Trong thời đại công nghệ phát triển, mạng xã hội chính là công cụ có sức mạnh để phim lịch sử “tìm được” công chúng, đặc biệt là khán giả trẻ.

Tháng 2/2024, bộ phim “Đào, phở và piano” của Đạo diễn Phi Tiến Sơn trở thành hiện tượng phòng vé khi người xem phải xếp hàng dài để mua vé. Thậm chí, lượng truy cập mua vé online quá lớn khiến trang web của Trung tâm Chiếu phim Quốc gia đã sập trong nhiều ngày.

Trước đó, từ clip review dài vỏn vẹn 1 phút 05 giây của Tiktoker Giao Cùn lan tỏa trên mạng xã hội Tiktok, bộ phim đươc tạo thành “làn sóng” thu hút sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là với người trẻ.

“Cảm ơn” là câu đầu tiên đạo diễn Phi Tiến Sơn nói khi ông nhấc máy gọi điện cho chủ tài khoản tiktok mang tên Giao Cùn.

Lớn lên trong thời đại hậu thông tin, Gen Z (thế hệ sinh từ 1996 – 2012) đang tạo ra thói quen tiêu dùng kỹ thuật số hàng ngày. Để phim lịch sử có thể trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn, thu hút nhiều khán giả trẻ tuổi, nhà sản xuất phim cần truyền tải và tiếp cận đúng cách, trong đó cần khai thác triệt để mạng xã hội.

“Lịch sử phải “nhảy” vào smartphone” - Đạo diễn cơn sốt phòng vé “Đào, phở và piano” Phi Tiến Sơn thẳng thắn chia sẻ.

Trong những năm gần đây, mạng xã hội trở thành một công cụ quảng bá điện ảnh rất hiệu quả. Những bộ phim Việt có doanh thu cao nhất lịch sử như “Mai”, “Nhà bà Nữ”, “Bố già” của Trấn Thành hay “Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh” của Lý Hải đều được truyền thông mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Với “Đào, phở, piano”,  mạng xã hội đã tạo nên một hiện tượng bùng nổ “trước giờ chưa từng có” cho một bộ phim lịch sử. “Tôi khá bất ngờ khi bộ phim được khán giả đón nhận tích cực, đặc biệt là khán giả trẻ. Các bạn ấy xếp hàng, mua vé, bình luận, nhận xét trên mạng xã hội. Có lẽ, đó là điều cả cuộc đời tôi chưa bao giờ được chứng kiến.” - Đạo diễn bộ phim Đào, phở, piano  NSƯT Phi Tiến Sơn chia sẻ.

Ông nhận định, trong bối cảnh các nền tảng truyền thông ngày càng phong phú, người trẻ có rất nhiều lựa chọn nhưng họ cũng say sưa tìm các “món ăn” mới và độc đáo. Cho nên, người làm nội dung không thể mãi phục vụ các “món ăn” kiểu cũ. “Đấy là điều khiến ta phải suy nghĩ lại về cách truyền thông cho phim lịch sử.” - NSƯT Phi Tiến Sơn bộc bạch.

Sở hữu tài khoản Tiktok chuyên chia sẻ những câu chuyện lịch sử với gần 500 nghìn người theo dõi, Giao Cùn (tên thật là Quỳnh Giao) chính là cái tên góp không ít công giúp “Đào, phở và piano” vào bão mạng xã hội.

Chia sẻ về hiện tượng này, Giao Cùn cho rằng “cơn sốt” này đã khẳng định nhu cầu xem phim lịch sử Việt của khán giả Việt, đặc biệt với khán giả trẻ là vô cùng lớn. Việc cô giới thiệu và “kêu gọi” cộng đồng mạng ủng hộ bộ phim được ví như một mồi lửa giúp bùng lên niềm yêu thích và khát khao được thưởng thức các bộ phim lịch sử hấp dẫn của nước nhà.

“Đây cũng chính là tiềm năng để dòng phim văn hóa, lịch sử tiếp tục phát triển với những hướng tiếp cận mới mẻ hơn.” - Quỳnh Giao nói.

Cũng là một khán giả của “Đào, phở và piano”, Khánh Vân (21 tuổi) cho biết động lực thôi thúc cô đứng xếp hàng ra rạp mua vé đến từ mạng xã hội. Vân kể: “Mình không phải một người chủ động tìm kiếm phim lịch sử nhưng sau khi xem video giới thiệu về phim của TikToker Giao Cùn, cùng “cơn sốt” về bộ phim này trên mạng xã hội, mình đã quyết định phải xem bằng được bộ phim này”.

