
KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH THÔNG THOÁNG ĐỂ KINH TẾ TƯ NHÂN BỨT PHÁ
Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế”.
Qua gần 40 năm Đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ. Vai trò và vị thế của kinh tế tư nhân ngày càng được coi trọng và trở thành khu vực có đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Trong quá trình phát triển, khu vực kinh tế tư nhân vẫn gặp nhiều khó khăn. Cần phải tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ nguồn lực và kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, làm bệ đỡ để mở đường cho kinh tế tư nhân bứt phá, sớm đạt được mục tiêu đến năm 2030, sẽ đóng góp 70% GDP, với nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu, làm chủ công nghệ và hội nhập sâu vào chuỗi giá trị quốc tế.
Đại diện các doanh nghiệp và lãnh đạo hiệp hội cho rằng, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự phát triển mạnh mẽ và trở thành động lực quan trọng trong nền kinh tế, cần có một loạt giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ từ cả phía Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp.
Những cái khó của doanh nghiệp tư nhân
Trong những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã có những bước tiến lớn, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các doanh nghiệp tư nhân vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn.
Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang rất hạn chế về cả nguồn lực lẫn năng lực pháp lý để theo đuổi các vụ kiện cũng như ứng phó với các vấn đề liên quan luật pháp quốc tế trước những tập đoàn lớn.
Một trong những vấn đề nổi bật đối với khu vực kinh tế tư nhân là các rào cản pháp lý. Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA), trong quá trình làm ăn, hợp tác với nước ngoài để đưa hàng hóa Việt Nam đi xa hơn, các doanh nghiệp Việt rất dễ gặp phải các tình huống tranh chấp thương mại, và doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang rất hạn chế về cả nguồn lực lẫn năng lực pháp lý để theo đuổi các vụ kiện cũng như ứng phó với các vấn đề liên quan luật pháp quốc tế trước những tập đoàn lớn.

Trong những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã có những bước tiến lớn, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các doanh nghiệp tư nhân vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn.
Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang rất hạn chế về cả nguồn lực lẫn năng lực pháp lý để theo đuổi các vụ kiện cũng như ứng phó với các vấn đề liên quan luật pháp quốc tế trước những tập đoàn lớn.
Một trong những vấn đề nổi bật đối với khu vực kinh tế tư nhân là các rào cản pháp lý. Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA), trong quá trình làm ăn, hợp tác với nước ngoài để đưa hàng hóa Việt Nam đi xa hơn, các doanh nghiệp Việt rất dễ gặp phải các tình huống tranh chấp thương mại, và doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang rất hạn chế về cả nguồn lực lẫn năng lực pháp lý để theo đuổi các vụ kiện cũng như ứng phó với các vấn đề liên quan luật pháp quốc tế trước những tập đoàn lớn.

Khi không được nhà nước hỗ trợ, doanh nghiệp tư nhân sẽ không chỉ gặp khó khăn trong giải quyết các tranh chấp mà còn có thể chịu thiệt hại lớn.
Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn nêu thực tế, khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá với ngành nhựa, doanh nghiệp Malaysia và Thái Lan được chính phủ hỗ trợ kháng nghị thành công, còn doanh nghiệp Việt Nam phải tự xoay xở, chịu thuế cao suốt 15 năm. Theo ông Việt Anh, điều này tạo nên các rào cản xuất khẩu, khiến các doanh nghiệp e ngại mở rộng thị trường quốc tế.
Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn
Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn
Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận vốn vẫn là một trở ngại lớn đối với doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Nguyễn Ngọc Hòa chia sẻ, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng khi các tổ chức tín dụng vẫn chủ yếu ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn.

Khi không được nhà nước hỗ trợ, doanh nghiệp tư nhân sẽ không chỉ gặp khó khăn trong giải quyết các tranh chấp mà còn có thể chịu thiệt hại lớn.
Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn nêu thực tế, khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá với ngành nhựa, doanh nghiệp Malaysia và Thái Lan được chính phủ hỗ trợ kháng nghị thành công, còn doanh nghiệp Việt Nam phải tự xoay xở, chịu thuế cao suốt 15 năm. Theo ông Việt Anh, điều này tạo nên các rào cản xuất khẩu, khiến các doanh nghiệp e ngại mở rộng thị trường quốc tế.
Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn
Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn
Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận vốn vẫn là một trở ngại lớn đối với doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Nguyễn Ngọc Hòa chia sẻ, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng khi các tổ chức tín dụng vẫn chủ yếu ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn.

