
Qua đôi ba câu chuyện về nhà chính khách, “người đốt lò vĩ đại” Nguyễn Phú Trọng, có thể thấy ông là một con người lớn lao mà bình dị.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bắt đầu con đường học vấn của mình là sinh viên khóa 8 Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - một môi trường mơ ước của hầu hết mọi thế hệ thanh niên sau khi tốt nghiệp phổ thông bước vào hệ đại học. Cách đây hơn nửa thế kỷ, để trở thành sinh viên Khoa Ngữ văn danh giá thường là những học sinh giỏi văn của trường phổ thông, đã kinh qua các kỳ thi học sinh giỏi văn miền Bắc. Tôi cũng thật vinh dự được trở thành sinh viên Khoa Ngữ văn khóa 11 sau khóa của anh Trọng 3 khóa.
Lớp Văn khóa 8 của anh Trọng khá đặc biệt không chỉ ở số lượng sinh viên vào hàng đông nhất khóa độ ấy, mà còn đa dạng những thành phần. Một phần là các sinh viên từ Đông Âu về với lý do đặc biệt. Một phần là sinh viên Khoa Thư viện của Trường Đại học Văn hóa gửi sang, còn lại là học sinh giỏi văn phổ thông. Anh Trọng nằm trong số này.
Khóa 8 bước vào niên học năm 1963, năm bắt đầu rục rịch sự đánh phá của giặc Mỹ, nên liên tục lớp Văn 8 phải di chuyển từ Trường Trung học Trung Hoa học ở cạnh chùa Láng, sau chuyển về khu Mễ Trì, đến năm 1965 là năm cuối cùng thì sơ tán lên xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên). Lớp Văn 11 chúng tôi khi lên đến khu sơ tán thì được lớp Văn 8 đàn anh ra tận suối Đôi, điểm đầu của khu sơ tán để đón.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện với với cán bộ, nhân dân xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. (Ảnh: TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện với với cán bộ, nhân dân xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. (Ảnh: TTXVN)
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, cho đến bây giờ tôi vẫn không quên được những địa danh nên thơ của khu sơ tán, núi Tương Tư, suối Đôi, thung lũng Tràng Dương... nhưng cũng không kém phần vất vả khó khăn với những buổi vượt dốc dựng đứng vào rừng chặt tre nứa làm nhà, lấy củi cho nhà bếp tập thể nấu ăn và cả những ngày nằm bẹp xuống bờ ruộng nhìn hàng đàn máy bay bay qua đầu về bắn phá, thả bom thị xã Thái Nguyên, cầu Gia Bảy, Thủ đô Hà Nội yêu dấu.
Vừa vào học chưa được bao lâu thì lớp Văn khóa 11 hậu sinh chúng tôi lại được chứng kiến thêm sự đặc biệt nữa của lớp Văn khóa 8 đàn anh là quá nửa lớp sau khi làm khóa luận năm thứ ba thì lần lượt được tăng cường vào chiến trường, chỉ còn lại 30 sinh viên ở lại làm luận văn, trong đó có sinh viên Nguyễn Phú Trọng.
Dạo ấy, so với anh em trong lớp Văn khóa 8, anh Trọng cũng bình thường như những sinh viên khác. Anh không nổi trội bởi có những tài lẻ như vài chàng sinh viên thành thị có như chơi đàn, ca hát. Anh cũng không có mặt trong số sinh viên lớp trên hay xuống trò chuyện, giao du với đám sinh viên nữ và những sinh viên ưa hoạt động thể thao, văn nghệ kiểu như tôi.
Trong lớp Văn 8, anh Trọng thuần túy là một chàng trai nông thôn chăm chỉ, nghiêm chỉnh và luôn luôn chấp hành mọi yêu cầu của khoa từ việc nhỏ nhất như tóc cắt cao, lên lớp áo bỏ trong quần và đi dép đủ quai. Mọi chế độ sinh hoạt, đóng góp từ lên rừng lấy tre, nứa, lấy củi, gác đêm đều thực hiện đầy đủ.
Cùng với những sự nghiêm chỉnh đó cộng với thái độ và kết quả học tập luôn đứng hàng đầu lớp nên đến năm thứ hai, anh Trọng được bầu làm Bí thư Chi đoàn của lớp và là một trong những học sinh hiếm hoi được kết nạp Đảng trong nhà trường. Khi làm Bí thư Chi đoàn, bất kỳ buổi họp nào anh Trọng cũng đến trước giờ họp chờ mọi người.