Khánh Vân (21 tuổi). Ảnh: NVCC

Khánh Vân (21 tuổi). Ảnh: NVCC

Tương tự, rất nhiều Gen Z dựa vào review trên mạng xã hội để quyết định xem bộ phim gì, vào thời điểm nào. Diệu Thảo (25 tuổi) là một người rất thích xem phim chiếu rạp. Cô cho biết việc mua vé xem phim phụ thuộc phần nhiều vào “review” (đánh giá, cảm nhận) của khán giả trước. “TikTok hay Facebook đăng tải rất nhiều “review” chân thực từ chính người dùng. Vì vậy nếu nhiều bộ phim chiếu rạp cùng lúc mà chỉ được chọn một thì tôi sẽ lên mạng xem kỹ “review” của từng bộ phim để đưa ra quyết định cuối cùng.” - cô gái Gen Z chia sẻ.

Đạo diễn Phi Tiến Sơn cũng cho rằng cơn sốt “Đào, phở và piano” đã khẳng định muốn lịch sử tiếp cận đến người trẻ dễ dàng hơn thì lịch sử thay đổi cách giới thiệu thay vì chỉ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông cũ.

“Suy cho cùng một bộ phim có làm nên chuyện hay không thì việc đầu tiên và cốt yếu phải là chất lượng” - nhà phê bình phim Nguyễn Phong Việt nhận định.

Chia sẻ về “công thức” làm phim lịch sử, đạo diễn Phi Tiến Sơn cho rằng nhiều bộ phim còn khá khiên cưỡng trong việc xây dựng kiểu nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. “Công thức này tuy không sai, nhưng qua thời gian, cách kể chuyện và truyền tải thông điệp phim cần điều chỉnh để hợp thị hiếu người xem”, đạo diễn nói.

Ông phân tích thêm, trong “Đào, phở và piano”, người xem không thể tìm thấy một cái tên hay một nhân vật anh hùng nào cụ thể. Anh hùng chính là nhân dân, là những người “không ai nhớ mặt đặt tên”, nhưng họ đã làm nên thắng lợi của đất nước. “Phải những thứ rất là đời thường. Để người xem nhìn thấy chính bản thân mình trong đó” – đạo diễn Phi Tiến Sơn nhấn mạnh.

Khi được hỏi về quá trình làm phim cho người trẻ, đạo diễn Phi Tiến Sơn khẳng định ông không cố tình trẻ hóa ‘Đào, phở và piano’ để chinh phục khán giả trẻ. Đoàn làm phim của ông có khoảng 100 người và phần lớn đều là các bạn trẻ. Họ chính là chất liệu và cũng là những khán giả đầu tiên của bộ phim. “Ở mỗi cảnh quay, tôi đo được sự hứng thú qua đôi mắt, nụ cười của các bạn ấy. Lúc đó tôi biết: Được rồi, phim làm được rồi” – đạo diễn Phi Tiến Sơn nói.

Cởi mở là đặc điểm của thế hệ trẻ. Nếu thế hệ cũ (đặc biệt là những người đã có trải nghiệm về chiến tranh) thường có thước đo, khuôn mẫu cho phim chiến tranh, phim lịch sử. Còn thế hệ trẻ đón nhận bằng cái nhìn tươi mới và cởi mở. Họ không có và không đưa trải nghiệm của mình để đánh giá, nhìn nhận một bộ phim lịch sử.

Một bộ phim sẽ chạm được đến thế hệ trẻ là khi nhen nhóm được tình thương, sự xúc động, làm họ thấy trách nhiệm với cuộc đời của chính mình và trách nhiệm đối với đất nước.

“Ở mọi thời đại, phim ảnh nói riêng hay văn học nghệ thuật nói chung luôn mang sứ mệnh gạt đi những lớp nhiễu tầm thường, chừa chỗ cho những viên ngọc phẩm chất được tỏa sáng. Riêng phim lịch sử là phải khơi lên được cái bổn phận vốn có sẵn trong lòng thế hệ trẻ” – đạo diễn “Đào, phở và piano” nói.

Điện ảnh là một nền công nghiệp hướng tới đông đảo khán giả. Bất cứ thể loại nào cũng cần khán giả để tồn tại. Bộ phim “Đào, phở và piano” gây sốt mạng xã hội là một hiện tượng để các nhà làm phim suy nghĩ về quy trình ra mắt một tác phẩm điện ảnh từ khâu sản xuất đến quảng bá. Trong thời đại công nghệ phát triển, mạng xã hội chính là thành một công cụ mạnh để một bộ phim “tìm được” công chúng của mình.

