Ngàn dặm

nghĩa đồng bào

Trở về an lành, trong vòng tay Đất Mẹ. Ảnh: Thành Đạt

Trở về an lành, trong vòng tay Đất Mẹ. Ảnh: Thành Đạt

Tình hình chiến sự ngày một trở nên khốc liệt tại Ukraine, tác động mạnh mẽ, sâu rộng và toàn diện đến đời sống, sự an toàn hay thậm chí là sinh mệnh của những người dân kẹt giữa các làn đạn. Theo số liệu của Cao ủy Tị nạn Liên hợp quốc, tính đến cuối tuần qua, đã có hơn 2,3 triệu người buộc phải rời Ukraine, chạy trốn các cuộc giao tranh. Trong số đó, có hàng nghìn người Việt Nam. Và bởi vậy, công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta.

Quyết không để ai bị nguy hiểm, thiếu thốn!

Phút đoàn tụ nghẹn ngào tại sân bay Nội Bài, ngày 9/3. Ảnh: Duy Linh

Phút đoàn tụ nghẹn ngào tại sân bay Nội Bài, ngày 9/3. Ảnh: Duy Linh

Trước bối cảnh tình hình căng thẳng liên tục leo thang tại Ukraine, ngay từ ngày 24/2, Thường trực Ban Bí thư đã gấp rút ra văn bản chỉ đạo. Trong đó, yêu cầu bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine là một trong những nội dung quan trọng nhất, một trong những nhiệm vụ cấp thiết nhất, thể hiện mối quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước.

Từ chỉ đạo quyết liệt đó, Tổ công tác đặc biệt giải quyết các vấn đề có liên quan tới tình hình Ukraine đã nhanh chóng được thành lập do Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng. Và nhờ vậy, những nhịp “cầu hàng không” đã kịp thời vươn đến vùng giao tranh.

Chiều 6/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã nghe Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng báo cáo về vấn đề bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine. Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh; lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế…”.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp về công tác đưa công dân Việt Nam từ Ukraine về nước. Ảnh: Lâm Khánh

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp về công tác đưa công dân Việt Nam từ Ukraine về nước. Ảnh: Lâm Khánh

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Chính phủ có kế hoạch tổ chức các chuyến bay miễn phí đưa những trường hợp khó khăn và có nguyện vọng về nước; đồng thời yêu cầu trong quá trình đó cần thực hiện đúng quy trình, ưu tiên phụ nữ, trẻ em, người già. Đối với những kiều bào ở lại thì phải được Đại sứ quán và các cơ quan chức năng đưa ra khỏi vùng chiến sự đến nơi an toàn.

Chủ tịch nước cũng chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine chủ động phương án, bảo đảm cao nhất cho tính mạng và tài sản của công dân Việt Nam tại Ukraine. Các bộ, ngành liên quan sẵn sàng bố trí nhân lực để đón công dân Việt Nam có nguyện vọng về nước, bảo đảm các điều kiện cần thiết về phòng, chống dịch Covid-19 và hậu cần.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Công điện về việc bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam và một số vấn đề cần lưu ý trước tình hình tại Ukraine; chỉ đạo bảo đảm an ninh và an toàn cao nhất về tính mạng, tài sản, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công dân và pháp nhân Việt Nam ở Ukraine và các nơi có liên quan; đồng thời xây dựng phương án sơ tán công dân và thành viên cơ quan đại diện khi cần thiết và triển khai hỗ trợ về nơi ở, lương thực, thực phẩm thiết yếu và các điều kiện cần thiết khác.

Sau khi nghe báo cáo, đặc biệt là báo cáo trực tuyến của Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao công tác nắm bắt tình hình và tinh thần chủ động chuẩn bị các phương án, tổ chức thực hiện bảo hộ công dân, hỗ trợ kiều bào Việt Nam tại Ukraine về nước nếu có nguyện vọng của Bộ Ngoại giao và các bộ ngành, cơ quan liên quan, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đến công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine.

Cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt đón bà con sơ tán từ Ukraine đến ga Keleti, phía Đông Budapest, Hungary. Ảnh: ĐSQ Việt Nam tại Hungary

Người Việt sơ tán từ Ukraine tại một điểm tạm trú chờ máy bay về nước ở Thủ đô Bucharest (Romania). Ảnh: Mạnh Hùng

Cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt đón bà con sơ tán từ Ukraine đến ga Keleti, phía Đông Budapest, Hungary. Ảnh: ĐSQ Việt Nam tại Hungary

Người Việt sơ tán từ Ukraine tại một điểm tạm trú chờ máy bay về nước ở Thủ đô Bucharest (Romania). Ảnh: Mạnh Hùng

Như báo cáo của Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch, cho đến thời điểm ngày 6/3, Đại sứ quán đã phối hợp các cơ quan liên quan hỗ trợ, di chuyển hết bà con kiều bào có nguyện vọng được sơ tán ra khỏi vùng chiến sự. Hiện, vẫn còn một số kiều bào muốn ở lại để trông coi tài sản như tại Kharkov, Odessa - là những nơi tập trung đông bà con người Việt Nam sinh sống. Một số kiều bào khác ở rải rác tại nhiều nơi trên địa bàn Ukraine đi sơ tán ở các vùng nông thôn. Một số ít chọn ở lại trong thành phố…

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, tại Ukraine có khoảng 7.000 người Việt Nam. Nhiều bà con kiều bào cũng đã tự rời khỏi vùng chiến sự đến nơi an toàn như sang các nước lân cận như Ba Lan, Hungary, Bulgaria… Đến ngày 6/3, có khoảng hơn 400 người Việt Nam từ Ukraine sơ tán qua Romania có nguyện vọng được trở về Việt Nam, và khoảng hơn 1.000 người Việt Nam từ Ukraine sơ tán sang Ba Lan muốn về nước.

Trước tình hình ấy, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là không được để người dân Việt Nam trong vùng chiến sự bị thiệt mạng, bị thương. Chính vì vậy, công tác bảo hộ công dân cần được đặc biệt quan tâm. Cùng với đó là không được để người dân trong quá trình di tản bị đói, lạnh.

Những guồng máy – đã được khởi động từ ngày 3/3, khi Chính phủ cho phép tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam và thành viên gia đình về nước theo nguyện vọng – tăng tốc gấp gáp hơn nữa. Quyết định này được đưa ra dựa trên cơ sở kiến nghị của Bộ Ngoại giao, cũng như trên tinh thần nhân đạo và dành ưu tiên cao nhất cho công tác bảo hộ công dân, bảo vệ an toàn tối đa tính mạng, tài sản, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân và pháp nhân Việt Nam, trụ sở và thành viên cơ quan đại diện nước ta tại Ukraine.

Tinh thần nhân đạo, trách nhiệm là việc rất cấp thiết hiện nay
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Và thực tế, ngay từ khi chiến sự bắt đầu bùng nổ, Bộ Ngoại giao đã làm việc với các cơ quan chức năng của cả Nga và Ukraine, Liên hợp quốc cũng như các nước mà công dân Việt Nam sơ tán đến để bảo đảm hành lang di chuyển an toàn cũng như khi đến nơi sơ tán được hỗ trợ kịp thời về điều kiện ăn, ở… Suốt hơn 10 ngày qua, tất cả Đại sứ quán “tiền phương” cũng như các cơ quan hữu quan trong nước đều đặt mình trong tình trạng “trực chiến 24/7”, với dồn dập hàng nghìn những cuộc điện thoại liên châu lục.

Trong khi đó, tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “máu chảy ruột mềm” vô giá của dân tộc cũng được khắc họa sâu đậm nơi tuyến đầu, với sự nhập cuộc, “mở rộng vòng tay tương thân, tương ái” của hàng nghìn hàng vạn bà con kiều bào Việt Nam đang sinh sống tại các quốc gia Đông Âu lân cận. Những thùng quần áo, những kiện chăn – đệm – nhu yếu phẩm, hay từng “miếng cơm hớp nước” đợi sẵn dưới lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng, để trao tay bà con trên đường sơ tán, không gì khác, là minh chứng hùng hồn nhất về “nghĩa đồng bào”.

Tại cuộc họp ngày 6/3, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao bà con kiều bào Việt Nam tại nước ngoài đã tích cực, chủ động hỗ trợ người Việt tại Ukraine trong quá trình sơ tán khỏi vùng chiến sự, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Đồng chí Nguyễn Hùng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ba Lan kiêm nhiệm Lithuania:

Tại buổi họp báo chiều 6/3, Đại sứ Nguyễn Hùng cho biết, bảo hộ công dân là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm bảo đảm an toàn cho bà con sơ tán từ Ukraine sang Ba Lan.

