Định hướng xây dựng, phát triển đất nước - lý luận và thực tiễn

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, XÃ HỘI HÀI HÒA VÀ NGANG TẦM VỚI KINH TẾ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh “phát triển văn hóa, xã hội, hài hòa và ngang tầm với phát triển kinh tế” trong phần thứ ba của bài viết Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng. Ý kiến chỉ đạo đó của Tổng Bí thư đã và đang được tích cực thực hiện.

Trong quá trình lãnh đạo, từ giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc cho đến thời kỳ xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, Đảng đã luôn coi trọng vai trò của văn hóa và dành nhiều sự quan tâm cho công tác xây dựng văn hóa.

Nhận thức của Đảng về văn hóa ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc. Đảng xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.

"Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc".

- Văn kiện Đại hội XIII của Đảng -

Bên cạnh những nội dung có tính cơ bản, thường xuyên, lâu dài, Đại hội XIII của Đảng đã nêu những nội dung cấp thiết và mới trong đường lối xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam: Xây dựng và phát huy nhân tố con người; Gìn giữ tài nguyên văn hóa; Phát triển công nghiệp văn hóa; Phát huy, phát triển sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam; Tăng cường xây dựng văn hóa trong Đảng và hệ thống chính trị.

Sau gần 40 năm đổi mới, Đảng đã lãnh đạo phát triển kinh tế thành công. Nền kinh tế phát triển theo hướng hiện đại và tăng trưởng liên tục với tốc độ tương đối cao, mức tăng trưởng trung bình gần 7% mỗi năm. Quy mô GDP và GDP bình quân đầu người không ngừng tăng, năm 2023 đã đạt khoảng 430 tỷ USD và khoảng 4.300 USD/người.

Sau gần 40 năm đổi mới, Đảng đã lãnh đạo phát triển kinh tế thành công. Nền kinh tế phát triển theo hướng hiện đại và tăng trưởng liên tục với tốc độ tương đối cao, mức tăng trưởng trung bình gần 7% mỗi năm. Quy mô GDP và GDP bình quân đầu người không ngừng tăng, năm 2023 đã đạt khoảng 430 tỷ USD và khoảng 4.300 USD/người.

Đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể. Chất lượng cuộc sống từng bước được nâng cao với sự chăm lo đầu tư phát triển các ngành y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với quá trình đô thị hóa cũng được đẩy mạnh trong cả nước.

Hầu hết các xã nông thôn đã có đường ô-tô đến trung tâm, nhân dân được dùng điện lưới quốc gia, có trường tiểu học và trung học cơ sở, có trạm y tế và mạng điện thoại, từng bước phủ sóng internet...

Đồng bào ở các bản làng vùng xa, vùng sâu cũng đã biết dùng mạng xã hội để giao lưu và giới thiệu các sản phẩm của mình. Cùng với đó, đời sống văn hóa cũng được cải thiện đáng kể, sinh hoạt văn hóa phát triển phong phú, đa dạng. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ...

Đó là những thành quả đáng tự hào khi thực hiện đường lối phát triển kinh tế đồng bộ, hài hòa với nâng cao tiến bộ, công bằng xã hội và phát triển văn hóa. Đây cũng là định hướng căn bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Tiếp tục thực hiện đường lối đó, chúng ta cũng đang phát triển và nâng dần tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp văn hóa trong GDP nói chung, phấn đấu để công nghiệp văn hóa dựa trên sự sáng tạo, khoa học công nghệ và bản quyền trí tuệ đạt mục tiêu doanh thu đóng góp 7% GDP vào năm 2030.

Nền kinh tế đa dạng với sự tăng trưởng mạnh của ngành du lịch (bao gồm cả du lịch văn hóa), các ngành sản xuất trình độ cao, một số ngành công nghiệp tri thức (như công nghệ thông tin) là những tiềm năng để Việt Nam vươn lên phát triển trở thành nơi sản xuất và cũng là thị trường tiêu thụ lớn hàng đầu của các sản phẩm ngành công nghiệp văn hóa trong khu vực Đông Nam Á.

Hàng hóa-dịch vụ văn hóa phát triển phong phú đủ cung cấp cho thị trường cả trong và ngoài nước chính là nguồn nội lực làm nên sức mạnh mềm của Việt Nam, góp phần tăng thêm thu nhập quốc dân cũng như xây dựng thương hiệu, khẳng định, phát huy những giá trị cả hữu hình và vô hình của văn hóa, làm cho tinh thần văn hóa thấm sâu và trở thành thành tố không thể tách rời trong tổng thể kinh tế-xã hội.

Hàng hóa-dịch vụ văn hóa phát triển phong phú đủ cung cấp cho thị trường cả trong và ngoài nước chính là nguồn nội lực làm nên sức mạnh mềm của Việt Nam, góp phần tăng thêm thu nhập quốc dân cũng như xây dựng thương hiệu, khẳng định, phát huy những giá trị cả hữu hình và vô hình của văn hóa, làm cho tinh thần văn hóa thấm sâu và trở thành thành tố không thể tách rời trong tổng thể kinh tế-xã hội.

Item 1 of 2

Bài đã đăng Báo Nhân Dân ngày 29/02/2024

Trình bày: MINH ĐỨC
Ảnh: Báo Nhân Dân