Tổ chức sản xuất: Hồng Minh
Nội dung: Uyển Hương - Cẩm Ly
Trình bày: Thảo Bùi - Minh Phương

Trong thời đại công nghệ phát triển, mạng xã hội chính là công cụ có sức mạnh để phim lịch sử “tìm được” công chúng, đặc biệt là khán giả trẻ.

Tháng 2/2024, bộ phim “Đào, phở và piano” của Đạo diễn Phi Tiến Sơn trở thành hiện tượng phòng vé khi người xem phải xếp hàng dài để mua vé. Thậm chí, lượng truy cập mua vé online quá lớn khiến trang web của Trung tâm Chiếu phim Quốc gia đã sập trong nhiều ngày.

Trước đó, từ clip review dài vỏn vẹn 1 phút 05 giây của Tiktoker Giao Cùn lan tỏa trên mạng xã hội Tiktok, bộ phim đươc tạo thành “làn sóng” thu hút sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là với người trẻ.

“Cảm ơn” là câu đầu tiên đạo diễn Phi Tiến Sơn nói khi ông nhấc máy gọi điện cho chủ tài khoản tiktok mang tên Giao Cùn.

Lớn lên trong thời đại hậu thông tin, Gen Z (thế hệ sinh từ 1996 – 2012) đang tạo ra thói quen tiêu dùng kỹ thuật số hàng ngày. Để phim lịch sử có thể trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn, thu hút nhiều khán giả trẻ tuổi, nhà sản xuất phim cần truyền tải và tiếp cận đúng cách, trong đó cần khai thác triệt để mạng xã hội.

“Lịch sử phải “nhảy” vào smartphone” - Đạo diễn cơn sốt phòng vé “Đào, phở và piano” Phi Tiến Sơn thẳng thắn chia sẻ.

Trong những năm gần đây, mạng xã hội trở thành một công cụ quảng bá điện ảnh rất hiệu quả. Những bộ phim Việt có doanh thu cao nhất lịch sử như “Mai”, “Nhà bà Nữ”, “Bố già” của Trấn Thành hay “Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh” của Lý Hải đều được truyền thông mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Với “Đào, phở, piano”,  mạng xã hội đã tạo nên một hiện tượng bùng nổ “trước giờ chưa từng có” cho một bộ phim lịch sử. “Tôi khá bất ngờ khi bộ phim được khán giả đón nhận tích cực, đặc biệt là khán giả trẻ. Các bạn ấy xếp hàng, mua vé, bình luận, nhận xét trên mạng xã hội. Có lẽ, đó là điều cả cuộc đời tôi chưa bao giờ được chứng kiến.” - Đạo diễn bộ phim Đào, phở, piano  NSƯT Phi Tiến Sơn chia sẻ.

Ông nhận định, trong bối cảnh các nền tảng truyền thông ngày càng phong phú, người trẻ có rất nhiều lựa chọn nhưng họ cũng say sưa tìm các “món ăn” mới và độc đáo. Cho nên, người làm nội dung không thể mãi phục vụ các “món ăn” kiểu cũ. “Đấy là điều khiến ta phải suy nghĩ lại về cách truyền thông cho phim lịch sử.” - NSƯT Phi Tiến Sơn bộc bạch.

Sở hữu tài khoản Tiktok chuyên chia sẻ những câu chuyện lịch sử với gần 500 nghìn người theo dõi, Giao Cùn (tên thật là Quỳnh Giao) chính là cái tên góp không ít công giúp “Đào, phở và piano” vào bão mạng xã hội.

Chia sẻ về hiện tượng này, Giao Cùn cho rằng “cơn sốt” này đã khẳng định nhu cầu xem phim lịch sử Việt của khán giả Việt, đặc biệt với khán giả trẻ là vô cùng lớn. Việc cô giới thiệu và “kêu gọi” cộng đồng mạng ủng hộ bộ phim được ví như một mồi lửa giúp bùng lên niềm yêu thích và khát khao được thưởng thức các bộ phim lịch sử hấp dẫn của nước nhà.

“Đây cũng chính là tiềm năng để dòng phim văn hóa, lịch sử tiếp tục phát triển với những hướng tiếp cận mới mẻ hơn.” - Quỳnh Giao nói.

Cũng là một khán giả của “Đào, phở và piano”, Khánh Vân (21 tuổi) cho biết động lực thôi thúc cô đứng xếp hàng ra rạp mua vé đến từ mạng xã hội. Vân kể: “Mình không phải một người chủ động tìm kiếm phim lịch sử nhưng sau khi xem video giới thiệu về phim của TikToker Giao Cùn, cùng “cơn sốt” về bộ phim này trên mạng xã hội, mình đã quyết định phải xem bằng được bộ phim này”.

