Những năm gần đây, đặc biệt là năm 2021, đất nước diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, nghiêm trọng. Các cơ quan nội chính, trong đó có ngành Nội chính Đảng đã phát huy cao độ vai trò, hoàn thành hiệu quả nhiệm vụ chính trị; góp phần quan trọng vào thành công của đại hội đảng bộ các cấp; Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; góp phần vào thành tựu chung của đất nước, được Đảng, nhân dân tin yêu và đánh giá cao.
Ngành Nội chính Đảng luôn bám sát sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đã phối hợp chặt chẽ với bộ, ban, ngành và các địa phương, “lấy dân làm gốc” tích cực, chủ động triển khai nhiều chương trình, nhiệm vụ quan trọng.
Ban Nội chính Trung ương và ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy khẩn trương tăng cường phối hợp các cơ quan chức năng tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy địa phương lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các vấn đề nổi cộm liên quan đến an ninh trật tự nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tham mưu, cụ thể hóa, thể chế hóa và tổ chức thực hiện chủ trương, quan điểm chỉ đạo, giải pháp lớn về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp trong các văn kiện Đại hội XIII của Đảng; của đồng chí Tổng Bí thư; Chủ tịch nước; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2020-2025; Tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hai Ban Chỉ đạo nhiều chủ trương, định hướng lớn và giải pháp quan trọng để lãnh đạo, chỉ đạo trên lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
Các tỉnh ủy, thành ủy ban hành hàng nghìn văn bản chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước về nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; để lãnh đạo, chỉ đạo đưa chủ trương, nghị quyết trên lĩnh vực này đi vào cuộc sống; tích cực, chủ động, tham mưu hiệu quả với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và cấp ủy địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, với phương châm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “bất kể người đó là ai”, tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng. Ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy chú trọng tham mưu cấp ủy chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch thi đua “Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và tham mưu xử lý các vụ án tham nhũng, các hành vi tham nhũng vặt”; từ đó nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, được chỉ đạo phát hiện, xử lý nghiêm, khắc phục dần tình trạng “trên nóng dưới lạnh”.
Toàn ngành thường xuyên nắm chắc tình hình, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, trước hết là với các cơ quan khối nội chính để tham mưu kịp thời cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy địa phương lãnh đạo, chỉ đạo xử lý hiệu quả các vấn đề nổi lên liên quan đến an ninh trật tự; không để hình thành điểm nóng và các tổ chức chống đối trong nội địa...
Từ hạn chế của ngành Nội chính nói chung, nhất là quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nội chính có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, kịp thời, năm 2021, Ban Nội chính Trung ương đã đi vào đánh giá, sơ kết, rút kinh nghiệm công tác phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nội chính, từ đó tiến hành ký quy chế phối hợp với các cơ quan trong khối và liên quan, trong đó có nội dung tăng cường phối hợp, tập trung cụ thể hóa thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan Nội chính triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (ngày 15/9/2021); Kết luận 21, Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Phối hợp tham mưu thực hiện có hiệu quả về cơ chế phối hợp, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực theo Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phối hợp, tham mưu chỉ đạo xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ việc, sai phạm liên quan các vụ án tham nhũng, tiêu cực thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi.
Bộ máy tổ chức của Ban Nội chính Trung ương và ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy tiếp tục được kiện toàn. Tập trung nâng cao chất lượng cán bộ công chức, chuyên gia và cộng tác viên chuyên sâu trong các lĩnh vực. Đến nay, toàn ngành Nội chính Đảng có hơn 1.100 cán bộ, công chức, cơ bản có trình độ, năng lực đáp ứng công việc...
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta tiếp tục thể hiện quyết tâm và nỗ lực trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, đủ sức lãnh đạo xây dựng, phát triển đất nước nhanh và bền vững, trong bối cảnh tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ngay trong một bộ phận cán bộ, đảng viên (cả những người làm công tác nội chính), một số cán bộ vi phạm đến mức phải kỷ luật, xử lý hình sự...
Theo thống kê, từ năm 2016 đến 2020, có 25.104 đảng viên suy thoái hoặc có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” bị xử lý kỷ luật. Trong đó, 15.101 đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống; 8.281 đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị; 1.722 đảng viên có biểu hiện “tự diễn biến”,”tự chuyển hóa”.
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 1.300 tổ chức đảng và 87.000 đảng viên vi phạm. Trung ương thẳng thắn nhìn nhận, đến nay, bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra tại Đại hội giữa nhiệm kỳ khóa VII vẫn đang hiện hữu, có mặt còn gay gắt hơn…
Cũng cần thấy rằng, bên cạnh những kết quả to lớn đã đạt được, trong hoạt động của các cơ quan nội chính thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm. Đó là: Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức và đội ngũ cán bộ lãnh đạo có nơi, có lúc còn hạn chế, thiếu tính quyết liệt; còn tình trạng nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm và chưa chủ động kiên quyết xử lý khi có vi phạm, khuyết điểm. Việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý vi phạm trong nội bộ tuy có nhiều chuyển biến nhưng chưa mạnh. Vẫn còn tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ngay trong đội ngũ những người làm công tác nội chính.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. (Ảnh: TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. (Ảnh: TTXVN)
Tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan Nội chính triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (ngày 15/9/2021), đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương nêu rõ, từ thực tiễn công tác nội chính trong thời gian qua, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, các cơ quan nội chính, ngành Nội chính Đảng, đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý.
Trước hết, luôn bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, toàn diện của Đảng đối với các cơ quan nội chính, luôn quán triệt đường lối và sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững định hướng chính trị, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng, Nhà nước và chế độ; lấy bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân làm mục tiêu hàng đầu để thực hiện, là lẽ sống của mình. Thấm nhuần bài học phải thường xuyên gắn bó mật thiết với nhân dân, quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, là trung tâm, chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu...
Ngành Nội chính Đảng trong đội hình lực lượng nòng cốt, trung kiên, là những “thanh bảo kiếm” sắc bén và “lá chắn” vững chắc để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, kỷ cương của xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ.
Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định và bổ sung một số định hướng lớn cho công tác nội chính. Nhằm hoàn thành sứ mệnh của mình, các cơ quan nội chính đã và đang dồn sức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngành Nội chính Đảng tập trung tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và phương thức hoạt động, hướng mạnh vào các mục tiêu, giải pháp lớn bảo đảm triển khai, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhiệm vụ chính trị của ngành:
1.
Trước hết là chủ động, tích cực nghiên cứu, tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính sách lớn về công tác nội chính.
2.
Phát huy tốt hơn nữa vai trò nòng cốt bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn để phát triển đất nước.
3.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.
4.
Phát huy hơn nữa vai trò chủ công, nòng cốt, kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng. Năm là, xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Sáu là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ các cơ quan nội chính thực sự trong sạch, vững mạnh; tăng cường hợp tác quốc tế về công tác nội chính.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh: TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh: TTXVN)
Đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương phát biểu tại buổi gặp mặt.
Đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương phát biểu tại buổi gặp mặt.
Đồng chí Phan Đình Trạc kiểm tra việc xử lý sai phạm tại Khánh Hòa.
Đồng chí Phan Đình Trạc kiểm tra việc xử lý sai phạm tại Khánh Hòa.
Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nội chính Đảng” tặng lãnh đạo các cơ quan Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam.
Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nội chính Đảng” tặng lãnh đạo các cơ quan Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam.
Năm 2021, ngành Nội chính Đảng ghi những dấu ấn mới trong tập trung phối hợp nghiên cứu, tham mưu cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp; góp phần tăng cường sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp về công tác nội chính theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng...