Pháp tái mở cửa từng bước, thận trọng trong
đại dịch

Chuyên đề “Chiến lược tái mở cửa, phục hồi kinh tế trong dịch Covid-19” cung cấp góc nhìn đa chiều, bài học kinh nghiệm của những quốc gia có chỉ số phục hồi kinh tế khả quan trên thế giới, mặc dù nguy cơ dịch bệnh vẫn tiềm ẩn.

Trường học bắt đầu mở cửa trở lại, các địa điểm công cộng cũng dần tiếp đón người dân, hình thức làm việc từ xa cũng không còn bắt buộc với các cơ quan, doanh nghiệp... Nước Pháp đang khôi phục lại cuộc sống thường ngày như trước khi có dịch.

Tình hình dịch Covid-19 tại Pháp

Số ca mắc đang giảm dần


Theo báo cáo của Cơ quan Y tế cộng đồng Pháp, trong tuần thứ 35, sự lây lan của virus SARS-CoV-2, số ca nhập viện và chăm sóc đặc biệt tiếp tục giảm trên phần lớn lãnh thổ nước này.

Tỷ lệ mắc bệnh mặc dù vẫn đang ở ngưỡng cao, nhưng cũng đang có dấu hiệu giảm dần ở tất cả các nhóm tuổi, trừ nhóm 3-5 tuổi. Tỷ lệ này vẫn ở mức cao trong nhóm người dưới 18 tuổi, điều này đặt ra những e ngại trong bối cảnh bắt đầu năm học mới.

Trên toàn quốc, với 13.117 trường hợp được chẩn đoán trung bình mỗi ngày trong tuần 35, tỷ lệ mắc 137/100.000 dân đã giảm 24% trong tuần thứ ba liên tiếp. Mặc dù đã giảm nhưng tỷ lệ mắc vẫn cao ở nhóm 20-29 tuổi (216/100 000, -30%), 30-39 tuổi (207, -24%) và 10-19 tuổi (178, -26%).

Ở các cơ sở y tế, số người nhập viện đã giảm trong tuần thứ hai liên tiếp, với 4.248 trường hợp nhập viện mới (-20%) và 1.022 ca nhập viện chăm sóc đặc biệt (-14%). Áp lực lên hệ thống y tế vẫn ở mức cao với 10.707 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 phải nhập viện tính đến ngày 7/ 9, trong đó có 2.272 bệnh nhân nặng và nguy kịch. Số liệu liên quan đến tử vong do Covid-19 (trong bệnh viện, cơ sở dịch vụ y tế-xã hội) cũng đang giảm (681, -7%) so với tuần trước.

Một người đàn ông đeo khẩu trang đi ngang qua hình minh họa virus bên ngoài một trung tâm khoa học ở Oldham (Anh) ngày 3/8/2020. (Ảnh: REUTERS)

Một người đàn ông đeo khẩu trang đi ngang qua hình minh họa virus bên ngoài một trung tâm khoa học ở Oldham (Anh) ngày 3/8/2020. (Ảnh: REUTERS)

Xuất hiện nhiều biến chủng mới


Đa số các loại virus đều có chung đặc điểm: tiến hóa di truyền liên tục, mức độ nhanh hay chậm, ít hay nhiều trong sự biến đổi còn tùy thuộc vào từng loại virus. Đối với SARS-CoV-2, cũng đã xuất hiện nhiều biến chủng mới.

Một số biến thể của SARS-CoV-2 hiện đã được chứng minh là có tác động đến sức khỏe con người, với khả năng lây lan cao hơn, gây ra các phản ứng nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí làm suy yếu hệ miễn dịch. Trong số đó, biến thể xuất hiện ở Anh, với tên gọi 20I/501Y.V1 hoặc B.1.1.7, nhanh chóng lan rộng trên khắp đất nước Pháp từ cuối năm 2020.

Ở quy mô quốc gia, trong tuần từ ngày 4 đến ngày 10/9/2021, trong số 43.384 lượt kiểm tra sàng lọc, có tới 47,2% ca có kết quả dương tính. Cụ thể hơn, bằng phương pháp xét nghiệm PCR, 93 trường hợp cho ra kết quả dương tính với đột biến E484K, 144 kết quả dương tính với đột biến E484Q và 37.001 kết quả dương tính với đột biến L452R.

Một người cầm ống nghiệm có nhãn “COVID-19 Test Positive” ở phía trước dòng chữ “Biến thế Delta COVID-19”, ngày 31/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

Một người cầm ống nghiệm có nhãn “COVID-19 Test Positive” ở phía trước dòng chữ “Biến thế Delta COVID-19”, ngày 31/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

Mọi người xếp hàng bên ngoài một trung tâm tiêm chủng ở Paris (Pháp), ngày 12/5/2021. (Ảnh: REUTERS)

Mọi người, đeo khẩu trang bảo hộ, chờ kết quả xét nghiệm tại một trung tâm xét Covid-19 được đặt bên trong phòng hòa nhạc Kursaal ở Dunkirk (Pháp), ngày 18/2/2021. (Ảnh: REUTERS)

