Trang phục người Pà Thẻn trong lễ cưới.

Trang phục người Pà Thẻn trong lễ cưới.

Pà Thẻn là dân tộc rất ít người, sinh sống chủ yếu tại xã Tân Bắc, huyện Quang Bình (Hà Giang). Dù là dân tộc ít người, bị ảnh hưởng văn hóa của các dân tộc khác nhưng người Pà Thẻn vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, riêng có.

Nổi bật nhất là nghệ thuật dệt vải truyền thống và lễ hội nhảy lửa huyền bí. Những di sản văn hóa này gắn liền với cuộc sống vật chất, tinh thần của người Pà Thẻn. Hiện nay, nghề dệt truyền thống và lễ hội nhảy lửa cũng đem lại nguồn thu cho người dân thông qua phát triển du lịch.

Nghệ thuật dệt vải truyền thống

Đến xã Tân Bắc, huyện Quang Bình vào bất cứ dịp nào trong năm, không khó để bắt gặp cảnh những người phụ nữ Pà Thẻn mặc trang trang phục truyền thống rực rỡ ngồi bên khung cửi dệt vải.

Bà Tần Thị Viện, thôn Mý Bắc, xã Tân Bắc năm nay gần 60 tuổi, dù mắt đã kém nhưng hàng ngày, khi có thời gian rảnh rỗi bà lại ngồi bên khung cửi, cần mẫn, tỉ mỷ để tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu của gia đình cũng như các sản phẩm bán cho khách hàng trong và ngoài nước thông qua đầu mối là Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Pà Thẻn, xã Tân Bắc.

Nghề dệt vải không chỉ đơn thuần là một nghề thủ công mà còn là một nghệ thuật, thể hiện sự sáng tạo, khéo léo và trí tuệ của người phụ nữ Pà Thẻn.
Bà Tần Thị Viện

Bà Tần Thị Viện, thôn Mý Bắc, xã Tân Bắc học nghề dệt vải từ năm 15 tuổi, đến nay bà vẫn còn dệt vải những lúc nông nhàn để kiếm thêm thu nhập.

Bà Tần Thị Viện, thôn Mý Bắc, xã Tân Bắc học nghề dệt vải từ năm 15 tuổi, đến nay bà vẫn còn dệt vải những lúc nông nhàn để kiếm thêm thu nhập.

Bà Tần Thị Viện tâm sự, từ bao đời nay, người Pà Thẻn đã sử dụng các sản phẩm vải do chính tay mình dệt để làm trang phục và những phụ kiện bằng vải phục vụ nhu cầu sinh hoạt, lễ hội và các nghi thức tôn giáo. Nghề dệt vải không chỉ đơn thuần là một nghề thủ công mà còn là một nghệ thuật, thể hiện sự sáng tạo, khéo léo và trí tuệ của người phụ nữ Pà Thẻn.

Nhiều năm trước, nguyên liệu chính để dệt vải là sợi lanh, sợi bông, hoặc sợi cây thảo mộc có sẵn trong tự nhiên do chính tay người Pà Thẻn lựa chọn, sơ chế, nhuộm màu. Nhưng nay, khi xã hội phát triển, nguyên liệu chính để dệt vải được thay thế bằng sợi len và chỉ thêu.

Chị Phù Thị Thiên, nghệ nhân nghề truyền thống dệt thổ cẩm thôn Mý Bắc, xã Tân Bắc cho biết, nghệ thuật dệt vải của dân tộc Pà Thẻn có điểm rất đặc biệt. Các dân tộc khác như H’Mông, Dao chỉ dệt một tấm vải với cùng một mầu trên khung cửi, sau khi có được tấm vải một màu rồi thì mới đem đi thêu hoa văn, hoạ tiết trên tấm vải đó.

Còn với nghệ thuật dệt vải của người Pà Thẻn, họ trực tiếp dệt vải gắn liền với hoa văn và các hoạ tiết nhiều màu sắc ngay trên khung cửi. Do đó, nghệ thuật dệt vải của người Pà Thẻn đòi hỏi con người phải có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, trí nhớ tốt để kết hợp hài hoà mầu sắc của từng sợi len, từng sợi chỉ thêu nhiều màu sắc trên khung cửi.

