Đảng ta xác định: Xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm của Đảng và Nhà nước giữ vai trò quyết định. Việc xác định những yêu cầu trong đổi mới nhận thức lý luận về đội ngũ trí thức là cơ sở để trọng dụng trí thức, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước.

Thứ nhất, đội ngũ trí thức với tư cách chủ thể sáng tạo trong nền kinh tế tri thức và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin. Sự ra đời của kinh tế tri thức được xem là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội, được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là sự phát triển nhanh mang tính đột phá của công nghệ thông tin. Tuổi đời của các sản phẩm lao động ngày càng bị rút ngắn, trong khi tri thức được phổ biến ngày càng nhanh trên diện rộng thông qua không gian mạng và tạo ra sự bứt phá chưa từng có trong năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế[1].

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được xem là cuộc cách mạng số, vì nó thông qua công nghệ internet, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây,... để chuyển hóa toàn bộ tri thức từ thế giới thực sang thế giới ảo. Trong cuộc cách mạng này, các yếu tố sản xuất vốn dĩ được xem là thế mạnh, như lực lượng lao động nhân công giá rẻ, sản xuất dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên,... đã lạc hậu. Thay vào đó, yếu tố quyết định giá trị sản xuất chính là hàm lượng tri thức và khoa học, công nghệ. Bối cảnh này dẫn đến sự biến đổi sâu sắc về trình độ của lực lượng sản xuất và các quan hệ sản xuất trong đời sống xã hội hiện đại; trong đó, đội ngũ trí thức được xem là chủ thể sáng tạo tri thức, một nguồn lực cốt lõi góp phần tạo nên sự chuyển đổi chung của toàn bộ nền kinh tế-xã hội.

Trong khi đó, đội ngũ trí thức nước ta còn có những hạn chế nhất định, những nhân tố tinh hoa và hiền tài chưa nhiều, chuyên gia đầu ngành còn thiếu hụt nghiêm trọng; đội ngũ kế cận chưa thực sự được quan tâm vun đắp, bồi dưỡng; chưa có nhiều cá nhân và tập thể khoa học mạnh, có uy tín ở khu vực và trên thế giới; năng lực sáng tạo và thực hành, ứng dụng còn hạn chế.

Một mặt, ở nhiều nơi, hoạt động nghiên cứu khoa học còn chưa xuất phát và chưa gắn với thực tiễn; số công trình, sáng chế được công bố trên thế giới còn ít, chưa có nhiều sáng tạo, phát kiến mang tính bứt phá. Mặt khác, nền kinh tế của nước ta vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, trình độ khoa học-công nghệ chưa cao, việc áp dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất và đời sống còn nhiều bất cập[2].

Để tránh nguy cơ tụt hậu của nguồn nhân lực, đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay cần không ngừng tích lũy tri thức, kinh nghiệm, đổi mới và nâng cao chất lượng nghiên cứu trong điều kiện mới, không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp, mà còn ở cả những lĩnh vực tri thức khác, tạo nền tảng để tiếp tục sáng tạo tri thức mới, cống hiến nhiều hơn cho đất nước trong thời gian tới.

Thứ hai, về liên minh công nhân - nông dân - trí thức trong điều kiện mới.

Trong lý luận mác-xít, liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là một nội dung quan trọng mang tính chiến lược. Nội dung cốt yếu nhất là: Giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của mình khi liên minh với các giai cấp và tầng lớp khác, trước hết là giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Ngay từ khi ra đời, trong Cương lĩnh đầu tiên, Đảng ta đã khẳng định: “Công nông là gốc cách mệnh”[3], còn trí thức - lúc này chủ yếu học trò, “là bầu bạn cách mệnh của công nông”[4]. Bước sang thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tại Đại hội VII (năm 1991), Đảng ta khẳng định: “Giai cấp công nhân nếu không có đội ngũ trí thức của mình và nếu bản thân công-nông không được nâng cao kiến thức, không dần dần được trí thức hóa, thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội”[5]. Như vậy, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, liên minh công-nông-trí vừa là một tất yếu khách quan, vừa là vấn đề mang tính chiến lược của cách mạng, nhất là ở những nước nông nghiệp lạc hậu[6].

Hiện nay, chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước làm cho quan hệ giữa các giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp ở nước ta ngày càng đa dạng, đa chiều, sinh động, vừa có xu thế hợp tác vì mục tiêu chung của đất nước, vừa có sự cạnh tranh, thi đua giữa các giai tầng[7]. Trước mục tiêu phát triển nhanh, bền vững đất nước trên nền tảng của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đội ngũ trí thức đã thể hiện được vai trò tiên phong, nòng cốt trong sáng tạo và truyền bá tri thức, góp phần trực tiếp nâng cao nội lực, vị thế của đất nước trên mọi phương diện.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với đội ngũ trí thức Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với đội ngũ trí thức Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với các đại biểu trí thức dự Hội nghị chính trị đặc biệt (tháng 3/1964).

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với các đại biểu trí thức dự Hội nghị chính trị đặc biệt (tháng 3/1964).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Thực tiễn này khiến một số người đưa ra nhận định rằng, trí thức Việt Nam đang dần trở thành lực lượng chính trị-xã hội độc lập và sẽ là lực lượng lãnh đạo, dẫn dắt xã hội trong tương lai.