Khánh Vân (21 tuổi). Ảnh: NVCC

Khánh Vân (21 tuổi). Ảnh: NVCC

Tương tự, rất nhiều Gen Z dựa vào review trên mạng xã hội để quyết định xem bộ phim gì, vào thời điểm nào. Diệu Thảo (25 tuổi) là một người rất thích xem phim chiếu rạp. Cô cho biết việc mua vé xem phim phụ thuộc phần nhiều vào “review” (đánh giá, cảm nhận) của khán giả trước. “TikTok hay Facebook đăng tải rất nhiều “review” chân thực từ chính người dùng. Vì vậy nếu nhiều bộ phim chiếu rạp cùng lúc mà chỉ được chọn một thì tôi sẽ lên mạng xem kỹ “review” của từng bộ phim để đưa ra quyết định cuối cùng.” - cô gái Gen Z chia sẻ.

Đạo diễn Phi Tiến Sơn cũng cho rằng cơn sốt “Đào, phở và piano” đã khẳng định muốn lịch sử tiếp cận đến người trẻ dễ dàng hơn thì lịch sử thay đổi cách giới thiệu thay vì chỉ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông cũ.

“Suy cho cùng một bộ phim có làm nên chuyện hay không thì việc đầu tiên và cốt yếu phải là chất lượng” - nhà phê bình phim Nguyễn Phong Việt nhận định.

Chia sẻ về “công thức” làm phim lịch sử, đạo diễn Phi Tiến Sơn cho rằng nhiều bộ phim còn khá khiên cưỡng trong việc xây dựng kiểu nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. “Công thức này tuy không sai, nhưng qua thời gian, cách kể chuyện và truyền tải thông điệp phim cần điều chỉnh để hợp thị hiếu người xem”, đạo diễn nói.

Ông phân tích thêm, trong “Đào, phở và piano”, người xem không thể tìm thấy một cái tên hay một nhân vật anh hùng nào cụ thể. Anh hùng chính là nhân dân, là những người “không ai nhớ mặt đặt tên”, nhưng họ đã làm nên thắng lợi của đất nước. “Phải những thứ rất là đời thường. Để người xem nhìn thấy chính bản thân mình trong đó” – đạo diễn Phi Tiến Sơn nhấn mạnh.

Khi được hỏi về quá trình làm phim cho người trẻ, đạo diễn Phi Tiến Sơn khẳng định ông không cố tình trẻ hóa ‘Đào, phở và piano’ để chinh phục khán giả trẻ. Đoàn làm phim của ông có khoảng 100 người và phần lớn đều là các bạn trẻ. Họ chính là chất liệu và cũng là những khán giả đầu tiên của bộ phim. “Ở mỗi cảnh quay, tôi đo được sự hứng thú qua đôi mắt, nụ cười của các bạn ấy. Lúc đó tôi biết: Được rồi, phim làm được rồi” – đạo diễn Phi Tiến Sơn nói.

Cởi mở là đặc điểm của thế hệ trẻ. Nếu thế hệ cũ (đặc biệt là những người đã có trải nghiệm về chiến tranh) thường có thước đo, khuôn mẫu cho phim chiến tranh, phim lịch sử. Còn thế hệ trẻ đón nhận bằng cái nhìn tươi mới và cởi mở. Họ không có và không đưa trải nghiệm của mình để đánh giá, nhìn nhận một bộ phim lịch sử.

Một bộ phim sẽ chạm được đến thế hệ trẻ là khi nhen nhóm được tình thương, sự xúc động, làm họ thấy trách nhiệm với cuộc đời của chính mình và trách nhiệm đối với đất nước.

“Ở mọi thời đại, phim ảnh nói riêng hay văn học nghệ thuật nói chung luôn mang sứ mệnh gạt đi những lớp nhiễu tầm thường, chừa chỗ cho những viên ngọc phẩm chất được tỏa sáng. Riêng phim lịch sử là phải khơi lên được cái bổn phận vốn có sẵn trong lòng thế hệ trẻ” – đạo diễn “Đào, phở và piano” nói.

Điện ảnh là một nền công nghiệp hướng tới đông đảo khán giả. Bất cứ thể loại nào cũng cần khán giả để tồn tại. Bộ phim “Đào, phở và piano” gây sốt mạng xã hội là một hiện tượng để các nhà làm phim suy nghĩ về quy trình ra mắt một tác phẩm điện ảnh từ khâu sản xuất đến quảng bá. Trong thời đại công nghệ phát triển, mạng xã hội chính là thành một công cụ mạnh để một bộ phim “tìm được” công chúng của mình.


Tổ chức sản xuất: Hồng Minh
Nội dung: Uyển Hương - Cẩm Ly
Trình bày: Thảo Bùi - Minh Phương