
Với cả hai bên Pháp và Việt Nam, trận Điện Biên Phủ được xác định là trận đánh thay đổi cán cân chiến lược. Pháp thì tràn đầy hy vọng trận chiến này có thể đảo ngược cục diện, chấm dứt chuỗi thất bại liên tiếp, tạo đà xây dựng lại thế trận ở chiến trường Đông Dương, hoặc ít nhất là tạo thế thắng trong danh dự; đồng thời, đây cũng chính là cơ hội mà họ nghĩ có thể tiêu diệt gần như toàn bộ quân chủ lực của ta. Còn với ta, thắng trận này có thể kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ.

Ván bài tất tay của Navarre
Sau những thất bại liên tiếp, Pháp đánh giá Điện Biên Phủ là nơi có thể hút được chủ lực của ta lên đó và thuận lợi cho họ dùng hỏa lực mạnh để tiêu diệt, chứ không phải cứ bị dắt mũi bằng kiểu chiến tranh du kích tài tình của Việt Minh. Do vị trí chiến lược quan trọng của Điện Biên Phủ đối với khu vực bắc Đông Dương, Navarre tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một “cái bẫy hiểm ác”. Chung quanh căn cứ Điện Biên Phủ có 9 điểm tựa. Trên phương diện địa hình, căn cứ này đặt trong một thung lũng rộng khoảng 60 cây số vuông, bao quanh bởi những quả núi cao không quá 1000m.
Để xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, quân Pháp đã tập trung tăng cường nhiều binh lực, phương tiện và vũ khí mới, hiện đại với hầu hết những đơn vị tinh nhuệ nhất trong Quân đội Viễn chinh pháp ở Đông Dương. Tập đoàn cứ điểm được chia thành 3 phân khu, mỗi phân khu gồm một số “trung tâm đề kháng”. Trong đó, phân khu bắc có 2 trung tâm đề kháng là Bản Kéo và Độc Lập; phân khu giữa gồm 5 trung tâm đề kháng; và phân khu nam, còn gọi là phân khu Hồng Cúm. Tất cả đều có khả năng phòng thủ độc lập, lại vừa tạo thế ỷ dốc để có thể chi viện cho nhau khi cần. Các hệ thống công sự trận địa kiên cố, vững chắc và hỏa lực rất mạnh.
Với lực lượng bộ binh tinh nhuệ nhất có trang bị vô cùng hiện đại với pháo binh, xe tăng và nhiều máy bay tập trung ở hai sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm, Điện Biên Phủ được coi là “một pháo đài bất khả xâm phạm”.
Với lực lượng bộ binh tinh nhuệ nhất có trang bị vô cùng hiện đại với pháo binh, xe tăng và nhiều máy bay tập trung ở hai sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm, Điện Biên Phủ được coi là “một pháo đài bất khả xâm phạm”.
Đến cuối tháng 12/1953, tổng số quân pháp ở Điện Biên Phủ lên tới 16.200 lính. Hệ thống hầm ngầm kiên cố cùng hệ thống giao thông hào và lô cốt bao quanh, có sân bay tiếp tế hậu cần và tăng viện, pháo và xe tăng yểm hộ. Đối với thực dân Pháp, Điện Biên Phủ trở thành “con nhím khổng lồ”, “là chiếc cối xay thịt nghiền nát những kẻ xâm nhập” .
Ngày 6/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đã thông qua “phương án tác chiến mùa xuân 1954” của Tổng Quân ủy, đồng ý chọn Điện Biên Phủ là nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược giữa ta và địch.
Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Hồ chủ tịch trực tiếp giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu kế hoạch tác chiến và mở chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)
Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Hồ chủ tịch trực tiếp giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu kế hoạch tác chiến và mở chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)
Khi giao nhiệm vụ cho Tổng tư lệnh- Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bác Hồ đã dặn dò: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh” . Lời căn dặn của Bác trở thành kim chỉ nam trong tư duy chiến thuật trong trận quyết chiến chiến lược mang ý nghĩa sống còn với lịch sử dân tộc.
Pháp với lực lượng bộ binh tinh nhuệ nhất có trang bị vô cùng hiện đại với pháo binh, xe tăng và nhiều máy bay tập trung ở hai sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm. Ngoài ra, cầu hàng không từ Hà Nội, Hải Phòng và thậm chí từ căn cứ của Mỹ ở Philippines luôn sẵn sàng chi viện cho Điện Biên Phủ khi cần (lúc này Mỹ đã mạnh tay chi đến 73% chiến phí cho cuộc chiến của Pháp ở Đông Dương). Sau khi kiểm tra, các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đều coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”.
