Một cuộc chiến toàn diện

Di tích đường kéo pháo bằng tay nằm cạnh quốc lộ 279, thuộc địa phận xã Nà Nhạn, cách trung tâm Thành phố Điện Biên Phủ khoảng 14km.

Di tích đường kéo pháo bằng tay nằm cạnh quốc lộ 279, thuộc địa phận xã Nà Nhạn, cách trung tâm Thành phố Điện Biên Phủ khoảng 14km.

Nhiều chuyên gia nước ngoài khẳng định, chiến thắng Điện Biên Phủ đến từ một cuộc chiến toàn diện của dân tộc Việt Nam nhằm bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc.

Trong tác phẩm “Điện Biên Phủ - những trận đánh quyết định của thế kỷ 20”, tác giả N.Franland, C.Dowlings viết: Về sau, Nava nói: “Chúng tôi sử dụng binh lính, nhưng kẻ thù của chúng tôi đã làm một cuộc chiến tranh toàn diện, trong đó mọi ngành kiến thức - chính trị, kinh tế, tuyên truyền đều được huy động. Đó là lý do cho sự thua trận của Pháp và cũng là sự thua trận của Mỹ sau này, dù nó xảy ra không giống nhau nhưng là sự thua trận không thể chối cãi được”.

Bigeard - người có sự hiểu biết về Việt Minh đã tỏ ra kính trọng đối với họ. Ít người lúc đó tỏ vẻ đồng quan điểm với ông. Ông nói: “Họ đã bắt đầu với những vũ khí góp nhặt như là các loại súng săn. Rồi ngày qua tháng lại, họ tổ chức thành những toán, những trung đội, rồi những đại đội, và rồi đến cấp tiểu đoàn, lữ đoàn, cuối cùng thành những sư đoàn đầy đủ. Tôi đã thấy tất cả điều đó. Tôi có thể nói với các ông rằng, họ đã trở thành những người lính bộ binh vĩ đại nhất thế giới. Những con người dai sức chịu đựng ấy có thể đi được 50km một đêm, chỉ sống bằng một bát cơm và một mẩu cá khô mà vẫn hò hát hăng hái tiến vào chiến trận. Theo ý kiến tôi, họ đã trở thành những người lính bộ binh khác thường. Chỉ huy và binh lính của họ đã biết cách đánh bại chúng ta. Họ đã đánh bại chúng tôi, họ cũng đã đánh bại người Mỹ. Vì thế, người Việt Nam, từ người lãnh đạo, sĩ quan, đến người lính là những người khác thường”.
(Theo cuốn "Điện Biên Phủ qua con mắt người nước ngoài", tác giả Nguyễn Đăng Vinh)

Item 1 of 6

Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, bảo đảm hậu cần cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN.

Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, bảo đảm hậu cần cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN.

Bộ đội hành quân lên Tây Bắc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN

Bộ đội hành quân lên Tây Bắc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN

Trận pháo kích vào cứ điểm Him Lam, mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN.

Trận pháo kích vào cứ điểm Him Lam, mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN.

Lá cờ “Quyết chiến-Quyết thắng” và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lễ diễu hành mừng chiến thắng tại Điện Biên Phủ giữa tiếng reo hò vang dậy của bộ đội, dân công và nhân dân các dân tộc Điện Biên. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Lá cờ “Quyết chiến-Quyết thắng” và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lễ diễu hành mừng chiến thắng tại Điện Biên Phủ giữa tiếng reo hò vang dậy của bộ đội, dân công và nhân dân các dân tộc Điện Biên. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho các chiến sĩ lập nhiều chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho các chiến sĩ lập nhiều chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị lập công. Ảnh: TTXVN.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị lập công. Ảnh: TTXVN.


Nội dung: TV
Trình bày: BIỆN DIỆU