Đồng chí Nguyễn Thị Định sinh ngày 13/2/1920, ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. 16 tuổi, bà giác ngộ và bắt đầu tham gia cách mạng, đảm nhận nhiệm vụ giao liên, rải truyền đơn và vận động quần chúng đấu tranh. Tháng 10/1938, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Năm 1940, chồng đồng chí Nguyễn Thị Định bị địch bắt đày đi Côn Đảo và hy sinh ở đó. Nửa năm sau, đồng chí cũng bị bắt, đi đày Bà Rá (thuộc tỉnh Bình Phước ngày nay). Năm 1943, do bị đau tim nặng,đồng chí được trở về quê, chịu sự quản thúc của chính quyền địa phương. Năm 1944, đồng chí bắt liên lạc được với tổ chức cách mạng rồi tiếp tục hoạt động. Tháng 8/1945, bà tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Bến Tre. Tháng 3/1946, trong khi đang giữ cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Hội Phụ nữ cứu quốc tỉnh, đồng chí Nguyễn Thị Định nhận được lệnh của Khu ủy Khu 8 và Tỉnh ủy Bến Tre, cùng đoàn đại biểu quân - dân – chính – đảng Khu 8 đi bằng đường biển ra Trung ương với 2 nhiệm vụ chính: Báo cáo tình hình cách mạng miền Nam và xin chi viện vũ khí cho quân dân Nam Bộ đánh Pháp. Tháng 11 năm đó, đồng chí làm Trưởng đoàn của đoàn thuyền chở vũ khí về Nam. Bằng lòng quả cảm, trí thông minh, Nguyễn Thị Định cùng các thành viên trong đoàn đã vượt trùng dương, bão tố, khéo léo tránh được hệ thống tuần tra nghiêm ngặt của quân địch, đưa con thuyền chở 12 tấn vũ khí chi viện trở về miền Nam an toàn. Chuyến vượt biển ra Bắc thành công của người thuyền trưởng Nguyễn Thị Định là tiền đề góp phần để Trung ương có cơ sở nghiên cứu, đánh giá, đi tới quyết định thành lập tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại sau này. Năm 1947, đồng chí được bầu vào Tỉnh ủy Bến Tre. Từ đó, đồng chí cùng các cán bộ lãnh đạo ở địa phương tổ chức cuộc kháng chiến của nhân dân Bến Tre. Năm 1954, cuộc kháng chiến của nhân dân Bến Tre cùng với cả nước đã giành được thắng lợi.
Sau Hiệp định Giơnevơ, Bến Tre là một trọng điểm bình định của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, bà đã cùng với các cán bộ lãnh đạo khác của Đảng bộ Bến Tre ra sức bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nhân dân, chống địch bình định. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã truy tìm quyết liệt, chúng còn treo giải thưởng cho ai bắt được bà. Nhưng chúng đã không làm gì được bà, vì bà luôn thay hình đổi dạng, có lúc giả làm thầy tu, thương buôn, lúc làm nông dân… và luôn được sự đùm bọc của những gia đình cơ sở cách mạng, của những người mẹ, người chị để qua mắt kẻ địch. Dưới sự lãnh đạo của bà và tập thể tỉnh ủy, phong trào Đồng khởi Bến Tre giành thắng lợi (17/1/1960), trở thành biểu tượng kháng chiến kiên cường bất khuất, tiêu biểu cho phong trào cách mạng miền Nam, chuyển từ thế phòng ngự, bảo toàn lực lượng, sang thế tấn công, dẫn đến thắng lợi hoàn toàn. Sau cuộc Đồng khởi Bến Tre, bà làm Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch Mặt trận Giải phóng tỉnh Bến Tre.