Vai trò quan trọng của pháo binh trong trận Điện Biên Phủ
Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, quân chủ lực của ta có 5 đại đoàn (thực chất là 5 sư đoàn thiếu, do mỗi trung đoàn và các tiểu đoàn cũng biên chế thiếu, hợp thành, ta nói Đại đoàn để tăng thêm thanh thế) tham gia chiến đấu ở mặt trận Điện Biên Phủ gồm: Đại đoàn 308, tức sư đoàn “Quân tiên phong”, sư đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm trung đoàn 102 - Trung đoàn thủ đô, được thành lập để bảo vệ nhân dân thủ đô và Chính quyền Việt Nam non trẻ trước cuộc xâm lược của Pháp, với mật danh Ba Vì; Trung đoàn 88; Trung đoàn 36; Đại đoàn 312 tức Đại đoàn “Chiến thắng”; Đại đoàn 316 tức đại đoàn “Việt Bắc”; Đại đoàn 304 tức Đại đoàn “Vinh Quang” và đại đoàn Công pháo 351. (Theo tư liệu lịch sử, lúc đó toàn bộ quân chủ lực của ta có tất cả 6 đại đoàn).
“Binh pháp Tôn Tử” của Tôn Vũ - Nhà tư tưởng quân sự thời Xuân Thu (Trung Quốc) - Người được tôn là bậc thầy của binh gia, viết: “Phép dụng binh gấp 10 lần địch thì bao vây, gấp 5 lần địch thì tấn công, gấp đôi thì chia ra mà đánh, bằng địch thì phải đánh khéo, kém địch thì rút tránh giao tranh với địch. Binh yếu mà đánh thẳng tất bị bắt làm tù binh”.
Charles Piroth là sĩ quan pháo binh Pháp từng nổi danh trong Đại chiến thế giới II đã được chọn làm chỉ huy pháo binh tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Khi được giao nhiệm vụ, ông ta đã khẳng định với De Castries rằng Tướng Giáp sẽ không bao giờ đưa được khẩu đội pháo nào vào những vị trí quan trọng để khống chế tập đoàn cứ điểm. Sẽ làm “câm họng” những khẩu pháo của Việt Minh. Khi tướng Navarre đến thị sát Điện Biên Phủ, Piroth đã khẳng định với Navarre rằng: “Thưa tướng quân, không có khẩu đại bác nào của Việt Minh bắn được 3 phát mà không bị pháo binh của chúng ta tiêu diệt” .
Các vị trí của địch trên đồi Him Lam bị trúng đạn pháo của ta đang bốc cháy, các vị trí trên đồi này đã bị tiêu diệt ngay trong ngày 13/3/1954, ngày mở đầu chiến dịch. (Ảnh: TTXVN)
Các vị trí của địch trên đồi Him Lam bị trúng đạn pháo của ta đang bốc cháy, các vị trí trên đồi này đã bị tiêu diệt ngay trong ngày 13/3/1954, ngày mở đầu chiến dịch. (Ảnh: TTXVN)
Đến khi pháo của ta đồng loạt khai hỏa dữ dội phá tan lớp phòng thủ kiên cố đầu tiên, và sau đó cứ điểm Him Lam thất thủ, Piroth đã tự sát vào sáng sớm ngày 15/3.
Về phía quân ta, tuy có quân số đông hơn đối phương nhưng chưa có kinh nghiệm đánh công kiên lớn trên cấp tiểu đoàn.
Theo Binh pháp Tôn Tử thì lực lượng tương xứng phải “Năm công một thủ”, bên tấn công phải mạnh hơn bên phòng thủ ít nhất là 5 lần cả về quân số lẫn hỏa lực thì mới cân bằng về lực lượng. Về quân số, quân ta còn khá xa mới đạt tỷ lệ này, nhưng về hỏa lực và trang bị thì lại kém hơn hẳn so với Pháp. Như các cuộc chiến tranh trước đó đã cho thấy, một nhóm nhỏ quân phòng thủ trong công sự kiên cố, sử dụng hỏa lực mạnh có thể chặn đứng và gây thương vong nặng nề cho lực lượng tấn công đông hơn nhiều lần, đó gọi là “lợi thế trong tuyến phòng thủ kiên cố”. Tiêu biểu như trận Iwo Jima, quân Mỹ dù áp đảo 5 lần về quân số và hàng chục lần về hỏa lực nhưng vẫn bị quân Nhật phòng thủ bằng súng máy và đại pháo trong các mỏm núi và lô cốt gây thương vong nặng nề.