Ngoài ra, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ mới trong quản trị, kinh doanh cũng là một vấn đề đáng lưu tâm.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HUBA cho biết: “Năng lực đào tạo, quản trị, điều hành và đặc biệt là khả năng thu hút các chuyên gia giỏi thường chỉ rơi vào những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu ngành. Nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc đòi hỏi từng doanh nghiệp đầu tư hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu USD để ứng dụng các giải pháp công nghệ thật sự là rất là khó, nhưng nếu không ứng dụng, các doanh nghiệp cũng khó lòng tồn tại”.

Ngoài ra, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ mới trong quản trị, kinh doanh cũng là một vấn đề đáng lưu tâm.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HUBA cho biết: “Năng lực đào tạo, quản trị, điều hành và đặc biệt là khả năng thu hút các chuyên gia giỏi thường chỉ rơi vào những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu ngành. Nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc đòi hỏi từng doanh nghiệp đầu tư hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu USD để ứng dụng các giải pháp công nghệ thật sự là rất là khó, nhưng nếu không ứng dụng, các doanh nghiệp cũng khó lòng tồn tại”.

Một yếu tố khác được các doanh nghiệp nhìn nhận đó là Việt Nam hiện vẫn chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Theo ông Đinh Hồng Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Secoin, khi vẫn chưa công nhận là nền kinh tế thị trường ấy, đây sẽ là một rào cản phát triển đối với kinh tế Việt Nam.
“Không loại trừ khả năng thời gian tới, chính quyền Mỹ có thể áp dụng các chính sách tăng thuế quan đối với hàng hóa từ Việt Nam. Do vậy, tôi cho rằng việc phấn đấu để chính quyền Mỹ và các nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường có vai trò quan trọng. Khi thực sự là nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, chúng ta sẽ có thêm điều kiện để phát triển kinh tế tư nhân”, ông Kỳ nêu quan điểm.
Tôi cho rằng việc phấn đấu để chính quyền Mỹ và các nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường có vai trò quan trọng. Khi thực sự là nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, chúng ta sẽ có thêm điều kiện để phát triển kinh tế tư nhân.
Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Secoin, doanh nghiệp tư nhân vẫn còn gặp khó khi chưa được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi thuế, đất đai, nhà xưởng, vị trí… như khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Ông Kỳ đề xuất cần tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân Việt Nam với các doanh nghiệp FDI, nhấn mạnh đây cũng là một nền tảng để hỗ trợ cho kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển.
Doanh nghiệp tư nhân cần làm gì?
Trước những khó khăn đã được nhận diện, theo bà Lã Thị Lan - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Tiến Lộc kiêm Phó Chủ tịch HUBA, những nỗ lực của chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước cả những cơ hội và thách thức. Doanh nghiệp tư nhân cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình và chủ động thực hiện các bước đi chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Bà Lã Thị Lan - Tổng Giám đốc Tập đoàn Đầu tư Tiến Lộc
Bà Lã Thị Lan - Tổng Giám đốc Tập đoàn Đầu tư Tiến Lộc
Doanh nghiệp tư nhân cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình và chủ động thực hiện các bước đi chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Theo bà Lan, trước hết, đối với doanh nghiệp, việc tái cấu trúc và chuyển đổi số là yêu cầu cấp bách. Số hóa quy trình hoạt động, áp dụng công nghệ hiện đại và nhanh chóng chuyển đổi xanh không chỉ giúp nâng cao năng suất lao động mà còn là yếu tố sống còn để khẳng định vị thế trên thương trường trong và ngoài nước.
Ngoài ra, theo Phó Chủ tịch HUBA, đầu tư vào hạ tầng và công nghệ cao là chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao vị thế cạnh tranh trên quy mô toàn cầu. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến không chỉ giúp tăng năng suất mà còn góp phần xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp vững mạnh.
Liên kết chuỗi giá trị và hội nhập quốc tế là con đường tất yếu
Liên kết chuỗi giá trị và hội nhập quốc tế là con đường tất yếu
Bên cạnh đó, nữ doanh nhân cũng cho rằng, liên kết chuỗi giá trị và hội nhập quốc tế là con đường tất yếu. Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp tư nhân vẫn phát triển manh mún, thiếu sự liên kết chặt chẽ. Do đó, cần thúc đẩy hợp tác sâu rộng giữa các doanh nghiệp trong nước, tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), từ đó mở rộng thị trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Đại diện hơn 250 đại diện doanh nghiệp tư nhân tham dự Hội thảo "Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam" do Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) phối hợp tổ chức