Tại buổi họp báo chiều 6/3, Đại sứ Nguyễn Hùng cho biết, bảo hộ công dân là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm bảo đảm an toàn cho bà con sơ tán từ Ukraine sang Ba Lan.

Trong suốt mấy ngày qua, nhiệm vụ ưu tiên là đón bà con tại cửa khẩu, lo nơi ăn chốn ở. Tiếp đến là tổ chức chuyến bay cứu trợ ngày 9/3 và một chuyến bay thứ hai trong vài ngày tiếp theo, trong bối cảnh số lượng người đăng ký nguyện vọng về nước đã lên tới hơn 530 người.

Đó là những nhiệm vụ rất nặng nề và cấp bách khi số lượng người Việt từ Ukraine đổ về Ba Lan đông nhất, đã lên tới hơn 1.700 người (tính đến ngày 6/3 - PV). Rất nhiều bà con từ Ukraine chạy sang Ba Lan để lánh nạn không có đủ giấy tờ theo quy định của Ba Lan như hộ chiếu hay giấy tờ tuỳ thân. Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan đã làm việc rất chặt chẽ với Cơ quan Biên phòng Ba Lan để giúp những người không có đủ giấy tờ được xác minh thông qua những giấy tờ có thể mang theo trên người, từ giấy khai sinh cho đến các giấy tờ tùy thân khác được chụp lưu trong điện thoại. Trên cơ sở đó, Đại sứ quán tiến hành xác minh nhanh và làm cam kết để Cơ quan Biên phòng Ba Lan cho phép bà con sớm được nhập cảnh.

KHẢI HOÀN
Phóng viên thường trú Báo Nhân Dân đưa tin từ Ba Lan

Và đến trưa 8/3, sân bay Nội Bài đã giang rộng vòng tay đón những người con xa xứ đầu tiên trở về an toàn, trong nắng ấm Đất Mẹ. Tổ quốc quyết "không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Phía Đông có gì lạ?

Kiều Bích Hương – Trần Thanh Thể
(từ châu Âu và Liên bang Nga)

Người Việt ở Slovakia hỗ trợ đồ ăn và sắp xếp chốn ở để người Việt Nam từ Ukraine sang có nơi tạm nghỉ hồi sức. Ảnh: Trung Sơn

Người Việt ở Slovakia hỗ trợ đồ ăn và sắp xếp chốn ở để người Việt Nam từ Ukraine sang có nơi tạm nghỉ hồi sức. Ảnh: Trung Sơn

Cục sạc pin dự trữ, đèn pin, bánh gạo, bánh quy hoặc lương khô, chai nước nhỏ, tã trẻ em, quần áo ấm… Và xe, “cố gắng có thật nhiều xe”. Đó là lời kêu gọi từ nhóm thiện nguyện của phòng khám bác sĩ Mai Thy tại Berlin (Đức).

Từ Ba Lan đến Slovakia, Romania hay Hungary, Liên bang Nga..., các “tổ công tác” người Việt đang hoạt động ngày đêm tại các khu trại tị nạn, nhà ga, bến tàu... Những số phận tưởng lưu lạc trong chiến tranh, được cộng đồng hỗ trợ, đã có chỗ dựa để tiếp tục vượt qua nghịch cảnh. Thế mới thấy, dù trong hoàn cảnh nào, tinh thần “lá lành đùm lá rách” của người Việt vẫn luôn tạo nên một sức mạnh kỳ diệu, tiếp thêm muôn vàn động lực cho những hoàn cảnh khó khăn.

Những ngày như thế

“Ngày thứ nhất (24/2/2022):
Sáng nghe chuông báo thức, chồm dậy gọi con chuẩn bị đến trường thì có điện thoại của chị bạn sống ở Kiev, giọng thất thanh: "Em ơi, dưới đó thế nào? Chị nghe nói dân đổ đi mua xăng xếp hàng cây số để chạy khỏi Kharkov đấy. Em xem thế nào, lên chị tránh tạm đi”.