Mọi người chờ tới lượt để tiêm vaccine Covid-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở Saint-Nazaire (Pháp), ngày 28/5/ 2021. (Ảnh: REUTERS)

Mọi người xếp hàng bên ngoài một trung tâm tiêm chủng ở Paris (Pháp), ngày 12/5/2021. (Ảnh: REUTERS)

Mọi người, đeo khẩu trang bảo hộ, chờ kết quả xét nghiệm tại một trung tâm xét Covid-19 được đặt bên trong phòng hòa nhạc Kursaal ở Dunkirk (Pháp), ngày 18/2/2021. (Ảnh: REUTERS)

Mọi người chờ tới lượt để tiêm vaccine Covid-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở Saint-Nazaire (Pháp), ngày 28/5/ 2021. (Ảnh: REUTERS)

Tiêm phòng Covid-19 toàn dân


Để theo dõi tiến độ của chiến dịch tiêm chủng, Cơ quan Y tế cộng đồng Pháp có nhiệm ban hành bộ chỉ số theo dõi tỷ lệ bao phủ của chiến dịch, nhằm xác định tỷ lệ người đã được tiêm phòng.

Các chỉ số có thể tra cứu một cách dễ dàng trên nền tảng Geodes, trong đó có các thông tin liên quan đến số lượng người đã tiêm một hoặc hai liều, phân loại theo ngày tiêm, theo tuổi và giới tính, theo loại vaccine, theo quy mô quốc gia hoặc địa phương. Dữ liệu về tỷ lệ bao phủ vaccine được công bố hàng tuần trong các điểm tin y tế.

Một nhân viên y tế tiêm liều vắc xin Pfizer BioNTech COVID-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở Nantes (Pháp), ngày 3/6/2021. (Ảnh: REUTERS)

Một nhân viên y tế tiêm liều vắc xin Pfizer BioNTech COVID-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở Nantes (Pháp), ngày 3/6/2021. (Ảnh: REUTERS)

Cơ quan Y tế cộng đồng Pháp có nhiệm vụ thu mua, nhập khẩu, lưu trữ, vận chuyển và phân phối các sản phẩm cần thiết để bảo vệ cộng đồng trước các mối đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe.

Lượng vaccine Pfizer-BioNTech nhập về cho phép triển khai các mũi tiêm chủng đầu tiên ngay từ mùa Giáng sinh năm 2020, trước khi được sử dụng đồng thời cùng với vaccine Moderna vào ngày 12/1/2021. Vaccine Astra Zeneca, được cấp phép lưu hành vào ngày 29/1/2021, sẵn sàng phục vụ chiến dịch tiêm chủng từ ngày 07/2/2021.

Lọ vaccine ghi nhãn “ Astra Zeneca COVID-19”, ngày 14/3/2021. (Ảnh: REUTERS)

Lọ vaccine ghi nhãn “ Astra Zeneca COVID-19”, ngày 14/3/2021. (Ảnh: REUTERS)

Tại Pháp, tính đến ngày 7/9/2021, 73,2% dân số đã được tiêm ít nhất một liều vaccine và 68,3% được tiêm phòng đầy đủ.

Trong bối cảnh mở cửa lại trường học và các hoạt động kinh doanh, sản xuất, tiêm phòng vaccine Covid-19 vẫn là một điều cần thiết, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch khác (giữ khoảng cách, hạn chế tiếp xúc, thực hiện cách ly trong trường hợp có triệu chứng nghi nhiễm, xét nghiệm dương tính với virus hoặc tiếp xúc với một ca mắc khác).

Một người đàn ông lớn tuổi được tiêm một liều vaccine Pfizer-BioNTech tại một trung tâm tiêm chủng ở Guingamp (Pháp), ngày 22/1/2021. (Ảnh: REUTERS)

Một người đàn ông lớn tuổi được tiêm một liều vaccine Pfizer-BioNTech tại một trung tâm tiêm chủng ở Guingamp (Pháp), ngày 22/1/2021. (Ảnh: REUTERS)

Thực hiện tốt của các biện pháp này sẽ giúp cải thiện tình hình dịch bệnh hiện tại và tránh gây áp lực lên hệ thống y tế.

Chiến lược tái mở cửa quốc gia

Tổng thống Pháp đã công bố vào ngày 29/4 chiến lược mở cửa trở lại cho phép tất cả người dân Pháp trở lại cuộc sống bình thường, sau khi tham vấn cùng các nhà khoa học, đại biểu Nghị viện, chính quyền địa phương, đối tác xã hội và chuyên gia trong những ngành liên quan.

Bước tiến mới này có thể thực hiện được nhờ vào sự cải thiện rõ rệt về tình hình y tế và bệnh viện, mà nỗ lực của người Pháp cũng như những thành quả ban đầu trong chiến dịch tiêm phòng đã đóng góp một phần không nhỏ.

Chiến lược mở cửa trở lại của Chính phủ Pháp được thực hiện theo ba nguyên tắc: từng bước, thận trọng và cảnh giác.

Pháp đã triển khai một số hành động cụ thể: duy trì các biện pháp giới nghiêm trên phạm vi toàn lãnh thổ trong một vài tuần, giảm mức độ dần theo từng gian đoạn; quy định các biện pháp phòng chống dịch đối với việc đi lại của người dân, đặc biệt và những trường hợp di chuyển giữa các quốc gia; tiếp tục giới hạn số lượng người được phép ở các không gian công cộng và tiến hành mở cửa dần các dịch vụ cho công chúng.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ngày 11/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ngày 11/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

Mọi người đeo khẩu trang đi bộ tại quảng trường Trocadero gần Tháp Eiffel ở Paris trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát ở Pháp, ngày 22/1/2021. (Ảnh: REUTERS)

Mọi người đeo khẩu trang đi bộ tại quảng trường Trocadero gần Tháp Eiffel ở Paris trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát ở Pháp, ngày 22/1/2021. (Ảnh: REUTERS)

Mọi người đi bộ trên đường phố Paris, một số người không đeo khẩu trang che mặt, vì không bắt buộc đối với không gian ngoài trời, trong bối cảnh đại Covid-19 ở Pháp, ngày 17/6/2021. (Ảnh: REUTERS)

Mọi người đi bộ trên đường phố Paris, một số người không đeo khẩu trang che mặt, vì không bắt buộc đối với không gian ngoài trời, trong bối cảnh đại Covid-19 ở Pháp, ngày 17/6/2021. (Ảnh: REUTERS)

Hai người phụ nữ đi ngang qua một trung tâm tiêm chủng được đặt trước tòa thị chính Paris (Pháp), ngày 7/7/2021. (Ảnh: REUTERS)

Người dân thư giãn bên cạnh đài phun nước trong Vườn Tuileries ở Paris (Pháp), ngày 28/6/2021. (Ảnh: REUTERS)

Một nhóm thanh niên thưởng thức đồ uống tại Quảng trường Contrescarpe ở Paris (Pháp), ngày 19/5/2021. (Ảnh: REUTERS)

Dòng người đeo khẩu trang đi bộ trên một con phố của Nantes (Pháp) trong mùa dịch Covid-19, ngày 26/5/2021. (Ảnh: REUTERS)

Hai người phụ nữ đi ngang qua một trung tâm tiêm chủng được đặt trước tòa thị chính Paris (Pháp), ngày 7/7/2021. (Ảnh: REUTERS)

Người dân thư giãn bên cạnh đài phun nước trong Vườn Tuileries ở Paris (Pháp), ngày 28/6/2021. (Ảnh: REUTERS)

Một nhóm thanh niên thưởng thức đồ uống tại Quảng trường Contrescarpe ở Paris (Pháp), ngày 19/5/2021. (Ảnh: REUTERS)

Dòng người đeo khẩu trang đi bộ trên một con phố của Nantes (Pháp) trong mùa dịch Covid-19, ngày 26/5/2021. (Ảnh: REUTERS)

Kế hoạch mở cửa từng bước


Đồ họa: Minh Duy

Đồ họa: Minh Duy

Để tránh bất kỳ sự bùng phát trở lại nào của dịch bệnh, việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế sẽ được thực hiện theo 4 giai đoạn cụ thể.

Sau khi dỡ bỏ các hạn chế đi lại vào ngày 3/5/2021, chính quyền Tổng thống Pháp đã cho phép các trường cấp 2 và cấp 3 mở cửa trở lại hoàn toàn hoặc một phần, bên cạnh việc tiếp tục nới lỏng các quy định về khung giờ hoạt động nhất định của một số một số dịch vụ, đặc biệt đối với các hoạt động ngoài trời và những nơi có đông người qua lại.

Các học sinh đeo khẩu trang, tham gia một buổi học trong lớp tại Trường tiểu học tư thục Jeanne D'Arc ở Saint-Maur-des-Fosses, gần Paris, giữa đại Covid-19, ngày 30/3/2021. (Ảnh: REUTERS)

Các học sinh đeo khẩu trang, tham gia một buổi học trong lớp tại Trường tiểu học tư thục Jeanne D'Arc ở Saint-Maur-des-Fosses, gần Paris, giữa đại Covid-19, ngày 30/3/2021. (Ảnh: REUTERS)

Ngày 19/05/2021, Pháp quy định giờ giới nghiêm là 9 giờ tối, cho phép các hoạt động thể dục - thể thao trong nhà và ngoài trời, mở cửa trở lại trong các khung giờ nhất định đối với khu vui chơi, bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát và các địa điểm biểu diễn có khán giả ngồi, cùng mức giới hạn 800 khán giả trong nhà và 1000 khán giả ngoài trời.

Một nhân viên nhà hàng Au Petit Riche ở Paris đang phục vụ khác dùng bữa, khi các quán cà phê, quán bar và nhà hàng được phép mở lại, ngày 9/6/2021. (Ảnh: REUTERS)

Một nhân viên nhà hàng Au Petit Riche ở Paris đang phục vụ khác dùng bữa, khi các quán cà phê, quán bar và nhà hàng được phép mở lại, ngày 9/6/2021. (Ảnh: REUTERS)

Người dân cũng được phép tụ tập không quá 10 người tại các điểm công cộng.

Ngày 9/6/2021, giờ giới nghiêm được lùi xuống 11 giờ tối. Quán cà phê và nhà hàng được phép mở cửa trở lại hoàn toàn và không vượt sáu người một bàn.

