Bài 2:

KÉO GẦN KHOẢNG CÁCH GIỮA QUẢNG NINH VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÁC

QUẢNG NINH: KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ TRONG LIÊN KẾT VÙNG

Với tư duy "có đại lộ là có đại phú", từ cách đây nhiều năm, Quảng Ninh đã nỗ lực đầu tư không ngừng để có được hệ thống hạ tầng đồng bộ, khẳng định vai trò quan trọng trong liên kết vùng.

Với hạ tầng đồng bộ ở cả 3 lĩnh vực là đường hàng không, đường biển và đường bộ, chưa bao giờ việc đi lại, kết nối giữa các khu vực và quốc tế đến với Quảng Ninh và ngược lại lại thuận lợi và nhanh như hiện nay.

Theo đó, chỉ cần 4 giờ bay, các nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản có thể đến Hạ Long bằng những chuyến bay charter thông qua Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.

Cùng với sân bay, việc Quảng Ninh đưa trục cao tốc dọc tỉnh dài 176km vào khai thác đã trở thành công trình giao thông quan trọng nhất hiện nay ở tỉnh. Thay vì 3,5 giờ để đi từ Thủ đô Hà Nội đến Hạ Long và 6 giờ để đến thành phố Móng Cái trước đây, thì nay thời gian di chuyển chỉ bằng 1/2. Tuyến đường được ví như trục xương sống quan trọng góp phần rút ngắn thời gian di chuyển giữa các khu vực trong tỉnh mà còn là tuyến giao thông trọng điểm của cả vùng.

Cũng bởi vậy, ngay trong giai đoạn hiện nay, các tỉnh liền kề như: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và Hải Phòng đều đang tích cực triển khai công trình cầu, đường kết nối với Quảng Ninh để cùng khai thác tuyến cao tốc. Đây cũng là động lực để hình thành trục cao tốc phía Đông kéo dài từ Hà Nội đến Móng Cái với sự tham gia của Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Chuỗi liên kết này sẽ giúp các khu vực trong và ngoài tỉnh phá được rào cản bất lợi trong phát triển, nâng cao vị thế trong khu vực và cả nước, tác động mạnh tới giao thương, vận tải hàng hoá, phát triển du lịch, thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người dân... Rút ngắn khoảng cách giao thông góp phần làm giảm cước phí vận tải, giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Đặc biệt, dự án đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đi vào hoạt động đã rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội tới cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) chỉ trong 3 giờ; kết nối cung đường Lào Cai - Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái.

Tuyến cao tốc này đã giúp kết nối 3 vùng động lực tăng trưởng ở khu vực phía bắc gồm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Cũng từ tuyến cao tốc này, tháng 7/2022, các địa phương gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên đã ký cam kết hình thành trục cao tốc phía đông, tạo thành chuỗi kinh tế liên kết có diện tích gấp 3 lần Thủ đô Hà Nội, 5 lần Thành phố Hồ Chí Minh và 8 lần thành phố Đà Nẵng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Chủ tịch VCCI ký kết Thỏa thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía đông. (Ảnh: VCCI)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Chủ tịch VCCI ký kết Thỏa thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía đông. (Ảnh: VCCI)

Trong đó, Quảng Ninh đóng vai trò là trung tâm kết nối khi sở hữu gần 2/3 trục cao tốc kéo dài từ Hà Nội đến Cửa khẩu quốc tế Móng Cái.

Các dự án hạ tầng giao thông được đầu tư, đưa vào khai thác đã nhanh chóng phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo nên một diện mạo mới cho hạ tầng giao thông Quảng Ninh theo hướng hiện đại - thuận lợi - hiệu quả và an toàn, đảm bảo kết nối nhanh hơn với khu vực và quốc tế.

Cảng biển Quảng Ninh đang từng bước phát huy các tiềm năng, lợi thế của mình về hàng chuyển tải, hàng rời, hàng chuyên dùng.

Cảng biển Quảng Ninh đang từng bước phát huy các tiềm năng, lợi thế của mình về hàng chuyển tải, hàng rời, hàng chuyên dùng.

Bên cạnh đó, cảng biển Quảng Ninh đang từng bước phát huy các tiềm năng, lợi thế của mình về hàng chuyển tải, hàng rời, hàng chuyên dùng nên tổng lượng hàng qua cảng tương đương 75% của cảng Hải Phòng.