…Con nhỏ bị mẹ giục tranh thủ ăn sáng trong nước mắt. Con lớn quên đĩa đồ ăn nguội lạnh vì mải tìm vé tàu xe. Chỗ thì hết vé, chỗ thì không đủ cho cả nhà... Hơn nửa ngày, bố trở về, trên tay vài thứ chẳng ra đâu vào đâu. Hàng người nối dài trong siêu thị. Bánh mì lên giá 10 lần cũng không còn một cái. Tìm mãi mới được bốn vé xe bus chuyến đêm cho cả nhà. Rồi điện thoại đi khắp nơi, và chờ đợi...

Trong vòng tay bè bạn. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Trong vòng tay bè bạn. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Đầu giờ chiều, nhận thông báo tình trạng khẩn cấp, hạn chế giao thông đi lại. Biết làm sao bây giờ??? Quyết định bỏ vé… Sắp đến giờ báo động của thành phố, mỗi người gọn nhẹ chút đồ ăn, giấy tờ tùy thân... chạy vội xuống hầm. Chẳng ai nghĩ chiến tranh đến nhanh không kịp trở tay, cứ tưởng họ chỉ dọa nhau vì mục đích chính trị. Đêm thứ nhất sao dài đến thế!!!”.

Đây là một phần nhật ký “Chúng tôi đã sống những ngày như thế” của Phùng Huyền, người bạn trong nhóm Cấp ba khóa 91-94 Hà Nội xa xứ. Ngày 4/3, trưởng nhóm Nguyễn Ngọc Lan định cư tại Pháp thông báo: “Gia đình Phùng Huyền đã thoát khỏi bom đạn ở Ukraine, đang trong vòng tay yêu thương của bạn học cũ tại Ba Lan. Cảm ơn nhóm bạn Ba Lan rất nhiều… Nhìn những bức ảnh đón được nhau nơi biên giới này mà rơi nước mắt...”.

Đón công dân Việt Nam tại biên giới Ukraine - LB Nga. Ảnh: Thanh Thể

Gia đình ông Hoàng Minh Hồng trú tại khách sạn ở Voronezh (LB Nga). Ảnh: Thanh Thể

Các tình nguyện người Việt chuẩn bị xúp chuyển ra biên giới Slovakia phục vụ bà con. Ảnh: An Lê

Cộng đồng người Việt tại Slovakia đón đồng bào sơ tán từ Ukraine. Ảnh: Ngọc Long

Đón công dân Việt Nam tại biên giới Ukraine - LB Nga. Ảnh: Thanh Thể

Gia đình ông Hoàng Minh Hồng trú tại khách sạn ở Voronezh (LB Nga). Ảnh: Thanh Thể

Các tình nguyện người Việt chuẩn bị xúp chuyển ra biên giới Slovakia phục vụ bà con. Ảnh: An Lê

Cộng đồng người Việt tại Slovakia đón đồng bào sơ tán từ Ukraine. Ảnh: Ngọc Long

Cũng đến từ Kharkov, ông Hoàng Minh Hồng ngồi trên đi-văng trong một khách sạn sát khu chợ người Việt ở thành phố Voronezh (Liên bang Nga), thở phào: "Yên tâm rồi. Giờ thì thoát chết rồi". Ôm đứa cháu trong lòng, ông Hồng cảm động nhắc tới tấm lòng của bà con cộng đồng người Việt tại Voronezh, những người đã lo lắng cho đoàn từ khi bắt đầu sơ tán, đến cung cấp chỗ ăn, chỗ ở trong thời gian chờ chuyến bay hồi hương, thậm chí “đi cả nghìn cây số để đón bà con”.

Hôm ông Hồng và cả nhà quyết định rời Kharkov, tình thế đã vô cùng khó khăn. Chỉ còn một con đường duy nhất là sang Liên bang Nga, vì nhiều cây cầu các tuyến đường hướng sang khu vực khác đã bị đánh sập. Quãng đường từ nhà ông Hồng lên biên giới giữa Ukraine và Liên bang Nga dài khoảng 70 km, gần như chỉ có cánh đồng và làng mạc. "Trông thì bình yên, nhưng cũng đầy rủi ro. Sợ nhất là bị phục kích, hoặc bị cướp. Phải quyết tâm lắm gia đình mới dám sơ tán sang Liên bang Nga, sau khi đã liên hệ và nhận được sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga và Hội người Việt Nam tại thành phố Voronezh", ông Hồng cho biết.