Các phòng tập thể dục cũng được phép hoạt động trở lại từ ngày hôm đó. Đối với các khu vực văn hóa, giải trí và cơ sở tập luyện thể thao có sức chứa lên đến 5.000 người, bắt buộc phải có thẻ thông hành y tế, có sức chứa lên đến 5.000 người.

Trong điều kiện tương tự, các chương trình và hội chợ có thể mở lại. Du khách nước ngoài đến Pháp du lịch cần phải có thẻ thông hành y tế. Làm việc từ xa cũng được thực hiện một cách linh hoạt hơn.

Cuối cùng, ngày 30/6/2021, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công bố gỡ bỏ hoàn toàn giờ giới nghiêm. Với thẻ thông hành y tế, người dân có thể tham gia các sự kiện hơn 1.000 người, bất kể ngoài trời và trong nhà, bao gồm cả lễ hội.

Câu lạc bộ Le Duplex, bên cạnh đại lộ Champs Elysees (Paris, Pháp), chuẩn bị mở cửa trở lại sau một năm rưỡi đóng cửa, ngày 7/7/2021 . (Ảnh: REUTERS)

Câu lạc bộ Le Duplex, bên cạnh đại lộ Champs Elysees (Paris, Pháp), chuẩn bị mở cửa trở lại sau một năm rưỡi đóng cửa, ngày 7/7/2021 . (Ảnh: REUTERS)

Tùy thuộc vào tình hình dịch tễ của từng địa phương, các biện pháp có thể điều chỉnh cho phù hợp.

Hạn chế tập trung đông người trong không gian kín


___________

Các buổi tập trung đông người trong không gian kín, dù có đeo khẩu trang, vẫn tiềm tàng nguy cơ lây lan của virus. Trong vấn đề này, cần phải áp dụng các quy định hạn chế nhiều nhất có thể.

Nhà nước cũng khuyến cáo người dân không nên tụ tập với quá 6 người ở thời điểm trước mùa hè, và cần phải kiểm tra chéo các thông tin dịch tễ trước khi gặp mặt.

Liên quan đến việc tổ chức lễ cưới, một ngày khó có thể trì hoãn được, người dân cũng được khuyến cáo nên được tổ chức ở không gian ngoài trời, đồng thời vẫn bảo đảm thực hiện ngheiem ngặt các quy định, biện pháp phòng chống dịch và giờ giới nghiêm có hiệu lực áp dụng cho cơ sở dịch vụ được phép mở cửa.

Chủ các cơ sở này cũng được yêu cầu tiến hành tự kiểm tra sức khỏe cá nhân, trước khi phục vụ các sự kiện này.

Nhóm học sinh đeo khẩu trang trước cổng Trường trung học Lycee Buffon (Paris, Pháp), ngày 3/5/2021. (Ảnh: REUTERS)

Nhóm học sinh đeo khẩu trang trước cổng Trường trung học Lycee Buffon (Paris, Pháp), ngày 3/5/2021. (Ảnh: REUTERS)

Thông báo có chứa mã QR để khai báo y tế tại hầu hết các không gian công cộng tại thành phố Nice (Pháp), ngày 9/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

Thông báo có chứa mã QR để khai báo y tế tại hầu hết các không gian công cộng tại thành phố Nice (Pháp), ngày 9/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

Thẻ thông hành y tế


Trong khối Liên hiệp châu Âu, nhằm hỗ trợ việc khôi phục ngành du lịch và tạo điều kiện thuận lợi các hoạt động trao đổi giữa các cửa khẩu biên giới trên cơ sở các tiêu chuẩn chung, người dân có thẻ sẽ được trang bị thẻ thông hành y tế, mà không cần thiết phải trình bày lý do di chuyển, nhưng vẫn bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ kiểm tra sức khỏe trước 72 giờ.

Chính phủ Pháp cũng đang làm việc với các quốc gia thành viên khác của Liên hiệp châu Âu về việc ban hành tấm “thẻ xanh” này.

Vị khách xuất trình “thẻ xanh” trong một quán cà phê ở Paris (Pháp), ngày 9/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

Vị khách xuất trình “thẻ xanh” trong một quán cà phê ở Paris (Pháp), ngày 9/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

Khách hàng xuất trình thẻ thông hành y tế trong một quán cà phê ở Paris (Pháp), ngày 9/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

Khách hàng xuất trình thẻ thông hành y tế trong một quán cà phê ở Paris (Pháp), ngày 9/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

“Thẻ xanh” là điều kiện bắt buộc để được phục vụ tại các quán cà phê, nhà hàng ở Pháp, ngày 9/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

“Thẻ xanh” là điều kiện bắt buộc để được phục vụ tại các quán cà phê, nhà hàng ở Pháp, ngày 9/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

Item 1 of 3

Vị khách xuất trình “thẻ xanh” trong một quán cà phê ở Paris (Pháp), ngày 9/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

Vị khách xuất trình “thẻ xanh” trong một quán cà phê ở Paris (Pháp), ngày 9/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

Khách hàng xuất trình thẻ thông hành y tế trong một quán cà phê ở Paris (Pháp), ngày 9/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

