng trọng tâm đánh phá bình định, mở mảng, mở vùng, hỗ trợ cho các chiến trường khác, góp phần hình thành cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. Thực hiện chủ trương nêu trên, Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở Chiến dịch tiến công tổng hợp trên địa bàn các tỉnh Quân khu 8 (từ ngày 10/6 - 10/9/1972).

Đây là lần đầu tiên, loại hình chiến dịch tiến công tổng hợp được tổ chức ở chiến trường đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, kinh nghiệm tổ chức, điều hành loại hình chiến dịch này vẫn còn mới mẻ đối với nhiều cán bộ lãnh đạo. Không những vậy, chiến trường đồng bằng sông Cửu Long còn là một trong những trọng điểm bình định của chính quyền Sài Gòn.  

Để bảo đảm cho thắng lợi của chiến dịch, Trung tướng Hoàng Văn Thái, Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Miền được cấp trên tin tưởng giao trọng trách giữ chức Tư lệnh kiêm Chính ủy Chiến dịch tiến công tổng hợp Quân khu 8. Từ những kinh nghiệm tích lũy được từ quá trình chỉ đạo các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Tư lệnh Hoàng Văn Thái đã xác định yêu cầu cốt lõi của loại hình chiến dịch này là phải nâng tầm các mũi tiến công quân sự, chính trị, binh vận lên ngang bằng nhau trên quy mô chiến dịch, để phát huy hiệu quả to lớn của ba mũi giáp công.

Trong quá trình chỉ đạo, điều hành chiến dịch, Trung tướng Hoàng Văn Thái luôn khẳng định tiến công quân sự là “đòn xeo” quan trọng để thực hiện đột phá, mở đường cho hoạt động binh vận và phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng phát triển nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò tích cực của hai mũi tiến công chính trị và binh vận.

Dưới sự chỉ đạo sâu sát của đồng chí Hoàng Văn Thái, Chiến dịch tiến công tổng hợp ở Quân khu 8 đã phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt của ba mũi quân sự, chính trị, binh vận và đạt được nhiều kết quả to lớn, vượt xa các chiến dịch tiến công tổng hợp trước đó về cả quy mô cũng như hiệu suất. Thắng lợi của chiến dịch đã bổ sung thêm nhiều nhân tố mới cho nghệ thuật quân sự Việt Nam, nhất là phương thức phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của ba mũi giáp công để đánh phá bình định, mở mảng, mở vùng; đưa loại hình chiến dịch tiến công tổng hợp đạt đến đỉnh cao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Với kinh nghiệm nhiều năm lãnh đạo, chỉ huy hai chiến trường lớn đánh Mỹ là Khu 5 và B2, đầu năm 1974, Phó Tổng Tham mưu trưởng thứ nhất Hoàng Văn Thái được phân công trở lại Bộ Tổng Tham mưu phụ trách hai khối công việc lớn là chỉ đạo tác chiến và chỉ đạo công tác chi viện chiến trường.

Được đồng chí Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ, đồng chí Hoàng Văn Thái cùng với Tổ trung tâm Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục chuẩn bị kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam từ lần dự thảo thứ tư (tháng 5/1975) đến lần dự thảo thứ tám (tháng 12/1974). Với nỗ lực của đồng chí Hoàng Văn Thái cùng tập thể Tổ trung tâm, ngày 08/1/1975, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976 và dự kiến nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

Trong những ngày tháng sôi động đầu năm 1975, đồng chí Hoàng Văn Thái cùng các cơ quan của Bộ Quốc phòng đôn đốc, giải quyết những yêu cầu cấp thiết của các quân khu phía Nam như bổ sung quân số, vũ khí, đạn dược, nhất là súng đạn lớn và quân trang, quân dụng, lương thực, thực phẩm. Đồng chí còn làm việc với các bộ, các tổng cục thuộc Chính phủ nhằm thống nhất kế hoạch huy động sức người, sức của, bảo đảm kế hoạch tác chiến chiến lược thắng lợi, cố gắng đáp ứng cao nhất nhu cầu về đạn cho trận quyết chiến chiến lược giải phóng Sài Gòn - Gia Định.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Song Hào, Thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm, Thượng tướng Hoàng Văn Thái chỉ đạo và theo dõi tác chiến trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Song Hào, Thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm, Thượng tướng Hoàng Văn Thái chỉ đạo và theo dõi tác chiến trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giành được thắng lợi vang dội, kết thúc trọn vẹn sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kết quả của việc phát huy cao độ tinh thần, trí tuệ, sức mạnh và ý chí, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; trong đó có những đóng góp quan trọng của Thượng tướng Hoàng Văn Thái về công tác chỉ đạo tác chiến và chỉ đạo công tác chi viện chiến trường.

Ông là vị tướng trận mạc, sống nhân hậu, tình nghĩa được Quân đội ta và nhân dân ta mến phục.

Anh Hoàng Văn Thái là một nhà chỉ đạo chỉ huy toàn diện, rất coi trọng nhấn tố chính trị, yếu tố nhân dân và là một nhà tham mưu lão luyện, giỏi nghiệp vụ.

Đại tướng Hoàng Văn Thái là “Người đặt nền móng xây dựng cơ quan chiến lược của Quân đội ta.

Đại tướng Hoàng Văn Thái là một người cán bộ lãnh đạo ưu tú của Đảng ta, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có đức độ và tài năng.

Đại tướng Hoàng Văn Thái là vị tướng trận mạc đã trải qua thực tiễn hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đồng chí Hoàng Văn Thái đã trở thành một nhà chỉ huy quân sự xuất sắc; là người tổ chức, chỉ huy đầu tiên của Bộ Tổng Tham mưu - cơ quan chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam, xứng đáng là “người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh”

Ngày xuất bản: 13/12/2024
Nội dung: Thiếu tá, ThS Lê Minh Nam, Viện Lịch sử Quân sự
Ảnh: QĐND; TTXVN
Tranh chân dung nhân vật: Họa sĩ Đỗ Hoàng Tường
Trình bày: Tạ Lư