Ngày 7/12/2023, Bình ở sân bay đợi chuyến Sài Gòn – Hà Nội. Lưng Bình như gù đi vì đeo balo nặng trĩu. Trong đó là một chiếc laptop, hai cái chân máy điện thoại, một chiếc dji osmo, vài ba bộ ổ cứng, mic… Đó là toàn bộ đồ nghề của Bình trong suốt 5 ngày 4 đêm ghi chương trình Hoa Xuân Ca. Tên đầy đủ của Bình là Mai Thị Thái Bình, Biên tập viên, Phòng Phát triển và Kinh doanh Nội dung số - Đài Truyền hình Việt Nam. Bình là một nhà báo đa phương tiện.
Nhà báo đa phương tiện còn được biết đến với tên gọi “one-man bands – ban nhạc một thành viên” hoặc “backpack reporters - phóng viên ba lô”. Họ thường xuất hiện tại hiện trường một mình nhưng lại mang theo thiết bị và thực hiện nhiệm vụ của một ekip, thường bao gồm: Viết, quay, thu thanh, dựng, biên tập,…
Trong 5 ngày làm việc cật lực, Bình cần đứng ở nhiều vị trí, từ kỹ thuật, quay phim, biên dựng,… cho đến đẩy nội dung ngắn lên các mạng xã hội. Những nhà báo có nhiều kỹ năng như Bình thường rất hiếm hoi tại các tòa soạn.
Năm 2012, sự ra đời của tác phẩm Tuyết lở (Snow Fall) của News York Times đã tạo ra một cuộc cách mạng về sản xuất đa phương tiện và thúc đẩy xu hướng này đối với báo chí toàn cầu. Chỉ một năm sau, năm 2013, Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhanh chóng tuyển sinh chuyên ngành báo chí đa phương tiện chính quy đầu tiên của cả nước.
Tuy nhiên, sau 12 năm “sản xuất đa phương tiện vẫn chưa phổ biến và chưa trở thành một điều hiển nhiên tại nhiều tòa soạn” – nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhận định. Báo chí Việt Nam vẫn có một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực tế trong sản xuất đa phương tiện.
Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội là một trong hai cơ quan báo chí cấp địa phương hiếm hoi lọt vào lọt top 10 cơ quan báo chí chuyển đổi số đạt mức xuất sắc trên cả nước năm 2023.
Ông Nguyễn Kim Khiêm, Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội cho biết, sản phẩm đa phương tiện là con đường bắt buộc trong hoạch định chiến lược chuyển đổi số. Thực tiễn này đã buộc các phóng viên truyền thống phải chuyển đổi sang tác nghiệp đa phương tiện. Tức là, một phóng viên cần sản xuất được nhiều sản phẩm trên các loại hình và nền tảng khác nhau.
Năm 2021, anh Lê Thành Lương được Đài Tiếng nói Việt Nam cử vào thành phố Hồ Chí Minh tác nghiệp khi dịch COVID-19 bùng phát. Trong 30 ngày theo đuổi F0, ngoài đồ bảo bộ, ba lô của anh chỉ chứa hai chiếc điện thoại Samsung S8, một chân máy, một bộ mic và một chiếc máy tính. Với bộ thiết bị này, anh làm công việc của bốn người: Phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội; viết tin bài cho trang tin điện tử; sản xuất bản tin âm thanh; biên tập, cắt dựng nguyên liệu thô (bao gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh và video).
Khi xây dựng nội dung số cho chương trình Hoa Xuân Ca, nhân sự của nhóm Bình chỉ có 4 đầu người. Trong khi đó, nội dung cần đẩy lên ba nền tảng mạng xã hội chính: Facebook (+Reel), Youtube (+Short), Tiktok. Video ngắn trên nền tảng Tiktok được ưu tiên đặc biệt. Nhóm quyết định đặt máy quay, kèm điện thoại để ghi cả định dạng ngang và dọc. Điều này có nghĩa là phóng viên, biên tập viên cần biết ít nhất 4 kỹ năng: Quay và dựng trên máy quay chuyên dụng; quay và dựng trên điện thoại.