Tất cả các anh chị sinh viên lớp Văn khóa 8 khi kể lại cho người viết bài này đều nhận xét, Bí thư Chi đoàn của lớp Văn khóa 8 Nguyễn Phú Trọng phát biểu cũng như nói năng thường từ tốn, rành rẽ. Đối với bạn bè thì chu đáo, tận tình và nhớ rất lâu những gì liên quan đến bạn bè. Nhiếp ảnh gia Vũ Huyến kể rằng, anh có người anh trai là ông Vũ Trung Trực chẳng may bị bệnh chết mà sau 6 năm ra trường, khi gặp lại, anh Trọng vẫn hỏi thăm và chia buồn về sự mất mát đó với Vũ Huyến.
Trong cuộc đời chúng ta thường gặp không ít những người có quá nhiều thay đổi với bè bạn, với anh em đồng môn, với hàng xóm xung quanh qua những giai đoạn của đời người. Thuở hàn vi và khi thành đạt khác nhau đến thế nào. Với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thì không.
Lớp Văn khóa 8 ra trường năm 1967 vì vị trí công tác được phân công và yêu cầu nhiệm vụ của những sinh viên mới ra trường, nhất là thời gian đó lại đang trong thời kỳ chiến tranh, nên sinh viên trong lớp không có điều kiện gặp nhau.
Từ năm 2000 đến nay, lớp Văn khóa 8 mới có điều kiện gặp nhau và những cuộc họp lớp hầu như được tổ chức hằng năm. Giai đoạn này hầu hết những người từng là sinh viên lớp Văn khóa 8 đều đã nghỉ hưu. Khi còn làm việc, họ từng là Tổng Biên tập những tòa báo lớn, hãng thông tin quốc gia, Tổng giám đốc, Thứ trưởng, Bộ trưởng nay đều trở về là những công dân bình thường. Duy nhất trong lớp Văn khóa 8 thuở nào chỉ còn lại sinh viên - Bí thư Chi đoàn Nguyễn Phú Trọng lành hiền, bình dị và chu đáo năm nào, vẫn là nhà chính khách hàng đầu, quan trọng của đất nước.
Xét về bình thường, giữa công dân bình thường với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có một khoảng cách rất xa. Sự chung nhất giữa họ là tình đồng môn và tình bạn bè cũ. Nhưng khoảng cách này mau chóng bị xóa đi bởi ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một lần họp lớp “mỗi người trong chúng ta có những vị trí xã hội khác nhau, nhưng điều quý nhất mà tôi luôn tôn trọng và mãi mãi tồn tại là tình thầy trò, đồng môn”. Với suy nghĩ ấy nên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là một trong những người năng đi họp lớp nhất, trừ khi ông có việc bận và ông cũng thông báo cho anh em biết để xin phép.

Chiều 13/4/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm , làm việc với tỉnh Kon Tum về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng; việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2017. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đồng bào dân tộc thôn Kon Rơ Bàng 2, xã Vinh Quang , thành phố Kon Tum. (Ảnh: TTXVN)
Chiều 13/4/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm , làm việc với tỉnh Kon Tum về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng; việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2017. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đồng bào dân tộc thôn Kon Rơ Bàng 2, xã Vinh Quang , thành phố Kon Tum. (Ảnh: TTXVN)
Nhận được thông báo họp lớp dịp ông Trọng được đề cử vào Trung ương để chúc mừng ông, ông đã cẩn thận xin phép lớp được vắng vì ông đã hẹn đến thăm thầy giáo cũ ở Trường Nguyễn Gia Thiều. Một lần họp lớp khác tại Trung tâm Bảo tồn văn hóa ở phố Hàng Bông. Hôm ấy ngày nghỉ nên ông Trọng đã điện cho nhà báo Vũ Huyến - bạn cùng lớp, ở gần phố ông đến đèo ông bằng xe máy đến nơi họp. Trong cuộc họp, ông cùng trò chuyện vui đùa với anh em trong lớp. Nhà báo Trần Đình Thảo còn đùa hỏi ông: “Anh đã nộp quỹ lớp chưa?”. Ông mỉm cười, chưa kịp trả lời thì bà Thái Thanh trong ban liên lạc của lớp giở sổ vui vẻ thông báo: “Anh Trọng luôn luôn nộp đủ, đúng kỳ”.