Trong số những người chọn lánh nạn sang phía Ba Lan, có ông Trương Quốc Cường và một số gia đình khác. Sau hành trình 50 giờ đồng hồ vật vã, ông Cường đã có thể ngồi ăn bữa cơm gia đình trong nhà một người bạn ở Warsaw. Bản thân ông cũng chưa muốn nghĩ vội đến chuyến bay hồi hương, mà chỉ muốn dùng bữa tối cùng những người Việt Nam tốt bụng "đang có mặt khắp nơi để hỗ trợ đồng bào".

Trên hành trình lánh nạn, nhiều người chọn đi qua Slovakia. Tại đây, có anh Thân Trung Sơn và bạn bè ra tận cửa khẩu đón công dân Việt Nam, rồi hướng dẫn họ về nhà dân nghỉ ngơi, sau đó đưa người có nhu cầu sang Ba Lan, chờ chuyến bay hồi hương: "Chúng tôi chia ra, hô hào anh em xuống cửa khẩu. Lúc đầu, cũng chưa nghĩ người Việt chạy sang đây, mà chỉ nghe tin dòng người sơ tán sang Slovakia ở cửa khẩu rất đông. Cộng đồng người Việt ở Slovakia mau chóng tổ chức quyên góp quần áo, thức ăn hỗ trợ các lán tạm ở cửa khẩu, cung cấp đồ thiết yếu…".

Ngày mai bắt đầu từ hôm nay

Cuộc sống có thể sẽ trở nên khó khăn hơn, nhất là khi sống vì người khác. Hơn thế, những người làm thiện nguyện còn trong cảnh đại dịch Covid-19 chưa hẳn đã qua, giá điện nước xăng dầu và nhu yếu phẩm ở châu Âu đang tăng chóng mặt. Song, người Việt ở Ba Lan, Đức, Czech, Rumani, Hungary, Phần Lan… vẫn sẵn sàng giang rộng những vòng tay.

 “Cuộc chiến này chưa biết kéo dài bao lâu. Các bạn ở Ukraine chạy nạn bỏ lại nhà cửa và công việc bao năm gây dựng nên, tiền vương vãi dọc đường, gắng tiết kiệm nhé. Và tiết kiệm cả tiền, công sức các bạn đồng hương ở Ba Lan bỏ ra nữa. Hãy tận dụng chăn, ga, gối, đệm còn dùng được, thật thiếu mới đi mua, vì sau sẽ không có chỗ cất đâu, lại thành rác, rất lãng phí. Công tác hậu cần nên tiết chế và ăn dè nhé. Mình nói thật đấy. Bất kỳ một sự quá tay nào cũng có lỗi đối với bà con quyên góp!” – một tin nhắn thiết thực đến nhói lòng, trên Diễn đàn Uwaga-Người Việt ở Ba Lan.

Sư thầy Thích Trung Đạt động viên người sơ tán tại chùa Nhân Hòa, Thủ đô Warsaw, Ba Lan. Ảnh: Hồng Kỳ

Sư thầy Thích Trung Đạt động viên người sơ tán tại chùa Nhân Hòa, Thủ đô Warsaw, Ba Lan. Ảnh: Hồng Kỳ

Đồng chí Nguyễn Minh Quế, Tham tán công sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan:

Đây là nhiệm vụ lâu dài và phức tạp do bản thân chính sách của Ba Lan và các nước Liên minh châu Âu (EU) chưa nhất quán và thay đổi thường xuyên trong bối cảnh xung đột quân sự. Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan đang theo dõi rất sát các quy định, các chính sách chung của EU và Ba Lan liên quan đến người Việt.

Một gia đình người Việt ở Berlin sẵn lòng nhận nhóm tám đến 10 người từ Ukraine. Một người mẹ vì sức khỏe không sơ tán ngay được, muốn gửi ba đứa con đi cùng người bác sang Ba Lan hẳn ấm lòng khi nhận hồi âm: “Đăng số điện thoại của con trước đi, có trục trặc gì mọi người còn biết cách tìm cháu. Viết giấy ủy quyền rồi đọc và ghi âm, quay video lưu vào điện thoại cho con cầm đề phòng thất lạc giấy tờ, khó khăn về thủ tục khi qua biên giới..”.