Năm 1964, trong Đại hội dân tộc giải phóng miền Nam lần thứ nhất, bà được bầu làm Ủy viên Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương mặt trận. Năm 1965, bà giữ chức Phó Tư lệnh quân Giải phóng miền Nam; tại đại hội Phụ nữ toàn miền Nam, bà làm Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam. Trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bà đã cùng Bộ Chỉ huy miền Nam gắn bó với nhân dân, đưa cách mạng miền Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, góp công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với những đóng góp to lớn đó, tháng 4/1974, Nguyễn Thị Định được phong quân hàm Thiếu tướng và trở thành nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bà giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước như: Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV, V, VI; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI, VII, VIII; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Từ 1987 đến 1992, bà giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Với những chiến công tiêu biểu, bà được tặng thưởng nhiều huân, huy chương như: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất, Huân chương Quyết thắng hạng Nhất, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; được nước Cộng hòa dân chủ Lào tặng Huân chương Tự do hạng Nhất; được Liên Xô tặng Giải thưởng Hòa bình Lênin và là người nước ngoài đầu tiên được tặng Huân chương Hữu nghị các dân tộc của Liên Xô; được Đảng và Chính phủ Cuba trao tặng Huân Chương Hiron và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Sau Hiệp định Giơnevơ, Bến Tre là một trọng điểm bình định của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, bà đã cùng với các cán bộ lãnh đạo khác của Đảng bộ Bến Tre ra sức bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nhân dân, chống địch bình định. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã truy tìm quyết liệt, chúng còn treo giải thưởng cho ai bắt được bà. Nhưng chúng đã không làm gì được bà, vì bà luôn thay hình đổi dạng, có lúc giả làm thầy tu, thương buôn, lúc làm nông dân… và luôn được sự đùm bọc của những gia đình cơ sở cách mạng, của những người mẹ, người chị để qua mắt kẻ địch. Dưới sự lãnh đạo của bà và tập thể tỉnh ủy, phong trào Đồng khởi Bến Tre giành thắng lợi (17/1/1960), trở thành biểu tượng kháng chiến kiên cường bất khuất, tiêu biểu cho phong trào cách mạng miền Nam, chuyển từ thế phòng ngự, bảo toàn lực lượng, sang thế tấn công, dẫn đến thắng lợi hoàn toàn. Sau cuộc Đồng khởi Bến Tre, bà làm Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch Mặt trận Giải phóng tỉnh Bến Tre.
Năm 1964, trong Đại hội dân tộc giải phóng miền Nam lần thứ nhất, bà được bầu làm Ủy viên Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương mặt trận. Năm 1965, bà giữ chức Phó Tư lệnh quân Giải phóng miền Nam; tại đại hội Phụ nữ toàn miền Nam, bà làm Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam. Trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bà đã cùng Bộ Chỉ huy miền Nam gắn bó với nhân dân, đưa cách mạng miền Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, góp công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với những đóng góp to lớn đó, tháng 4/1974, Nguyễn Thị Định được phong quân hàm Thiếu tướng và trở thành nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bà giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước như: Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV, V, VI; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI, VII, VIII; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Từ 1987 đến 1992, bà giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Với những chiến công tiêu biểu, bà được tặng thưởng nhiều huân, huy chương như: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất, Huân chương Quyết thắng hạng Nhất, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; được nước Cộng hòa dân chủ Lào tặng Huân chương Tự do hạng Nhất; được Liên Xô tặng Giải thưởng Hòa bình Lênin và là người nước ngoài đầu tiên được tặng Huân chương Hữu nghị các dân tộc của Liên Xô; được Đảng và Chính phủ Cuba trao tặng Huân Chương Hiron và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa II đã hợp, xác định đường lối cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân: lấy sức mạnh quần chúng nhân dân, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng của nhân dân. Cuối năm 1959, Nghị quyết 15 của Trung ương về tới các địa phương miền Nam, thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng ở nông thôn và thành thị.
Tại Bến Tre, để tranh thủ thời gian, tận dụng yếu tố bất ngờ, ngày 1/1/1960, tại ấp Tân Huế, xã Minh Đức, huyện Mỏ Cây, đồng chí Nguyễn Thị Định tổ chức cuộc họp quan trọng phổ biến lại tinh thần Nghị quyết 15 của Trung ương và chủ trương của Liên Tỉnh ủy. Sau khi phân tích, đánh giá so sánh giữa ta và địch, bà nhấn mạnh: “Phát động quần chúng trong đó chú trọng vận động gia đình binh sĩ nổi dậy phá hệ thống kìm kẹp ở xã, ấp, trừng trị bọn tay sai chỉ điểm, bọn ác ôn trong bộ máy tề xã, tề ấp, dân vệ, kết hợp với cơ sở trong lòng địch để bức hàng, bức rút, lấy đồn, giải phóng xã, ấp”.