Nghệ thuật dệt vải đã có sự khác biệt, nhưng để tạo nên một bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Pà Thẻn còn cầu kỳ và mất nhiều thời gian. Sau khi dệt vải, người phụ nữ Pà Thẻn dùng các loại vải có màu sắc như đỏ, trắng, xanh và đen cắt nhỏ ghép với những mảnh vải được thêu hoa văn. Do được cắt ghép từ nhiều mảnh vải, nhiều mảnh vải thêu hoa văn nên bộ trang phục truyền thống của người Pà Thèn luôn sặc sỡ nhiều sắc màu.

Nghệ thuật dệt vải của người Pà Thẻn có sự khác biệt, người phụ nữ trực tiếp dệt vải gắn liền với hoa văn và các hoạ tiết nhiều màu sắc ngay trên khung cửi.

Nghệ thuật dệt vải của người Pà Thẻn có sự khác biệt, người phụ nữ trực tiếp dệt vải gắn liền với hoa văn và các hoạ tiết nhiều màu sắc ngay trên khung cửi.

Nghệ thuật dệt vải của người Pà Thẻn đòi hỏi con người phải có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, trí nhớ tốt để kết hợp hài hoà mầu sắc của từng sợi len, từng sợi chỉ thêu nhiều màu sắc trên khung cửi.
Nghệ nhân Phù Thị Thiên

Để tạo nên những tấm vải thổ cẩm nhiều họa tiết, đòi hỏi đôi tay người dệt phải dẻo dai, tỉ mỉ ở các khâu dệt.

Để tạo nên những tấm vải thổ cẩm nhiều họa tiết, đòi hỏi đôi tay người dệt phải dẻo dai, tỉ mỉ ở các khâu dệt.

Xuất phát từ quan niệm màu đỏ là màu lửa, màu của niềm tin và ánh sáng; thần lửa là vị thần thiêng liêng của dân tộc Pà Thẻn nên trang phục truyền thống của người phụ nữ lấy màu đỏ là màu chủ lực, kết hợp với các hoa văn tượng trưng những con vật gắn liền với cuộc sống như hình con chó, hình đầu người, hình con rắn nước, hình chữ A. Mỗi hoa văn đều chứa đựng một ý nghĩa riêng, phản ánh đời sống và quan niệm của người Pà Thẻn về thiên nhiên, vũ trụ và con người.

Nghệ thuật dệt vải của người Pà Thẻn có sự khác biệt, người phụ nữ trực tiếp dệt vải gắn liền với hoa văn và các hoạ tiết nhiều màu sắc ngay trên khung cửi.

Nghệ thuật dệt vải của người Pà Thẻn có sự khác biệt, người phụ nữ trực tiếp dệt vải gắn liền với hoa văn và các hoạ tiết nhiều màu sắc ngay trên khung cửi.

Item 1 of 3

Để có thể dệt được tấm vải nhiều mầu sắc, nhiều hoa văn, người dệt vải phải mất rất nhiều thời gian cùng với sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, trí nhớ tốt.

Để có thể dệt được tấm vải nhiều mầu sắc, nhiều hoa văn, người dệt vải phải mất rất nhiều thời gian cùng với sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, trí nhớ tốt.

Các sản phẩm dệt của người Pà Thèn, xã Tân Bắc đa dạng về mẫu mã, màu sắc sặc sỡ nên được nhiều du khách ưa thích.

Các sản phẩm dệt của người Pà Thèn, xã Tân Bắc đa dạng về mẫu mã, màu sắc sặc sỡ nên được nhiều du khách ưa thích.

Phụ nữ dân tộc Pà Thẻn thường diện trang phục truyền thống khi trong làng có lễ hội.

Phụ nữ dân tộc Pà Thẻn thường diện trang phục truyền thống khi trong làng có lễ hội.

Đặc sắc lễ hội nhảy lửa

Nói đến người Pà Thẻn, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình không thể không nhắc đến lễ hội nhảy lửa, một giá trị văn hóa độc đáo, thiêng liêng, huyền bí riêng có. Hằng năm, khi thu hoạch xong vụ lúa mùa ngoài đồng, người Pà Thẻn sẽ tổ chức lễ hội nhảy lửa. Lễ hội này tổ chức vào ngày 16/10 âm lịch và có thể kéo dài các hoạt động cho đến ngày 15/1 âm lịch năm sau.