Dẫn chứng về video phát trực tiếp vụ cháy tại Đinh Công Hạ ngày 16/6 với 35.000 người xem cùng một thời điểm, nhà báo Phạm Thư Hiền cho biết, VTV24 chỉ sử dụng một phóng viên và một chiếc di động cho sản phẩm này. Đó là ví dụ sinh động nhất về hiệu quả với tiêu chí: Số lượng, chất lượng và chi phí sản xuất mà một phóng viên đa kỹ năng có thể mang lại.
“Tuy nhiên, nói quay dựng 0 đồng là không đúng. Mình vẫn phải mất tiền mua và thường xuyên nâng cấp thiết bị di động chất lượng cho phóng viên. Nhưng so với một thiết bị hàng trăm triệu đồng, giải pháp này vẫn tiết kiệm hơn rất nhiều cho các kênh tin tức” – nhà báo Thư Hiền kết luận.
Lợi thế lớn nhất của một nhà báo đa phương tiện là sự chủ động sáng tạo và cơ hội học hỏi và tạo ra những sản phẩm hoàn thiện nhất. “Khi biết được nhiều kỹ năng như vậy, sản phẩm của mình sẽ tốt hơn. Bởi mình chính là người hiểu rõ nhất tác phẩm nhất, tâm huyết với tác phẩm nhất. Chủ động hoặc chủ động phối hợp trong mọi khâu sản xuất là một lợi thế” – Thái Bình nói. Với 725 triệu lượt xem trên đa nền tảng, Hoa Xuân Ca là chiến dịch số thành công của VTV cho tới thời điểm hiện tại.
Theo Đài NBC, trong suốt nhiều năm, phóng viên đa phương tiện chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các tòa soạn ở Mỹ. Xu hướng chuyển đổi số đã thúc đẩy sự phát triển của báo chí đa phương tiện. Trong một thập kỷ trở lại đây, số lượng phóng viên đa phương tiện trẻ đã tăng lên nhanh chóng. Họ trở thành một trong những đối tượng được các nhà tuyển dụng săn đón nhiều nhất. Kênh tuyển dụng ZipRecruiter công bố, một phóng viên đa phương tiện mới tốt nghiệp có thể kiếm 50,000 USD/năm (khoảng 1,2 tỷ VNĐ) cao hơn vị trí phóng viên thông thường 5,000 USD/năm (khoảng 127 triệu VNĐ).
Ở chiều ngược lại, họ cũng thường đối mặt với nhiều rủi ro và đảm nhận nhiều nhiệm vụ hơn.
Khi đang phát trực tiếp một ca cấp cứu F0, phóng viên Thành Lương buộc phải dừng phiên và tham gia vận chuyển bệnh nhân do tình trạng sức khỏe F0 đột ngột trở nặng. “Lúc đó chỉ có một, hai giây để nghĩ: Giờ chỉ có cứu hay không? Nếu cứu thì chấp nhận nguy cơ phơi nhiễm rất cao” – anh nói.
Phiên livestream vận chuyện F0 của phóng viên Lê Thành Lương trên Facebook.
Vào tháng 10/2022, Hiệp hội Nhà báo Mỹ đã công bố Hướng dẫn đảm bảo an toàn cho các phóng viên đa phương tiện. Trong đó, Hướng dẫn yêu cầu các nhà báo không được phép quay trực tiếp một mình vào ban đêm, thiết lập rào cản an toàn gần nơi giao thông và đám đông,…
Báo chí đa phương tiện đang xóa nhòa ranh giới giữa các loại hình báo chí. Nếu muốn tạo ra một dự án/tác phẩm đa phương tiện hiệu quả, phóng viên phải khai thác tất cả các loại hình, từ văn bản, âm thanh, video, hình ảnh cho đến đồ họa,…; đồng thời tích hợp công nghệ và báo chí một cách hợp lý. Do vậy, họ cần sở hữu một tổ hợp đa dạng các kỹ năng chuyên môn và kỹ thuật.