Tiếp đó, ngày 12/1/1960, Nguyễn Thị Định đến xã Bình Khánh (huyện Mỏ Cày) gặp đồng chí Nguyễn Tâm Cang - Tỉnh ủy viên phụ trách quân sự, binh vận để truyền đạt tinh thần Nghị quyết 15 của Trung ương và kế hoạch đồng khởi. Tại đây, bà đã cùng các đồng chí của mình giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có nội dung khẳng định: Nghị quyết Trung ương 15 đến với Bến Tre như nắng hạn chờ mưa rào; nhất trí chọn ba xã Bình Khánh, Phước Hiệp và Định Thủy, huyện Mỏ Cày thuộc vùng căn cứ của tỉnh làm điểm.
Theo đúng kế hoạch, ngày 17/1/1960, nhân dân các xã Bình Khánh, Định Thủy nổi dậy, tiếp đó chi bộ xã Phước Hiệp đã huy động lực lượng xung kích cùng quần chúng tiến hành bắt giam và giải tán tề ấp, do thám, chỉ điểm và các tổ chức chính trị phản động. Ngày 18/1/1960, Phước Hiệp hoàn toàn giải phóng. Như vậy, chỉ trong hai ngày, cuộc nổi dậy ở ba xã đã giành thắng lợi.
Hưởng ứng phong trào đấu tranh của nhân dân ba xã Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp, đêm 17/1/1960, nhân dân các xã trong huyện Mỏ Cày đồng loạt nổi dậy. Tiếp đó là khởi nghĩa của nhân dân các huyện khác thuộc Bến Tre. Chỉ trong một tuần lễ (từ 17 - 25/1/1960), nhân dân 47 xã ở Bến Tre đã nổi dậy diệt ác, phá kìm, san bằng đồn bốt, đập tan bộ máy kìm kẹp của địch ở nông thôn, 22 xã được giải phóng hoàn toàn. Hơn 300 tề điệp, ác ôn bị trừng trị, diệt và bức rút 47 đồn bốt, thu 159 súng và nhiều đồ dùng quân sự.
Ngay sau khi cuộc Đồng khởi ở Bến Tre nổ ra, chính quyền Sài Gòn huy động nhiều lực lượng quân sự càn quét vào ba xã Định Thủy, Phước Hiệp và Bình Khánh thuộc quận Mỏ Cày. Trận càn mang tên “Bình trị Kiến Hòa” nhằm mục đích đè bẹp phong trào cách mạng quần chúng và tiêu diệt lực lượng vũ trang giải phóng còn đang trong thời kỳ trứng nước. Đối phó với âm mưu đó, đồng chí Nguyễn Thị Định chủ trương tập hợp lực lượng, tổ chức một cuộc đấu tranh chính trị gồm toàn chị em phụ nữ kéo lên quận Mỏ Cày với danh nghĩa “tản cư ngược” (từ nông thôn chạy về thành thị), tránh cuộc hành quân càn quét đang diễn ra nhưng thực chất là tố cáo tội ác của địch. Lực lượng tham gia đấu tranh lên đến hơn 5.000 người. Các chị, các mẹ, người thì khiêng kẻ bị thương, người thì chở xác chết, mang theo mảnh bom, mảnh đạn để làm tang chứng. Bà con tràn cả vào Dinh quận trưởng, nhà thông tin, các quảng trường công cộng, vừa kêu khóc tố cáo tội ác của địch, vừa yêu cầu Quận trưởng ra lệnh chạy chữa những người bị thương, cung cấp thuốc men, thực phẩm cho đồng bào và ra lệnh rút quân để bà con có thể trở về yên ổn làm ăn. Chứng kiến tình cảnh đó, nhiều vị tu hành, nhân sĩ kêu gọi ủng hộ bà con “tản cư”. Thậm chí, giới công chức, binh lính và cảnh sát chính quyền Sài Gòn có người còn công khai biểu lộ thái độ đồng tình với đồng bào. Trước áp lực của quần chúng, Quận trưởng Mỏ Cày đã hứa sẽ chuyển ngay yêu sách của đồng bào lên tỉnh trưởng Bến Tre và ra lệnh giúp đỡ đồng bào để xoa dịu dư luận. Đến ngày thứ 12 của cuộc đấu tranh, chính quyền Sài Gòn phải ra lệnh rút quân.