Anh bạn tại Czech kể rằng con gái anh chín tuổi hỏi: “Bố mẹ ơi, mình có giúp người tị nạn chiến tranh không?” Đây cũng là động lực để công ty anh quyết định: “Chúng tôi đang có 300 m2 văn phòng đối diện chợ Sapa có thể sửa làm nơi tạm trú cho khoảng 20 người, ưu tiên phụ nữ và trẻ em trong một tháng. Bạn nào thừa giường, đệm, chăn, dụng cụ nhà bếp, bếp cá nhân, hãy liên hệ với tôi để phối hợp, hỗ trợ đón đồng bào Việt từ Ukraine nhé. Ai có ý định ở lại Czech, tôi sẽ cùng công ty tạo thêm công việc cho các bạn”.

An toàn rồi, thoát bom rơi đạn lạc rồi, nhưng câu chuyện ngày mai sẽ là gì, nếu như ngay hôm nay không lo đến công việc cho người tị nạn? Cộng đồng người Việt ở Ba Lan, Czech lập tức nghĩ đến ngày mai ấy: “Nhà hàng của em có thể cho hai người ở tạm hai tuần và nhận vào làm việc”, “Chị có thể nhận người làm móng, chưa biết nghề sẽ dạy miễn phí”, “Tôi đăng ký nhận ba đến bốn người vào làm bếp ở Kraków, lo chỗ ăn ở, lương theo thỏa thuận”, “Cần hai thanh niên làm đậu phụ, nuôi ăn ở”…

Ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Ba Lan:

“Về lâu dài Hội cũng sẽ phải bàn thảo kỹ lưỡng chiến lược và cần thiết phải thay đổi phương án hành động hiện nay để trợ giúp có hiệu quả hơn đồng bào sơ tán từ Ukraine, nhất là khi số lượng người sang Ba Lan ngày càng đông và nhu cầu di chuyển tiếp theo của bà con cũng rất khác nhau”.

“Con đã về rồi mẹ ơi”. Ảnh: Thành Đạt

Niềm hạnh phúc vô bờ (sân bay Nội Bài, ngày 9/3). Ảnh: Duy Linh

Về nhà. Ảnh: Duy Linh

“Con đã về rồi mẹ ơi”. Ảnh: Thành Đạt

Niềm hạnh phúc vô bờ (sân bay Nội Bài, ngày 9/3). Ảnh: Duy Linh

Về nhà. Ảnh: Duy Linh

Không có gì lạ nếu chúng ta còn chưa nhìn thấy hoặc biết đến rất nhiều tấm lòng cao cả khác đang âm thầm giúp đỡ, tạo công ăn việc làm cho đồng hương chạy nạn chiến tranh. Nhưng điều cao thượng và tốt lành ấy luôn là cảnh tượng kỳ diệu, lấp lánh dưới ánh mặt trời.

Nói như Mẹ Teresa: “Không phải tất cả chúng ta đều làm được những điều vĩ đại. Nhưng chúng ta có thể làm những điều nhỏ nhặt với tình yêu vĩ đại”.

Nụ cười và nước mắt

Duy Linh

Khoảnh khắc nín thở chờ đợi khi chuyến bay VN88 chuẩn bị tiếp đất.

Khoảnh khắc nín thở chờ đợi khi chuyến bay VN88 chuẩn bị tiếp đất.

Trưa 8/3, chuyến bay đặc biệt mang số hiệu VN88 của Vietnam Airlines – chuyến bay đầu tiên không thu phí, đưa 287 kiều bào từ Sân bay Quốc tế Henri Coandă ở Thủ đô Bucharest của Romania trở về Tổ quốc - đã hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Nội Bài. 

 Những nụ cười rạng rỡ, và cả những khóe mắt hoe đỏ, bừng lên nơi điểm cuối của chuyến “cầu hàng không” đặc biệt ấy. Không nơi đâu an bình như quê hương.

"Bà nhớ các con quá!” - Nụ hôn ấm áp của bà dành cho cháu sau thời gian xa cách.

"Bà nhớ các con quá!” - Nụ hôn ấm áp của bà dành cho cháu sau thời gian xa cách.