Khách hàng xuất trình thẻ thông hành y tế trong một quán cà phê ở Paris (Pháp), ngày 9/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

“Thẻ xanh” là điều kiện bắt buộc để được phục vụ tại các quán cà phê, nhà hàng ở Pháp, ngày 9/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

“Thẻ xanh” là điều kiện bắt buộc để được phục vụ tại các quán cà phê, nhà hàng ở Pháp, ngày 9/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

Bắt đầu từ ngày 9/8, thẻ thông hành y tế sẽ áp dụng bắt buộc với các hoạt động phục vụ kinh doanh ăn uống (kể cả tại không gian mở), ngoại trừ các dịch ăn uống tập thể (căng tin) hoặc đồ ăn - thức uống mua mang đi; hội chợ, triển lãm thương mại và hội thảo chuyên môn; dịch vụ và cơ sở y tế, xã hội và y tế - xã hội; di chuyển đường dài bằng phương tiện giao thông công cộng liên vùng (chuyến bay nội địa, tàu tốc hành TGV, tàu liên tỉnh và tàu đêm, xe khách liên vùng); các cửa hàng bách hóa và trung tâm mua sắm với diện tích trên 20.000 m².

Khách tham quan giơ “thẻ xanh” cho nhân viên an ninh xem, trước lối vào bảo tàng Louvre ở Paris (Pháp), ngày 21/7/2021. (Ảnh: REUTERS)

Khách tham quan giơ “thẻ xanh” cho nhân viên an ninh xem, trước lối vào bảo tàng Louvre ở Paris (Pháp), ngày 21/7/2021. (Ảnh: REUTERS)

Người dân Pháp cũng đã bắt đầu quen dần với việc xuất trình thẻ thông hành y tế của mình, được cấp dưới dạng QR sau khi tiêm chủng hoặc xét nghiệm âm tính.

Bắt đầu từ ngày 30/8/2021, thẻ thông hành y tế được áp dụng cho nhân viên làm việc tại những địa điểm, cơ sở, dịch vụ nêu trên và sẽ bắt buộc đối với trẻ vị thành niên 12-17 tuổi từ ngày 30/9/2021.

Một nhân viên an ninh kiểm tra thẻ thông hành y tế của du khách trước lối vào bảo tàng ở Paris (Pháp), ngày 21/7/2021. (Ảnh: REUTERS)

Một nhân viên an ninh kiểm tra thẻ thông hành y tế của du khách trước lối vào bảo tàng ở Paris (Pháp), ngày 21/7/2021. (Ảnh: REUTERS)

Nếu không xuất trình được thẻ thông hành y tế, cá nhân có thể bị phạt ít nhất 135 EUR; nếu gian lận sử dụng “thẻ xanh” có thể bị phạt 135 EUR, tái phạm hơn 3 lần trong 30 ngày sẽ bị kết án 6 tháng tù và 3.750 euro tiền phạt.

Chủ các cơ sở, trung tâm dịch vụ không kiểm tra thẻ thông hành y tế của khách hàng có thể sẽ phải tạm thời đóng cửa, trong trường hợp tái phạm sẽ bị kết án một năm tù và 9.000 EUR tiền phạt.

Xuất trình “thẻ xanh” trong một quán cà phê ở Paris (Pháp), ngày 9/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

Xuất trình “thẻ xanh” trong một quán cà phê ở Paris (Pháp), ngày 9/8/2021. (Ảnh: REUTERS)

Các du khách từ một số quốc gia ngoài Liên hiệp châu Âu được nhập cảnh vào Pháp từ ngày 9/6 tùy thuộc vào tình hình dịch tễ tại các nước này.

Pháp sẽ thiết lập bảng phân loại các quốc gia trên cơ sở các chỉ số sức khỏe: đỏ, cam và xanh, theo các chỉ số diễn biễn của dịch bệnh, khả năng kiểm soát và có hay không sự xuất hiện của các biến thể virus đang lo ngại.

Một nhân viên an ninh kiểm tra thẻ thông hành y tế của du khách trước lối vào bảo tàng ở Paris (Pháp), ngày 21/7/2021. (Ảnh: REUTERS)

Một nhân viên an ninh kiểm tra thẻ thông hành y tế của du khách trước lối vào bảo tàng ở Paris (Pháp), ngày 21/7/2021. (Ảnh: REUTERS)

Tiếp tục đẩy mạnh tiêm phòng


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron xác nhận, sẽ tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 tăng cường với liều thứ ba cho những người trên 80 tuổi và những người đặc biệt dễ bị tổn thương trong mùa thu năm nay.

Kể từ ngày 1/9, những người trên 65 tuổi hoặc có bệnh nền phải đặt lịch hẹn trên nền tảng Doctolib để được tiêm liều thứ ba của vaccine phòng chống dịch. Bên cạnh đó, bắt đầu từ ngày 15/9, chiến dịch tiêm nhắc lại mũi thứ 2 cũng được đẩy mạnh tại các viện dưỡng lão.