Chiều 12/4/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm , làm việc với tỉnh Gia Lai về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng; việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2017. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, tặng quà thương binh Đinh Phi và vợ là Đinh Brat, hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở làng Tung Ke 2, xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)
Chiều 12/4/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm , làm việc với tỉnh Gia Lai về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng; việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2017. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, tặng quà thương binh Đinh Phi và vợ là Đinh Brat, hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở làng Tung Ke 2, xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)
Chuyện về nhà chính khách lừng danh - “người đốt lò vĩ đại” Nguyễn Phú Trọng còn nhiều, nhưng chỉ qua đôi ba câu chuyện này, chúng ta hiểu rằng: người đốt lên chiếc lò đang cháy bùng thiêu rụi không ít những thanh củi tham nhũng là một con người lớn lao mà bình dị. Một người biết rõ chức tước là phù hoa của cuộc đời. Một người tôn trọng nhân cách, đem sức lực, trí tuệ của mình phục vụ cho sự nghiệp mình theo đuổi. Một người không ham hư danh, không đánh đổi nhân phẩm của mình để cầu lợi. Đó là nhân cách của bậc sĩ phu chân chính.
Một lần cùng lớp về thăm lại Tràng Dương nơi sơ tán cũ. Khi đó ông Trọng đã là Chủ tịch Quốc hội đi cùng xe ô-tô to với lớp. Lần đó, vợ chồng ông bỏ tiền ra mua chiếc tivi để tặng xã sơ tán cũ, khi trao ông Trọng thông báo luôn rằng đây là quà tặng của lớp Văn khóa 8. Nhà báo Vũ Huyến cho biết, trong chuyến đi đó, ông Trọng dặn ban tổ chức lớp lo chu đáo cho lái xe và từ chối kế hoạch đón tiếp mà ông Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên định tổ chức.
Một người biết rõ chức tước là phù hoa của cuộc đời. Một người tôn trọng nhân cách, đem sức lực, trí tuệ của mình phục vụ cho sự nghiệp mình theo đuổi. Một người không ham hư danh, không đánh đổi nhân phẩm của mình để cầu lợi. Đó là nhân cách của bậc sĩ phu chân chính.
Ông nói: “Tôi là cựu sinh viên về thăm bà con đùm bọc chúng tôi hồi sơ tán, đề nghị không đón tiếp linh đình”. Lần họp lớp đúng khi ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, một người đề nghị chúc mừng Tổng Bí thư, ông Trọng nói ngay: “Đó là nhiệm vụ được giao, còn đến họp lớp, tôi cũng chỉ như mọi anh chị em khác trong lớp”. Sau đó ông trân trọng trao túi quà cho các thầy và túi quà đóng góp cho lớp như mọi kỳ họp khác.
Một lần đến chơi nhà nhiếp ảnh gia Vũ Huyến, nhà quay phim Vũ Dương - con trai Vũ Huyến, bảo “tóc bác bạc trắng chắc bác phải làm việc nhiều”. Ông Trọng mỉm cười nói vui: “Lớp bác và bố cháu ai cũng làm việc nhiều. Nhiều người còn làm hơn bác ấy chứ. Như hồi đi học, lớp bác diễn kịch “Nổi gió”, bác Trần Đức Chính đóng Trung úy Phương, cô Hồng Duệ đóng chị Vân. Bố cháu cầm loa thông báo bà con ngồi xem trật tự, bác chỉ là người vác bình điện giúp bố cháu thôi”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đại biểu và cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng (Thành phố Hà Nội). ( Ảnh: ĐĂNG KHOA)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đại biểu và cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng (Thành phố Hà Nội). ( Ảnh: ĐĂNG KHOA)
Chuyện về nhà chính khách lừng danh - “người đốt lò vĩ đại” Nguyễn Phú Trọng còn nhiều, nhưng chỉ qua đôi ba câu chuyện này, chúng ta hiểu rằng: người đốt lên chiếc lò đang cháy bùng thiêu rụi không ít những thanh củi tham nhũng là một con người lớn lao mà bình dị. Một người biết rõ chức tước là phù hoa của cuộc đời. Một người tôn trọng nhân cách, đem sức lực, trí tuệ của mình phục vụ cho sự nghiệp mình theo đuổi. Một người không ham hư danh, không đánh đổi nhân phẩm của mình để cầu lợi. Đó là nhân cách của bậc sĩ phu chân chính.
Bài đăng trong sách "Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Năm xuất bản 2019
Trình bày: Mạnh Trần
Ảnh: TTXVN, ĐĂNG KHOA