Ông Sìn Văn Phong, Nghệ nhân Nhân dân văn hóa tín ngưỡng, thôn Mý Bắc, xã Tân Bắc cho biết, trong đời sống tinh thần, người Pà Thẻn quan niệm xung quanh mình luôn có các vị thần che chở, đùm bọc, giúp đỡ để vượt qua nguy hiểm, hoạn nạn, có cuộc sống bình an và hạnh phúc.

Việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Pà Thẻn được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.
Ông Hoàng Ngọc Bền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Bắc, huyện Quang Bình

Để chứng minh cho quan niệm đó, người Pà Thẻn tổ chức lễ hội nhảy lửa. Đối với một người bình thường, khi động vào lửa sẽ bị bỏng, nhưng đối với người tham gia lễ hội nhảy lửa, khi được thầy cúng làm lễ, họ sẽ được thần linh che chở nên khi nhảy vào lửa không bị bỏng, sức khoẻ hoàn toàn bình thường.

Từ quan niện thần lửa là vị thần tối cao nhất, ngon lửa mang lại sự may mắn cho gia đình và cộng đồng. Do đó, mỗi khi cộng đồng tổ chức lễ hội nhảy lửa, người dân trong thôn, trong làng từ già đến trẻ, trai gái đều có mặt. Sẽ có khoảng từ 8 đến 10 thanh niên khoẻ mạnh trong thôn được thầy cúng chọn tham gia nhảy lửa.

Lễ hội nhảy lửa được tổ chức trên một khu đất bằng và rộng, thường là tổ chức trước sân nhà văn hóa của thôn. Trước khi các chàng trai nhảy vào ngọn lửa thiêng, thầy cúng sẽ làm lễ xin thổ công, thổ địa cho phép làng tổ chức nhảy lửa, bài cúng kéo dài 40 phút, sau đó là lễ cúng thần lửa kéo dài 30 phút. Trong không gian huyền ảo, thầy cúng ngồi trên ghế, miệng đọc bài cúng, tay gõ que tre vào đàn “Pàn dơ”, mỗi nhịp gõ như cầu nối giữa người và thần linh.

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn, xã Tân Bắc huyền bí và độc đáo, lễ hội được tổ chức vào ngày 16/10 âm lịch vừa qua tại huyện Quang Bình.

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn, xã Tân Bắc huyền bí và độc đáo, lễ hội được tổ chức vào ngày 16/10 âm lịch vừa qua tại huyện Quang Bình.

Nghệ nhân Xìn Văn Tu, thôn Mí Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình làm lễ trước khi đám thanh niên người Pà Thẻn nhảy vào ngọn lửa thiêng.

Nghệ nhân Xìn Văn Tu, thôn Mí Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình làm lễ trước khi đám thanh niên người Pà Thẻn nhảy vào ngọn lửa thiêng.

"Trong đời sống tinh thần, người Pà Thẻn quan niệm xung quanh mình luôn có các vị thần che chở, đùm bọc, giúp đỡ để vượt qua nguy hiểm, hoạn nạn, có cuộc sống bình an và hạnh phúc. Để chứng minh cho quan niệm đó, người Pà Thẻn tổ chức lễ hội nhảy lửa. Đối với một người bình thường, khi động vào lửa sẽ bị bỏng, nhưng đối với người tham gia lễ hội nhảy lửa, khi được thầy cúng làm lễ, họ sẽ được thần linh che chở nên khi nhảy vào lửa không bị bỏng, sức khoẻ hoàn toàn bình thường.

Nghệ nhân Nhân dân văn hóa tín ngưỡng Sìn Văn Phong

Item 1 of 4

Đống lửa rực hồng, lần lượt từng thanh niên người Pà Thẻn ngồi trước thầy cúng để nhận sự che chở của thần linh, khi được thần linh chọn, người họ bật lên rồi lao ngay vào lửa.

Đống lửa rực hồng, lần lượt từng thanh niên người Pà Thẻn ngồi trước thầy cúng để nhận sự che chở của thần linh, khi được thần linh chọn, người họ bật lên rồi lao ngay vào lửa.