Tuy vậy, dù vị trí, vai trò của trí thức có biến đổi, làm cho họ trở thành tầng lớp quan trọng đối với lực lượng sản xuất, nhưng trí thức vẫn chỉ là một tầng lớp tinh hoa của xã hội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ trí thức trẻ Việt Nam tại Pháp (tháng 3-2018).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ trí thức trẻ Việt Nam tại Pháp (tháng 3-2018).

Cho đến nay, trí thức Việt Nam vẫn không phải là lực lượng có xuất thân thuần nhất, mà xuất thân từ nhiều giai tầng xã hội khác nhau, làm việc ở nhiều lĩnh vực, loại hình, mô hình kinh tế, nên không thể là một lực lượng độc lập. Trí thức tham gia hoạt động trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lãnh đạo, quản lý, tổ chức xã hội, song không phải là lực lượng lãnh đạo xã hội.

Các chuyên gia và nhà khoa học nghiên cứu công nghệ tại phòng sạch Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Các chuyên gia và nhà khoa học nghiên cứu công nghệ tại phòng sạch Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Chính quá trình tri thức hóa các lực lượng lao động xã hội khác đã tạo nên cơ sở để xây dựng khối liên minh công-nông-trí thống nhất, vững chắc; trong đó, trí thức đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, gắn bó chặt chẽ, đồng tâm hiệp lực với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các lực lượng xã hội khác để cùng phục vụ công cuộc đổi mới đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Vì vậy, khối liên minh công-nông-trí vẫn là một vấn đề tất yếu, khách quan, cần thiết cho quá trình phát triển đất nước trong điều kiện mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Item 1 of 3

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng và trước những thách thức của nền kinh tế thị trường hiện nay, đội ngũ trí thức Việt Nam cũng đang bộc lộ những mặt hạn chế, tiêu cực và có những khuynh hướng vận động chưa phù hợp.

Đó là sự xuống cấp về phẩm chất đạo đức, trách nhiệm xã hội, sự mơ hồ về lập trường chính trị, sự lệch lạc về tư tưởng, lối sống, chạy theo “văn hóa” lai căng, ưa vật chất, thực dụng, hưởng thụ,... do sùng bái thái quá hệ tư tưởng và giá trị phương Tây vốn không phù hợp với đặc điểm lịch sử-văn hóa dân tộc Việt Nam của một số trí thức làm suy giảm tính ưu việt, tích cực, tiên phong của đội ngũ trí thức và theo đó, sợi dây liên kết, gắn bó giữa trí thức với các giai tầng khác trong xã hội và với vận mệnh dân tộc cũng bị đe dọa.

Điều này đang tạo ra những thách thức lớn đối với việc phát triển đội ngũ trí thức ở nước ta hiện nay.

Đảng ta khẳng định: “Giai cấp công nhân nếu không có đội ngũ trí thức của mình và nếu bản thân công-nông không được nâng cao kiến thức, không dần dần được trí thức hóa, thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội”.

Thứ ba, về nỗ lực tự phát triển của đội ngũ trí thức trong điều kiện mới.

Hiện nay, đội ngũ trí thức Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, như: Một số trí thức không thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu ý chí, dễ dao động, chưa có nhiều đột phá trong đổi mới sáng tạo, thiếu tầm nhìn chiến lược.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viên các nhà khoa học đang làm việc tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Công ty VABIOTECH - các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine, sinh phẩm, vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viên các nhà khoa học đang làm việc tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Công ty VABIOTECH - các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine, sinh phẩm, vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Một bộ phận trí thức có trình độ học vấn cao, nhưng né tránh những vấn đề liên quan đến chính trị, thiếu trách nhiệm cộng đồng. Một số người có trình độ lý luận chuyên sâu, nhưng hiểu biết thực tiễn còn hạn chế. Một số trí thức sa sút về đạo đức nghề nghiệp, thực dụng, chạy theo đồng tiền mà đánh mất lương tri...

Tình trạng đó đã làm cho hình ảnh của không ít trí thức bị méo mó trong nhận thức của xã hội, gây ra nhiều bức xúc và đặt ra vấn đề bức thiết trong công tác xây dựng đội ngũ trí thức, nhân tài cho đất nước hiện nay[8].

[1] Xem: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Kinh tế chính trị (Dùng cho hệ đào tạo cao cấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2021, tr. 241.

[2] Xem: Nguyễn Huy Hoàng: “Những khó khăn trong phát triển đội ngũ trí thức hiện nay”, in trong: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước, Kỷ yếu diễn đàn khoa học, Hà Nội, 2020, tr. 68 - 76.

[3] Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 23.

[4] Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 23.

[5] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 113 - 114.

[6] Xem: Nguyễn Thị Kiều Sương: “Tính tất yếu của liên minh giai cấp công nhân, nông dân và trí thức trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam”, in trong sách: Nguyễn Thế Phúc - Nguyễn Tiến Dũng (đồng chủ biên): Chủ tịch Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân, nông dân và trí thức, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr. 231 - 244.

[7] Xem: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (Dùng cho hệ đào tạo cao cấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2021, tr. 217 - 220.

[8] Xem: Nguyễn Viết Thông - Lê Thị Sự: Trí thức và vai trò của trí thức trong quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay, Sđd, tr. 102.

Tổ chức thực hiện: PHƯƠNG QUYÊN
Trình bày: HẠNH VŨ
Ảnh: Báo Nhân Dân, TTXVN