Trên chuyến bay này có 71 trẻ em dưới 12 tuổi, trong đó có 14 trẻ em dưới hai tuổi.

Trên chuyến bay này có 71 trẻ em dưới 12 tuổi, trong đó có 14 trẻ em dưới hai tuổi.

Cô con gái 1 tuổi của chị Nguyễn Thị Hồng, quê Bắc Giang (sinh sống 10 năm tại Ukraine) ngủ gục trên vai mẹ sau một chuyến bay dài.

Cô con gái 1 tuổi của chị Nguyễn Thị Hồng, quê Bắc Giang (sinh sống 10 năm tại Ukraine) ngủ gục trên vai mẹ sau một chuyến bay dài.

“Chào Việt Nam mình đi con!”

“Chào Việt Nam mình đi con!”

Đặt chân xuống Đất Mẹ.

Đặt chân xuống Đất Mẹ.

Bà Phạm Thị Nhung, quê Hải Dương (sinh sống từ năm 2008 tại Ukraine) trở về nước cùng hai cháu ngoại. Bà thật sự cảm động trước sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt tại Ukraine, cũng sự hỗ trợ kịp thời Chính phủ, Bộ Ngoại giao… trong quá trình trở về nước.

Bà Phạm Thị Nhung, quê Hải Dương (sinh sống từ năm 2008 tại Ukraine) trở về nước cùng hai cháu ngoại. Bà thật sự cảm động trước sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt tại Ukraine, cũng sự hỗ trợ kịp thời Chính phủ, Bộ Ngoại giao… trong quá trình trở về nước.

Item 1 of 6

"Bà nhớ các con quá!” - Nụ hôn ấm áp của bà dành cho cháu sau thời gian xa cách.

"Bà nhớ các con quá!” - Nụ hôn ấm áp của bà dành cho cháu sau thời gian xa cách.

Trên chuyến bay này có 71 trẻ em dưới 12 tuổi, trong đó có 14 trẻ em dưới hai tuổi.

Trên chuyến bay này có 71 trẻ em dưới 12 tuổi, trong đó có 14 trẻ em dưới hai tuổi.

Cô con gái 1 tuổi của chị Nguyễn Thị Hồng, quê Bắc Giang (sinh sống 10 năm tại Ukraine) ngủ gục trên vai mẹ sau một chuyến bay dài.

Cô con gái 1 tuổi của chị Nguyễn Thị Hồng, quê Bắc Giang (sinh sống 10 năm tại Ukraine) ngủ gục trên vai mẹ sau một chuyến bay dài.

“Chào Việt Nam mình đi con!”

“Chào Việt Nam mình đi con!”

Đặt chân xuống Đất Mẹ.

Đặt chân xuống Đất Mẹ.

Bà Phạm Thị Nhung, quê Hải Dương (sinh sống từ năm 2008 tại Ukraine) trở về nước cùng hai cháu ngoại. Bà thật sự cảm động trước sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt tại Ukraine, cũng sự hỗ trợ kịp thời Chính phủ, Bộ Ngoại giao… trong quá trình trở về nước.

Bà Phạm Thị Nhung, quê Hải Dương (sinh sống từ năm 2008 tại Ukraine) trở về nước cùng hai cháu ngoại. Bà thật sự cảm động trước sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt tại Ukraine, cũng sự hỗ trợ kịp thời Chính phủ, Bộ Ngoại giao… trong quá trình trở về nước.

Tiếp nối Vietnam Airlines, ngày 9/3, hãng hàng không Bamboo Airways thực hiện chuyến bay số hiệu QH9066 từ Warsaw (Ba Lan) về Hà Nội, đưa hàng trăm công dân Việt Nam tại Ukraine về nước.

Trước đó, Bamboo Airways đã báo cáo Cục Hàng không Việt Nam về phương án khai thác bảy đường bay từ Hà Nội đến Prague (Cộng hoà Czech), Bucharest (Romania), Warsaw (Ba Lan), Budapest (Hungary), Bratislava (Slovakia), Moscow (Nga), Minsk (Belarus) để thực hiện nghĩa vụ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine.

Ngày xuất bản: 12/3/2022
Tổ chức sản xuất: Vũ Mai Hoàng
Thực hiện: Ngô Phương Thảo, Võ Hoàng và CTV
Trình bày: Phan Anh, Duy Long