Đại diện hơn 250 đại diện doanh nghiệp tư nhân tham dự Hội thảo "Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam" do Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) phối hợp tổ chức
Bà Lan cũng nhấn mạnh, để doanh nghiệp phát triển bền vững, việc xây dựng đội ngũ lãnh đạo kế thừa chuyên nghiệp là điều kiện quan trọng. Thế hệ trẻ được đào tạo bài bản ở nước ngoài, có tư duy đổi mới, năng động và chuyên nghiệp, đang dần tiếp quản doanh nghiệp với định hướng đầu tư vào công nghệ cao, giảm dần sự phụ thuộc vào lao động thủ công, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đề phát triển bền vững.
Ngoài các yêu cầu kể trên, doanh nghiệp tư nhân cũng cần nâng cao trách nhiệm xã hội, chủ động đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Kỳ vọng vào các chính sách mạnh mẽ hơn
Để thực sự trở thành "động lực quan trọng của nền kinh tế" như Đảng và Chính phủ đã khẳng định, đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội cũng nhấn mạnh, bên cạnh những nỗ lực đổi mới của chính doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân rất cần sự đồng hành, hỗ trợ từ phía Nhà nước thông qua các chính sách cụ thể, mạnh mẽ hơn, tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn báo chí bên lề hội thảo "Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam".
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn báo chí bên lề hội thảo "Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam".
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, để phát triển, doanh nghiệp cần được tạo điều kiện bình đẳng trong việc tiếp cận các yếu tố đầu vào như nguồn vốn, đất đai, tài nguyên, nguồn lực…, bên cạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong các yếu tố đầu ra (thị trường) như chính sách hợp tác với nước ngoài, hỗ trợ trong các vụ tranh chấp quốc tế.
Ông Hòa cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy phân loại những cụm chính sách dành riêng cho doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ và những doanh nghiệp tư nhân đầu ngành có vai trò dẫn dắt; phát triển những giải pháp, ứng dụng công nghệ dùng chung để doanh nghiệp tiết giảm chi phí đầu tư…
Để phát triển, doanh nghiệp cần được tạo điều kiện bình đẳng trong việc tiếp cận các yếu tố đầu vào như nguồn vốn, đất đai, tài nguyên, nguồn lực…, bên cạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong các yếu tố đầu ra (thị trường) như chính sách hợp tác với nước ngoài, hỗ trợ trong các vụ tranh chấp quốc tế.
Khẳng định một cơ chế linh hoạt, thông thoáng sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm năng và gia tăng đóng góp cho nền kinh tế, bà Lã Thị Lan cũng bày tỏ mong muốn Nhà nước và Chính phủ tiếp tục tháo gỡ các rào cản pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn, đất đai, cũng như bảo đảm một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng.
Khi thu hút đầu tư FDI, cần đặt ra các điều kiện ràng buộc với các doanh nghiệp FDI về liên kết với doanh nghiệp trong nước, chuyển giao công nghệ, giúp doanh nghiệp nội địa tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Theo bà Lan, khi thu hút đầu tư FDI, cần đặt ra các điều kiện ràng buộc với các doanh nghiệp FDI về liên kết với doanh nghiệp trong nước, chuyển giao công nghệ, giúp doanh nghiệp nội địa tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Việc này không chỉ giúp nâng cao năng lực sản xuất trong nước mà còn bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững và có chiều sâu.
Bà Lã Thị Lan - Tổng Giám đốc Tập đoàn Đầu tư Tiến Lộc phát biểu tại Hội thảo "Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam"
Bà Lã Thị Lan - Tổng Giám đốc Tập đoàn Đầu tư Tiến Lộc phát biểu tại Hội thảo "Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam"
“Để nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh, chúng tôi cũng mong muốn Nhà nước tạo cơ chế khuyến khích mạnh mẽ hơn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Chính phủ cần có chính sách ưu đãi thuế, tín dụng và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Đặc biệt, cần mạnh dạn đặt hàng doanh nghiệp tư nhân trong các dự án hạ tầng, sản xuất công nghiệp và năng lượng xanh. Điều này không chỉ giúp phát triển các doanh nghiệp nội địa mà còn tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mang tầm vóc quốc tế, nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế”, bà Lan nêu kiến nghị.
Ngày xuất bản: 26/3/2025
Tổ chức thực hiện: Kim Phương Bình
Nội dung và trình bày: Trung Hưng - Giang Bách - Mai Anh - Nhị Hà