Từ kinh nghiệm thực tiễn, Bình chỉ ra một phóng viên đa phương tiện cần có 3 tố chất quan trọng: Một là linh hoạt, hai là tự học, ba là không ngại thử thứ mới. Trong đó, linh hoạt là yếu tố quan trọng nhất. “Mọi chuyện vẫn xoay quanh việc mình phải linh hoạt như thế nào: Linh hoạt từ tư duy loại hình, linh hoạt trong kỹ năng sử dụng máy móc, linh hoạt trong kỹ năng viên tập” – Bình nói.
“Thực chiến là một điều cực kỳ quan trọng” – nhà báo Phạm Thư Hiền nhấn mạnh. Để rèn luyện một nhà báo đa phương tiện, lý thuyết là không đủ, họ cần cải được thiện nặng lực bằng những đầu việc thực tế.
Cũng theo trang tuyển dụng ZipRecruiter, các nhà tuyển dụng thường mong muốn một nhà báo đa phương tiện có 7 kỹ năng cơ bản: Viết; chụp, xử lý ảnh; quay phim, ghi âm; biên tập video, audio; thiết kế đồ họa; lập trình cơ bản; quản lý dự án.
Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo và các công cụ trực tuyến, phóng viên đa phương tiện đang được hỗ trợ ngày một tốt hơn. Họ không cần thành thạo một kỹ năng đặc thù như đồ họa hay diễn hoạt,… nhưng vẫn có thể đáp ứng thị hiếu của người dùng với một số công cụ hữu dụng như: Canva (thiết kế ảnh), Capcut, Veed io (video, âm thanh), ChatGPT (văn bản), Flourish (biểu đồ động),…
Hầu hết các cơ quan báo chí tại Việt Nam đều đề cập đến chiến lược chuyển đổi số, đẩy mạnh sản xuất đa phương tiện. Tuy nhiên, lực lượng nhà báo thực sự tác nghiệp đa phương tiện tại các tòa soạn thực tế còn ít ỏi.
Ông phân tích thêm, trong suốt một thời gian rất dài báo điện tử Việt Nam không khác nhiều một tờ báo giấy trên mạng Internet. Ngoại trừ một số tòa soạn đang làm rất tốt, đa số các cơ quan báo chí Việt Nam vẫn chưa theo kịp quy trình sản xuất đa phương tiện.
Bàn về nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân cho rằng vấn đề không nằm ở khâu đào tạo hay chuẩn bị mà nằm ở giai đoạn sau đào tạo. Phóng viên không được khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển các kỹ năng đã học được. Sau một vài lần không được ghi nhận, họ sẽ không còn động lực để phấn đấu. Thay đổi theo xu hướng chung của thế giới, yêu cầu về một sản phẩm đa phương tốt ngày càng cao. Nếu không thường xuyên thực hành, cập nhật tư duy, kỹ năng mới, người sản xuất sẽ càng gặp nhiều khó khăn, bất lợi.
“Việc tạo ra những sản phẩm đa phương tiện, sản phẩm số thực sự hấp dẫn, mở rộng thông tin dưới nhiều hình thức vẫn còn là một điều khó khăn với nhiều cơ quan báo chí tại Việt Nam” - đồng chí Lê Quốc Minh kết luận
Tuy là một trong mười cơ quan báo chí chuyển đổi số tốt nhất năm 2023, ông Nguyễn Kim Khiêm, Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội cũng thẳng thắn nhìn nhận, Đài Hà Nội mới trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi và “phần lớn các thế hệ phóng viên, nhà báo được đào tạo cho tới thời điểm hiện tại chưa sẵn sàng cho đa phương tiện”. Trong đó, thay đổi chính sách và tư duy sản xuất đa phương tiện là hai thử thách lớn nhất.
Ông nói: “Có lẽ tôi chỉ tìm được 2 – 3 phóng viên viết được code ở Hà Nội”.