Sau khi pháo binh ngừng bắn, các chiến sĩ xung kích của ta đã lợi dụng địa hình tiến sát vào các vị trí của địch trên đồi Him Lam, và tiêu diệt các vị trí của địch ở đây ngay trong ngày 13/3/1954, ngày mở đầu chiến dịch. (Ảnh: TTXVN)
Sau khi pháo binh ngừng bắn, các chiến sĩ xung kích của ta đã lợi dụng địa hình tiến sát vào các vị trí của địch trên đồi Him Lam, và tiêu diệt các vị trí của địch ở đây ngay trong ngày 13/3/1954, ngày mở đầu chiến dịch. (Ảnh: TTXVN)
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: phải làm gì để bóc đi “Cái mai rùa kiên cố”, có thể làm tan rã tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ? Bộ binh có đông gấp chục lần mà không có chiến thuật đặc biệt hữu dụng thì đều chỉ là nướng quân vô ích khi tấn công, và đó là điều mà Pháp đang muốn thấy! Công cụ mạnh nhất là dùng máy bay ném bom thì ta lúc đó không hề có một chiếc máy bay nào! Vậy chỉ còn duy nhất một cách là dùng pháo binh bắn cấp tập làm tan rã các ổ đề kháng, các lô cốt kiên cố, làm mềm hóa trận địa để bộ binh có cơ hội tràn lên chiếm lĩnh trận địa. Và đây cũng là thứ vũ khí chủ yếu có thể làm câm họng cả bầy pháo cỡ lớn của địch. Đây cũng chính là lực lượng có thể khống chế và vô hiệu hóa cả 2 sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm. Pháo cũng là thứ vũ khí duy nhất (pháo cao xạ- lúc đó chưa có tên lửa phòng không) cắt đứt cầu hàng không tiếp viện hậu cần và chi viện hỏa lực từ trên không cho Điện Biên Phủ. Xe tăng Pháp - những lô cốt bằng thép di động, hung thần với bộ binh của ta- cũng phải nhờ pháo binh tiêu diệt phần nhiều. (Ở đây còn có một phần lớn công của các hỏa khí chống tăng- pháo bắn thẳng ĐKZ và Bazooka).
Ngày 13/3/1954, mở đầu chiến dịch, bộ đội pháo binh của ta đã dội bão lửa xuống đầu bọn xâm lược Pháp tại Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 13/3/1954, mở đầu chiến dịch, bộ đội pháo binh của ta đã dội bão lửa xuống đầu bọn xâm lược Pháp tại Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)
Và thực tiễn đã minh chứng với những chiến công vang dội, Đại đoàn công pháo 351- cũng là đại đoàn đầu tiên được trao cờ Quyết chiến, Quyết thắng của Bác Hồ khen thưởng trong chiến dịch Điện Biên Phủ!


Anh hùng Phùng Văn Khầu và trận chiến đấu vang danh ở đồi E1
Phùng Văn Khầu, dân tộc Nùng sinh năm 1929, tại xã Đức Hồng, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, trong gia đình có truyền thống cách mạng. Tháng 12/1949, đồng chí xung phong nhập ngũ và được biên chế về binh chủng pháo binh. Ngày đầu làm quen với khẩu sơn pháo 75 ly là khí tài có hỏa lực mạnh, lợi trong tác chiến rừng núi, đòi hỏi năng lực kỹ thuật, đồng chí rất bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn vì bản thân không biết chữ. Nhưng không hề nản lòng, với sự kiên trì, nhẫn nại, đồng chí luôn khiêm tốn học hỏi đồng đội, tiếp cận vũ khí để hiểu biết theo cách của riêng mình, và đã có bước trưởng thành vượt bậc trong chiến đấu.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Phùng Văn Khầu được giao nhiệm vụ chỉ huy một khẩu đội sơn pháo 75 ly thuộc đại đội sơn pháo 755, trung đoàn 675, đại đoàn 351. Chiều ngày 30/3/1954, khẩu đội được giao nhiệm vụ tiêu diệt 4 lô cốt địch, chi viện cho bộ binh tạo cửa mở vào đánh chiếm đồi E1. Cấp trên cho phép bắn 30 viên đạn. Nhận lệnh xong, đồng chí rất lo lắng vì cơ số đạn không thật nhiều mà mục tiêu thì lắm. Bắn quả đầu tiên bị trượt, đạn rơi cách mục tiêu khoảng 10m. Đồng chí trực tiếp ngắm mục tiêu qua nòng pháo - kiểu bắn pháo đặc biệt mà có lẽ chỉ có ở khẩu đội trưởng Phùng Văn Khầu, sau khi tăng cự ly và thay đổi điểm ngắm, bắn phát thứ 2, đạn chui thẳng vào lỗ châu mai, lô cốt địch nổ tung. Như được tiếp thêm sức mạnh, đồng chí bắn liền 20 phát trúng các mục tiêu bằng phương pháp ngắm bắn trực tiếp qua nòng pháo, đánh sập cả 4 lô cốt địch, giúp bộ binh tràn lên chiếm gọn đồi E1. Trận đó tiết kiệm được 8 viên đạn mà toàn bộ mục tiêu đã bị tiêu diệt.