Người dân chờ tiêm tại một trung tâm tiêm chủng ở Saint-Nazaire (Pháp), ngày 28/5/2021. (Ảnh: REUTERS)

Người dân chờ tiêm tại một trung tâm tiêm chủng ở Saint-Nazaire (Pháp), ngày 28/5/2021. (Ảnh: REUTERS)

Đến nay hơn 70% dân số Pháp đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine Covid-19 và khoảng 60% hoàn toàn được bảo vệ với hai liều tiêm. Bên cạnh việc tiếp tục duy trì thẻ thông hành y tế, từ ngày 15/9, một số ngành nghề bắt buộc phải có chứng nhận tiêm chủng, như nhân viên của các cơ sở y tế, trung tâm tăm sức khỏe lưu động, nhân viên cứu hỏa, nhân viên cứu thương,...

Ngoài các trung tâm tiêm chủng, có thể đến cuối tháng 2, bác sĩ đa khoa cũng sẽ được cấp phép tiêm vaccine ngừa Covid-19. Các nhà thuốc cũng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi bao phủ vaccine toàn quốc. Các bác sĩ chuyên ngành cũng có thể được cấp phép tiêm chủng kể từ cuối tháng 2, kể cả nha sĩ và bác sĩ thú y.

Một nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine cho người dân tại một trung tâm tiêm chủng ở Saint-Nazaire (Pháp), ngày 28/5/2021. (Ảnh: REUTERS)

Một nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine cho người dân tại một trung tâm tiêm chủng ở Saint-Nazaire (Pháp), ngày 28/5/2021. (Ảnh: REUTERS)

Đặc biệt, Liên hiệp châu Âu cũng công nhận việc tiêm chủng đầy đủ 2 tuần sau mũi tiêm thứ 2 đối với các loại vaccine phải tiêm nhắc lại như Pfizer, Moderna và AstraZeneca; 2 tuần sau khi tiêm đối với những người được chữa trị khỏi Covid-19 (chỉ cần 1 mũi tiêm duy nhất) và 4 tuần sau khi tiêm đối với vaccine có 1 mũi tiêm duy nhất của Johnson & Johnson. Hầu hết các quốc gia thành viên đều công nhận rằng những người đã chữa khỏi Covid-19, chỉ cần tiêm một mũi vaccine là đủ điều kiện đi lại trong khu vực.

Chính phủ Pháp đã quy định trẻ em từ 12 tuổi trở lên đủ điều kiện tiêmvaccine COVID-19, miễn là có sự đồng ý của cha mẹ. (Video: REUTERS)

Chính phủ Pháp đã quy định trẻ em từ 12 tuổi trở lên đủ điều kiện tiêmvaccine COVID-19, miễn là có sự đồng ý của cha mẹ. (Video: REUTERS)

Người phát ngôn của Chính phủ Gabriel Attal cũng cho biết, các xét nghiệm sàng lọc Covid-19, bao gồm cả test nhanh kháng nguyên TAG và xét nghiệm PCR, sẽ không còn được Bảo hiểm Y tế chi trả kể từ giữa tháng 10. Chỉ những loại thuốc được kê đơn y tế mới được sử dụng miễn phí.

Hỗ trợ nền kinh tế quốc gia


Pháp đã công bố khoản hỗ trợ trị giá 100 tỷ EUR, tương đương 118 tỷ USD, nhằm thúc đẩy nền kinh tế phục hồi sau đại dịch vào năm 2021, với trọng tâm là đầu tư vào một nền kinh tế xanh hơn, tạo việc làm và cải thiện sức cạnh tranh của đất nước.

Chính phủ nước này đã dành 30 tỷ EUR để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang các chính sách thân thiện với môi trường hơn. Trong đó, 11 tỷ EUR tập trung vào lĩnh vực giao thông vận tải, cụ thể 4,7 tỷ EUR dành cho đường sắt để tăng lưu lượng hàng hóa, bổ sung thêm các tuyến khu vực và gần 2 tỷ EUR trong số đó sẽ được dùng để xử lý những tổn thất của Công ty Đường sắt quốc gia Pháp (SNCF) do đại dịch gây ra. Làn đường dành cho xe đạp trong các thị trấn và thành phố cũng là một ưu tiên.

Bên cạnh đó, 6 tỷ EUR được dùng để cải tạo các tòa nhà công cộng và nhà riêng. 2 tỷ EUR nhằm hỗ trợ trong vòng hai năm cho ngành công nghiệp hydro, được coi là giải pháp năng lượng thay thế tiếp theo cho nhiên liệu hóa thạch. Mục tiêu là đầu tư 7,2 tỷ EUR trong linh vực này vào cuối thập kỷ. Chính quyền Pháp cũng nhấn mạnh sự cần thiết của đầu tư vào lĩnh vực hạt nhân, con số này còn tương đối khiếm tốn chỉ 470 triệu EUR.