Thắng lợi cuộc đấu tranh đầu tiên tại Bến Tre của “Đội quân tóc dài” là minh chứng sinh động về sự sáng tạo của đường lối đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang và binh vận, mà về sau, đã trở thành phương châm chỉ đạo chiến lược cho phong trào Đồng khởi toàn miền Nam. “Đội quân tóc dài” không chỉ là một trong những lực lượng quần chúng bảo vệ, che chở tốt nhất các cơ sở cách mạng và lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam mà còn được tổ chức trở thành một lực lượng đấu tranh trực diện với quân thù. Đội quân tóc dài đã kiên cường và liên tục đấu tranh phá “ấp chiến lược”, chống bình định nông thôn, chống hành quân càn quét, chống phi pháo hủy diệt và dồn dân bắt lính của chính quyền Sài Gòn. Với phương thức tác chiến linh hoạt, biến hóa khôn lường. “Đội quân tóc dài” được các nhà bình luận quân sự đánh giá có sức níu cánh máy bay, bịt nòng đại bác, chặn đứng chiến xa và bẻ gãy các cuộc hành quân càn quét của địch.
Có thể thấy, Đồng khởi Bến Tre đã mở đầu cho cao trào tấn công và nổi dậy của toàn miền Nam và là nơi khởi đầu của “Đội quân tóc dài” - đội quân có một không hai trên thế giới, đã trở thành biểu tượng chung đầy tự hào của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt hơn là sự xuất hiện của một nhà lãnh đạo tài ba - Nữ tướng Nguyễn Thị Định. Tên tuổi của bà đã được ghi vào những trang sử sáng ngời của dân tộc Việt Nam, gắn liền với sự ra đời của phong trào đấu tranh của phụ nữ toàn miền Nam nói chung, phụ nữ trên quê hương xứ dừa nói riêng. Từ các cuộc đấu tranh của “Đội quân tóc dài” phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre năm 1960 ngày càng phát triển rộng khắp và đóng một vai trò quan trọng, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam, kết thúc bằng Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước; làm rạng rỡ thêm truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang của người Phụ nữ Việt Nam, xứng đáng là con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu.
Phó Tổng tư lệnh Quân giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định, cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật vẻ vang cho cả miền Nam, cho cả dân tộc ta.
Chị Ba Định là người trực tiếp nhận nhiệm vụ của cấp trên, trực tiếp chỉ đạo triển khai tiến hành cuộc “đồng khởi” ở Bến Tre. Khi nghiên cứu cụ thể và có hệ thống về cuộc “đồng khởi” nổi tiếng này, tôi không khỏi ngạc nhiên về tài tổ chức, huy động lực lượng, về trình độ vạch kế hoạch và triển khai thực hiện, về nghệ thuật lãnh đạo và ứng phó với tình hình… Rõ ràng qua phong trào này, nổi bật lên tài thao lược, ý chí cao, nghệ thuật điều hành của người chỉ huy đội quân tóc dài, vừa hình thành tổ chức, vừa tác chiến ngay tại chiến trường vô cùng phức tạp và đã đem lại thắng lợi vẻ vang.
Đồng chí là một trong những người phụ nữ tiêu biểu của đất nước ta, là người lãnh đạo uy tín, được nhân dân, chiến sĩ và phụ nữ cả nước cũng như đông đảo bạn bè gần xa trên thế giới tin yêu, kính trọng.
Ngày xuất bản: 13/12/2024
Nội dung: Đại úy, ThS Nguyễn Ngọc Toán, Viện Lịch sử Quân sự
Ảnh: QĐND; TTXVN; Bảo tàng Bến Tre
Tranh chân dung nhân vật: Họa sĩ Đỗ Hoàng Tường
Trình bày: Tạ Lư