Lấy dẫn chứng từ hơn 20 năm tuyển dụng, ông Kim Khiêm cho biết trong số các ứng viên ông từng gặp: Trên 50 % không sử dụng Microsoft Office đúng cách; dưới 20 % sử dụng email đúng cách; dưới 1 % sử dụng tốt các công cụ phần mềm quản lý công việc, quản lý thời gian; các phương thức để truyền dẫn thông tin; hơn 90 % sinh viên tốt nghiệp coi Zalo là một phần mềm để trao đổi và gửi thông tin.
Thói quen tác nghiệp đa phương tiện của phóng viên thường được hình thành khi tòa soạn, cơ quan yêu cầu. Do đó, để phóng viên chuyển đổi thói quen tác nghiệp, những người quản lý như thư ký tòa soạn, tổ chức sản xuất,… phải là những người thay đổi đầu tiên. “Họ buộc phải có tư duy đa phương tiện trước nhất.
Cùng sự kiện, cùng câu chuyện đó, ta sẽ kể trên các nền tảng khác nhau như thế nào? Phát thanh ra sao, truyền hình như thế nào, trên môi trường số thì tích hợp đa phương tiện tích hợp đến đâu?” – ông Kim Khiêm băn khoăn. Người đứng đầu Đài Hà Nội nhận định mô hình cơ quan báo chí đa phương tiện ở Việt Nam chưa thực sự “chín” về mặt tổ chức, mô hình hoạt động. Vướng mắc lớn nhất nằm ở khung pháp lý.
“Ai cũng có thể nói về đa phương tiện nhưng định nghĩa về sản phẩm đa phương tiện trong khung pháp lý lại chưa được hoàn thiện; phương thức quản lý, mô hình quản lý và các cơ sở về pháp lý còn chưa rõ”
Nhà báo Nguyễn Kim Khiêm, Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội
Cụ thể, các đơn vị quản lý chưa ban hành đơn giá hay định nghĩa cụ thể cho sản xuất sản phẩm đa phương tiện. Định nghĩa về sản phẩm báo chí đã cũ nhưng vẫn được thể hiện trong các văn bản pháp lý có hiệu lực đến thời điểm hiện tại, đặc biệt gây lúng túng với các sản phẩm điện tử.
Do đó, từ góc độ thể loại báo chí và góc độ kinh tế báo chí, các cơ quan thực hiện sẽ gặp khó khăn trong việc định nghĩa sản phẩm đa phương tiện; phân nguồn cho chi phí sản xuất và chi trả nhuận bút.
“Cho nên, tôi mong muốn khuôn khổ pháp lý và các chính sách quản lý cụ thể về sản phẩm báo chí đa phương tiện sẽ sớm được xây dựng. Bởi, trong bối cảnh các khung pháp lý còn chưa được hoàn thiện, chuyện đúng-sai là một ranh giới rất mong manh” – ông Kim Khiêm bày tỏ.
Tuy là một trong mười cơ quan báo chí chuyển đổi số tốt nhất năm 2023, ông Nguyễn Kim Khiêm, Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội cũng thẳng thắn nhìn nhận, Đài Hà Nội mới trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi và “phần lớn các thế hệ phóng viên, nhà báo được đào tạo cho tới thời điểm hiện tại chưa sẵn sàng cho đa phương tiện.” Trong đó, thay đổi chính sách và tư duy sản xuất đa phương tiện là hai thử thách lớn nhất.
Ông nói: “Có lẽ tôi chỉ tìm được 2 – 3 phóng viên viết được code ở Hà Nội”.
Lấy dẫn chứng từ hơn 20 năm tuyển dụng, ông Kim Khiêm cho biết trong số các ứng viên ông từng gặp: Trên 50 % không sử dụng Microsoft Office đúng cách; dưới 20 % sử dụng email đúng cách; dưới 1 % sử dụng tốt các công cụ phần mềm quản lý công việc, quản lý thời gian; các phương thức để truyền dẫn thông tin; hơn 90 % sinh viên tốt nghiệp coi Zalo là một phần mềm để trao đổi và gửi thông tin.
Thói quen tác nghiệp đa phương tiện của phóng viên thường được hình thành khi tòa soạn, cơ quan yêu cầu. Do đó, để phóng viên chuyển đổi thói quen tác nghiệp, những người quản lý như thư ký tòa soạn, tổ chức sản xuất,… phải là những người thay đổi đầu tiên. “Họ buộc phải có tư duy đa phương tiện trước nhất.
Cùng sự kiện, cùng câu chuyện đó, ta sẽ kể trên các nền tảng khác nhau như thế nào? Phát thanh ra sao, truyền hình như thế nào, trên môi trường số thì tích hợp đa phương tiện tích hợp đến đâu?” – ông Kim Khiêm đặt câu hỏi.Người đứng đầu Đài Hà Nội nhận định mô hình cơ quan báo chí đa phương tiện ở Việt Nam chưa thực sự “chín” về mặt tổ chức, mô hình hoạt động. Vướng mắc lớn nhất nằm ở khung pháp lý.
“Ai cũng có thể nói về đa phương tiện nhưng định nghĩa về sản phẩm đa phương tiện trong khung pháp lý lại chưa được hoàn thiện; phương thức quản lý, mô hình quản lý và các cơ sở về pháp lý còn chưa rõ”
Nhà báo Nguyễn Kim Khiêm, Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội
Cụ thể, các đơn vị quản lý chưa ban hành đơn giá hay định nghĩa cụ thể cho sản xuất sản phẩm đa phương tiện. Định nghĩa về sản phẩm báo chí đã cũ nhưng vẫn được thể hiện trong các văn bản pháp lý có hiệu lực đến thời điểm hiện tại, đặc biệt gây lúng túng với các sản phẩm điện tử.
Do đó, từ góc độ thể loại báo chí và góc độ kinh tế báo chí, các cơ quan thực hiện sẽ gặp khó khăn trong việc định nghĩa sản phẩm đa phương tiện; phân nguồn cho chi phí sản xuất và chi trả nhuận bút.
“Cho nên, tôi mong muốn khuôn khổ pháp lý và các chính sách quản lý cụ thể về sản phẩm báo chí đa phương tiện sẽ sớm được xây dựng. Bởi, trong bối cảnh các khung pháp lý còn chưa được hoàn thiện, chuyện đúng-sai là một ranh giới rất mong manh” – ông Kim Khiêm bày tỏ.
Chi trả nhuận bút
Bình luận về cơ chế chi trả cho nội dung sản xuất đa phương tiện, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân nói: “Lâu nay chúng ta có khung chi trả nhuận bút theo số lượng chữ, ảnh... Có điều độ dài, số lượng không nói lên chất lượng. Việc chi trả nhuận bút cho các sản phẩm đa phương tiện phải dựa vào sự linh hoạt của các đơn vị báo chí”.
Chi trả dựa trên chất lượng của sản phẩm mới là cách chi trả đúng. Tuy nhiên, cách thức này liên quan trực tiếp đến đánh giá cảm tính của người có quyền hạn bởi các tiêu chí mang tính kỹ thuật vẫn chưa rõ ràng.
“Nếu người quản lý cứng nhắc, nhiều sản phẩm sẽ bị đánh đồng. Khung quy định chừng nào thì trả chừng đó, rất an toàn. Nhưng nếu sản phẩm đa phương tiện mà chỉ được chi trả như một bài viết thông thường thì tại sao phóng viên phải mất công, mất sức nhiều như vậy?” - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam lập luận.
Muốn có bài hay, sự linh loạt và “phá rào” của các đơn vị báo chí trong cơ chế chi trả là điều cần thiết. Bởi nếu không tháo gỡ được vấn đề tài chính, phóng viên, biên tập viên sẽ không còn động lực sản xuất.
Do vậy, để sớm xây dựng một mô hình tác nghiệp đa phương tiện hiệu quả, cả người thực thi và người quản lý đều cần thay đổi tư duy, cách tổ chức, kỹ năng, trang thiết bị, cơ chế quản lý. Trong đó, những thay đổi cơ chế quản lý sẽ là tiền đề đặc biệt quan trọng.
Tổ chức sản xuất: Hồng Minh
Nội dung: Thi Uyên
Trình bày: Tạ Lư