Lò phản ứng tại khu vực nhà máy điện hạt nhân Tricastin ở Saint-Paul-Trois-Chateaux (Pháp), ngày 27/6/2019. (Ảnh: REUTERS)

Lò phản ứng tại khu vực nhà máy điện hạt nhân Tricastin ở Saint-Paul-Trois-Chateaux (Pháp), ngày 27/6/2019. (Ảnh: REUTERS)

Tiếp theo, 2 tỷ EUR để khuyến khích mua người dân tăng cường sử dụng các phương tiện di chuyển bằng điện và 2 tỷ EUR để nghiên cứu và phát triển các loại máy bay thân thiện với môi trường hơn. Cùng với đó, 1,2 tỷ EUR để giúp nông dân chuyển đổi sang nền nông nghiệp xanh.

Ngoài gói hỗ trợ 30 tỷ EUR, Chính phủ Pháp cũng tung ra gói 35 tỷ EUR nhằm cải thiện sức cạnh tranh và sáng tạo của đất nước, cùng gói 35 tỷ EUR khác được sử dụng để “gắn kết xã hội”, trong đó 15,3 tỷ EUR để tạo ra 160.000 việc làm mới và bảo vệ người lao động đang bị đe dọa bởi nguy cơ thất nghiệp, cũng như đào tạo nghề nhiều hơn.

Gần một nửa số tiền hỗ trợ cho các vấn đề việc làm (6,7 tỷ EUR) được dùng để giúp đỡ 750.000 thanh niên tham gia thị trường lao động trong bối cảnh suy thoái.

Người dân đi dạo trên lối đi bộ ở khu tài chính và kinh doanh La Defense, phía tây Paris (Pháp), ngày 26/3/2018. (Ảnh: REUTERS)

Người dân đi dạo trên lối đi bộ ở khu tài chính và kinh doanh La Defense, phía tây Paris (Pháp), ngày 26/3/2018. (Ảnh: REUTERS)

Các tòa nhà văn phòng tại khu tài chính và kinh doanh La Defense (Paris, Pháp), ngày 9/11/2020. (Ảnh: REUTERS)

Các tòa nhà văn phòng tại khu tài chính và kinh doanh La Defense (Paris, Pháp), ngày 9/11/2020. (Ảnh: REUTERS)

Cầu bắc qua kênh Saint-Martin ở Paris (Pháp) trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, ngày 22/4/2021. (Ảnh: REUTERS)

Cầu bắc qua kênh Saint-Martin ở Paris (Pháp) trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, ngày 22/4/2021. (Ảnh: REUTERS)

Người dân đeo khẩu trang đi bộ trên Đại lộ Champs Elysees gần Khải Hoàn Môn ở Paris (Pháp), ngày 23/4/2021. (Ảnh: REUTERS)

Người dân đeo khẩu trang đi bộ trên Đại lộ Champs Elysees gần Khải Hoàn Môn ở Paris (Pháp), ngày 23/4/2021. (Ảnh: REUTERS)

Cờ Liên hiệp châu Âu tung bay bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussels (Bỉ), ngày 24/3/2021. (Ảnh: REUTERS)

Cờ Liên hiệp châu Âu tung bay bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussels (Bỉ), ngày 24/3/2021. (Ảnh: REUTERS)

Tận dụng Quỹ tái thiết của Liên hiệp châu Âu


Ngày 19/8, Pháp nhận được khoản tiền đầu tiên từ kế hoạch tái thiết của Liên hiệp châu Âu nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19. Khoản viện trợ trị giá 5,1 tỷ EUR này, trong tổng số 39,4 tỷ EUR mà quốc gia thành viên nhận được, sẽ cho phép nước này thực hiện các cải cách và các dự án đầu tư cho đến năm 2025.

Pháp, giống như 26 quốc gia thành viên khác, đã phải đệ trình lên Ủy ban châu Âu “Bản kế hoạch quốc gia về phục hồi và thích ứng” với 91 chương trình (21 biện pháp cải cách và 70 dự án đầu tư). Trong đó, bản kế hoạch của Pháp đề cập rõ 41% chi tiêu ngân sách được phân bổ cho các mục tiêu môi trường của châu Âu (bao gồm cả công tác trung hòa khí thải carbon trước năm 2050) và 21% dành cho quy trình số hóa nền kinh tế, tương đương với những cam kết mà Hội đồng châu Âu đề ra (37% và 20%).

Cánh đồng hạt cải dầu, lúa mì và củ cải đường màu vàng ở Carnieres (Pháp), ngày 18/5/2021. (Ảnh: REUTERS)

Cánh đồng hạt cải dầu, lúa mì và củ cải đường màu vàng ở Carnieres (Pháp), ngày 18/5/2021. (Ảnh: REUTERS)

Kế hoạch tái thiết, với tên gọi “Thế hệ tiếp theo của của Liên hiệp châu Âu” tài trợ cho các chương trình quốc gia ở tất cả các quốc gia thành viên, dưới hình thức viện trợ không hoàn lại (390 tỷ EUR) và cho vay (360 tỷ EUR). Trong những năm tới, Pháp sẽ nhận được các khoản hỗ trợ mới, nâng tổng số lên khoảng 39,4 tỷ EUR, để thúc đẩy kế hoạch tái thiết quốc gia của mình.