Được thần linh che chở, những chàng trai với đôi chân trần nhảy vào lửa nhưng không bị bỏng.

Được thần linh che chở, những chàng trai với đôi chân trần nhảy vào lửa nhưng không bị bỏng.

Cùng lúc nhiều chàng trai Pà Thẻn nhảy vào lửa.

Cùng lúc nhiều chàng trai Pà Thẻn nhảy vào lửa.

Lễ  không chỉ có ý nghĩa gắn kết cộng đồng mà còn bảo tồn, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống từ đời này qua đời khác của người Pà Thẻn. 

Lễ  không chỉ có ý nghĩa gắn kết cộng đồng mà còn bảo tồn, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống từ đời này qua đời khác của người Pà Thẻn. 

Cùng thời điểm đó, một đống lửa to được đốt giữa mảnh đất rộng tạo nên than hồng. Khi đống lửa đã cháy thành than rực hồng cùng với sự điều khiển của thầy cúng, các thành viên tham gia nhảy lửa lần lượt ngồi trước mặt thầy cúng, nhận sức mạnh và sự che chở của thần linh và tự nhảy vào than hồng nóng rực, đạp lửa bắn tung tóe mà không hề bị bỏng trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người. 

Có thể khẳng định, lễ nhảy lửa là một nghi lễ tôn giáo độc đáo của người Pà Thẻn, được tổ chức vào các dịp lễ hội lớn, đặc biệt là vào các dịp đầu năm mới hoặc khi có những sự kiện quan trọng trong đời sống cộng đồng. Lễ nhảy lửa có ý nghĩa sâu sắc về mặt tín ngưỡng, cầu mong cho cộng đồng sức khỏe, sự bình an, sự thịnh vượng.

Những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Pà Thẻn hiện vẫn đang được chính quyền các cấp và người dân bảo tồn và gìn giữ. Hiện nay, các nghệ nhân nghề dệt vải, nghệ nhân tín ngưỡng dân gian của dân tộc Pà Thẻn ở huyện Quang Bình thường xuyên tổ chức các lớp truyền dạy nghề dệt truyền thống; dạy văn hóa dân gian cho thế hệ trẻ thông qua các dịp lễ hội hay các tiết học ngoại khóa trong trường học.

Ông Hoàng Ngọc Bền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Bắc, huyện Quang Bình cho biết, việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Pà Thẻn được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Do đó, người Pà Thèn trên địa bàn xã không chỉ có nghề dệt vải truyền thống và lễ hội nhảy lửa mà còn lưu giữ kiến trúc nhà truyền thống, các điệu dân ca truyền thống, lễ hội kéo chày.

Những nét văn hóa đặc sắc này đang phát huy giá trị, trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút sự quan tâm du khách trong và ngoài nước khi lên với tỉnh cực bắc Hà Giang. Người Pà Thẻn ở Tân Bắc hôm nay có thêm thu nhập từ nghề truyền thống dệt vải, họ làm ra nhiều sản phẩm dệt thổ cẩm để bán cho du khách, bán cho người tiêu dùng thông qua Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Pà Thẻn xã Tân Bắc.

Còn với cộng đồng dân cư, họ cũng được hưởng lợi khi càng ngày có thêm nhiều du khách đến thôn làng tham quan. Do đó, công đồng người Pà Thẻn có cuộc sống khấm khá hơn. Tại xã Tân Bắc, người Pà Thẻn chiếm hơn 48% dân số toàn xã, đến nay tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%.

Ngoài lễ hội nhảy lửa, người dân tộc Pà Thẻn ở Tân Bắc còn lưu giữ nhiều điệu múa, hát truyền thống.

Ngoài lễ hội nhảy lửa, người dân tộc Pà Thẻn ở Tân Bắc còn lưu giữ nhiều điệu múa, hát truyền thống.

Phụ nữ dân tộc Pà Thẻn thường diện trang phục truyền thống khi trong làng có lễ hội.

Phụ nữ dân tộc Pà Thẻn thường diện trang phục truyền thống khi trong làng có lễ hội.

Ngày xuất bản: 23/11/2024
Tổ chức thực hiện: Đông Minh
Nội dung : Khánh Toàn
Ảnh: Khánh Toàn - Khánh Linh
Trình bày: Hạnh Vũ