Cảng biển Quảng Ninh có khả năng tiếp nhận các tàu chuyên dùng (than, xi-măng, xăng dầu,…) có tải trọng lớn, tàu khách du lịch quốc tế. Hệ thống cảng biển và cảng lưỡng dụng trên các tuyến đảo được từng bước đầu tư xây dựng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh. Về năng lực tiếp nhận tàu cỡ lớn của cảng Quảng Ninh hiện nay không thua kém nhiều so với khu bến Lạch Huyện của cảng Hải Phòng và có khả năng cạnh tranh cao với các khu bến khác của Hải Phòng.

Hệ thống cảng biển và cảng lưỡng dụng được từng bước đầu tư xây dựng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Hệ thống cảng biển và cảng lưỡng dụng được từng bước đầu tư xây dựng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Theo ông Nguyễn Xuân Ký, thời gian tới, Quảng Ninh sẽ tiếp tục hoàn thiện các hành lang giao thông để kiến tạo nên các hành lang kinh tế, hành lang đô thị; tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong thu hút đầu tư cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Từ một tỉnh khó khăn về nhiều mặt, nay trở thành một trong những địa phương có chỉ số hạ tầng tốt nhất Việt Nam. Hiện, Quảng Ninh đang tiếp tục đầu tư thêm hàng chục nghìn tỷ đồng để phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối nội tỉnh cũng như liên tỉnh, thành.

Từ một tỉnh khó khăn về nhiều mặt, nay Quảng Ninh đã trở thành một trong những địa phương có chỉ số hạ tầng tốt nhất Việt Nam

Trong vùng Đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh đóng vai trò quan trọng trong các mục tiêu phát triển kinh tế vì tỉnh là một phần không thể tách rời trong “tam giác phát triển” (cùng với thành phố Hà Nội và Hải Phòng), được coi là động lực kinh tế chính của vùng.

Vai trò của Quảng Ninh trong các mục tiêu kinh tế đã, đang và sẽ được nâng cao trong giai đoạn 2021 - 2030 như là 1 trong 5 hành lang kinh tế mục tiêu (Hà Nội - Nội Bài - Hạ Long).

Với kết cấu hạ tầng mạnh, tỉnh có thể giúp các địa phương trong Vùng Đồng bằng Sông Hồng cải thiện kết nối và tiếp cận với các thị trường mới như Quảng Tây (Trung Quốc) qua Cửa khẩu Móng Cái. Quảng Ninh cũng có thể tích hợp vào hệ sinh thái hiện có của các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng để tạo ra chuỗi cung ứng toàn diện mang tầm thế giới.

Đặc biệt, Quảng Ninh có hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch với một số tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng, tiêu biểu nhất là các tour du lịch thành phố Hà Nội - Quảng Ninh và các tour du lịch tín ngưỡng phía bắc (Tràng An - Côn Sơn Kiếp Bạc - Yên Tử).

Du lịch Quảng Ninh nổi tiếng bởi sở hữu sự đa dạng các loại hình trải nghiệm, khám phá, vui chơi.

Du lịch Quảng Ninh nổi tiếng bởi sở hữu sự đa dạng các loại hình trải nghiệm, khám phá, vui chơi.

Nhờ hạ tầng đồng bộ, kết nối liên vùng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011 - 2015 của Quảng Ninh đạt 9,2%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,7%/năm, đều cao hơn so với bình quân chung cả nước. Trong 7 năm liên tiếp (2016-2022), GRDP của tỉnh đạt mức tăng trưởng 2 con số, mặc dù trong đó có đến 3 năm (2020, 2021, 2022) bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19.

9 tháng đầu năm 2023, trong bối cảnh cả nước gặp khó khăn do đại dịch, GRPP Quảng Ninh ước đạt gần 10%, trong đó: Khu vực công nghiệp xây dựng ước tăng 9,08%; khu vực nông, lâm nghiệp ước tăng 4,19%; khu vực dịch vụ ước tăng 12,76%.

Thời gian tới, Quảng Ninh xác định sẽ tiếp tục hoàn thiện các hành lang giao thông để kiến tạo nên các hành lang kinh tế, hành lang đô thị; tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong thu hút đầu tư cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Ngày xuất bản: 14/10/2023
Thực hiện theo Hợp đồng số 04/2023/HĐHTTT/STTTT-BND