Những dấu hiệu phục hồi

Các chuyên gia cũng nhận định, môi trường kinh doanh đang phục hồi rất nhiều nhờ sự mở cửa trở lại của nền kinh tế. Đại diện của Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Pháp (INSEE) Julien Pouget giải thích rằng chiến dịch tiêm phòng vaccine Covid-19 trong toàn dân và viện trợ chính phủ dành cho các lĩnh vực đang gặp khó khăn là những yếu tố thúc đẩy “tia hy vọng” cho sự phục hồi lâu dài của nền kinh tế nước này.

Ngày 7/9, theo một bài báo đăng tải trên Le Monde, các chỉ số kinh tế đều có màu xanh. Sau khi sụt giảm nghiêm trọng 8% vào năm 2020, INSEE đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế Pháp có thể phục hồi khoảng 6,25% vào năm 2021, thay vì 6% như dự báo trước đó.

Một người phụ nữ đi xe đạp điện ở Paris, Pháp, ngày 14/6/2020. (Ảnh: REUTERS)

Một người phụ nữ đi xe đạp điện ở Paris, Pháp, ngày 14/6/2020. (Ảnh: REUTERS)

Sau INSEE, Ngân hàng quốc gia của Pháp (BDF) đã nâng dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế nước này trong năm nay lên 6,3%, thay vì 5,75% như trong thông báo đưa ra hồi tháng 6.

Sau đó, quốc gia châu Âu này ghi nhận “sự phục hồi mạnh mẽ hơn một chút so với dự kiến”. Ông Olivier Garnier, Giám đốc điều hành của BDF, cho biết: “Nền kinh tế Pháp sẽ trở lại mức trước khủng hoảng y tế nhanh, vào quý 4 năm 2021”, thay vì đầu năm 2022 như dự đoán ban đầu.

Các gói hỗ trợ của Chính phủ Pháp hướng vào các công ty nhỏ và dễ bị tổn thương nhất trước tiên. Các biện pháp này đã có hiệu quả rõ rệt, khi quốc gia này không ghi nhận thêm một làn sóng phá sản và trường hợp bị mất việc nào.

Nếu tình hình dịch tễ vẫn được kiểm soát suôn sẻ và dịch bệnh không có dấu hiệu tái phát, mục tiêu trên còn có thể đạt đến 6,5% nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động thị trường và việc làm vào cuối năm.

Một hành khách đang trên đường đến khu vực khởi hành của Nhà ga 2E tại sân bay Charles-de-Gaulle ở Roissy, gần Paris (Pháp), ngày 2/4/2021. (Ảnh: REUTERS)

Một hành khách đang trên đường đến khu vực khởi hành của Nhà ga 2E tại sân bay Charles-de-Gaulle ở Roissy, gần Paris (Pháp), ngày 2/4/2021. (Ảnh: REUTERS)

Sự phục hồi là bước đầu tiên để thoát ra khỏi khủng hoảng. Tất cả các chỉ số kinh tế đều có những dấu hiệu khả quan từ giờ cho đến năm 2022.

Trong kịch bản đề xuất của BDF về vấn đề chi tiêu, sức mua của hộ gia đình sẽ tăng 3% trong giai đoạn 2021-2023, với thặng dư tiết kiệm khoảng 170 tỷ EUR vào cuối năm 2021, sau đó sẽ giảm dần nhưng vẫn ở mức cao 120 tỷ EUR vào năm 2023. Nhìn chung, tiêu dùng hộ gia đình dự kiến sẽ phục hồi 4,3% trong năm nay, sau đó tăng thêm 6,5% vào năm 2022.

Về phía doanh nghiệp, dòng tiền nhìn chung đang ở trạng thái tốt và tỷ lệ ký quỹ sẽ tăng trở lại vào năm 2021 và sau đó sẽ duy trì ở mức cao.

Nhân viên siêu thị Carrefour đẩy xe hàng trong một trung tâm mua sắm ở Charenton-le-Pont gần Paris (Pháp), ngày 29/4/2020. (Ảnh: REUTERS)

Nhân viên siêu thị Carrefour đẩy xe hàng trong một trung tâm mua sắm ở Charenton-le-Pont gần Paris (Pháp), ngày 29/4/2020. (Ảnh: REUTERS)

Việc mở cửa trở lại trong nhiều lĩnh vực kể từ đầu năm, nhanh chóng tiến hành tiêm chủng trên quy mô toàn quốc và phục hồi sức chi tiêu của người dân sau khi hoàn toàn được phép đi lại đã “thổi một luồng gió” lạc quan vào nền kinh tế Pháp.

Nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề khác, đáng lưu ý sự xuất hiện của biến thể Delta, đòi hỏi quốc gia châu Âu này cần phải thận trọng trước các tình huống bất ngờ.

Toàn cảnh tháp Eiffel cuối buổi chiều ở Paris (Pháp), ngày 28/11/2016. (Ảnh: REUTERS)

Toàn cảnh tháp Eiffel cuối buổi chiều ở Paris (Pháp), ngày 28/11/2016. (Ảnh: REUTERS)

Tổ chức sản xuất: VIỆT ANH
Thực hiện: MINH DUY, HỒNG VÂN, PHAN ANH
Ảnh: REUTERS
Nguồn tham khảo: Gouvernement.fr - SantePubliqueFrance.fr - Diplomatie.gouv.fr - LeMonde.fr - LaTribune.fr