Nhờ những chiến công xuất sắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đặc biệt là trong trận chiến đấu ngày 23/4/1954 trên đồi E1, đồng chí Phùng Văn Khầu được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Nhờ những chiến công xuất sắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đặc biệt là trong trận chiến đấu ngày 23/4/1954 trên đồi E1, đồng chí Phùng Văn Khầu được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Đặc biệt trong trận chiến đấu ngày 23/4/1954 trên đồi E1 - đã sáng danh pháo thủ với tinh thần thép của Phùng Văn Khầu, tạo ra trận bão lửa trút xuống đầu quân thù. Đơn vị của anh đã bắn yểm trợ cho bộ binh ta, đánh bại đợt phản kích lớn của địch vào lực lượng ta đang chia cắt sân bay Mường Thanh. Địch phản pháo dữ dội. Cả đại đội thương vong chỉ còn lại khẩu đội pháo của Phùng Văn Khầu. Sau đó, khẩu đội có 9 người lần lượt hy sinh và bị thương. Cuối cùng chỉ còn lại mình Phùng Văn Khầu. Lòng căm thù trút lên nòng pháo, đồng chí đã một mình chiến đấu với khẩu sơn pháo 75 ly, làm thay tất cả công việc của các pháo thủ trong khẩu đội. Mặc dù bị ngất đi tỉnh lại nhiều lần do sức ép từ đạn pháo giặc, Phùng Văn Khầu vẫn dũng cảm dồn toàn lực triệt hạ liên tiếp 4 khẩu pháo 105 ly, 2 khẩu đại liên, một kho đạn và tiêu diệt hàng trăm tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho bộ binh chiến đấu giành thắng lợi. Có lẽ trong ký ức của đồng chí Phùng Văn Khầu, đó là một ngày đẹp nhất trong cuộc đời binh nghiệp.
Kết thúc trận đánh trên đồi E1, đồng chí Phùng Văn Khầu được Bộ chỉ huy mặt trận tặng thưởng huân chương chiến công hạng Nhì và vinh dự được Bác Hồ tặng huy hiệu của Người. Ngày 31/5/1955 đồng chí được gặp Bác Hồ lần thứ hai và vinh dự được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Trường đoạn 1 “Toàn dân ra trận”. (Ảnh chụp một phần bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ do Đăng Khoa thực hiện)
Trường đoạn 1 “Toàn dân ra trận”. (Ảnh chụp một phần bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ do Đăng Khoa thực hiện)
Chiến dịch Điện Biên Phủ thể hiện đầy đủ tinh thần và sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc: Ngoài lượng lớn xe cơ giới đã được huy động, thì lực lượng quan trọng phục vụ hậu cần cho chiến dịch là đội xe thồ trên 2 vạn người, với năng suất tải mỗi xe chở được 200 - 300 kg, kỷ lục lên đến 352kg. Tổng cộng trong thời gian tiến hành chiến dịch, ta đã huy động được hơn 261.451 dân công, 20.991 xe đạp thồ, 11.800 bè mảng… Ivon Panhinét, học giả pháp, trong cuốn “Mắt thấy ở Việt Nam” đã ghi lại lời than thở của một sĩ quan Pháp: “Than ôi! Máy bay của ta lại thua đôi bồ dân công của Việt Minh”. Và còn đặc biệt ở chi tiết: ông Trịnh Đình Bầm (Xã Định Liên, Yên Định, Thanh Hóa) do nhà nghèo ông không có tiền mua xe đạp thồ, đã tự mình đóng chiếc xe cút kít Để tham gia đoàn tải lương. Đóng đến phần bánh xe thì thiếu gỗ, ông đã dỡ bàn thờ gia tiên để làm bánh xe- Phải chăng cả hồn thiêng dân tộc cũng qua hình ảnh này đã tình nguyện vào cuộc chiến này!
Than ôi! Máy bay của ta lại thua đôi bồ dân công của Việt Minh.
Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 - mốc son chói lọi bằng vàng - “được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ 20, và đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc” . Bảy thập kỷ đã trôi qua, những bài học quý mà chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” để lại vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc .
Ngày xuất bản: 14/12/2024
Nội dung: Đào Xuân Dũng (Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên)
Trình bày: Phương Nam